Kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi môn Ngữ văn 8

Kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi môn Ngữ văn 8

2. Đánh giá chung

A. Ưu điểm:

- Nhìn chung các em đều có lòng say mê yêu thích môn văn, có ý thức vươn lên trong học tập đạt kết quả tốt.

- Các em đều chăm chỉ học tập, đều hết sức nỗ lực, tự học tự phát huy sáng tạo, tích cực chủ động tìm hiểu kiến thức.

- Phần lớn các em đều có năng khiếu viết văn: diễn đạt mạch lạc trôi chảy, lời văn trong sáng chân thành, giàu cảm xúc liên tưởng liên hệ tốt.

- Có khả năng nhận thức kiến thức nhanh.

- Biết cách trình bày khoa học sạch đẹp., rõ bố cục và nhiệm vụ từng phần.

B. Tồn tại.

- Đôi khi các em còn quên đi một mảng kiến thức nào đó.

- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài văn hoàn chỉnh còn chậm đôi chỗ còn vụng về.

- Kiến thức liên thông từ lớp dưới lên lớp trên chưa tốt. Cảm thụ văn chương chưa đặt vào hoàn cảnh cụ thể của tác giả, hoàn cảnh lịch sử để phân tích tìm hiểu giá trị.

- Khả năng phân tích khái quát tìm hiểu còn lủng củng. Sự liên kết giữa các phần trong văn bản còn nặng nề vụng về và thiếu mạch lạc.

- Các dạng bài tiếng việt và tập làm văn còn chưa nhuần nhuyễn.

- Chưa có kĩ năng kĩ sảo trong việc cảm thụ thơ văn.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 4776Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bồi dưỡng HS Giỏi
Môn Ngữ Văn 8
I.Đặc điểm tình hình
1. Khảo sát chất lượng
Danh sách học sinh đội tuyển ngữ văn 8
Năm học: 2012- 2013
Họ và tên HS
Lớp
Điểm khảo sát
2. Đánh giá chung
A. ưu điểm:
- Nhìn chung các em đều có lòng say mê yêu thích môn văn, có ý thức vươn lên trong học tập đạt kết quả tốt.
- Các em đều chăm chỉ học tập, đều hết sức nỗ lực, tự học tự phát huy sáng tạo, tích cực chủ động tìm hiểu kiến thức.
- Phần lớn các em đều có năng khiếu viết văn: diễn đạt mạch lạc trôi chảy, lời văn trong sáng chân thành, giàu cảm xúc liên tưởng liên hệ tốt.
- Có khả năng nhận thức kiến thức nhanh.
- Biết cách trình bày khoa học sạch đẹp., rõ bố cục và nhiệm vụ từng phần.
B. Tồn tại.
- Đôi khi các em còn quên đi một mảng kiến thức nào đó.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài văn hoàn chỉnh còn chậm đôi chỗ còn vụng về.
- Kiến thức liên thông từ lớp dưới lên lớp trên chưa tốt. Cảm thụ văn chương chưa đặt vào hoàn cảnh cụ thể của tác giả, hoàn cảnh lịch sử để phân tích tìm hiểu giá trị.
- Khả năng phân tích khái quát tìm hiểu còn lủng củng. Sự liên kết giữa các phần trong văn bản còn nặng nề vụng về và thiếu mạch lạc.
- Các dạng bài tiếng việt và tập làm văn còn chưa nhuần nhuyễn.
- Chưa có kĩ năng kĩ sảo trong việc cảm thụ thơ văn.
II. Chỉ tiêu.
 Đạt: ít nhất cú một giải cấp huyện
 III. Biện pháp.
- Hình thành đội tuyển ngay từ đầu năm học, chọn Hs để kiểm tra khảo sát chất lượng,
phân tích mặt mạnh mặt yếu của từng HS để chọn vào đội tuyển.
- Hướng dẫn HS cách học:
 + Khái quát nội dung chương trình ôn tập các đơn vị kiến thức cần luyện tập.
 + Hướng dẫn các dạng bài tập, đề bài cần giải quyết đôi với mỗi phân môn.
 + Cung cấp phương pháp giải quyết mỗi dạng bài tập. GV hướng dẫn ở mỗi dạng bài một bài mẫu để từ đó Hs vận dụng và làm theo.
 + Đọc thêm tư liệu tham khảo: Những bài văn hay lớp 8; Bồi dưỡng Ngữ Văn 8; Sách tư liệu Ngữ Văn 8; 150 bài văn hay.
 + Trao đổi chuyên môn với giáo viên dạy cùng khối để tìm hiểu đa dạng các bài tập vận dụng và kĩ năng giải quyết.
 + Rèn các kĩ năng; thuộc thơ, nhớ truyện, nhận biết, phân tích, tìm hiểu, vận dụng.
 + ở mỗi phần có kiểm tra, đánh giá cụ thể.
 + Trong qua trình bồi dưỡng nên cho HS thảo luận để kích thích tư duy sáng tạo của Hs.
 + Động viên khen thưởng kịp thời những tư duy sáng tạo của Hs.
IV. Kế hoạch cụ thể.
A. Kế hoạch
TG
Kiến thức
Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng
T1
- Khía quát chung chương trình bồi dưỡng.
- Các đơn vị kiến thức đạt: các dạng bài tập về TV, Vh và TLV
- Từ vựng và trường từ vựng
* Kiến thức: Nắm được khái quát chung về nội dung chương trình bồi dưỡng.
- Nắm chắc các đơn vị kiến thức cần đạt được từ đầu năm học về TV, Vh và TLV.
- Năm được khái niệm về trường từ vựng, cách chuyển trường từ vựng.
* Kĩ năng: Có kĩ năng trình bày được khái niệm, nhận diện trường từ vựng.
T2
Tiếng Việt
- Các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hoá, so sánh, hoán dụ
* Kiến thức: Củng cố ôn tập về các phép tu từ từ vựng: ẩn dụ nhân hoá so sánh hoán dụ.
- Biết phân tích tác dụng của các phép tu từ trong một văn cảnh cụ thể.
* Kĩ năng: Trình bày khái niệm nhận biết và phân tíchgiá trị cảu các biện pháp tu từ qua một số hònh ảnh thơ, câu thơ cụ thể.
T3
Văn Học
_ Khái quát về văn học hiện thực phê phán 1930- 1945
- Số phận và phẩm chất của người nông dân trước CMT8
- Giá trị nhân đạo trong một số tác phẩm.
Kiến thức
- HS nắm được khái quát đặc điểm về văn học hiện thực phê phán 1930- 1945.
- Hiểu và cảm nhận được những đặc sắc về Nội dung và NT của một số tác phẩm phản ánh hiện thức đời sống và XH VN trước CMT8:
+ Tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng qua văn bản trong lòng mẹ- NH. Tình cảnh đau đớn của giađình chị Dậu – Văn bản: Tức nước vỡ bờ. Số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn của Lão Hạc.
+ Nắm được giá trị nhân đạo sâu sắc của các nhà văn.
* Kĩ năng: Nhớ truyện nhân vật, sự kiện ý nghĩa giáo dục và nét đặc sắc của từng VB, sự cảm thông sâu sắc với thân phận đau khổ của những người nông dân lương thiện giàu tình cảm.
T4
Tiếng Việt
- Các biện pháp tu từ vựng: nối giảm nói trành nói quá, thay đổi trật tự từ trong câu
* Kiến thức:
- Tiếp tục củng cố ôn tập về các phép tu từ: nói giảm nói tránh, nói quá thay đổi trật tụ trong câu.
- Nhận biết và vận dụng phân tích tác dụng của nó trong văn cảnh cụ thể.
* Kĩ năng: Trình bày khái niệm, nhận biết và vận dụng phân tích giá trị của nó trong một số hình ảnh thơ, câu thơ cụ thể.
T5
Văn học
Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng các nhân vật văn học qua một số tác phẩm để làm sáng tỏ giá trị nhân đạo.
* Kiến thức
- Nắm được phương pháp cảm nhận một hình ảnh , chi tiết tronh VB.
- Biết vận dụng cảm nhận giá trị đặc sắc của nó.
* Kĩ năng: Rèn cách viết đoạn văn.
- Nhớ truyện nhân vật và phân tích giá trị của nó.
T6
TLV:
- Thể loại văn tự sự:
+ Sử dụng các yếu tố biểu cảm, miêu tả.
+ Các hình thức kể chuyện, ngôi kể.
+ Lập dàn ý cho đề văn tự sự: Kể truyện đồi thường, kể truyện tưởng tượng.
* Kiến thức:
- HS được ôn tập củng cố về văn bản tự sự.
- Nắm chắc trình tự TG-KG trong văn tự sự, xác định ngôi kể.
- Nắm chắc các yếu tố sử dụng trong văn tự sự: miêu tả, biểu cảm.
* Kĩ năng:
- Kể chuyện theo ngôi.
- Sử dung yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Vận dụng lập dàn ý chi tiết một đề bài văn tự sự.
T7
Tiếng Việt
- Từ vựng:
+ Các lớp từ: Từ ngữ địa phương và biệt gữ xã hội.
+ Nghĩa của từ: Từ tượng hình, từ tượng thanh
* Kiến thức
- Hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội và giá trị của nó.
- Năm được khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn bản miêu tả..
* Kĩ năng: 
- Biết cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Nhận biết và cách sử dụng từ tượng thanh từ tượng hình, giá trị của chúng trong văn bản miêu tả.
T8
TLV:
- Văn thuyết minh:
+ Phương pháp làm bìa văn thuyết minh
+ Cách viết đoạn văn bài văn
+ Lập dàn ý chi tiết một số đề
* Kiến thức
- Cung cấp cho HS hiểu thế nào là văn thuyết minh.
- Nắm được bố cục và cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn.
- Nắm được phương pháp thuyết minh.
- Viết bài văn hoàn chỉnh.
* Kĩ năng: Hình thành kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý chi tiết cho bài văn thuyết minh.
T9
VH:
- Khái quát về thơ mới
- Lòng thương người và niềm hoài cổ trong một số bài.
- Tình yêu quê hương đất nước.
* Kiến thức:
- Hiểu và cảm nhận được những đặc sắcvề ND và NT trong những bài thơ Nhớ rừng – Thế Lữ; Ông đồ- VĐL; Quê hương – Tế Hanh.
+ Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhứo tiếc ngậm ngùi của tg đối với cảnh cụ người xưa; Niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét cái tực tại từ túng tầm thường giả dối.
+ cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng giàu sức sông của một làng quê và tình cảm quê hương đằm thắm
* Kĩ năng: Tìm hiểu phân tích cảm nhận sự trân trọng truyền thống văn hoá. Tình yêu quê hương đằm thắm.
T10
TV:
Các kiểu câu: Câu chia theo nục đích nói và câu chia theo câud tạo
* Kiến thức
- HS ôn tập củng cố kiến thức về phần câu chia theo mục đích nói:
+ Câu kể (Còn gọi là câu trần thuật)
+ Câu cảm(cảm thán)
+ Câu khiến(.cầu khiến)
+ Câu hỏi(.nghi vấn)
+ Câu phủ định.
- Ôn tập củng cố kiến thức về câu chia theo cấu tạo ngữ pháp.
+ Câu đơn.
+ Câu ghép.
+ Câu rút gọn.
+ Câu đặc biệt.
- Nhận biết và làm tốt một số bài tập về câu.
* Kĩ năng: Nhận dạng kiểu câu, đặt câu phân tích giá trị của câu trong một văn cảnh cụ thể.
T11
TLV:
_ cách làm một bài văn thuyết minh về một bài thơ, một thể loại.
_ Lập dàn ý chi tiết một đề bài
* Kiến thức:
- Củng cố cho Hs hiểu rõ phương pháp làm bài văn thuyết minh về một bài thơ một thể loại văn học.
- HS tìm ý và lập dàn ý chi tiết về một bài thơ hay, một thể loại văn học.
- Viết một bài văn hoàn chỉnh.
* Kĩ năng:
- Thuộc thơ, nắm được đặc điểm nội dung của từng bài thơ
- Hiểu và nắm được đặc điểm của từng thể loại văn học.
- Có kĩ năng làm tốt văn thuyết minh.
T12
VH:
Cảm nhận vẻ đẹp của một só hình ảnh thơ, một đoạn thơ tiêu biểu.
* Kiến thức:
- Nắm được phương pháp cảm nhận một đoạn, một bài thơ hoặc một hình ảnh thơ trong các tác phẩm văn chương.
- Biết vận dụng phân tích giá trị và cảm nhận được vẻ đẹp của một số hình ảnh trong bài thơ, đoạn thơ..
* Kĩ năng: Vận dụng làm bài tập cảm nhận thơ cụ thể.
T13
TV:
Tình thái từ trợ từ, thán từ.
* Kiến thức.
- Hiểu được thế nào là tình thái từ, trợ từ và thán từ.
- Nhận biết được tình thái từ trợ từ và thán từ. Nắm được tác dụng của nó trong văn bản.
* Kĩ năng: 
- Biết cách sử dụng tình thái từ trợ từ và thán từ khi nói và viết.
- Làm thành thạo các bài tập.
T14
VH:
- Văn thơ yêu nước và C.mạng
+ Hình ảh người chí sĩ yêu nước trong 2 bài thơ của PBC, PCT
+ Tâm hônf nhạy cảm và niền khao khát tự do trong bài khi con tu hú
* Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn những chí sĩ yêu nước đầu TKXX, những người mang chí lơn cứu nước cứu dân
- Cảm nhận lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tười đang bị giam cầm trong tù ngục qua bài “Khi con tu hú – Tố Hữu”.
* Kĩ năng: Thuộc thơ phân tích thơ và thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc trong những bài thơ.
T15
TLV:Vân nghị luận
- Luận điểm trong bài văn nghị luận
- vai trò cảu yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong bài văn nghị luận.
- Bố cục và xây dựng đoạn và lời trong bài văn nghị luận
- Cách làm bài văn nghị luận.
- Lập dàn ý chi tiết về đề bài nghị luận
* Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận.
- Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn nghị luận.
- Nắm được bố cục và cách thức xây dựng đoạn văn lời văn trong bài văn nghị luận có yếu tố tự sự miêu tả và biểu cảm.
* Kĩ năng:
- Nắm được đặc điểm của luận điểm, quan hệ giữa luận điểm giữa vấn đề cần giải quyết.
- Có kĩ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
* Kiến thức
- Cung cấp cho HS phương pháp làm bài văn nghị luận.
- Hướng dẫn hs biết, hiểu và lập dàn ý chi tiết, viết bài và các kĩ năng hình thành luận điểm, luận cứ phân tíh đánh giá, liên kết lập luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docke hoach boi duong hoc sinh gioi van 8 2012 2013.doc