Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 116: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 116: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Tiết: 116. TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ

Ngày dạy: TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- Hiểu sâu hơn về văn nghị luận , thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong bài văn nghị luận.

- Nắm được cách thức cơ bản khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.

b. Kỹ năng:

Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận.

c. Thái độ:

Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

2. Trọng tâm:

- Hiểu sâu hơn về văn nghị luận , thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong bài văn nghị luận.

- Nắm được cách thức cơ bản khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

- Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận.

3. Chuẩn bị:

3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.

3.2 Học sinh: Bảng nhóm.

4. Tiến trình dạy học:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.

4.2.Kiểm tra miệng:

Xác định các yếu tố biểu cảm có trong đoạn văn sau và chỉ ra tác dụng của chúng:

Bạn có biết chăng, những chuyến tham quan, du lịch không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất mà còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn. Làm sao bạn có thể quên lần cả lớp đến tham quan vịnh Hạ Long? Hôm ấy, không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo, khi sau một chặng đường dài, chợt thấy trải ra trước mắt một cảnh trời biển, núi non mênh mông, kì thú. Tôi nhớ hôm trước Lệ Quyên còn âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Tôi để ý thấy Quyên lúc đầu vẫn lặng lẽ, nhưng nét mặt bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biếc non xanh. Nỗi buồn kia, kì diệu thay, tan biến hẳn như có phép màu. Niềm vui sướng ấy làm sao có được khi chúng ta quanh năm chỉ quanh quẩn trong nhà, hay góc phố, hoặc con đường mòn quen thuộc?

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 116: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 116.	TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 
Ngày dạy: 	TRONG VĂN NGHỊ LUẬN	
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Hiểu sâu hơn về văn nghị luận , thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong bài văn nghị luận.
- Nắm được cách thức cơ bản khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. 
Kỹ năng:
Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận.
Thái độ:
Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
Trọng tâm:
- Hiểu sâu hơn về văn nghị luận , thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong bài văn nghị luận.
- Nắm được cách thức cơ bản khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
- Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận..
Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.
3.2 Học sinh: Bảng nhóm.
Tiến trình dạy học:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
4.2.Kiểm tra miệng: 
Xác định các yếu tố biểu cảm có trong đoạn văn sau và chỉ ra tác dụng của chúng:
Bạn có biết chăng, những chuyến tham quan, du lịch không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất mà còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn. Làm sao bạn có thể quên lần cả lớp đến tham quan vịnh Hạ Long? Hôm ấy, không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo, khi sau một chặng đường dài, chợt thấy trải ra trước mắt một cảnh trời biển, núi non mênh mông, kì thú. Tôi nhớ hôm trước Lệ Quyên còn âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Tôi để ý thấy Quyên lúc đầu vẫn lặng lẽ, nhưng nét mặt bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biếc non xanh. Nỗi buồn kia, kì diệu thay, tan biến hẳn như có phép màu. Niềm vui sướng ấy làm sao có được khi chúng ta quanh năm chỉ quanh quẩn trong nhà, hay góc phố, hoặc con đường mòn quen thuộc?
Trả lời:
Những yếu tố biểu cảm trong đoạn văn: Làm sao bạn có thể quên, không ai trong chúng ta kìm nổi tiếng reo, tôi nhớ, âu sầu, lặng lẽ, rạng rỡ dần lên, kì diệu thay, niềm sung sướng
Tác dụng: Yếu tố biểu cảm làm cho đoạn văn thêm sâu sắc, phong phú, thể hiện cảm xúc rất hiệu quả.
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài:
Trong đoạn văn nghị luận trên, các em đã tìm hiểu các yếu tố biểu cảm cũng như tác dụng của chúng. Nhưng ngoài yếu tố biểu cảm thì trong đoạn văn cũng có các yếu tố tự sự và miêu tả, các yếu tố này có vai trò như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.
ô Gọi HS đọc đoạn văn 1a, sgk/113 (bảng).
ô Xác định các yếu tố tự sự trong đoạn văn trên?
ô Vì sao đoạn trích 1a có nhiều yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự?
{ Vì mục đích chính ở đây không phải là kể chuyện bắt lính mà là để vạch trần sự giả dối của bọn cai trị thực dân.
ô Hãy tước bỏ các yếu tố tự sự để đoạn văn trên trở thành một đoạn văn khác?
{ Sau nữa, việc săn bắt thứ vật liệu biết nói đó, mà lúc bấy giờ người ta gọi là chế độ lính tình nguyện đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn. Sự thật đó được thể hiện trong suốt quá trình bắt lính ở các tỉnh, huyện, xã, thôn trong cả nước Việt Nam. Hoặc đi lính tình nguyện hoặc phải nộp tiền.
ô So sánh đoạn văn 1a với đoạn văn đã tước bỏ các yếu tố tự sự (bảng)?
Đoạn văn 1a hay hơn, sinh động, rõ ràng hơn. Các luận cứ tạo cho đoạn văn sức thuyết phục, tố cáo mạnh mẽ hơn.
ð Như vậy, yếu tố tự sự cũng có vai trò rất quan trọng trong văn nghị luận.
ô Gọi HS đọc đoạn văn 1b, sgk/114 (bảng)
ô Các từ ngữ in đậm là các yếu tố tự sự, miêu tả hay biểu cảm?
{ Đó là các yếu tố miêu tả.
ô Tại sao đoạn văn có nhiều yếu tố miêu tả như vậy mà lại không phải là văn miêu tả?
{ Mục đích đoạn văn tái hiện cảnh là để tố cáo sự giả dối, tàn ác của bọn thực dân trong việc bắt lính chứ không phải nhằm miêu tả việc bắt lính làm trọng tâm.
ô Hãy tước bỏ các yếu tố miêu tả để đoạn văn trở thành một đoạn văn khác.
{ Hãy tước bỏ các yếu tố miêu tả để đoạn văn trở thành một đoạn văn khác.
ô Thế mà trong bản bố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn khen thưởng và truy tặng những người đã hi sinh cho Tổ quốc còn tuyên bố về sự phấn khởi, tình nguyện đi lính của họ. Những lời nói trên hoàn toàn trái ngược với sự thật về những hành động ngược đãi của nhà cầm quyền Pháp và Sài Gòn sau chiến tranh.
ô So sánh đoạn văn 1b với đoạn văn đã tước bỏ các yếu tố miêu tả?
{ Đoạn văn 1b hay hơn, rõ ràng hơn và việc trình bày luận cứ mạch lạc, tạo sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. Đoạn văn đã lược bỏ các yếu tố miêu tả có sức tố cáo mờ nhạt hơn.
ô Qua hai đoạn văn vừa tìm hiểu, em thấy yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào trong văn nghị luận?
ô Gọi HS đọc đoạn văn 2, sgk/115.
ô Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản?
ô Tại sao tác giả không kể, tả lại toàn bộ truyện Chàng Trăng, Nàng Han mà chỉ kể, tả một vài chi tiết như vậy?
{ Tác giả chỉ kể, tả một vài chi tiết tương đồng với truyện Thánh Gióng để làm sáng tỏ thêm cho vấn đề truyện Thánh Gióng cũng là một bản anh hùng ca của người Việt cổ.
ô Tìm những nét tương đồng giữa truyện Chàng Trăng, Nàng Han với truyện Thánh Gióng?
Đưa kết quả thảo luận của HS lên bảng, nhận xét, nêu đáp án.
{ 
Chàng Trăng
Thánh Gióng
- Kể chuyện thụ thai.
- Không nói, không cười.
- Cưỡi ngựa đá đi giết bạo chúa.
- Biến vào mặt trăng.
- Mẹ thụ thai kì lạ.
- Không nói, không cười.
- Cưỡi ngựa sắt đi giết giặc.
- Bay lên trời.
Nàng Han
Thánh Gióng
- Liên kết với người Kinh.
- Đánh giặc ngoại xâm.
- Thắng trận, bay lên trời.
- Còn đền thờ, dấu vết để lại.
- Lớn lên do dân làng nuôi dưỡng.
- Đánh giặc ngoại xâm.
- Thắng trận, bay lên trời.
- Còn đền thờ, dấu vết để lại.
ô Việc tác giả lựa kể những chi tiết tương đồng có tác dụng gì?
Chốt lại vấn đề và gọi HS đọc kết luận 2.
ô Gọi HS đọc ghi nhớ, sgk/116. Chốt: Khi viết bài văn nghị luận, cần phải biết kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm một cách hợp lí, đúng trình tự lập luận thì bài văn mới chặt chẽ, có sức thuyết phục và mạch lạc hơn, có tác động mạnh mẽ hơn đến người đọc.
Hoạt động 3: Luyện tập.
 ô Gọi HS đọc đoạn văn của bài 1, sgk/116. 
Hướng dẫn HS làm, nhận xét, trình bày đáp án
I.Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
- Các yếu tố tự sự trong đoạn văn:
 Vị chúa ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ một số người nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. 
	Thoạt nhiên, chúng tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra.
- Các từ ngữ in đậm là các yếu tố miêu tả.
2. Chàng Trăng: Kể chuyện thụ thai, mẹ bỏ lên rừng. Chàng không nói không cười; cưỡi ngựa đá đi giết bạo chúa rồi biến vào mặt trăng, đêm đêm soi dòng thác bạc Pông-gơ-nhi
Nàng Han: Liên kết với người Kinh, theo cờ lênh bằng chăn dệt chỉ ngũ sắc, đánh giặc ngoại xâm. Thắng trận, nàng biến thành tiên bay lên trời; trên dãy núi Pu-keo vẫn còn đền thờ, những vũng, ao chi chít - vết chân voi, ngựa của nàng Han và người Kinh
Thánh Gióng: Không kể, tả.
Ghi nhớ:
- Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh động, có sức thuyết phục hơn.
- Đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận làm rõ luận điểm nhưng không được phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
II. Luyện tập.
Yếu tố tự sự:
 Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ.
 Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt vô cớ, chỉ là một xâu những vật lỉnh kỉnh, lích kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét của bộ mặt nhà giam.
 Phải đi ra với đêm, phải tắm mình trong nguyệt, phải vui, phải làm thơ.
Yếu tố miêu tả:
 Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng. Đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây
 Đêm nay rất đẹp, rạo rực bao nỗi niềm, cầm lòng không đậu, người tù phải thốt lên
 Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, bộc lộ
Tác dụng: Trong đoạn văn nghị này, yếu tố tự sự và miêu tả, đặc biệt là miêu tả rất dồi dào, phong phú. Nhưng đây vẫn hoàn toàn không phải là đoạn văn tả cảnh đêm trăng và tâm trạng người tù trong đêm trăng ấy mà mục đích chủ yếu muốn làm rõ là khắc họa cụ thể hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Vọng nguyệt và tâm trạng của người tù được thể hiện trong bài thơ. Nó làm cho đoạn bình giảng, phân tích có sự đồng cảm ở chiều sâu cảm xúc, nó gợi thêm sự đồng cảm và tưởng tượng của người đọc.
4.4 Củng cố và luyện tập.
Chọn câu trả lời đúng
1. Tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là:
	A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn.
	B. Giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ chặt chẽ hơn.
	C. Giúp cho việc trình bày các luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.
	D. Cả A, B, C đều sai
2. Yêu cầu của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận:
	A. Dùng làm luận cứ phải không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
	B. Dùng làm luận cứ trình bày cụ thể, sinh động cho luận điểm.
	C. Dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
	D. Lam rõ luận điểm.
3. Văn bản nghị luận ở bài tập 1 có sự kết hợp của các yếu tố:
	A. Tự sự.
	B. Miêu tả.
	C. Tự sự và miêu tả.
	D. Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
	4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài..
Sưu tầm một số đoạn nghị luận cò yếu tố tự sự, miêu tả để phân tích tác dụng.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Soạn bài “Luyện tập lựa chọn trật tự từ trong câu”. Trả lời các câu hỏi SGK vào vở soạn.
5. Rút kinh ngiệm:	
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 115 TIM HIEU YEU TO TU SU VA MIEU.doc