Giáo án Ngữ văn 8 học kì II - Trường THCS Nậm Ty

Giáo án Ngữ văn 8 học kì II - Trường THCS Nậm Ty

Bài 18 Tiết: 73 Văn bản : NHỚ RỪNG

 Thế lữ

1. Mục tiêu.

 a. Về kiến thức.

 - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

 - Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ .

 b. Về kĩ năng.

 - Rèn kĩ năng đọc phân tích bài thơ tám chữ.

 c. VềThái độ.

 - Giáo dục học sinh lòng yêu nước, khát khao độc lập tự do.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

 a. Chuẩn bị của giáo viên.

 - Thầy: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

b. Chuẩn bị của học sinh.

 - Trò: Học bài cũ chuẩn bị bài mới .

3. Tiến trình bài dạy.

 a. Kiểm tra bài cũ (2’)

 - Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh .

 * Giới thiệu bài (1) “Nhớ rừng” là một trong những bài thơ được sáng tác theo bút pháp lãng mạn có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Thế Lữ bài thơ ra đời đã góp phần khẳng định được chỗ đứng vững chắc của thơ mới trên văn đàn đánh dấu một bước ngoặt lớn của thơ ca Việt Nam đương đại.

 

doc 217 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 học kì II - Trường THCS Nậm Ty", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II
TuÇn 20
Kết quả cần đạt
- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nước được diễn tả sâu sắc qua lời con hổ nhốt ở vườn bách thú. Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của tác giả
- Củng cố và nâng cao kiến thức về câu nghi vấn đã học ở bậc tiểu học nắm vững đạc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
- Biết cách viết đoạn văn thuyết minh
Ngày soạn:	1/ 1/ 2010	 Ngày dạy: 4, /1/ 2010
 Dạy lớp: 8B, 8C, 8A
Bài 18 Tiết: 73 Văn bản : NHỚ RỪNG
 Thế lữ
1. Mục tiêu.
 a. Về kiến thức. 
 - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
 - Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ .
 b. Về kĩ năng. 
 - Rèn kĩ năng đọc phân tích bài thơ tám chữ.
 c. VềThái độ.
 - Giáo dục học sinh lòng yêu nước, khát khao độc lập tự do.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 a. Chuẩn bị của giáo viên.
 - Thầy: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
b. Chuẩn bị của học sinh.
 - Trò: Học bài cũ chuẩn bị bài mới .
3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ (2’)
 - Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh .
 * Giới thiệu bài (1) “Nhớ rừng” là một trong những bài thơ được sáng tác theo bút pháp lãng mạn có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Thế Lữ bài thơ ra đời đã góp phần khẳng định được chỗ đứng vững chắc của thơ mới trên văn đàn đánh dấu một bước ngoặt lớn của thơ ca Việt Nam đương đại.
 b. Dạy nội dung bài mới.
?
H
?
H
?
H
GV
?
HS
GV
?
?
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
Xác định vị trí tác phẩm trong cuộc đời làm thơ của tác giả ?
Kể tên một số tác phẩm của nhà thơ mà em biết ?
Vàng và máu – 1934 
Bên đường thiên lôi -1936
Giọng đọc to rõ ràng cần thay đổi phù hợp với nội dung cảm xúc của tác giả nhịp thơ 3/2/3; 4/2/2
GV đọc mẫu, gọi 2, 3 em đọc, nhận xét cách đọc
GV hướng dân học sinh tìm hiểu chú thích SGK/6
GV giải thích thêm 1 số từ Hán Việt
Lâm: rừng; bách: trăm; thảo: cỏ....
Bài thơ chia làm mấy phần nội dung của từng phần ?
Năm phần của bài thơ là một chuỗi tâm trạng nối tiếp nhau phát triển một cách tự nhiên lo gíc trong nội tâm con hổ giống như nội tâm con người.
Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?
Bài thơ có 2 cảnh miêu tả đầy ấn tượng và đối lập với nhau đó là hai cảnh nào?
Cảnh con hổ trong vườn bách thú(1,4) và cảnh núi non hùng vĩ nơi con hổ sống ngày xưa (2,3).
Trong bài thơ có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng đó là những cảnh nào ?
- Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt (Đoạn1+4)
- Cảnh núi rừng hùng vĩ nơi con hổ ngự trị những “Ngày xưa” (đoạn 2+3)
Đoạn 1 chủ yếu thể hiện tâm trạng của ai ?
Tâm trạng con hổ
Cảnh ngộ mà con hổ gặp phải là cảnh ngộ gì ?
Cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú 
Khi bị tù hãm con hổ có tâm trạng gì?
Tâm trạng căm hờn và khinh ghét bất lực phải sống trong cảnh nhọc nhằn tù hãm để làm một thứ đồ chơi cho con người.
Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của chúa sơn lâm như thế nào ?
- Mọi vật đều đáng chán, đáng khinh, đáng ghét tất cả chỉ đơn điệu nhàm tẻ “không đời nào thay đổi” nên rất tầm thường giả dối
 “Hoa chăm, cỏ xén...âm u”
Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ này?
- Liệt kê
- Cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập hai câu đầu và những câu tiếp theo đọc liền giọng chán trường, khinh miệt.
Ngoài cảnh vườn bách thú “tầm thường, giả dối” và tù túng dưới mắt con hổ tác giả muốn nói tới điều gì?
- Tác giả muốn nói tới thực tại của XH đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn thái độ ngao ngán chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ với xã hội.
Đọc diễn cảm bài thơ.
I. Đọc và tìm hiểu chung (18’)
1.Tác giả, tác phẩm (5’)
 a. Tác giả.
- Thế Lữ (1907-1989) tên khai sinh Nguyễn Thứ Lễ. Là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới (1932-1945)
- Được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VHNT 1934.
 b. Tác phẩm.
- Nhớ rừng là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ, góp phần mở đường cho sự thắng lời của thơ mới.
2. Đọc (5’)
3. Chú thích bố cục (5’)
- 5 Phần:
+ Phần 1 (8 câu đầu): Tâm trạng khi bị nhốt trong cũi sắt
+ Phần 2 (12 câu tiếp): Nhớ lại cảnh sơn lâm khi là chúa tể muôn loài
+ Phần 3 (10 câu tiếp): Nuối tiếc thời oanh liệt không còn nữa
+ Phần 4 (9 câu tiếp): Căm giận và khinh ghét cảnh sống tầm thường giả dối
+ Phần 5 (8 câu cuối): Nỗi nhớ rừng ghê ghớm lại cháy lên khôn nguôi
4. Thể thơ (3’)
- Thể thơ: 8 chữ
III. Phân tích văn bản (20’)
1. Cảnh con hổ ở vườn bách thú (20’).
- Tâm trạng căm uất, ngao ngán, bất lực của con hổ trong cảnh tù hãm .
- Tác giả nói tới xã hội đương thời.
* Luyện tập (3’)
 c. Củng cố, luyện tập (1’)
 - Nắm được nội dung bài thơ
 - Học thuộc lòng bài thơ
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
 - Bài học: 	Nắm được nội dung bài học 
	Học thuộc lòng bài thơ
 - Bài mới: Chuẩn bị bài “Nhớ rừng” Tiếp.
********************************************
Ngày soạn:	1/ 1/ 2010	 Ngày dạy: 4, 5 /1/ 2010
 Dạy lớp: 8A, 8B, 8C. 
 Bài 18 Tiết: 74 Văn bản : NHỚ RỪNG (tiếp theo)
 	 Thế lữ
1. Mục tiêu.
 a. Về kiến thức. 
 - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
 - Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ .
 b. Về Kĩ năng. 
 - Rèn kĩ năng đọc phân tích bài thơ tám chữ.
c. Về thái độ.
 - Giáo dục học sinh lòng yêu nước, khát khao độc lập tự do.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 a. Chuẩn bị của giáo viên.
 - Thầy: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của học sinh.
 - Trò: Học bài cũ chuẩn bị bài mới .
3. Tiến trình bài dạy.
 a) Kiểm tra bài cũ (2’)
 	* Câu hỏi: Qua hình ảnh con hổ tác giả muốn nói tới điều gì ?
	* Đáp án: Tác giả muốn nói tới thực tại xã hội đương thời	
 * GV Giới thiệu bài (1’) Tiết trước tìm hiểu các em đã biết được cảnh con hổ ở vườn bách thú để biết được cảnh con hổ tronng chốn giang sơn hùng vĩ chúng ta tìm hiểu bài Nhớ rừng tiếp. 
b) Dạy nội dung bài mới. 	
H
?
H
?
H
?
H
?
H
?
?
?
?
?
?
GV
?
?
?
GV
GV
?
?
?
?
?
?
H
?
?
H
Đọc đoạn thơ 2,3.
Nhận xét của em về hai đoạn thơ này?
Đây là hai đoạn hay nhất của bài thơ.
Đoạn 2 nói về cảnh gì?
Cảnh chúa sơn lâm hùng vĩ.
Cảnh chúa sơn lâm hùng vĩ được miêu tả qua những hình ảnh nào?
Em có nhận xét gì về các từ ngữ hình ảnh đó?
Sử dụng tính từ miêu tả và những động từ mạnh, những từ ngữ đó gời tả dăng vẻ hoang vu, bí mật, âm thanh dữ dôi của đại ngàn, đó là cảnh nước non hùng vĩ là cảnh chốn rừng sâu cao cả ,âm u
Em có nhận xét gì về cảnh tượng này?
Hình ảnh con hổ hiện ra như thế nào? qua các từ ngữ hình ảnh nào?
Em có nhận xét gì về hình ảnh con hổ qua những câu thơ trên?
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Đọc đoạn 3.
Chỉ ra vẻ đẹp thiên nhiên được tác giả sử dụng trong đoạn thơ?
Em có nhận xét gì về những hình ảnh này?
Mỗi cảnh một vẻ nhung cảnh đêm vàng là thơ mộng nhất, chúa sơn lâm say mềm đứng uống ánh trăng tan, hình ảnh thơ thầt bay bổng lãng mạn
Cảnh “ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” con hổ mang dánh dấp đế vương,trong cảnh “lạng ngắm” đó chứa đựng cái uy nghi, dũng mãnh và sức mạnh chế ngự, sở hữu.
- Và dữ dội nhất là cảnh “lênh láng máu sau rừng con hổ đang đối mặt với cái chết để chiếm lấy riêng phần bí mật trong vũ trụ” .
Trong đoạn 2 và đoạn 3 cảnh nào là cảnh thực, cảnh nào là mộng tưởng ? Vì sao em biết?
Đoạn 3 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Câu thơ “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!” Thể hiện tâm trạng gì của con hổ?
Đó là tâm trạng nhớ nhung da diết, đớn đau của con hổ với những cảnh không bao giờ trở lại.
Qua lời tâm sự của con hổ tác giả còn muốn nói tới tâm sự của ai?
Đó là tâm sự bất hoà sâu sắc với thực tại và niềm khát khao tự do mãnh liệt của NV trữ tình.Đó là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn mà cũng là tâm trạnh chung của người dân Việt Nam mất nước khi đó. Lời tâm sự của con hổ cũng chính là tiếng lòng sâu kín của họ.
Các em đã được học bài thơ nào nói về tâm trạng bất hoà sâu sắc với thực tại ,muốn thoát li khỏi thực tại?
Bài thơ “muốn làm thằng cuội”
Đọc đoạn 5 và cho biết ý của đoạn này là gì?
Theo em lời nhắn gửi đó có ý nghĩa như thế nào đối với tâm trạng của người dân Việt Nam thủa ấy?
Cảm hứng bao trùm bài thơ là cảm hứng gì?
Em có nhận xét gì về hình ảnh ngôn ngữ,nhạc điệu của bài thơ?
Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
Em hãy nêu biện pháp nghệ thuật của bài thơ?
 Câu hỏi tu từ,câu cảm thán.
N thuật: Từ láy, điệp ngữ, miêu tả, ẩn dụ.
 Cảm hứng lãng mạn.
Em hãy nêu nội dunng chính của bài thơ?
Vì sao tác giả mượn lời con hổ vườn bách thú? việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?
Tác giả phải mượn lời “con hổ...”để qua mặt sự kiểm duyệt của TDP.Việc mượn lời đó giúp tác giả có thể thoải mái bộc lộ hết tâm trạng cảm xúc của mình...
2. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ. (15’)
Bóng cả, cây già,gió gào ngàn ,giọng nguồn hét núi, thét khúc trương ca dữ dội...
- Cảnh tượng lớn lao, phi thường, mạnh mẽ, bí hiểm của đại ngàn.
Lượn tấm thân như.....
Vờn bóng âm thầm ...
- Hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên oai phong, lẫm liệt, đầy quyền uy và sức mạnh.
Nghệ thuật miêu tả, so sánh để diễn tả vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh, mềm mại, uyển chuyển của chú sơn lâm .
- Đó là 4 cảnh được khắc hoạ để làm nổi bật cảnh núi rừng hùng vĩ:
+ Đêm trăng vàng.
+ Ngày mưa
+ Bình minh
+ Chiều đỏ
- Cảnh trên là cảnh thực, cảnh dưới là mộng tưởng.
- Nghệ thuật: 
 + Câu hỏi tu từ.
 + Câu cảm thán.
 + Điệp từ: “nào đâu, những”
- Nỗi nhớ tiếc khôn nguôi với cuộc sống tự do .
- Tâm sự của con hổ cũng chính là tâm sự chung của người dân Việt Nam trong cảnh nô lệ, mất tự do.
3. Lời nhắn gửi thống thiết của con hổ. (8’)
- Bài thơ kết thúc bằng lời nhắn gửi của thống thiết con hổ tới rừng thiêng.
- Lời nhắn gửi là nỗi lòng quặn đau, ngao ngán, căm hờn, uất ức vì bị mất tự do, mất chủ quyền. Đó cũng là nỗi lòng, là tâm trạng chung của người dân Việt Nam thủa ấy, là lời thề sắt son thuỷ chung với giống nòi,với non nước. Câu thơ kết là tiếng vang vọng sâu thẳm của tấm lòng yêu nước.
- Cảm hứng lãng mạn là yếu tố cốt lõi làm nên sức lôi cuốn mạnh mẽ và chi phối yếu tố nghệ thuật khác.
- Cảm hứng này thường được biểu hiện trong văn biểu cảm
- Cách chọn hình tượng con hổ bị nhốt ở vườn bách thú,tác giả đã có một biểu tượng rất thích hợp để thể hiện chủ đề bài thơ.
- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình nhất là cảnh miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ.
- Nhạc điệu, tiết tấu phong phú, gợi cảm,câu thơ lúc dài ,lúc ngắn, lúc dồn dập, giọng thơ lúc thì u uất, bực dọc, lúc thì sa ... Thế nào là văn bản thông báo?
* Đáp án:. Thông báo là loại văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể thành viên đoàn thể phía cơ quan, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia
 b. Dạy bài mới.
 	* Giới thiệu bài (1’)
Để nắm chắc hơn về văn bản thông báo tiết học này chúng ta cùng đi luyện tập
* Nội dung phương pháp:
?
?
?
H
H
?
?
H
?
Tình huống nào cần làm văn bản thông báo? ai thông báo và thông báo cho ai?
Nội dung và thể thức của văn bản thông báo?
Văn bản thông báo và văn bản tường trình giống và khác nhau ở những điểm nào?
- Giống nhau: ở phần mở đầu và kết thúc.
- Khác nhau: ở phần nội dung của văn bản.
Đọc yêu cầu bài tập 1
Chỉ ra những chỗ sai trong văn bản thông báo?
Cần sửa lại văn bản thông báo đó như thế nào?
Viết lại văn bản thông báo.
Nêu một số tình huống thường gặp trong nhà trường và ngoài xã hội mà em cho là cần viết văn bản thông báo?
I. Ôn tập lí thuyết (10’)
- Khi cần phải truyền đạt những thông tin cụ thể phía các cơ quan, đoàn thể, người tổ chức thì làm văn bản thông báo.
- Cơ quan thông báo, cơ quan, đoàn thể người tổ chức...
- Báo cáo cho người dưới quyền, thành viên đoàn thể hay những người quan tâm đến nội dung thông báo.
- Nội dung và thể thức của văn bản thông báo.
+ Nội dung:
- Chủ trương , đường lối, kế hoạch, công việc mới.
+ Các mục của văn bản thông báo:
- Quốc hiệu.
- Tiêu ngữ.
- Tên cơ quan...
II. Luyện tập (28’)
1. Bài tập 1.
a. Thông báo.
b. Báo cáo.
c. Thông báo.
2. Bài tập 2.
- Thông báo:
+ Thiếu số công văn.
+ Nội dung thông báo không phù hợp với văn bản thông báo.(Tên văn bản là thông báo và nội dung yêu cầu sắp xếp kế hoạch tức là chưa có kế hoạch)
- Cần sửa lại:
+ Thông báo việc gì.
+ Ngày, tháng, năm.
+ Thành lập ban kiểm tra.
+ Lập kế hoạch cụ thể.
3. Bài tập 3.
- Thông báo kế hoạch thi học kì II.
- Thông báo kế hoạch trồng cây nhân ngày sinh nhật Bác19.5
- Thông báo kế hoạch chguẩn bị cho tổng kết năm học.
c. Củng cố, luyện tập (1’)
 - Nắm được cách viết văn bản thông báo
d. Hướng dẫn học sinh học baìo và làm bài tập (1’)
* Bài học: - Nắm được nội dung bài luyện tập.
 - Làm bài tập 4SGK/150
 	* Bài mới: : Xem lại đề bài kiểm tra tổng hợp tiết sau trả bài 
********************************************
Ngày soạn: Ngày giảng: 
	 Dạy lớp:
Tiết :134 Tập làm văn. ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
 1. Mục tiêu :
 a. Về kiến thức: 
 - Hệ thống lại những kiến thức đã học
 b. Về kĩ năng: 
 - Rèn kĩ năng viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả , biểu cảm trong tự sự, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm5 trong nghị luận. 
 c. Về thái độ:
 - Giáo dục học sinh có ý thức và thái độ nghiêm tuíc khi viết văn và học tập làm văn.
 2. Chuẩn bịcủa GV và HS: 
 a. Chuẩn bị của GV: 	
 - Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
 b. Chuẩn bị của HS: 
 - Học bài cũ chuẩn bị bài mới .
 3. Tiến trình bài dạy: 
 a. Kiểm tra bài cũ (5’)
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 * Giới thiệu bài (1’) Để hệ thống hoá lại toàn bộ kiến thức phần tập làm văn và nắm chắc hơn kiến thức đã học tiết học này chúng ta cùng đi tìm hiểu.
 b. Dạy nội dung bài mới.
?
?
H
?
H
?
?
H
?
H
?
H
?
H
GV
?
H
?
H
?
H
?
H
GV
?
GV
?
H
GV
Em hiểu thế nào về tính thống nhất của văn bản?
Tính thống nhất của văn bản thể hiện rõ nhất ở đâu?
- Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt, là đối tượng chính yếu mà văn bản biểu đạt.
Chủ đề của văn bản là gì?
- Chủ đề được thể hiện trong câu chủ đề(Câu khẳng định, câu trần thuật,câu cảm thán...)trong nhan đề văn bản, trong các đề mục.
Thế nào là văn bản tự sự?
Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì?
- Giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu hoặc để tạo cơ sở cho việctìm hiểu bphân tích, bình giá.
Làm thế nào để tóm tắt văn bản tự sự có hiệu quả?
Đọc kĩ tác phẩm, phát hiện các đoạn, mạch, các chi tiết chính, kể lại (viết hoặc nói) bằng lời văn của mình.
Các yếu tố miêu tả , biểu cảm tham gia vào văn bản tự sự như thế nào?
Văn tự sự bao giờ cũng có ít hay nhiều tham gia đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm.Các yếu tố này làm cho câu chuyện sự việc và nhân vật thêm cụ thể , sinh động.
Văn bản thuyết minh có tính chất như thế nào và có lợi ích gì?
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng
- Trình bày một cách khách quan.
=> Giúp người đọc nhận thức về đối tượng đó như nó vốn có trong thực tế.
Nêu các văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống?
- Thuyết minh một thứ đồ dùng.
- Thuyết minh về một động vật hay thực vật.
- Thuyết minh một phương pháp.
- Thuyết minh một danh lam thắng cảnh.
Muốn làm văn bản thuyết minh trước tiên cầnphải làm gì?
- Muốn làm một văn bản thuyết minh đạt yêu cầu thì người viết phải:
+ Quan sát.
+ Học tập.
+ Tham quan.
Nêu các phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật?
+ Phương pháp nêu định nghĩa giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ.
+ Phương pháp dùng số liệu con số cụ thể.
+ Phương pháp phân loại phân tích.
+ Phương pháp so sánh.
Cho biết bố cục thường gặp khi làm bài văn thuyết minh?
Cần lưu ý học sinh:Bố cục của mỗi kiểu bài thuyết minh lại có những đặc điểm riêng.
Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu.
Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận?
Ví dụ: Truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân ta.
Vai trò của yếu tố biểu cảm, miêu tả trong văn nghị luận?
- Trong văn nghị luận vai trò của yếu tố biểu cảm, miêu tả rất quan trọng nó làm cho bài văn thêm sinh động hấp dẫn và có sức thuyết phục đối với người đọc.
VD: Trong bài văn :hịch tướng sĩ, Đi bộ ngao du.
Hướng dẫn học sinh tự ôn tập hai văn bản điều hành là tường trình và thông báo.
I. Nội dung ôn tập(41’).
 1. Tính thống nhất của văn bản(8’)
-Tính thống nhất của văn bản thể hịên trước hết trong chủ đề, trong tính thống nhất của chủ đề của văn bản.
2. Văn bản tự sự (8’)
-Văn bản tự sự là văn bản kể chuyện trong đó bằng ngôn ngữvăn xuôi(là chủ yếu) bằng lời kể tái hiện lại câu chuyện, sự việc, nhân vật cùng suy nghĩ và hành động trước mắt người đọc như là nó đang xảy ra.
3. Ôn tập về văn bản thuyết minh (9’)
Câu 7,8,9
4. Ôn tập về văn nghị luận.(8’)
- Luận điểm là ý kiến quan điểm của người viết để làm rõ, làm sáng tỏ vấn đề cầnbàn luận.
5. Ôn tập văn bản điều hành (Tường trình, Thông báo)(8’)
 c. Củng cố, luyện tập (1’)
 - Nắm được văn bản thuyết minh và văn bản nghị luận
 d. Hướng dẫn học và làm bài tập (1’)
 * Bài học: - Nắm được nội dung bài ôn tập. 
 * Bài mới: - Xem trước bài tiết sau kiểm tra tổng hợp kiểm tra tổng hợp. 
********************************************
Ngày soạn: Ngày giảng: 
	 Dạy lớp:
Tiết 140 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
1. Mục tiêu.
 a. Về kiến thức
 - Học sinh củng cố về các kiến thức đã học,nắm được những ưu, nhược điểm trong bài kiểm tra của mình.
 b. Về kĩ năng
 - Rèn luyện kĩ năng tự nhận xét và sửa chữa bài viết của bản thân sau khi được giáo viên nhận xét, hướng dẫn. 
 c. Về thái độ.
 - Học sinh nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 a. Chuẩn bị của giáo viên .	
 - Chấm bài lên hệ thống lỗi 
 - Soạn giáo án
 b. Chuẩn bị của học sinh.
 - Ôn lại lý thuyết xem lại đề bài
3. Tiến trình bài dạy. 
 a. Kiểm tra bài cũ : (không)
* Giới thiệu bài: (1’) Để kiểm tra kỹ năng làm bài và củng cố nhận thức của bản thân tiết này thầy cùng các em đi tìm hiểu bài trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm...
 b. Dạy nội dung bài mới:
GV
GV
GV
GV
G
H
Chép đề bài lên bảng.
GV nhận xét ưu điểm cho học sinh.
GV nhận xét nhược điểm cho học sinh.
Thống kê điểm.
LớP : 8A, 8B, 8C 
GIỏi: 
Khá:
T.bình: 
Yếu: 
Trả bài cho học sinh.
Đọc cho học sinh nghe một số bài tiêu biểu, khá, giỏi.
Nghe GV đọc và tự sửa chữa bài làm của mình cả về nội dung và hình thức.
I. Đề bài(10’)
 Đề bài:
 Câu 1: Trình bày sự hiểu biết của em về thể thơ Song thất lục bát?
 Câu 2: Đặt các từ cầu khiến: đi, nào, chớ vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp. 
A. Tất cả lớp tập trung lại đây.!
B. ... giẫm lên lúa hợp tác!
C. Con hãy ngồi dậy.!
D. Bay lên, em bay lên!
 Câu 3: Có ý kiến cho rằng lòng yêu quý tự do là lý lẽ sâu xa quyết định trình tự lập luận trong bài “Đi bộ ngao du” em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
 Câu 4: Có 5 từ sau: “ nó, bảo, không, đến, sao” Em hãy viết thành từ 5 đến 6 câu khác nhau.
 Câu 5: Em hãy thuyết minh về một số đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt .
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
 Câu 1: Học sinh nêu được thể thơ song thất lục bát: (1 điểm)
 - Thể thơ song thất lục bát là thể thơ trong đó hai câu đầu 7 chữ ( 7 tiếng) hai câu tiếp theo một câu 6 ( lục ) tiếng một câu 8 (bát) tiếng (1 điểm)
 Câu 2: Học sinh đặt đúng các từ vào chỗ trống. (1 điểm)
A. Tất cả lớp tập trung lại đây nào!
B. Chớ giẫm lên lúa hợp tác!
C. Con hãy ngồi dậy đi!
D. Bay lên nào, em bay lên nào!
 Câu 3: (1 điểm)
 Căn cứ vào cách triển khai luận điểm trong văn bản Đi bộ ngao du, ta thấy lợi ích của đi bộ ngao du trước hết chỉ có thể có khi người đi có được niềm vui tự do. Niềm vui tự do là cái phải có, cần có trước tiên, từ đó mới có thể muốn và có những lợi ích hứng thú khác. 
 Câu 4: (1 điểm)
 - Nó bảo không đến sao?
 - Nó sao bảo không đến?
 - Nó đến không bảo sao?
 - Sao không bảo nó đến?
 - Sao đến không bảo nó?
 - Sao nó bảo không đến?
Câu 5: (6 điểm)
 * Mở bài (1 điểm): 
 - Giới thiệu tên đồ dùng sẽ thuyết minh. Sơ lược công dụng, vai trò của nó trong đời sống.
 * Thân bài (4 điểm): 
 - Cấu tạo: Chia ra các bộ phận chính, cấu tạo mỗi bộ phận chính đó ( nêu một số chi tiết quan trọng, bao gồm hình dạng, kích thước, chất liệu 
 - Các chủng loại ( nếu có)
 - Công dụng của đồ dùng.
 * Kết bài (1 điểm): 
 - Đánh giá chung vai trò của đồ dùng ( vai trò trong quá khứ, hiện tại và tương lai, vai trò của chúng trong mỗi tầng lớp. 
II. Nhận xét bài làm của học sinh (20’)
1. Ưu điểm
- Phần tự luận: nhiều em vận dụng tốt vào bài làm của mình.
- Bố cục : Đầy đủ theo 3 phần rõ ràng
- Diễn đạt: Cách viết diễn đạt, dùng từ chuẩn xác.
- Một số bài có sự sáng tạo .
2. Nhược điểm
* Nội dung.
- Nhiều em không đọc kĩ đề, không nắm được kiến thức đã học.
- Nội dung bài viết còn sơ sài, cách hiểu hạn hẹp dẫn đến lạc đề.
* Hình thức.
- Trình bày thiếu khoa học, chữ viết quá cẩu thả.
- Sai nhiều lỗi chính tả.
- Dùng từ, đặt câu còn tối ý
IV. Tổng kết điểm (5’).
V. Trả bài, đọc bầi tham khảo (Nếu có) (8’)
c. Củng cố, luyện tập (1’)
 - Nắm được văn bản thuyết minh và văn bản nghị luận
 d. Hướng dẫn học và làm bài tập (1’)
 * Bài học: - Nắm được toàn bộ kiến thức đã học.
 * Bài mới: - Ôn lại các kiến thức trong chương trình văn lớp 8. 
********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II (2009 - 2010) MINH.doc