Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 91

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 91

Tiết 73-74:

NHỚ RỪNG

 (Thế Lữ )

A-Mục tiêu bài học:

-Cảm nhận được niềm khát khao, tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối đc thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

-Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn, truyền cảm của bài thơ.

B-Chuẩn bị:

-Đồ dùng:

C-Tiến trình tổ chức dạy - học:

1-ổn định tổ chức:

2-Kiểm tra:

3-Bài mới:

 Khát vọng tự do luôn là đề tài lớn của các nhà thơ, nhà văn trong giai đoạn 1930-194.Nhưng mỗi nhà thơ lại bộc lộ niềm khao khát tự do của mình theo một cách, làm cho tiếng nói tự do càng trở nên phong phú. Giữa cảnh đất nứoc bị nô lệ, Thế Lữ đã mượn lời con hổ- chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong vườn bách thú để nói lên niềm khao khát tự do, nối tiếc một quá khứ huy hoàng của mình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.

 

doc 96 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 91", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Học kỳ ii
Ngày soạn: 30/12/2009 	
Ngày dạy: /12/2009
Tiết 73-74: 
Nhớ rừng
 (Thế Lữ )
A-Mục tiêu bài học: 
-Cảm nhận được niềm khát khao, tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối đc thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
-Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn, truyền cảm của bài thơ.
B-Chuẩn bị: 
-Đồ dùng: 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1-ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra: 
3-Bài mới: 
 Khát vọng tự do luôn là đề tài lớn của các nhà thơ, nhà văn trong giai đoạn 1930-194.Nhưng mỗi nhà thơ lại bộc lộ niềm khao khát tự do của mình theo một cách, làm cho tiếng nói tự do càng trở nên phong phú. Giữa cảnh đất nứoc bị nô lệ, Thế Lữ đã mượn lời con hổ- chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong vườn bách thú để nói lên niềm khao khát tự do, nối tiếc một quá khứ huy hoàng của mình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Gọi HS đọc chú thích (SGK/5 (tập 2)
? Em hãy nêu những nét chính về tác giả Thế Lữ?
- là nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào thơ mới. Chính ông đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho phong trào thơ mới trong chặng đường đầu.
- Thơ mới là thể thơ tự do. Sau năm 1930 một loạt thi sĩ trẻ du học từ phương tây về , họ lên án thơ cũ(chủ yếu là thơ Đường luật) là khuôn sáo, chói buộc. Họ đòi đổi mới thơ ca và sáng tác những bài thơ không hạn định về số câu số chữ trong một bài->gọi là thơ mới. Thơ mới dùng để gọi một phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bột phát từ năm 1932 và kết thúc vào năm 1945. Thơ mới ra đời và phát triển mạnh mẽ rồi đi vào bế tắc trong vòng 15 năm. Một số nhà thơ tiêu biểu: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính.
? Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào? in trong tập thơ nào của Thế Lữ?
GV: HD đọc
- Đ1, 4 đọc với giọng buồn, ngao ngán, một vài từ mỉa mai , khinh bỉ
 - Đ2,3,5 đọc với giọng hào hứng vừa tiếc nuối và kết thúc bằng câu thơ than thở như một tiếng thở dài bất lực.
-> GV đọc một lần.Gọi HS đọc bài thơ - GV nhận xét cách đọc 
* GV gọi HS đọc chú thích.
? Hãy quan sát bài thơ và chỉ ra những điểm mới của hình thức bài thơ này so với các bài thơ đã học, chẳng hạn thơ Đường Luật? (cho HS thảo luận và trả lời)
- Lượng câu, chữ, đoạn không hạn định.
- Mỗi dòng thường có 8 tiếng.
- Ngắt nhịp tự do.
- Vần không cố định.
- Giọng ào ạt, phóng khoáng
GV: Bài thơ viết theo thể thơ 8 chữ, gieo vần liền(hai câu liền nhau có vần với nhau, vần B và T hoán vị đều đặn)
? Từ những phát hiện đó, em cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào?
? Bài "Nhớ rừng" thuộc phương thức biểu đạt chính nào? Vì sao? (Bài thơ bày tỏ t/c, cảm xúc)
? Em cho biết bố cục của bài thơ? ý của mỗi đoạn?
- Bài thơ gồm 5 đoạn (mỗi khổ là 1 đoạn)
? Trong bài thơ có hai cảnh tương phản, đó là cảnh nào?
- Với con hổ, cảnh trong vườn bách thú là cảnh thực, cảnh núi non hùng vĩ là mộng tưởng, dĩ vãng. Cấu trúc hai cảnh tượng này tự nhiên, phù hợp với diễn biến tâm trạng của con hổ, đồng thời thể hiện chủ đề bài thơ.
. Gọi HS đọc đoạn 1 và đoạn 4.
? Hai đoạn thơ cho ta biết cảnh gì?
. Đọc thầm đoạn 1.
- Câu thơ đầu có những từ nào đáng chú ý ? (Gậm, khối).
-Thử thay gậm =ngậm, khối =nỗi và s2 ý nghĩa biểu.cảm của chúng ? 
(Gậm nghĩa là dùng răng, miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút một cách chậm chạp, kiên trì. Đây là động từ diễn tả hành.động bứt phá của con hổ nhưng chủ yếu thể hiện sự gậm nhấm đầy uất ức và bất lực của chính bản thân con hổ khi bị mất tự do. Nó gậm khối căm hờn không sao hoá giải đc, không làm cách nào để tan bớt, vợi bớt đi. Căm hờn, uất ức vì bị mất tự do, thành 1 thân tù đã đóng vón kết thành khối, thành tảng).
? Bị nhốt trong cũi sắt, con hổ đã cảm nhận được những nỗi khổ nào?
- Bị giam hãm kéo dài "Nằm dài"
- Bị giễu, trở thành "Thứ đồ chơi" cho kẻ người.
- Bị tầm thường hoá "Chịu ngang bầy" mất vị thế của chúa tể sơn lâm.
? Trong những nỗi khổ đó, nỗi khổ nào có sức biến thành "Khối căm hờn" trong con hổ? Và vì sao như vậy?
- Nỗi khổ nhục vì bị biến thành trò chơi lạ mắt cho con người giễu cợt
-> vì hổ được coi là chúa sơn lâm, loài người cũng phải khiếp sợ, vậy mà nay con người "Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm"
? Qua cụm từ "Khối căm hơn" em cảm nhận được tâm trạng gì của con hổ?
GV: Bị sa cơ, bị tù hãm trong cũi sắt, phải xa rừng nên nhớ rừng. Càng nhớ rừng bao nhiêu, hổ càng căm ghét cuộc sống ở vườn bách thú bấy nhiêu.
HS: Quan sát khổ 4
? Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của chúa sơn lâm là cảnh ntn? được miêu tả qua các hình ảnh, chi tiết nào?
"Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng cây trồng
 Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém"
? Tính chất đặc biệt của cảnh tượng ấy là gì?
- Đây là cảnh nhân tạo do bàn tay sửa sang, tỉa tót của con người nên rất đơn điệu, nhàm tẻ, tầm thường, giả dối. Không phải là thế giới tự nhiên to lớn, mạnh mẽ, bí hiểm mà con hổ từng ngự trị.
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của những câu thơ trên? Cách ngắt nhịp ở đây ntn?
- Giọng giễu cợt, khinh miệt
- Cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập ở 2 câu đầu và những câu tiếp theo đọc liền như kéo dài -> giọng chán chường.
? ở đoạn thơ 4 này, tác giả sử dụng NT gì ? Tác dụng?
- Sử dụng NT liệt kê liên tiếp ->Làm nổi bật được tâm trạng của con hổ
H’:Tác giả mượn lời tâm sự của con hổ trong cũi sắt để thể hiện điều gì ?
=> Từ 2 đoạn thơ vừa phân tích ta hiểu được tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú , tâm trạng đó cũng chính là tâm sự của tác giả nói riêng và người dân VN mất nước nói chung :Thái độ chán ghét xã hội đương thời, khao khát tự do độc lập.
 GV: Cảnh vườn bách thú giả dối, tầm thường đó chính là XH đương thời tối tăm, được cảm nhận bởi tâm hồn lãng mạn của tác giả. Uất hận cảnh tù hãm, chán ghét thực tại giả dối của con hổ cũng chính là thái độ của nhà thơ đối với xã hội trong giai đoạn bị giặc đô hộ.
I- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: SGK/5
- Tên thật là Nguyễn Thứ Lễ(1907-1989), quê ở Bắc Ninh.
"Đệ nhất thi sĩ" trong phong trào thơ mới.
2. Tác phẩm: 
- Viết 1934, in trong tập "Mấy vần thơ" XB năm 1935. Là bài thơ tuyệt bút trong 10 bài thơ hay nhất của thơ mới (1932 - 1941)
3. Đọc và hiểu bố cục
- Thể loại: Thơ mới(thơ 8 chữ)
- Phương thức biểu đạt:
+ Biểu cảm
- Bố cục 5 đoạn
+ Tâm trạng của con hổ khi ở trong vườn bách thú (Đoạn 1+4)
- Con hổ giữa chốn đại ngàn (Đoạn 2+3)
- Khao khát giấc mộng ngàn (Đoạn 5)
II- Phân tích.
1.Hình ảnh con hổ ở vườn bách thú( đoạn 1+ 4) 
a)Tâm tạng của con hổ ở vườn bách thú.
- Tâm trạng cay đắng, uất hận vì mất tự do.
b) Cảnh vườn bách thú
- Chán ghét sâu sắc cuộc sống thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.
=> Đó là thực tại XH tù túng, giả dối, ngột ngạt đời thường,
- Lời con hổ cũng là lời tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ, chán ghét thực tại tầm thường, khao khát được sống tự do.
4. Củng cố:
- Nhắc lại ND và NT của bài thơ
- Đọc diễn cảm bài thơ.
5. Hướng dẫn HS học bài:
- Học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ
- Làm bài tập 4- SGK/7
Ngày soạn:	
Ngày dạy: 
Tiết 74:
Nhớ rừng (Tiếp)
A-Mục tiêu bài học: 
-Cảm nhận được niềm khát khao, tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối đc thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
-Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn, truyền cảm của bài thơ.
B-Chuẩn bị: 
-Đồ dùng: 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1-ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra: 
3-Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Gọi HS đọc khổ thơ 2 và 3.
? Nội dung của đoạn thơ là gì? 
 Hổ nhớ tiếc quá khứ oai hùng trong đại ngàn hùng vĩ.
HS: Quan sát đọan 2
? Cảnh sơn lâm (Trong hồi tưởng của con hổ) là cảnh ntn? Tìm những chi tiết minh hoạ?
- Cảnh núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, cũng phi thường: Bóng cả cây già
 Gió gào ngàn, nguồn hét núi
 Thét khúc trường ca dữ dội
Cái gì cũng hoang vu, bí mật: Chốn ngàn năm cao cả âm u, cảnh nước non oai linh hùng vĩ.
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong lời thơ? 
- Điệp từ "với”
- Động từ mạnh chỉ đặc điểm hành động của loài hổ:"Gào, hét, thét" đặc tả khúc trường ca dữ dội.
? Cách dùng từ ấy đã gợi tả cảnh sơn lâm ntn?
? Trên cái phông nền rừng núi hùng vĩ đó, hình ảnh con hổ thể hiện lên ntn?
 "Ta bước chân lên 
 Lượn tấm thân như sóng
 Vờn bóng âm thầm 
 Trong hang tối 
 Là khiến cho
? Có gì đặc sắc trong cách dùng từ ngữ và cách ngắt nhịp của lời thơ?
- Từ ngữ gợi tả đúng hình dáng, hành động, tính cách hổ. 
- Nhịp thơ 4/2/2, 3/5, 4/2/2 thay đổi sáng tạo
? Từ đó hình ảnh "Chúa tể muôn loài" được khắc hoạ có vẻ đẹp ntn?
-> Con hổ có ảnh hưởng rất lớn đối với muôn loài khi nó xuất hiện: vừa mạnh mẽ đe dọa, vừa khôn khéo nhẹ nhàng; vừa uy nghi dũng mãnh, vừa mềm mại uyển chuyển. Đó là những câu thơ sống động, giầu chất tạo hình đã diễn tả chính xác vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh của con hổ.
? Theo em khi đó tâm trạng của con hổ ntn?
 Đọc thầm đoạn 3 và cho biết. Nội dung của đoạn thơ ?
? Hổ đã nhớ những gì về thời vàng son của mình ? Đó là những cảnh nào ? Hình ảnh hổ trong những cảnh đó ?
? Bức tranh 1 ?
Nào đâu những bên vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
-Nỗi nhớ khôn nguôi: Nhớ suối, nhớ trăng -> 1 khái niệm đẹp nên thơ, hoạ cảnh vật đầy màu sắc và ánh trăng.
ánh trăng chan hoà, "tan" vào nước suối. Hổ say mồi và say trăng. Hình ảnh "đêm vàng bên bờ suối" 1 ẩn dụ đầy mộng ảo nên thơđã lùi sâu vào dĩ vãng,
- > Một chàng trai đang thưởng thức vẻ đẹp của trăng rừng bên suối vắng- mơ màng, lãng mạn, huyền diệu.
? Bức tranh 2
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ? 
- Nỗi nhớ ngẩn ngơ, man mác của hổ về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung "lặng ngắm cảnh giang san một mình ngự trị" - gợi tả trong không gian nghệ thuật – lúc này hổ mang dáng dấp đế vương. Chữ "đâu" xuất hiện lần thứ 2 nói lên điều tiếc nuối, ngẩn ngơ 
? Bức tranh 3 ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
- Nhớ về giấc ngủ của con hổ trong cảnh bình minh: Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ ngủ trong khúc nhạc rừng "chim ca"
-> một bức tranh đầy màu sắc và âm thanh (màu hồng, vàng, xanh)
? Bức tranh 4 ?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Cảnh sắc buổi chiều tàn dữ dội.
Trong cảm nhận của con hổ trời chiều không đỏ rực mà 
 "Lênh láng máu sau rừng"
Mặt trời không lặn mà là chết
-> Đó là giờ phút của riêng chúa sơn lâm: Chiếm lấy rừng đêm để "tung hoành"
? em có nhận xét tổng thể bốn bức tranh trên ? ( cảnh và hình ảnh con hổ ? )
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ thơ , biện pháp nghệ thuật , kiể ... g lập luận (lý lẽ) để thuyết phục người nghe theo tư tưởng của t/g: Dời đô.
? Nếu là văn nghị luận thì vấn đề nghị luận (luận đề) ở bài chiếu này là gì? 
- Sự cần thiết phải dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La
? Vấn đề dời đô được t/g trình bày bằng mấy luận điểm? Mỗi luận điểm ứng với đoạn nào của VB?(bố cục)
(2 luận điểm)
- Luận điểm 1: Lý do dời đô (vì sao phải dời đô)
(Từ đầu -> không dời đổi)
- Luận điểm 2: Vì sao thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất.
. GV chúng ta sẽ PT VB theo hai hướng này.
Đọc thầm đoạn 1, T/g đã lập luận và đưa ra d/c nào? ở đâu?
- Nói về việc dời đô, Lý Công Uẩn nêu dẫn chứng về các lần dời đô có thật trong LS cổ đại Trung Hoa: nhà Thương dời đo 5 lần, nhà Chu dời đô 3 lần.
? Dời đô nhằm mục đích gì? Kết quả?
- Xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho muôn đời sau.
- Để thuận theo mệnh trời, phù hợp với lòng dân
->Đất nước bền vững, phát triển thịnh vượng.
? Cách nêu dẫn chứng ấy nhằm mục đích gì?
- Khẳng định trong lịch sử đã từng có việc dời đô và đem lại kết quả tốt đẹp. Việc Lí Thái Tổ dời đô không có gì khác thường, trái với qui luật.
GV: Một trong những đặc điểm tâm lý của con người thời trung đại là noi theo người xưa và làm theo ý trời, mệnh trời (Duy tâm, trừu tượng) -> Lý Công Uẩn đã trích dẫn điển tích, điển cố xưa: Người Việt Nam thời trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc VH Trung Hoa, coi văn hoá ấy là mẫu mực, đáng làm gương.
? Từ dẫn chứng ở nước ngoài, T/g liên hệ tới việc trong nước ntn?
- Việc 2 triều đại Đinh, Lê không chịu dời đô đã dẫn đến kết quả : Khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi
GV: Lý Công Uẩn phê phán hai triều đại này như vậy là dựa vào sự thật LS : Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp tan 12 sứ quân năm 968 lên ngôi Hoàng đế thì đến năm 979 nhà vua bị ám hại.
981 Lê Hoàn lên làm vua, đánh thắng giặc Tống nhưng 1005, Lê Đại Hành băng hà, thì các thế lực PK, các hoàng tử lại xung đột, tranh giành ngôi báu, loạn lạc kéo dài.
? Bằng những hiểu biết LS hãy giải thích lý do 2 triều đình Đinh - Lê chưa thể đóng đô ở chỗ khác?( dựa vào chú thích 8)
- Thời Đinh, Lê nước ta luôn phải chống chọi với nạn ngoại xâm, Hoa Lư là nơi địa thế kín đáo, phù hợp với LS lúc bấy giờ, Nhà Đinh, Lê chưa đủ mạnh để chuyển đô ra nơi khác. Nhưng đến triều Lí thì cả thế và lực đã đủ mạnh việc đóng đô ở đó không còn phù hợp nữa phải chuyển đế vị trí khác thuận tiện hơn thì mới phát triển được đất nước.
GV: Qua luận điểm 1 "Cần thiết phải dời đô"ta thấy những luận cứ T/g đưa ra đầy sức thuyết phục vì lý lẽ và d/c xác đáng, chân thực đó là sự thật đã ghi trong sử sách.
? Qua cách lập luận của t/g, em nhận biết được khát vọng gì của Lý Công Uẩn?
- Muốn dời đô để xây dựng đất nước hùng cường 
? Khát vọng ấy được thể hiện rõ nhất ở câu văn nào? Đọc câu văn đó lên.
- "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”
? Em hiểu ý nghĩa câu văn đó ntn?
- Tâm trạng của tác giả trước hiện tình của đất nước, khẳng định sẽ dời đô.-> Tăng sức thuyết phục muốn dời đô của tác giả
GV: “không thể không dời đổi” là câu phủ định: Dùng câu phủ định để khẳng định một vấn đề sẽ có tác dụng biểu đạt lớn. Để hiểu thêm về câu phủ định, chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học sau.
? Cho HS đọc thầm đoạn 2.
? Theo T/g thành Đại La có những thuận lợi gì để ông có thể chọn làm nơi đóng đô? GV ghi bảng phụ:
- Vị trí địa lý: Nơi trung tâm của trời đất.
- Địa thế: Thế đất đẹp "Rồng cuộn "
- PT về mọi mặt: Phát triển KT-CT-VH.
? T/g đã dùng những kiểu câu văn nào để nói lên sự thuận lợi ấy? Tác dụng?
- Những câu văn biền ngẫu, các vế cân đối nhịp nhàng-> hỗ trợ cho lí lẽ và dẫn chứng, dễ đI vào lòng người(có scư thuyết phục cao)
? T/g gọi thành Đại La là "thế đất rồng cuộn, hổ ngồi ; nơi thắng địa" theo em đó là thế đất ntn? 
- Đất đai tốt, địa thế đẹp => Đem lại nhiều thuận lợi khi đóng đô.
? Em có nhận xét gì về cách nhìn nhận vị trí để định đô của Lý Công Uẩn?
 - Nhìn nhận sáng suốt, đúng đắn, có tính chất lâu dài => Đến nay nơi đây vẫn là trung tâm CT - KT - XH - VH của đất nước. Thủ đô Hà Nội vẫn là trái tim của cả nước. Nơi đây vẫn còn chùa một cột là di tích (danh lam) LS được XD từ đời Lý.
GV cho HS quan sát tranh SGK 
? Chiếu được vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Tại sao khi kết thúc bài chiếu nhà vua không ra lệnh mà lại hỏi ý kiến thần dân? Tác dụng?
- Muốn nguyện vọng của riêng ông trở thành nguyện vọng chung của thần dân trăm họ.
-> Làm cho bài chiếu mang tính mệnh lệnh nghiêm khắc, độc thoại trở thành đối thoại có phần dân chủ, cởi mở giữa vua và thần dân. Đó sức hấp dẫn của "Chiếu dời đô" 
? Qua bài chiếu này ta thấy nhà vua nói riêng và nhân dân Đại Việt ta nói chung có khát vọng gì?
? Vì sao Chiếu dời đô ra đờiphẩn ánh ý trí độc lập tự cường và sự phát triển lơn mạnh của dân tộc Đại Việt?
- Dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều định nhà Lí đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực đủ mạnh sánh ngang hàng với TQ. Định đô ở Thăng Long là thực hện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập, tự cường.
? Em hãy CM: "Chiếu dời đô" có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lý và tình
- T/g đưa ra trình tự lập luận chặt chẽ, những d/c đưa từ xa -> gần, xác thực.
- Lời lẽ đưa ra như một lời tuyên bố nhưng mệnh lệnh đó không cứng nhắc đã bày tỏ được nỗi lòng có tính chất bàn bạc thể hiện được tâm tư, tình cảm của nhà Vua.
? Em khái quát lại những nét NT được sử dụng trong bài? 
? Em hãy đọc và suy nghĩ về ND của ghi nhớ.
Gọi 2 HS đọc ghi nhớ
- Viết một đoạn văn ngắn 3 câu nêu ý nghĩa LS - XH to lớn của thiên đô chiếu?
II- Phân tích
1. Lý do dời đô
- Muốn dời đô ra vị trí trung tâm để XD đất nước lâu bền.
2. Đại La – vị trí kinh đô mới.
- Đại La có đủ mọi điều kiện thuận lợi để trở thành kinh đô của đất nước.
- Lí Công Uẩn tin tưởng ở quan điểm dời đô của mình đến thành Đại La là hợp với ý nguyện của mọi người dân.
3, ý nghĩa văn bản 
- Khát vọng xây dựng đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường.
- Là vị vua có tầm nhìn sáng suốt về vân mệnh của đất nước và niềm tin mãnh liệt vào tương lai dân tộc.
III- Tổng kết
1. NT
2. ND
* Ghi nhớ: SGK/51
V- Luyện tập
- Kết cấu chặt chẽ: kết hợp lí và tình
- Lập luận:
+ Phân tích nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của dẫn chứng làm tiền đề xa; nêu và phân tích dẫn chứng trong nước làm tiền đề gần, trực tiếp.
+ Nêu và phân tích những thuận lợi về nhiều mặt của vùng đất định chọn làm kinh đô mới.
+ Quyết định dời đô trong sự bàn bạc, trao đổi với quần thần.
+ Tư tưởng truyền thống: học theo người TQ xưa(thiên thời , địa lợi, nhân hòa)
4. Củng cố:
- Nhắc lại ND ghi nhớ
5. Hướng dẫn HS học bài:
- Tìm và PT những luận điểm có trong bài.
* Tự rút kinh nghiệm:
*************************************************************
Tiết 91: Tiếng Việt
Câu phủ định
Soạn: 15/2/2009
Dạy: 17,18/2/2009
I/ Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là câu phủ định
- Rèn kỹ năng nhận biết và sử dụng câu phủ định trong nói và viết
II/ Các bước:
1, ổn định tổ chức: 
2, Kiểm tra : 15’ 
Câu 1: Nối cột bên trái với cột bên phải để có được nhận định đúng về chức năng chính của từng kiểu câu.	(4đ)
Kiểu câu
Chức năng chính
1. Câu trần thuật
a. dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói
2. Câu cảm thán
b. dùng để hỏi
3. Câu nghi vấn
c. dùng để ra lệnh, đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo
4. Câu cầu khiến
d. dùng để kể, nhận định, miêu tả, trình bày
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng 4 kiểu câu: trần thuật, cầu khiến, cảm thán, nghi vấn?(5đ)
đáp án, biểu điểm
Câu 1: 4đ
1- d ; 2- a	 ; 3- b ; 4- c
Câu 2: 5đ
- Đảm bảo cả về hình thức và chức năng của 4 kiểu câu, hoàn cảnh sử dụng 4 kiểu câu đó.
- Trình bày 1đ
3, Tiến trình hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
- Học sinh đọc VD1 trên bảng phụ (SGK/52)
? Cả 4 câu đều đề cập đến sự việc gì?
- Đi Huế
? Xét về hình thức và chức năng, các câu (b), (c), (d) có gì khác so với câu (a)? 
- Các câu này chứa từ : không, chưa, chẳng-> có ý nghĩa phủ định(họ thông báo và xác nhận là không có sự việc Nam đi Huế->câu phủ định miêu tả )
GV: Trong đó câu b là phủ định tuyệt đối, câu c và d là phủ định tương đối(chưa chắc chắn là đi hay không)
- Câu a: Khẳng định Nam đi Huế
GV: Những câu có chứa từ phủ định được gọi là câu phủ định.
? Ngoài những từ phủ định trên, ta thường gặp những từ phủ định nào khác?
? Qua việc xét VD em hiểu thế nào là câu phủ định? 
 ? Xét VD2 - HS đọc và trả lời 
? Tìm câu văn có chứa từ phủ định?
- Không phải . ; Đâu có.
? Cho biết các thày bói dùng những câu phủ định để làm gì? 
- Bác bỏ nhận định của ông thày nói trước đó.
- >Những câu này gọi là câu phủ định bác bỏ.
? Câu phủ định có mấy loại? đó là những loại nào?
- Học sinh đọc ghi nhớ
I- Đặc điểm hình thức và chức năng
1. Ví dụ1:
2. VD2:
* Ghi nhớ 2: SGK/53
II- Luyện tập chia nhóm:
Bài 1/53: Câu phủ định bác bỏ
b. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!-> bác bỏ điều mà lão Hạc dằn vặt, đau khổ.
c. Không, chúng con không đói nữa đâu.-> cái Tí bác bỏ điều mà mẹ nó lo lắng vì chị em chúng đói.
Bài 2/53
- Những câu trên không có ý phủ định, vì có chứa các cụm từ:
a- không phải là không = có(khẳng định)
b- không ai không từng= ai cũng (khẳng định)
c- ai chẳng= ai cũng (khẳng định)
* Đặt câu:
a. Câu chuyện có lẽ chỉ là 1 câu chuyện hoang đường, song vẫn có ý nghĩa.
b. Táng tám, hồng ngọc đỏ, hòng hạc vàng, ai cũng tưnmgf ăn tết trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng.
c. Từng qua thời thơ ấu ở HN, ai cũng có một lầncổng trường.
* So sánh:
- Các câu trong bài tập dùng từ phủ định của phủ định để khẳng định một vấn đề, nên ý khẳng định mạnh hơn, có sức thuyết phục cao hơn.
- Các câu tương đương sức thuyết phục kém hơn.
Bài 3/53
- Nếu thay từ không = chưa, phải viết lại: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp(bỏ từ nữa)
- Nghiã của câu bị thay đổi:
+ Không dậy được: vĩnh viễn không dậy được nữa- phủ định tuyệt đối
+ Chưa dậy được thì sau đó có thể sẽ dậy được- phủ định tương đối
- Câu văn của tác giả phù hợp với câu chuyện hơn.
Bài 4/53
- Đều là câu phủ định(mặc dù không dùng từ phủ định nhưng có ý nghĩa phủ định)
Bài 5/53:
- Không thay được:, vì:
+ Quên: vào thời điểm căm thù giặc cao độ tác giả không để tâm đến việc bình thường ấy. Còn không là phủ định tuyệt đối, sức thuyết phục không cao.
+ Chưa: sự việc chưa diễn ra nhưng có thể đến một lúc nào đó sẽ làm được. Chẳng là không bao giờ làm được.
4. Củng cố:
 ? Thế nào là câu phủ định?
5. Hướng dẫn HS học bài:
- Học thuộc ghi nhớ
- Xem bài : “Ông ngoại”- văn học địa phương
* Tự rút kinh nghiệm:
*****************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 8 Ky II mien nui.doc