Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 28

Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 28

TUẦN 28 TIẾT 105, 106

THUẾ MÁU

(Trích Bản án chế độ thực dân Pháp)

_Nguyễn Ái Quốc_

I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu được bản chất giả dối, tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp.

- Thấy rõ tính chiến đấu, lập luận sắc bén của nghệ thuật trào phúng trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.

II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1. Kiến thức:

- Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của người dân thuộc địa bị bóc lột, bị làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.

- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.

 2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu văn bản chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.

- Học đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 834Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28	TIẾT 105, 106	NS: 3/3/2011
THUẾ MÁU
(Trích Bản án chế độ thực dân Pháp)
_Nguyễn Ái Quốc_
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
- Hiểu được bản chất giả dối, tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp.
- Thấy rõ tính chiến đấu, lập luận sắc bén của nghệ thuật trào phúng trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
- Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của người dân thuộc địa bị bóc lột, bị làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.
- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.
 2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.
- Học đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
Tiết 1:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- GV kiểm tra tập bài soạn của học sinh.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 38’
(?) Hãy trình bày sự hiểu biết của em về tác giả?
Nguyễn Ái Quốc là một trong những tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì hoạt động cách mạng trước năm 1945.
A. Tìm hiểu chung:
I. Tác giả:
Nguyễn Ái Quốc là một trong những tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì hoạt động cách mạng trước năm 1945.
(?) Hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm?
Văn bản được trích trong bài “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925).
II. Tác phẩm:
Văn bản được trích trong bài “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925).
* Gv đọc văn bản
(?) Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt gì?
Hs đọc văn bản. 
HS: Văn nghị luận.
III. §äc - Thể loại:
* Thể loại:Văn nghị luận.
à Tiếp tục GV gọi HS đọc lại các từ khó.
- GV nhấn mạnh một số chú thích.
HS đọc 
IV. Từ khó:
(Sgk)
Tiết 2:
Ho¹t ®éng 2: 39’
b. Đọc - hiểu văn bản :
I. Nội dung:
 Bước 1: Tìm hiểu phần I:
 (?) So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc 2 thời điểm: trước khi có chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra. (Tìm dẫn chứng).
 GV nhận xét, chốt ý.
 (?) Qua cách đối xử ấy chứng tỏ bản chất gì của bọn thực dân Pháp?
(?) Ngoài ra số phận bi thảm của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả ntn?
GV nhận xét.
 Bước 2: Tìm hiểu phần II:
(?) Hãy nêu các thủ đoạn, mánh khoé bắt lính của bọn thực dân?
GV nhận xét.
 (?) Câu hỏi thảo luận: Người dân thuộc địa có thực sự “tình nguyện” hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không? Vì sao em biết?
 GV kết luận.
 Bước 3: Tìm hiểu phần III:
 (?) Trước khi có chiến tranh, người dân thuộc địa được nhìn ntn? Sau khi nộp “thuế máu” trở về, họ được nhìn nhận có khác trước không?
 (?) Tìm những chi tiết nói lên cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ khi trở về ? Theo em chi tiết nào nói lên rõ nhất cách đối xử của chúng đối với người dân thuộc địa?
HS tìm chi tiết và trả lời. HS khác bổ sung .
HS:- Trước chiến tranh 
- Khi chiến tranh 
à Nói lên thủ đoạn lừa bịp, bỉ ổi của bọn thực dân để bắt đầu biến họ thành vật hy sinh.
HS tìm các chi tiết trả lời.
HS: Số phận thảm thương của người dân thuộc địa khi chiến tranh phi nghĩa xảy ra.
HS trả lời.
- Tiến hành lùng ráp, vây bắt và cưỡng bứt người ta đi lính.
 - Lợi dụng chuyện bắt lính mà doạ nạt , xoay xở kiếm tiền.
 - Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu có chống đối.
HS thảo luận nhóm 5’, đại diện trả lời.
 Nhóm khác nhận xét. 
HS: Thật không hề có sự “tình nguyện”. Phủ toàn quyền đã trịnh trọng tuyên bố: “Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại” Thật là vô liêm sĩ. Nhưng các dẫn chứng xác thực của tg’ đã lột trần cái bộ mặt giả dối: những người bị bắt tìm cơ hội trốn thoát, nếu không trốn thì tự huỷ hoại thân mình  và những cảnh người dân bị xích tay, bị nhốt có lính Pháp canh gác cẩn mật khi xuống tàu và những cuộc biểu tình bạo động để chống lại chính sách bắt lính dã man, tàn bạo ấy.
 HS: Khi đại bác đã  “giống người bẩn thỉu”
1. Chiến tranh và “người bản xứ”:
 - Trước chiến tranh (1914) họ (những người bản xứ) chỉ một giống người bẩn thỉu, hạ đẳng.
 - Khi chiến tranh bùng nổ lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc, vỗ về, được phong cho nhiều danh hiệu cao quý.
à Nói lên thủ đoạn lừa bịp, bỉ ổi của bọn thực dân để bắt đầu biến họ thành vật hy sinh.
 - Số phận thảm thương của người dân thuộc địa khi chiến tranh phi nghĩa xảy ra:
 + Phải xa lìa vợ con, phơi thây trên các bãi chiến trường vô nghĩa.
+ Kiệt sức trong các công xưởng, nhà máy phục vụ chiến tranh.
 à Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền.
2. Chế độ lính tình nguyện:
 a. Các thủ đoạn mánh khoé bắt lính của bọn thực dân:
 - Tiến hành lùng ráp, vây bắt và cưỡng bứt người ta đi lính.
 - Lợi dụng chuyện bắt lính mà doạ nạt , xoay xở kiếm tiền.
 - Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu có chống đối.
b. Lời lẽ bịp bợm của các nhà cầm quyền:
Chính quyền thực dân rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa à bộc lộ sự lừa bịp trắng trợn.
3. Kết quả của sự hy sinh:
- Khi chiến tranh chấm dứt thì những người từng hy sinh bao xương máu, từng được tâng bốc trở lại “giống người bẩn thỉu”.
 - Khi trở về họ còn bị lột hết của cải, bị đánh đập vô cớ, bị đối xử như con vật “Các anh  cút đi”.
Bước 4: Tìm hiểu hình thức:
? Hãy nêu nhận xét về nghệ thuật của văn bản?
II. Nghệ thuật:
- Có tư liệu phong phú, xác thực, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
- Thể hiện giọng điệu đanh thép.
- Sử dụng ngòi bút trào phúng sắc sảo, giọng điệu mỉa mai.
Bước 5: Ý nghĩa văn bản:
? Hãy phát biểu ý nghĩa của văn bản?
III. Ý nghĩa văn bản:
Văn bản có ý nghĩa như một “bản án” tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh.
*Yêu cầu hs đọc thêm ghi nhớ.
*Đọc thêm ghi nhớ (sgk)
Ho¹t ®éng 3: 2’
C. Hướng dẫn tự học:
- Đọc Chú thích.
- Tìm hiểu tác dụng của các từ trái nghĩa sử dụng trong văn bản.
- Sưu tầm một số tranh, ảnh lịch sử minh họa cho nội dung bài học.
- Đọc diễn cảm văn bản.
4. Củng cố: 2’
(?) Thông qua bài Thuế máu em thấy thự dân Pháp là người ntn?
(?) Qua đó cho ta thấy hoàn cảnh của những người dân bị thuộc địa ra sao?
5. Dặn dò: 2’
- Học bài, thực hiện theo yêu cầu của “Hướng dẫn tự học”.
- Soạn bài “Hội thoại”: Vai xã hội trong hội thoại. Xem (làm) trước bài tập.
TUẦN 28	TIẾT 107	NS: 3/3/2011
HỘI THOẠI
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
- Hiểu khái niệm vai xã hội trong hội thoại.
- Biết xác định thái độ đúng đắn trong giao tiếp.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
	Vai xã hội trong hội thoại.
 2. Kĩ năng:
	Xác định các vai xã hội trong cuộc thoại.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
? Nêu ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản Thuế máu?
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 18’
A. Vai xã hội trong hội thoại:
à GV gọi HS đọc đoạn trích và tiến hành trả lời các câu hỏi trong SGK.
GV: Đoạn trích này là cuộc hội thoại giữa bà cô và chú Hồng.
(?) Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là ai? Ai là vai trên, ai là vai dưới?
GV nhận xét.
 GV GD KNS: Khi tham gia hội thoại, đôi khi các em là người vai trên, vậy khi mình là vai trên em trò chuyện, cư xử với người ở vai dưới của mình phải như thế nào?
 (?) Vậy qua đoạn trích ta thấy, tuy ở vai trên nhưng cách cư xử của người cô có gì đáng chê trách?
GV bổ sung, kết luận.
 (?) Những điều đó thể hiện qua chi tiết nào?
GV nhận xét. 
(?) Câu hỏi thảo luận: Tìm những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ thái độ lễ phép? Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy?
GV kết luận.
à Qua đó GV liên hệ thực tế và GD KNS khi nói chuyện với người lớn hơn mình (cha mẹ, thầy cô )
(?) Vậy qua sự tìm hiểu em hãy nhận xét vai trong xã hội ntn?
(?) Khi tham gia hội thoại em hãy chú ý điều gì? 
HS đọc
HS: Quan hệ giữa các nhân vật là quan hệ gia tộc (ruột thịt). Người cô vai trên (cô), chú bé Hồng vai dưới (cháu).
HS: Phải nói chuyện nhỏ nhẹ, lịch sự và tôn trọng.
HS trả lời. 
HS: Giọng cười cay độc, nét mặt khi cưới rất kịch, cách lôi kéo bé Hồng vào trò chơi độc ác, những từ ngữ, những câu nói mỉa mai (mày, mợ mày )
HS thảo luận 4’. 
Đại diện trả lời.
 Nhóm khác nhận xét. 
HS dựa vào ghi nhớ trả lời
 à Xét đoạn trích – SGK93.
 - Quan hệ giữa các nhân vật là quan hệ gia tộc (ruột thịt). Người cô vai trên (cô), chú bé Hồng vai dưới (cháu).
- Cách đối xử của người cô là thiếu thiện chí, vừa không phù hợp với quan hệ ruột thịt (yêu thương), vừa không đúng mực với người vai trên (tôn trọng, lịch sự).
 - Thái độ kìm nén sự bất bình của Hồng: cúi đầu không đáp, im lặng, khóc 
 Lí do: bé Hồng ở vai dưới phải giữ thái độ lễ phép, kính trọng.
* Ghi nhớ - SGK.
Hoạt động 2: 14’
BT1. Em hãy dựa vào những kiến thức và những điều đã biết về bài hịch nêu rõ những chi tiết cho thấy TQT’ nghiêm khắc chỉ ra lỗi lầm của tướng sĩ, chê trách và khuyên bảo tướng sĩ rất chân tình.
BT2. (?)a. Hãy xác định vai xã hội của 2 nhân vật tham gia hội thoại? (chú ý vai tuổi tác, vai xã hội)
(?)b. Tìm những chi tiết trọng lời thoại của nhân vật và lời miêu tả của tg’ cho thấy thái độ vừa kính trọng, vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc?
(?)c. Tương tự tìm những chi tiết nói lên thái độ vừa quí trọng, vừa thân tình của lão Hạc đối với ông giáo? Nhưng chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui của lão Hạc?
 BT3. GV gợi ý: HS thuật lại một cuộc trò chuyện có nội dung lành mạnh, biết dựa vào kiến thức đã học và kinh nghiệm 2 bài tập trước để phân tích vai xã hội, cách cư xử của những người tham gia trò chuyện ấy. (Chú ý: nội dung thoại không được dài quá) 
B. Luyện tập:
1/ Khi nói với binh sĩ ở dưới quyền. TQT đứng ở 2 vai:
- Quan hệ chủ - tướng: ông thẳn thắng phê phán hành động sai trái của tướng sĩ.
 - Quan hệ cùng cảnh ngộ: ông tâm tình nhẹ nhàng, hợp lí.
2/ a/ Xét về địa vị xã hội, ông giáo là người có địa vị cao hơn người nông dân nghèo như lão Hạc. Những xét về tuổi tác thì tuổi tác thì lão Hạc cao hơn ông giáo.
 b/ - Ông giáo nói với lão Hạc bằng lời lẽ ôn tồn, thân mật, nắm lấy vai lão, mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai (thân tình).
- Trong lời lẽ ông giáo gọi lão Hạc là cụ, xưng hô gộp 2 người là ông con mình (kính trọng).
 c/ - Lão Hạc gọi người đối thoại với mình là ông giáo, dùng từ dạy thay cho từ nói (tôn trọng).
 - Xưng hô gộp 2 người lại là chúng mình, cách nói cũng xuề xòa (thân tình).
 - Những chi tiết thể hiện tâm trạng không vui, giữ ý của lão Hạc: cười đưa đà, cười gượng, “Nói thế chứ ông giáo để khi khác.”
3/ SGK
 (HS phát biểu).
Ho¹t ®éng 3: 2’
C. Hướng dẫn tự học:
Tìm một đoạn truyện trong đó nhà văn dựng được cuộc thoại giữa các nhân vật và xác định:
- Vai xã hội của nhân vật tham gia hội thoại.
- Đặc điểm ngôn ngữ mà nhân vật đã lựa chọn để thực hiện vai giao tiếp của mình.
4. Củng cố: 2’
(?) Hãy nhận xét vai trong xã hội ntn?
(?) Khi tham gia hội thoại em hãy chú ý điều gì?
5. Dặn dò: 2’
- Học bài. xem lại các bài tập. Thực hiện theo “Hướng dẫn tự học”.
- Chuẩn bị “Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận”: Đọc đoạn trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tự trả lời các câu hỏi SGK. Đọc phần ghi nhớ. 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 28	TIẾT 108	NS: 3/3/2011
TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
- Bổ sung, nâng cao hiểu biết về văn nghị luận.
- Nắm được vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận và cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
	- Lập luận là phương pháp biểu đạt chính trong bài văn nghị luận.
	- Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nên sức lay động, truyền cảm của bài văn nghị luận.
 2. Kĩ năng:
	- Nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận.
	- Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lí, có hiệu quả, phù hợp với lô-gíc lập luận của bài văn nghị luận.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
(?) Hãy nhận xét vai trong xã hội ntn?
(?) Khi tham gia hội thoại em hãy chú ý điều gì?
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 18’
A. Yếu tố biểu cảm trong văn biểu cảm:
Bước 1: Trả lời câu 1.
 à GV gọi HS đọc đoạn văn trong SGK và trả lời các câu hỏi.
(?) Câu hỏi thảo luận: Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tg’? (Chú ý: tìm từ ngữ chứ không phải tìm cả câu). Tìm những câu cảm thán trong đoạn văn trên?
GV gọi 2 nhóm lên trả lời.
GV chốt ý.
(?) Về mặt sử dụng từ ngữ, đặt câu có tính chất biểu cảm, Lời kêu gọi  có giống với Hịch tướng sĩ?
(?) Tuy nhiên tại sao 2 bài này vẫn được coi là văn bản nghị luận chứ không phải văn bản biểu cảm, vì sao?
GV chuẩn kiến thức. 
 à GV cho HS theo dõi bảng đối chiếu.
(?) Em hãy so sánh 2 bảng đối chiếu trên? 
- Không có từ ngữ bc’.
- Không có câu cảm thán.
à Không có yếu tố bc’.
 à Chỉ đúng mà chưa hay.
- Có nhiều từ ngữ bc’.
- Có nhiều câu cảm thán.
à Có yếu tố bc’.
à Vừa đúng vừa hay.
(?) Có thể thấy hệ thống (2) hay hơn hệ thống (1). Vì sao vậy?
 (?) Từ đó em hãy cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
Bước 2: Trả lời câu hỏi 2.
à GV: Thông qua việc tìm hiểu vb’, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
(?)a. Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thật sự xúc động trước những điều mình đang nói.
 GV kết luận.
(?)b. Chỉ rung cảm thôi đủ chưa? Phải chăng chỉ có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả ” hay “uốn lưỡi cú diều”? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa?
(?)c. Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng. Ý kiến đó đúng không? Vì sao?
(?) Vậy khi sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận cần chú ý điều gì?
HS đọc
HS thảo luận 4’, tìm chi tiết. 
Nhóm khác nhận xét. 
- Các câu cảm thán: 
+ Hỡi đồng bào toàn quốc!
 + Hỡi đồng bào!
 + Hỡi anh em tự vệ, dân quân
HS suy nghĩ trả lời. 
HS trả lời.
HS nhận xét
HS dựa vào ghi nhớ trả lời.
HS: Người viết không chỉ suy nghĩ đúng, sâu mà còn phải thật sự xúc động trước những điều mình đang nói.
HS: Người viết phải biết rèn luyện cách biểu cảm.
HS: Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán trong văn nghị luận vì sẽ biến bài văn xa thự tế, làm giảm bớt sự chặt chẽ trong mạch lập luận, có thể lạc sang văn biểu cảm.
HS dựa vào ghi nhớ trả lời.
1. Xét đoạn văn – SGK95
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
a/- Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt: Hỡi, muốn, phải, quyết tâm, thà, chứ, nhất định, phải đứng lên, muôn năm
 - Các câu cảm thán: 
+ Hỡi đồng bào toàn quốc!
 + Hỡi đồng bào!
 + Hỡi anh em tự vệ, dân quân!
 - Văn bản Lời kêu gọi và Hịch tướng sĩ giống nhau ở chỗ có nhiều từ ngữ và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm.
b/ Tuy nhiên văn bản này và Hịch tướng sĩ không phải là văn biểu cảm mà mục đích là nghị luận (nêu quan điểm, ý kiến, suy nghĩ ). Yếu tố biểu cảm không đóng vai trò chủ đạo mà chỉ là phụ trợ cho nghị luận và giúp cho nghị luận hay hơn.
 c/ Hệ thống (2) hay hơn vì có yếu tố biểu cảm phụ trợ.
*Ghi nhớ (sgk)
 2/ Làm thế nào để phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:
a. Người viết không chỉ suy nghĩ đúng, sâu mà còn phải thật sự xúc động trước những điều mình đang nói.
 b/ Người viết phải biết rèn luyện cách biểu cảm.
c. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán trong văn nghị luận vì sẽ biến bài văn xa thự tế, làm giảm bớt sự chặt chẽ trong mạch lập luận, có thể lạc sang văn biểu cảm.
* Ghi nhớ (sgk).
Hoạt động 2: 14’
 BT1. GV cho HS đọc lại Bt1. Gợi ý trả lời.
GV: Bước đầu các em đọc lại phần I. và tìm yếu tố biểu cảm và cho biết tg’ sử dụng những biện pháp gì dể biểu cảm và cho biết tác dụng?
BT2. GV cho HS đọc lại Bt2 (đoạn văn). GV gợi ý trả lời: 
 - Cảm xúc gì đã thể hiện qua đoạn văn? Tg’ làm thế nào để không chỉ có sức thuyết phục về lí trí mà còn gợi cảm.
BT3. Viết đoạn văn ngắn...
B. Luyện tập:
 1/ - Yếu tố biểu cảm: nhại, tên a đen bẩn thỉu, An-nam-mít bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền chứng kiến cảnh kì diệu, xuống tận đáy biển, bỏ xác tại miền hoang vu thơ mộng 
 - Lời mỉa mai thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc đối với bọn thực dân à Tạo hiệu quả về tiếng cười châm biếm sâu cay.
 2/ Cảm xúc thể hiện qua đoạn văn. Phân tích lẽ thiệt hơn cho học trò để họ thấy tác hại của việc “học tủ” và “học vẹt”. Người thầy còn bộc bạch nỗi buồn và sự khổ tâm của 1 nhà giáo chân chính trước sự “xuống cấp” trong lối học văn và làm văn của những Hs mà ông thật lòng.
 - Tg’ thể hiện qua từ ngữ, câu văn và giọng điệu.
BT3. (HS về nhà làm).
Gv GD KNS: Lựa chọn yếu tố biểu cảm để tạo lập bài văn nghị luận có hiệu quả.
Ho¹t ®éng 3: 2’
C. Hướng dẫn tự học:
Đọc lại văn bản Thuế máu, tìm các yếu tố bieru cảm và tìm hiểu tác dụng của chúng. 
4. Củng cố: 2’
(?) Em hãy cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
(?) Vậy khi sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận cần chú ý điều gì?
5. Dặn dò: 2’
- Học bài. xem lại các bài tập. Thực hiện theo “Hướng dẫn tự học”.
- Chuẩn bị “Đi bộ ngao du”: Đọc tác phẩm, phần chú thích, phần ghi nhớ. (Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, mục dích của việc “Đi bộ ngao du”).

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28.doc