Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 88 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 88 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh

NHỚ RỪNG

 (Thế Lữ)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

 Đọc diễn cảm bài thơ, nắm được những nét cơ bản về tác giả Thế Lữ và văn bản” Nhớ rừng”

Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.

Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.

B. TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC:

 Sách giáo khoa Ngữ văn 8.

 Sách giáo viên Ngữ văn 8.

 Chân dung tác giả Thế Lữ.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 Ổn định tổ chức.

 Kiểm tra bài cũ:

Giới thiệu bài mới: Giáo viên giới thiệu sơ lược về thơ mới và phong trào thơ mới 32- 45.

 Dạy bài mới.

 Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích

 

doc 32 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 88 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 73
Ngày 10/ 1/ 2009
Nhớ rừng
	 	(Thế Lữ)	 
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
Đọc diễn cảm bài thơ, nắm được những nét cơ bản về tác giả Thế Lữ và văn bản” Nhớ rừng”
Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
tài liệu, thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa Ngữ văn 8.. 
Sách giáo viên Ngữ văn 8.
Chân dung tác giả Thế Lữ.
Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Giới thiệu bài mới: Giáo viên giới thiệu sơ lược về thơ mới và phong trào thơ mới 32- 45.
Dạy bài mới. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
(I) Đọc - Chú thích
GV hướng dẫn đọc 
GV đọc mẫu.
Gọi HS đọc văn bản
- Giới thiệu chân dung tác giả.
Nêu những hiểu biết của em về tác giả và văn bản ?
Giáo viên giới thiệu thêm về tác giả và văn bản.
1.Đọc.
Chú thích.
a.Tác giả: Thế Lữ
- Tên khai sinh: Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh.
- Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới.
b.Tác phẩm:
- Là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ
- Là lời con hổ ở vườn bách thú. Mượn lời con vật “ sa cơ bị nhục nhằn tù hãm” t/g đã thể hiện tâm sự của cả 1 thế hệ bị giam cầm, nô lệ u uất với 1 nỗi khao khát tự do mãnh liệt
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
(II) Đọc - Hiểu văn bản
Bài thơ có 5 đoạn, em hãy tìm nội dung chính của các đoạn đó?
Quan sát bài thơ, chỉ ra những điểm mới về hình thức của bài thơ so với các bài thơ em đã học?
- Bố cục:
 + Đoạn 1+4: Khối căm hờn và niềm uất hận
 + Đoạn 2+3: Nỗi nhớ thời oanh liệt
 + Đoạn 5: Khao khát giấc mộng ngàn
- Không hạn định số dòng, số tiếng
- Nhịp ngắt tự do
- Gieo vần không cố định.
- Giọng thơ ào ạt, phóng khoáng
1) Khối căm hờn và niềm uất hận.
Học sinh đọc đoạn 1.
Con hổ cảm nhận những nỗi khổ nào khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú?
Trong những nỗi khổ đó, nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho "lũ người ngạo mạn, ngẫn ngơ" biến thành khối căm hơn. Em hiểu "khối căm hờn" này như thế nào? 
Khối căm hờn ấy biểu hiện thái độ sống và nhu cầu sống như thế nào? 
Đọc đoạn 4.
Cảnh vườn thú hiện ra dưới cái nhìn của chúa sơn lâm như thế nào? 
Cảnh tượng ấy gây nên phản ứng nào của con hổ?
- Nhận xét về nghệ thuật trong đoạn thơ
- Giáo viên tổng kết tiết 1.
Nỗi khổ không được hoạt động, trong một không gian tù hãm,thời gian kéo dài
Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ.
Bất bình vì bị ở chung cùng những bọn thấp hèn.
Hổ vốn là chúa sơn lâm, loài người khiếp sợ nhưng bây giờ chỉ là đồ chơi. Cảm xúc hờn căm đè nặng, nhức nhối, không có cách giải thoát đ bất lực nằm trông ngày tháng dần qua.
- Chán ghét cuộc sống tầm thường, tù túng 
Khát vọng tự do ,được sống đúng với phẩm chất vốn có của mình.
Tầm thường, giả dối, nhỏ bé.
Niềm uất hận.
- Giọng thơ chế diễu, liệt kê, nhịp thơ dồn dập ở 2 câu đầu, kéo dài ở các câu sau, thái độ chán chường.
(IV) Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Gv hướng dẫn
Nắm nội dung chính tiết 1.
- Soạn bài theo câu hỏi ở sách giáo khoa tiết sau học tiếp.
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết 74
Ngày 10/ 1/ 2009
Nhớ rừng
 (Thế Lữ)
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
tài liệu, thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa Ngữ văn 8. 
Sách giáo viên Ngữ văn 8.
Bảng phụ
Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: Nêu những nét chính về tác giả và văn bản?
Dạy bài mới. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
(II) Đọc - Hiểu văn bản
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
2) Nỗi nhớ thời oanh liệt
Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết nào?
Nhận xét của em về cách dùng từ trong những lời thơ này?
Giữa cảnh rừng núi hùng vĩ đó, hình ảnh con hổ được hiện ra như thế nào?
Cảnh rừng nơi hổ từng sống được tả ở những thời điểm nào? Cảnh sắc mỗi thời điểm có gì nỗi bật?
Qua đó ta thấy thiên nhiên hiện ra với vẻ đẹp nào?
Trong đoạn thơ được tác giả sử dụng điệp từ "đâu" kết hợp với câu cảm thán có ý nghĩa gì?
Giáo viên bình: Tâm trạng của con hổ chính là tâm trạng của người dân mất nước, cảnh vườn bách thú là cảnh của xã hội thực tại.
- ở 2 đoạn thơ này có những câu thơ tuyệt bút. Em thích câu thơ nào? Vì sao?
Cảnh sơn lâm: Bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi ...
Điệp từ (với), các động từ chỉ đặc điểm của hành động( gào, thét)
đ Lớn lao, phi thường, hoang vu, bí mật
Vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt vừa uy nghi dũng mãnh vừa mềm mại vừa uyễn chuyễn: "Ta bước ... im hơi".
Bốn cảnh:
+ Những đêm vàng bên suối hổ say mồi đứng uống ánh trăng tan.
+ Những ngày mưa hổ đứng nhìn giang sơn đổi mới.
+ Những buổi bình minh nắng gội và tiếng chim ca cho giấc ngũ của sơn lâm; + Những chiều đợi mặt trời xuống để chiếm lấy phần vũ trụ.
Hùng vĩ, thơ mộng, rực rỡ, huy hoàng và bí ẩn đ vẽ đẹp như một bộ tranh tứ bình.
Diễn tả và nhấn mạnh nỗi tiếc nuối cuộc sống độc lập tự do của chính mình.
- Học sinh bộc lộ.
3. Khao khát giấc mộng ngàn
Giáo viên đọc đoạn cuối bài thơ.
Giấc mộng ngàn của hổ hướng về một không gian như thế nào? 
Các câu cảm thán ở trong đoạn thơ có ý nghĩa gì?
- Nhận xét về giấc mộng ngàn của con hổ?
Oai linh, hùng vĩ, thênh thang đ không gian trong mộng không còn bao giờ được thấy.
Bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nhớ cuộc sống chân thật, tự do.
- Mãnh liệt, to lớn nhưng đau xót và bất lực đ bi kịch.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết bài
(III) Ghi nhớ
Giáo viên tổng kết nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Học sinh đọc ghi nhớ.
Sách giáo khoa. 
(IV) Luyện tập
Giáo viên hướng dẫn HS làm bài 4* ở sách giáo khoa. 
(V) Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Gv hướng dẫn
Làm bài luyện tập.
Soạn bài mới: “ Câu nghi vấn”
GV hướng dẫn 
 + Đọc kĩ nội dung bài, trả lời câu hỏi sau mỗi mục, làm bài tập luyện tập
 + Nắm nội dung bài học qua phần ghi nhớ
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết 75
Ngày 12/ 1/ 2009
Câu nghi vấn 
Mục tiêu đạt: Học sinh cần:
Hiểu rõ đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
Tài liệu thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
Sách bài tập Ngữ văn 8.
Bảng phụ 
hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu vị trí của câu nghi vấn trong các kiểu câu phân theo mục đích nói.
Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiều đặc điểm hình thức và chức năng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
(I) Đặc điểm hình thức và chức năng chính
Học sinh đọc đoạn trích ở sách giáo khoa.
Em hãy tìm câu nghi vấn trong đoạn trích trên?
Nhờ vào đặc điểm hình thức nào để em xác định được đó là các câu nghi vấn?
Chức năng của câu nghi vấn trên?
Em hãy đặt một số câu nghi vấn?
* Hoạt động nhóm 
Giáo viên minh hoạ bằng một số ví dụ ở các văn bản đã học( bảng phụ)
- Từ phân tích các ví dụ trên, em hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn?
1. Tìm hiểu ví dụ:
 Các câu nghi vấn:
Thế làm sao u cứ khóc mải mà không chịu ăn khoai?
Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không?
Hay là u thương chúng con đói quá?
Đặc điểm hình thức: Sau câu có dấu chấm hỏi(?), có các từ nghi vấn: sao, không, hay . . .
Dùng để hỏi
Ví dụ: 
Hôm nay anh đi học phải không?
Sáng mai bạn đi học hay ở nhà làm bài tập?
Bạn đến đây bằng cách nào?
Giáo viên hệ thống kiến thức, học sinh đọc ghi nhớ.
2. Ghi nhớ:
(SGK)
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập ở lớp
(II) Luyện tập
Giáo viên chia nhóm giao các bài tập:
+Nhóm 1: Bài 1a, 2a, 3a.
+Nhóm 2: Bài 1b, 2b, 3b.
+Nhóm 3: Bài 1c, 2c, 3c
Học sinh hoạt động nhóm và trình bày kết quả.
Giáo viên đánh giá
Học sinh trình bày miệng.
Giáo viên lưu ý học sinh sự khác nhau giữa câu nghi vấn theo mô hình: 
Có . . . không?
Đã . . . chưa?
Bài 1:
Câu 2: Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
* Có từ nghi vấn “ không”.
Câu 1: Có các từ nghi vấn “ tại sao” ?
Câu 1, 3 có từ nghi vấn “gì “ ?
Bài 2:
Căn cứ vào từ nghi vấn “ hay”
Không thay được vì khi thay thì câu trở thành kiểu câu khác.
Bài 3:
Không đặt dấu chấm hỏi sau các câu đó vì đó không phải là câu nghi vấn.
Bài 4:
Về hình thức đều là câu nghi vấn nhưng chúng khác nhau về ý nghĩa ( câu 2 có giả định còn câu 1 không có).
Câu trả lời sẽ là:
Có, ( khoẻ, không)
Chưa, ( rồi)
Một số câu khác:
Cái áo này có cũ không ? (+)
Cái áo này có mới không ? (+)
Cái áo này đã mới chưa? (-)
Bài 5:
Từ nghi vấn đặt ở vị trí khác nhau.
Câu a và câu b khác nhau về ý nghĩa: Câu a hỏi hành động trong tương lai, còn câu b hỏi hành động trong quá khứ.
(III) Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Gv hướng dẫn
- Làm bài tập 6 ở nhà.
- Soạn bài mới: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
Tiết 76
Ngày 16 /1 /2009
Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh 
Mục tiêu bài dạy: 
- Ôn lại kiến thức về văn bản thuyết minh.
- Giúp học sinh biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lý
B. Tài liệu thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
Sách bài tập Ngữ văn 8. 
Các đoạn văn mẫu.
C. hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: 
H. Nêu các đặc điểm của văn thuyết minh? Nêu một số văn bản thuyết minh mà em đã gặp trong cuộc sống?
Giới thiệu bài: Giáo viên nêu yêu cầu tiết học.
Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu, nhận dạng các đoạn văn thuyết minh.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
(I) Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh:
Học sinh đọc các đoạn văn ở sách giáo khoa.
Trong đoạn văn a câu nào là câu chủ đề? Xác định từ chủ đề trong câu đó?
Vai trò của các câu còn lại?
- Giáo viên chốt nội dung 1.
* Đoạn văn a:
 Câu chủ đề: câu 1
 Từ chủ đề: Thiếu nước sạch.
Giải thích, bổ sung để làm rõ câu chủ đề.
* Đoạn văn b:
Từ chủ đề: Phạm Văn Đồng
Các câu còn lại: Liệt kê cuộc đời hoạt động của ông.
Hoạt động 2: Nhận xét, sửa chữa các đoạn văn chưa chuẩn
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn.
Học sinh đọc đoạn a ở sách giáo khoa.
Đoạn văn thuyết minh a có nhược điểm gì?
Nếu giới thiệu về chiếc bút bi thì em sẽ giới thiệu như thế nào? 
Nhận xét của em về đoạn văn b ở sách giáo khoa?
Nêu cách sửa chữa đoạn văn b?
- Giáo viên tổng kết nội dung bài dạy.
- Học sinh đọc ghi nhớ sgk
* Đoạn văn a còn một số nhược điểm: - Trình bày ý lộn xộn, nên sắp xếp thành 2 ý theo bố cục 2 đoạn.
Giới thiệu về cấu tạo: Ruột bút, vỏ bút, các loại bút đ cách sử dụng bút.
* Đoạn văn b cũng có nhược điểm như đoạn văn a.
Nên chia làm 3 đoạn để thuyết minh.
- Phần có b ... yết minh:
Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
Phương pháp liệt kê.
Phương pháp nêu ví dụ.
Phương pháp dùng số liệu.
Phương pháp so sánh.
-- Phương pháp phân loại, phân tích.
(II) Luyện tập
- Giáo viên chia nhóm giao bài tập.
Nhóm 1: đề 1
Nhóm 2: đề 2
Nhóm 3: đề 3
Nhóm 4: đề 4.
- Học sinh hoạt động nhóm (thực hiện ở phiếu học tập)
- Các nhóm trình bày kết quả.
Giáo viên đánh giá, sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh
1. Thuyết minh về đặc điểm của thể thơ lục bát.
a. MB: Giới thiệu thể thơ lục bát.
b. TB: Thuyết minh đặc điểm:
 - Số câu, số tiếng
 - Gieo vần
 - Ngắt nhịp
 - Luật bằng trắc
 - Tác dụng của thể thơ lục bát.
c. Vị trí của thể thơ lục bát trong VHVN
2. Thuyết minh danh lam thắng cảnh: Động Phong Nha.
a. MB: Giới thiệu danh lam thắng cảnh.
b. TB: 
Vị trí của động Phong Nha.
Đặc điểm: Động khô, động nước.
Đánh giá danh lam thắng cảnh.
c. KB: Lời nhận xét, đánh giá.
3. Thuyết minh một thí nghiệm:
a. MB: Giới thiệu thí nghiệm.
b. TB: 
Các bước làm thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm.
c. KL: Rút ra kết luận từ thí nghiệm
(III) Tổng kết. Hướng dẫn học bài
Giáo viên tổng kết, nhận xét giờ ôn tập.
yêu cầu học sinh viết thành văn bản cho đề 2.
Soạn bài mới:Ngắm trăng , Đi đường
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết 85
Ngày 10 /2 /2009
Ngắm trăng - Đi đường 
	 	( Hồ Chí Minh)	 
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà cùng vầng trăng ở ngoài trời.
Thấy được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
Văn bản: Đi đường: Giúp HS
Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng
Thấy được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
tài liệu, thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa. 
Sách giáo viên Ngữ văn 8.
Chân dung Hồ Chí Minh.
Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc và diễn cảm bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh.
Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
Giới thiệu bài mới: 
Giáo viên giới thiệu Nhật ký trong tù và trăng trong thơ Bác.
Dạy bài mới. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
A/ Văn bản: Ngắm trăng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
(I) Đọc - Chú thích
GV hướng dẫn đọc 
GV đọc mẫu.
Gọi HS đọc văn bản
Nhận xét của em về bản dịch thơ so với phiên âm?
- Giới thiệu chân dung tác giả.
- Em hiểu gì về sự ra đời của bài thơ này?
1. Đọc.
Câu 2: Bản dịch chưa thể hiện được sự xốn xang, bối rối của tác giả trước cảnh đẹp đêm trăng.
Câu 3, 4: Bản dịch làm mất cấu trúc đăng đối.
2. Chú thích.
- Bài thơ được viết trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, khi Bác bị vô cớ bắt giam tại Trung Quốc 8/ 1942
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
(II) Đọc - hiểu văn bản
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? Sự thật nào được phản ánh trong câu thơ đầu?
Câu thơ đầu có ý nghĩa như thế nào đối với bài thơ?
Bám sát phiên âm của câu thơ 2 để thấy được cảm xúc của Bác trước đêm trăng?
Từ trạng thái " Khó hững hờ " trước cảnh đẹp đó, Bác đã ngắm trăng như thế nào?
Từ đó em cảm nhận được điều gì trong tình yêu thiên nhiên của Bác?
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở câu thơ 4? Tác dụng?
Qua chi tiết " Trăng ngắm nhà thơ" cho ta thấy điểm chung nào giữa Bác và thiên nhiên?
Tại sao khi ngắm trăng và được ngắm trăng người tù bỗng thấy mình trở thành thi gia?
Trong 2 câu thơ diễn tả hoạt động ngắm của người và trăng, tác giả đã dùng biện pháp NTgì? Tác dụng?
Giáo viên bình giảng: Cuộc vượt ngục tinh thần trong thơ Bác.
Từ hoàn cảnh ngắm trăng đó, em hiểu thêm điều gì trong tâm hồn Bác?
* Giáo viên tổng kết nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
- Thể thơ :Thất ngôn tứ tuyệt
1. Hai câu đầu:
Ngắm trăng trong tù, không có rượu và hoa.
- Trong nhà tù TGT thiểu thốn đủ điều...
Câu thơ vừa có ý nghĩa thực, vừa tượng trưng lại vừa biểu cảm. Bác nói về cái không có để chuẩn bị nói nhiều hơn về cái sẵn có.
Bác xốn xang, bối rối trước cảnh đêm trăng đẹp, thể hiện tình yêu thiên nhiên một cách say mê và hồn nhiên của người tù, người thi sỹ.
2. Hai câu cuối:
Ngắm trăng ngoài cửa sổ song sắt nhà tù.
Chủ động đến với thiên nhiên, quên đi hoàn cảnh của mình.
Nhân hoá( trăng nhòm, ngắm), làm cho trăng như có linh hồn, trở nên sống động, gần gũi, thân thiết với người.
Chủ động tìm đến với nhau như những người bạn tri âm, tri kỉ.
Được thấy trăng khiến người tù quên thân phận và hoàn cảnh của mình để tâm hồn được rung động trước cái đẹp của thiên nhiên --> tâm hồn của thi gia.
- Phép đối:1 bên người ngắm trăng / 1 bên trăng ngắm người--> Tôn lên vẻ đẹp của cả trăng và người--> sự hài hòa, nhịp nhàng giữa con người và thiên nhiên
Thể hiện tình cảm, tình yêu thiên nhiên sâu sắc, mạnh mẽ; phong thái ung dung vượt qua nặng nề, tàn bạo của ngục tù (tinh thần thép)
* Ghi nhớ.
B/ Văn bản: Đi đường
I. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ có gì đặc biệt?
-- Nhận xét thể thơ ở bản phiên âm và dịch thơ?
Trong 14 tháng bị chính quyền TGT bắt giam ( T8 - 1942- T9 - 1943). Bác bị chuyển đi gần 30 nhà lao 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây - Bài thơ được khởi nguồn cảm hứng từ những lần gian khổ ấy....
- Bài thơ " Đi đường" trong bản chữ Hán là " Tẩu lộ" bài số 30 " Trong NKTT" theo thể thất ngôn tử tuyệt - Nam Trân dịch thành thơ lục bát.
II. Đọc - Hiểu văn bản:
-- Bài thơ có kết cấu như thế nào?
-- Câu khai giới thiệu điều gì?
-- Câu thừa có vai trò như thế nào?
-- Phân tích câu 3, 4 (Chuyển và hợp)?
-- Nêu ý chính của bài thơ trên?
-- Ngoài chuyện đi đường. tác giả còn gửi gắn điều gì?
- Kết cấu: Khai, thừa, luận, kết.
- Như 1 chiêm nghiệm của 1 con người từng trải, đi nhiều sống cuộc đời sâu sắc, phong phú.
- Tượng trưng cho những khó khăn, thử thách chồng chất, gian lao là như vậy. Câu thơ như 1 lời nhắc khẻ mà thấm thía muốn đi đường phải có quyết tâm, phải kiên trì vượt khó, chịu đựng gian khổ... không được nản chí ngã lòng...
- Một ý thơ mới xuất hiện.
- Làm cho khó khăn đã lùi xa, người đi đường đã kiên trì vượt qua, có vượt lên đến đỉnh núi cao chót vót của muôn trùng dãy núi thì tầm mắt mới được cả vào trong tầm mắt.
- Đi đường rất khó, đầy gian nan thử thách, người đi đường phải giàu nghị lực để vượt qua khó khăn đi tới đích. Con đường cách mạng nhiều chông gai nguy hiểm phải có quyết tâm sắt thép để giành thắm lợi.
- Con đường cách mạng, con đường cứu nước, cứu dân.
- Có hy sinh có vượt qua mọi thử thách, mới dành được độc lập tự do, dành trọn vẹn muôn trùng nước non.
 (III) Hướng dẫn học bài ở nhà: -- Nắm vững nội dung chính 2 bài thơ
 -- Làm bài tập 5*, trang 38.
 -- Soạn bài mới: Câu cảm thán.
Tiết 86
Ngày 12 /2 /2009
Câu cảm thán
Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm:
Đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các câu khác.
Chức năng của câu cảm thán, biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
tài liệu, thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa Ngữ văn 8. 
Sách giáo viên Ngữ văn 8.
Sách bài tập Ngữ văn 8.
Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Tìm ra sự khác nhau về hình thức và chức năng giữa câu cầu khiến và câu nghi vấn?
Giới thiệu bài: 
Dạy bài mới. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
(I) Đặc điểm hình thức và chức năng
HS đọc ví dụ ở sách giáo khoa.
Trong những đoạn trích ở sách giáo khoa có 1 số câu cảm thán, em hãy tìm ra các câu đó?
Đặc điểm hình thức nào xác định đó là những câu cảm thán?
Lưu ý: Không phải mọi câu cảm thán đều thế ( . . . )
Các câu cảm thán dùng để làm gì?
Khi viết biên bản, đơn từ, hợp đồng . . . có dùng câu cảm thán không? Vì sao? 
1. Xét ví dụ: Câu cảm thán.
VD a:
Hỡi ơi Lão Hạc!
VD b:
Than ôi!
- Có các từ ngữ cảm thán, đọc với giọng diễn cảm, kết thúc bằng dấu chấm than (!).
- Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói ( viết ).
- Không dùng được vì không thích hợp. 
Câu cảm thán có đặc điểm hình thức và chức năng nào?
Hãy đặt một câu cảm thán hoặc tìm câu cảm thán trong các văn bản đã học?
2. Ghi nhớ:
Sách giáo khoa.
Học sinh trình bày ở bảng phụ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập ở lớp.
(II) Luyện tập
Học sinh trình bày theo nhóm.
* Giáo viên lưu ý: Phân biệt câu cảm thán và câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Yêu cầu học sinh trình bày ở bảng:
- Hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh.
Bài 1:
 Chỉ các câu có từ cảm thán sau mới là câu cảm thán.
Than ôi!
Lo thay!
Nguy thay!
Thương thay!
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Chao ôi, có biết . . . thôi
Bài 2:
a. Lời than thở của người nông dân
b. Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh phi nghĩa gây nên.
c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống.
d. Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết oan của Choắt.
ị Đều không thể xếp vào câu cảm thán vì đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không câu nào có đặc điểm hình thức đặc trưng của câu cảm thán.
Bài 3:
Mẹ ơi, tình yêu của mẹ dành cho con thật là thiêng liêng
Chao ôi! Cảnh mặt trời buổi bình minh thật là đẹp.
Bài 4:
 (III) Hướng dẫn học bài ở nhà.
- GV hướng dẫn
Nắm đặc điểm, chức năng câu cảm thán. 
Làm bài tập 4.
- Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra.
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết 87, 88
Ngày 12 /2 /2009
Viết bài tập làm văn số 5	 
Mục tiêu bài dạy:
Kiểm tra kiến thức và kỹ năng làm kiểu văn bản thuyết minh.
Giúp giáo viên đánh giá, phân loại học sinh.
hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Ghi đề, kiểm tra đề.
Theo dõi học sinh làm bài.
Đề ra:
 Giới thiệu một loại hoa mà em yêu thích.
II. Đáp án, biểu điểm:
Yêu cầu về hình thức:
Viết đúng văn bản thuyết minh
Bố cục văn bản 3 phần
Chọn loại hoa tiêu biểu: Đào, mai, hồng . . . 
Viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.
2. Yêu cầu về nội dung:
* Mở bài: Giới thiệu loài hoa: Hoa đào...
* Thân bài: 
 - Xuất xứ của loài hoa.
 - Các loại đào và đặc điểm của mỗi loại.
Cách chăm sóc.
Cách bảo quản
 - Cách phòng bệnh
*Kết bài: Lời nhận xét về giá trị của hoa đào.
IV. Biểu điểm chấm :
Điểm 9-10 :
 Đạt đầy đủ yêu cầu về nội dung,hình thức trình bày đẹp rõ ràng.Hành 
 văn diễn đạt mạch lạc,giaù hình ảnh
Điểm 7-8 : 
 Đạt đầy đủ yêu cầu về nội dung,trình bày đẹp rõ ràng ,hành văn diễn 
 đạt trôi chảy ,song còn sai sót một số lỗi chính tả
Điểm 5-6 : 
 Hiểu đề song diễn đạt chưa mạch lạc ,còn sai sót nhiều từ và lỗi chính tả 
Điểm 3-4 :
 Chưa đạt yêu cầu về nội dung,hình thức trình bày cẩu thả ,chữ xấu .
 Hành văn diễn đạt lủng củng,ý nghèo, sai sót về dùng từ,diễn đạt
Điểm 1-2 : 
 Xa đề ,chưa nắm được kiểu văn thuyết minh 
V. Dặn dò : 
 -- Soạn bài mới: Câu trần thuật
 -- GV hướng dẫn cụ thể
 ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoAnNguvan8(Tiet73-Tiet88).doc