Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 18 - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 18 - Năm học 2008-2009

A, Mục tiêu.

1, Kiến thức:

- HS đối chiếu phần đáp án, biểu điểm để tự đánh giá bài làm của mình đối với điểm số bài kiểm tra.

- Sửa chữa những lỗi sai trong bài, rút kinh nghiệm, củng cố thêm một số kiến thức môn học.

2, Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tự đánh giá và chữa lỗi trong bài làm của mình

3, Thái độ:

- Giáo dục ý thức nghiêm túc trong học tập.

 B, Chuẩn bị:

* Gv:

- Đáp án, biểu điểm,

* HS:

- Xem lại đề kiểm tra tiếng Việt.

 

doc 13 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1192Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 18 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Soạn: 22.12.08
Giảng: 
Tiết 69
Lớp: 
trả bài kiểm tra tiếng việt
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
- HS đối chiếu phần đáp án, biểu điểm để tự đánh giá bài làm của mình đối với điểm số bài kiểm tra.
- Sửa chữa những lỗi sai trong bài, rút kinh nghiệm, củng cố thêm một số kiến thức môn học.
2, Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tự đánh giá và chữa lỗi trong bài làm của mình
3, Thái độ:
- Giáo dục ý thức nghiêm túc trong học tập.
 B, Chuẩn bị:
* Gv:
- Đáp án, biểu điểm, 
* HS:
- Xem lại đề kiểm tra tiếng Việt.
C, Phương pháp:
- Hoạt động nhóm, làm việc độc lập.
D, Tiến trình bài dạy:
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ: 
III, Bài mới:
Hoạt động 1: Chữa bài
HS: đọc lại đề bài
Gv: yêu cầu HS chữa bài cho đề bài kiểm tra.
HS: lần lượt chữa bài
Gv: ghi đáp án đúng vào bảng.
Hoạt động 2: Nhận xét
* Ưu điểm:
- Nhìn chung HS nắm được các nội dung kiến thức tiếng Việt khá vững vàng, biết vận dụng kiến thức đã học vào việc giải các bài tập.
- Một số bài làm tốt, trình bày sạch sẽ, khoa học: Mai Trang, Phượng, Huyền, Tân...
* Nhược điểm:
- Còn lẫn lộn giữa công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Đặt câu ghép còn thiếu CN trong các vế câu.
- Việc xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong caâu ghép còn lúng túng.
- Một số bài làm còn yếu, chưa có sự đầu tư chuẩn bị tốt về mặt kiến thức: Hoa Quỳnh, Việt Hà, Nhật Minh.
- Một số bài trình bày bẩn, chữ viết xấu: Việt Đức, Nhật Minh, Phạm Hải
Hoạt động 2: Công bố kết quả-Trả bài
* Gv công bố kquả:
Điểm: 9-10 7-8 5-6 3-4
 3 28 8 3
* Gv đọc một số bài làm tốt ( đoạn văn trình bày tốt): Phượng, Mai Trang, Cẩm Linh
* Gv trả bài cho HS
 Hoạt động 4: Chữa lỗi 
* Gv: có thể chọn 1, 2 đoạn văn mắc lỗi của HS – y/c HS nhận xét, rút ra loại lỗi và chữa lỗi.
HS: tự chữa lỗi trong bài làm của mình.
I. Chữa bài:
( Như Tiết 60-PPCT)
II. Nhận xét:
* Ưu điểm:
- Nhìn chung HS nắm được các nội dung kiến thức tiếng Việt khá vững vàng, biết vận dụng kiến thức đã học vào việc giải các bài tập.
- Một số bài làm tốt, trình bày sạch sẽ, khoa học: Mai Trang, Phượng, Huyền, Tân...
* Nhược điểm:
- Còn lẫn lộn giữa công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Đặt câu ghép còn thiếu CN trong các vế câu.
- Việc xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong caâu ghép còn lúng túng.
- Một số bài làm còn yếu, chưa có sự đầu tư chuẩn bị tốt về mặt kiến thức: Hoa Quỳnh, Việt Hà, Nhật Minh.
- Một số bài trình bày bẩn, chữ viết xấu: Việt Đức, Nhật Minh, Phạm Hải
III. Công bố kết quả - Trả bài
IV. Chữa lỗi
 IV. Củng cố: 
* Gv khái quát những lỗi HS hay mắc phải, cách khắc phục, nhắc nhở HS rút kinh nghiệm cho bài làm lần sau.
V. HDVN: 
- Chuẩn bị đề kiểm tra học kì I -> Tiết sau trả bài kiểm tra.
E. Rút kinh nghiệm:
_____________________________________
Soạn: 25.12.08
Giảng: 
Tiết 70
Lớp: 
trả bài kiểm tra tổng hợp học kì i
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
- Khắc sâu kiến thức đã học trong chương trình.
- Giúp HS nhận ra những ưu khuyết điểm bài kiểm tra để sửa.
2, Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tự đánh giá và chữa lỗi trong bài làm của mình
3, Thái độ:
- Giáo dục ý thức nghiêm túc trong học tập.
 B, Chuẩn bị:
* Gv:
- Đáp án, biểu điểm.
* HS:
- Xem lại đề bài kiểm tra học kì 1.
C, Phương pháp:
- Hoạt động nhóm, làm việc độc lập.
D, Tiến trình bài dạy:
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ: 
III, Bài mới:
Hoạt động 1: Chữa bài
* Gv lần lượt chữa từng đề:
+ Đề chẵn
+ Đề lẻ
( Như Hướng dẫn chấm bài/ Tiết 63,64)
Hoạt động 2: Nhận xét bài làm của HS
* Ưu điểm: 
 - Nhìn chung HS nắm được yêu cầu của đề, nắm được kiến thức cơ bản để làm bài.
- 1 số em làm bài tương đối tốt: Phượng, Hoàng, Phương Thảo
* Nhược điểm:
- ít HS đạt được điểm tối đa 
- Cách làm bài còn chưa khoa học đặt biệt là câu viết đoạn: nhìn chúng HS mới dừng lại ở việc trả lời thành ý chưa biết viết thành một đoạn văn nghị luận giải thích và nghị luận phân tích.
- Việc xác định thán từ còn chưa thật thành thạo.
- Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn còn chưa kĩ, chưa xác định hết các PTBĐ của đoạn văn ( đề chẵn)
- Câu 2 của cả đề chẵn và đề lẻ: HS xác định yêu cầu đề bài còn chưa thật đầy đủ, nhiều bài mới đơn thuần kể lại truyện “ Cô bé bán diêm” chưa có sự chứng kiến của nhân vật “ Tôi” cũng như những tưởng tương của nhân vật tôi 	
 - Nhiều HS chữ viết, trình bày cẩu thả, sai nhiều lỗi. 
- Một số em viết bài còn sơ sài, nặng về kể lể: Việt đức, Việt Hà, Kiên, Toàn, Thu Trang, Thanh Tùng...
Hoạt động 3: Công bố điểm – Trả bài
* Gv công bố kết quả:
Điểm 9 -10
Điểm 7 -8
Điểm 5 -6
Điểm 3, 4
1
11
24
6
* Gv đọc bài văn hay của HS: Phượng, sau đó trả bài
Hoạt động 4: Chữa lỗi
Gv: hướng dẫn HS căn cứ vào đáp án để chữa lỗi sai trong bài
 HS: Tự sửa lỗi. Trao đổi nhóm để chữa bài và rút kinh nghiệm. 
I, Chữa bài
( Như Hướng dẫn chấm bài/ Tiết 63,64)
II, Nhận xét:
* Ưu điểm: 
 - Nhìn chung HS nắm được yêu cầu của đề, nắm được kiến thức cơ bản để làm bài.
- 1 số em làm bài tương đối tốt: Phượng, Hoàng, Phương Thảo
* Nhược điểm:
- ít HS đạt được điểm tối đa 
- Cách làm bài còn chưa khoa học đặt biệt là câu viết đoạn: nhìn chúng HS mới dừng lại ở việc trả lời thành ý chưa biết viết thành một đoạn văn nghị luận giải thích và nghị luận phân tích.
- Việc xác định thán từ còn chưa thật thành thạo.
- Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn còn chưa kĩ, chưa xác định hết các PTBĐ của đoạn văn ( đề chẵn)
- Câu 2 của cả đề chẵn và đề lẻ: HS xác định yêu cầu đề bài còn chưa thật đầy đủ, nhiều bài mới đơn thuần kể lại truyện “ Cô bé bán diêm” chưa có sự chứng kiến của nhân vật “ Tôi” cũng như những tưởng tương của nhân vật tôi 	
 - Nhiều HS chữ viết, trình bày cẩu thả, sai nhiều lỗi. 
- Một số em viết bài còn sơ sài, nặng về kể lể: Việt đức, Việt Hà, Kiên, Toàn, Thu Trang, Thanh Tùng...
III, Công bố kết quả - Trả bài
IV, Chữa lỗi.
IV. Củng cố: 
- GV rút kinh nghiệm cho HS về kiến thức và kĩ năng làm bài kiểm tra.
V. HDVN: 
- Ôn tập lại toàn bộ ND chương trình Ngữ văn đã học.
- Soạn bài: Ông đồ ( sgk- Ngữ văn 8- tập 2)
E. Rút kinh nghiệm:
________________________________________
Soạn: 27.12.2008
Giảng: 
Tiết 71,72
Lớp: 
văn bản: ông đồ 
 ( Vũ Đình Liên )
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp van hoá cổ truyền.
- Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
2, Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu văn bản biểu cảm.
3, Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc.
 B, Chuẩn bị:
* Gv:
- STK, Bài soạn điện tử
* HS:
- Đọc và trả lời câu hỏi phần Đọc, hiểu văn bản/sgk
C, Phương pháp:
- Đọc diễn cảm, trao đổi, giảng bình, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
D, Tiến trình bài dạy:
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ: 
? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội” ? Hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ?
III, Bài mới:
* Gv: Nếu như ở Tản Đà yêu nước là chối bỏ hiện thực, thoát li lên cõi tiên thì với nhà thơ Vũ Đình Liên tâm sự đó được thể hiện ở việc hoài niệm về quá khứ qua hình ảnh ông đồ. Bài học ngày hôm nay cô cùng các e sẽ tìm hiểu một trong những bài thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới giai đoạn 30-45.
Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
? Em hãy giới thiệu nét khái quát về nhà thơ Vũ Đình Liên và bài thơ “ông Đồ”?
HS: Trình bày SGK(9).
Gv cho HS quan sát chân dung tác giả và bổ sung,, nhẫn mạnh:
- VĐL đã từng học luật ở trường Bảo Hộ, từng làm tham tá thương chính ở Hà Nội, tức là rất hiện đại, rất “Tây học” nhưng lại làm thơ về 1 ông đồ xưa . Nhà phê bình Hoài Thanh và Hoài Chân đã viết: “ Trong lòng thơ mới, VĐL là 1 người cũ”
- Ngoài những sáng tác thơ ông còn dạy học, là nhà giáo nhd, từng chủ nhiệm khoa tiếng Pháp ở trường Đại học sư phạm ngoại ngữ HN. Ông còn dịch sách tiếng Pháp.
- Ông đồ là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên.
* Gv: Hướng dẫn đọc: 
 - 2 khổ đầu: giọng vui tươi,phấn chấn.
 - 3 khổ tiếp: chậm rãi, trầm buồn, sâu lắng,
 thiết tha,
 - Nhịp: 2/3 hoặc 3/2
* Gv đọc mẫu
HS: Đọc bài thơ, Gv uốn nắn.
? Bài thơ có tựa đề “ Ông đồ”. Vậy em hiểu ông đồ là ai?
HS: Chú thích 1 SGK.
? Ông đồ viết câu đối bằng mực tàu, nghiên, bút, hãy giới thiệu các dụng của của ông đồ?
HS: Chú thích 2 - 6 SGK.
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơ này có gì khác với bài thơ “ Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải, “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch?
HS: Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ, một thể thơ quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Khác với các bài thơ kể trên ở chỗ đây không phải là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt mà là thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu thơ.
? Xác định bố cục cuả bài thơ?
HS:
- 4 khổ đầu: Hình ảnh ông đồ
- khổ cuối: Tâm trạng của tác giả
? Đọc 4 khổ thơ đầu.
? Hình ảnh ông đồ ở 2 khổ thơ đầu và 2 khổ thơ sau có gì khác nhau?
H: Tự do PBYK 
* Gv: vẫn là h/ả ông đồ ngồi viết câu đối thuê mỗi khi Tết đến xuân về, giọng thơ hầu như không thay đổi nhưng lại là 2 cảnh tượng tương phản cho thấy số phận ông đồ đã thayđối hoàn toàn. 
? Phân tích sự khác nhau giữa hình ảnh ông đồ ở 2 khổ thơ đầu và 2 khổ thơ thơ sau để thấy rõ thay đổi của số phận ông đồ?
HS: hoạt động nhóm, thảo luận câu hỏi và đại diện trả lời.
* Gv gợi ý: 
* Nhóm 1:
Hoàn cảnh xuất hiện ; ý nghĩa của từ mỗi năm, “ lại”, thái độ của mọi người, tài năng của ông đồ được thể hiện ở những câu thơ nào . Hãy phân tích.
Cảm nhận về h/ ả ông đồ .
* Nhóm 2:
- Sự xuất hiện, cảnh tượng, thái độ của mọi người . Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau: “ Giấy đỏ buồn không thắm 
 Mực đọng trong nghiên sầu”
 “ Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài trời mưa bụi bay”.
HS: PBYK
* Gv kẻ bảng chính thành 2 cột và ghi bảng những chi tiết cơ bản như đã gợi ý.
 *Nhóm 1: 
 - H/ cảnh : Từ “mỗi năm”, “lại” thể hiện sự xuất hiện đều đặn thường xuyờn của ụng đồ khi Tết đến xuõn về 
 - Thỏi độ của mọi người: 
 ngợi khen, mến mộ, quý trọng.
 - Tài năng: như phượng mỳa, rồng bay.
 - Tài năng của ông đồ được miêu tả qua hình ảnh so sánh “Hoa tayrồng bay”: Nét chữ phóng khoáng, bay bổng, mềm mại, uyển chuyển, rắn rỏi, sinh động, cao quý -> Ông đồ được mọi người mến mộ, quý trọng “bao nhiêu người thuê .”
=> Mỗi năm tết đến, xuân về lại thấy ông đồ cũng mực tầu giấy đỏ bên hè phố đông người qua . Hình ảnh đó đã trở nên thân quen và không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến xuân về vì nghề viết chữ nho đã trở thành nghệ thuật tao nhã. Hình ảnh ông đồ như hoà vào, góp vào cái rộn ràng, tưng bừng, sắc màu rực rỡ của phố xá đang đón tết . Sự có mặt của ông đã thu hút bao người xúm đến, người ta không chỉ cần đến ông vì cần thuê viết chữ, mà còn để thưởng thức tài hoa viết chữ đẹp của ông: Tấm tắc ngợi khen tài, hoa tay thảo những nét như phượng múa rồng bay”.
 -> Hình ảnh ông đồ thời đắc ý, ông được tôn vinh, trọng vọng: Đây là thời kỳ chữ Nho được coi trọng như vẻ đẹp của một giá trị văn hoá cổ truyền của người Việt.
* Nhóm 2:
- Ông đồ vẫn xuất hiện cùng mực tầu, giấy đỏ bên hè phố, nhưng giờ đây đã khác xưa, chẳng còn đâu cảnh bao người thuê viết, tấm tắc ngợi khen, mà là cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương: “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng.nay đâu?”
- Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa, nhưng chẳng còn cầm đến bút, chạm đến giấy vì không có ai biết sự có mặt của ông . 
=> Ông đồ ở 2 khổ thơ sau là ông đồ 1 thời tàn, bị bỏ rơi vào sự vô tình, lãng quên của mọi người: 
 - Cái hay của những câu thơ “giấy đỏ buồn không thắm, mực đọng trên nghiên sầu”:
 + Cái hay của những câu thơ trên là khi mới đọc qua ta ngỡ đó là câu tả cảnh, nhưng thực ra câu thơ đã mượn đồ vật để bộc lộ tâm trạng con người.
+ Tác giả đã nhân hoá “giấy, mực, nghiên” những vật liệu gắn bó thiết thân, là máu thịt, là linh hồn của cuộc đời ông đồ, để nói lên tình cảnh đáng thương của ông lúc bây giờ và tâm trạng sầu buồn của lớp người đang tàn tạ và bị lãng quên. Những tờ giấy đỏ bày ra không có ai để ý đến, nghiên mực không được bút lông động vào, nỗi buồn tủi, sầu buồn như đã thấm vào những vật vô tri, vô giác. Đây là cách diễn đạt vừa cụ thể, vừa sâu lắng -> phép nhân hoá dược sử dụng rất “đắt”
- Cái hay của câu thơ:
 “Lá vàng rơi.
 Ngoài giời mưa bụi bay”
HS: Đây là 2 câu thơ đặc sắc trong toàn bộ bài thơ: tả cảnh nhưng chính là nói nỗi lòng, tức là mượn cảnh ngụ tình, là MT mà BC, ngoại cảnh mà kì thực là tâm cảnh. Hai câu thơ là sự minh hoạ rất chuẩn cho khái niệm mượn cảnh ngụ tình và ý tại ngôn ngoại trong thơ trữ tình.
 - “Lá vàng rơi” vốn đã gợi sự tàn tạ, buồn bã; đây lại là lá vàng rơi trên những tờ giấy dành viết câu đối của ông đồ. Chỉ là “mưa bụi bay” chẳng phải mưa to gió lớn hay mưa rả rích, dầm dề mà sao ảm đậm và lạnh lẽo đến buốt giá. Đấy là mưa trong lòng người chứ đâu còn là mưa ở ngoài trời. Trời đất dường như cũng ảm đạm, buồn bã cùng với ông đồ.
=> Giờ đây ông đồ trở nên trơ trọi lạc lõng, tội nghiệp giữa dòng đời trôi chảy, ông ngồi trong mưa bụi bay và lá vàng rơi trên giấy. Ông ngồi đấy lặng lẽ mà trong lòng ông là 1 tấn bi kịch, là sự sụp đổ hoàn toàn => hình ảnh đầy xót xa, thương cảm của một lớp người tài hoa đang bị lãng quên, đang tàn tạ trước sự thay đổi của thời cuộc; thương cho một giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc đã dần mai một và dễ tiêu vong trong sự trôi chảy của thời gian.
=> Ông đồ ở 2 khổ thơ sau là ông đồ 1 thời tàn, bị bỏ rơi vào sự vô tình, lãng quên của mọi người: 
? Sự đối lập của h/ả ông đồ ở 4 khổ thơ đầu đã phản ánh điều gì trong đời sống văn hoá của DT?
HS: Sự thay đổi trong đời sống văn hoá của người VN: 
 Hình ảnh ông đồ thời đắc ý chính là thời kỳ chữ Nho được coi trọng, là vẻ đẹp của một giá trị văn hoá cổ truyền của người Việt: Cái thời mà mọi người đều yêu thích, mê chuộng chữ Nho. Mỗi khi Tết đến người ta thi nhau đi sắm câu đối , hoặc đôi chữ nho viết trên giấy đỏ để trang hoàng trong nhà. Yêu thích đến mức việc dùng câu đối ngày tết đã được công thức hoá: “ Thịt mỡ, dưa hành”
 Nhưng rồi chế độ khoa cử chữ Hán bị bãi bỏ, chữ Nho bị rẻ rúng, ông đồ trở thành hết thời, Tết đến người ta vẫn đua nhau sắm tết, nhưng ở thành phố không mấy nhà còn thích thú sắm câu đối Tết. Ông đồ cố bám lấy sự sống, cố bám lấy cuộc đời, nhưng dần dần cuộc đời quên hẳn ông.
 - Nếu trước đây ông đồ là trung tâm chú ý của mọi người, là đỉnh cao của sự ngưỡng mộ, thì giờ đây ông bị rơi vào sự vô tình lãng quên của mọi người. Con người đã lạnh lùng từ chối một giá trị, 1 nét đẹp văn hoá cổ truyền của DT.
* Gv: - Sự đối lập hai hình ảnh ông đồ đã diễn tả đầy đủ bước thăng trầm của nền Nho học nước ta ở buổi giao thời của hai thời kỳ văn hoá trung đại và hiện đại vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX.
 H/ả ông đồ chính là “ di tích tiều tuỵ, đáng thương của 1 thời tàn” – nói như lời của tg. Và nhà thơ Tú Xương cũng đã phản ánh sự suy tàn của chữ Nho:
 “ Nào có hay gì cái chữ Nho
 Ông nghè, ông cống cũng nằm co”
?Vậy bài thơ có phải chỉ nói về 1 ông đồ không? Thông qua ông đồ , nhà thơ muốn nói đến điều gì?
HS: vấn đề đặt ra ở đây không phải là thân phận của 1 ông đồ mà cả 1 lớp người như ông đồ, 1 nền nho học.
* Gv: Và trong khi mọi người đã quên hẳn ông đồ thì nhà thơ lại luôn nhớ đến ông. điều đó thể hiện rõ ở khổ cuối 
H: Đọc khổ cuối bài thơ
? Mở đầu bài thơ là h/ả hoa đào, kết thúc cũng là h/ả này. NX cách kết cấu của bài thơ và td của nó?
HS: Kết cấu đầu cuối tương ứng làm nổi bật chủ đề, tư tưởng , tứ “ cảnh cũ người đâu” thường gặp trong thơ xưa đầy gợi cảm => thể hiện rõ sự thất thế, tàn tạ đáng buồn của ông đồ 1 cách ám ảnh.
* Gv: chúng ta còn gặp kiểu kcấu này trong những VB sẽ học sau. 
? Tại sao tg lại gọi ông đồ là “ông đồ xưa” ?
HS: Ông đồ đã trở thành dĩ vãng, thành quá khứ, đã vĩnh viễn vắng bóng trong cuộc sống hiện đại.
? Tâm tư nhà thơ được thể hiện như thế nào trong 2 câu cuối bài thơ?
HS: - 4 dòng nhưng thực ra chỉ là hai câu:
 + Câu 1: Thông báo mùa xuân này không thấy ông đồ xưa, hình ảnh ông đồ ngồi viết câu đối đỏ đã vĩnh viễn đi vào quá khứ, vĩnh viễn lắng bóng trong cuộc đời. Câu thơ chứa chất bao niềm bâng khuâng, thương tiếc ngậm ngùi của tác giả.
 + Câu 2: Là một câu hỏi tu từ, một lời tự vấn của nhà thơ. Câu thơ chứa đầy cảm xúc và mang ý nghĩa khái quát. Từ hình ảnh ông đồ ngồi viết câu đối mỗi độ xuân về, nhà thơ đã nói đến cả một lớp “người muôn năm cũ”.
 Câu hỏi đã toát lên niềm thương cảm chân thành trước lớp người đang tàn tạ, thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả đối với cảnh cũ người xưa và sự nuối tiếc của nhà thơ về một giá trị văn hoá cổ truyền đã mất.
? Có phải tình cảm của tg chỉ thể hiện ở khổ thơ cuối không? Có người cho rằng bài thơ đã phảng phất buồn ngay từ những câu thơ đầu. Em có thể lí giải vì sao?
HS: h/ả ông đồ có gì đó rất lạc lõng, đáng thương bởi vị trí của ông đâu phải là là ngồi bên lề đường để mưu sinh dù cho ngay cả lúc “ Bao nhiêu người thuê” . Xưa kia những người nổi tiếng văn hay chữ tốt như Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ hay chân tình giản dị như cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến cũng không bao giờ đi viết thuê. Đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mới hiểu được nỗi xót xa của tg ẩn dưới 2 chữ “ thuê viết”.
? Qua đó em hiểu gì về tình cảm của nhà thơ?
HS: tình cảm nhân đạo cao quí và niềm hoài cổ ( nhớ tiếc cái cũ) . Nhưng cái hoài cổ thể hiện 1 ý nghĩa nhân văn, 1 tinh thần DT đáng trân trọng bởi những cái đã qua là 1 vẻ đẹp văn hoá đã từng gắn với những giá trị tinh thần truyền thống củaDT.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết.
? Nêu giá trị nghệ thuật, nội dung đặc sắc của văn bản. Chọn đáp án đúng nhất về NT của bài thơ?
Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng khai thác có hiệu quả cao.
 Giọng điệu trầm lắng, ngậm ngùi phù hợp diễn tả cảm xúc.
 Kết cấu bài thơ giản dị, chặt chẽ; ngôn ngữ giản dị, trong sáng , hàm súc, tạo dư âm trong lòng người đọc.
Cả 3 p/á trên.
HS: Chọn p/á D -> ghi vào vở.
? Cảm nhận về giá trị ND của bài thơ? 
HS: Nội dung SGK.
 Đọc ghi nhớ/ sgk
I.Tỡm hiểu tỏc giả, tỏc phẩm :
1. Tỏc giả (1913-1996)
- Một trong những nhà thơ thuộc lớp đầu tiờn của phong trào thơ mới.
- Hồn thơ: mang nặng lũng thương người và niềm hoài cổ
 2. Tỏc phẩm
- Sỏng tỏc 1939, in lần đầu tiờn trờn bỏo “Tinh hoa”
- 1942 được tuyển vào tập “ Thi nhõn VN”
3. Đọc và chỳ thớch
II, Đọc – hiểu văn bản 
1.Thể thơ, bố cục
- Thơ ngũ ngụn ( gồm nhiều khổ thơ)
- Bố cục: Hai phần:
2, Tìm hiểu văn bản:
a. Hỡnh ảnh ụng đồ
 2 khổ thơ đầu
- ễng đồ là hỡnh ảnh khụng thể thiếu, là trung tõm của sự chỳ ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ => thời đắc ý: 
 2 khổ tiếp:
- NT nhõn hoỏ đặc sắc 
-> nỗi buồn tủi của ụng đồ như thấm vào những vật vụ tri, vụ giỏc. 
- Bỳt phỏp tả cảnh ngụ tỡnh
-> ễng đồ trơ trọi, lạc lừng, tội nghiệp giữa dũng đời. 
-> Hỡnh ảnh đầy xút xa, thương cảm của một lớp người tài đang tàn tạ trước sự thay đổi của thời cuộc.
=> ụng đồ 1 thời tàn.
c.Tỡnh cảm của nhà thơ
- Kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ làm nổi bật chủ đề: “Cảnh cũ người đõu” đầy gợi cảm
- ễng đồ đó trở thành dĩ vóng, vĩnh viễn vắng búng trong c.sống hiện tại.
-> Hai cõu cuối bài thơ là lời tự vấn, là nỗi niềm thương tiếc, khắc khoải của nhà thơ trước sự vắng búng của ụng đồ .
-> Lũng nhõn đạo, niềm hoài cổ mang ý nghĩa nhõn văn sõu sắc.
III, Tổng kết
 1. Nghệ thuật
2. Nội dung
3. Ghi nhớ: sgk
IV/ Củng cố:
? Phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh “ông đồ” trong bài thơ?
V/ Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc lòng và diễn cảm bài thơ, nắm chắc ND phần ghi nhớ sgk, ph.tích bài thơ.
- Soạn: Nhớ rừng
E. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18.doc.doc