Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 117 đến tiết 120 - Tuần 32

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 117 đến tiết 120 - Tuần 32

TUẦN 32

NGỮ VĂN – BÀI 29

Kết quả cần đạt

Hiểu rõ tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng một lớp kịch sinh động và khắc hoạ một tính cách nực cười.

Phân tích được tác dụng của một số cách sắp xếp trật tự từ; viết được một đoạn văn với trật tự từ hợp lí.

Thông qua việc luyện tập, nắm chắc hơn cách đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 117 đến tiết 120 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
NGỮ VĂN – BÀI 29
Kết quả cần đạt
Hiểu rõ tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng một lớp kịch sinh động và khắc hoạ một tính cách nực cười.
Phân tích được tác dụng của một số cách sắp xếp trật tự từ; viết được một đoạn văn với trật tự từ hợp lí.
Thông qua việc luyện tập, nắm chắc hơn cách đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
Ngày soạn:/3/2011
Ngày dạy:../4/2011
Dạy lớp: 8..
 Tiết 117, 118: Văn bản:
ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC
(Trích Trưởng giả học làm sang)
 - Mô-li-e -
 1. Mục tiêu:
 a) Về kiến thức: Hình dung được lớp kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Mô-li-e là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang và gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
 b) Về kĩ năng: Bước đầu biết phân tích thể loại kịch.
 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức biết phê phán và tránh thói học đòi lố bịch. 
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv, Bình giảng văn 8, Thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng tích hợp; Nâng cao ngữ văn THCS; soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Đọc và suy nghĩ trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản (sgk – tr 121).
 3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8B.
 - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn.
 a) Kiểm tra bài cũ: (3’) 
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Các em đã được làm quen với nền văn học Pháp qua truyện ngắn Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê ở lớp 6. Hai tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục thưởng thức văn học Pháp qua lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục của kịch gia hài nổi tiếng Mô-li-e.
(GV ghi tên bài dạy)
 b) Dạy nội dung bài mới.
 I. Đọc và tìm hiểu chung. (10’)
 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
HS: Đọc chú thích ê sgk (tr – 120,121)
TB: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Mô-li-e?
 - Mô-li-e (1622- 1673) là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp.
GV: Mô-li-e sinh ở Pa-ri, là con của một người buôn dạ giàu có, sau làm hầu cận nhà vua. Ông từ chối ý định của cha muốn ông kế tục chức vị hầu cận nhà vua và bước vào nghệ thuật sân khấu. Ông đã sáng tác các vở hài kịch: Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang, Trường học làm vợ, Tác-tuýp, Đông Giuăng,
TB: Nêu xuất xứ của văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục?
 - “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” trích trong vở kịch 5 hồi “Trưởng giả học làm sang” sáng tác năm 1670 và là lớp kịch kết thúc hồi II.
GV: Trưởng giả học làm sang là một vở hài kịch 5 hồi có xen những màn ca vũ nên gọi là vũ khúc hài kịch. Nhân vật trung tâm của vở kịch là ông Giuốc-đanh, tuổi ngoài 40 là một người giàu có nhờ bố mẹ ngày trước làm nghề buôn dạ nên tấp tểnh muốn trở thành quý tộc, bước chân vào xã hội thượng lưu. Tuy dốt nát, nhưng ông muốn học đòi những người cao sang nên thuê thầy về dạy đủ các môn như âm nhạc, kiếm thuật, triết lí và tìm cách thay đổi cả lối ăn mặc. Ông ngớ ngẩn để cho mọi người lừa bịp dễ dàng, từ ông thầy rởm đến bác phó may và gã bá tước sa sút Đô-răng-tơ. Ông muốn nhờ gã để thực hiện giấc mộng quý tộc, lại còn nhờ gã để bắt mối nhân tình với bà hầu tước Đô-ri-men, mà bà ta chính là nhân tình của gã bá tước. Ông từ chối gả con gái là Luy-xin cho Clê-ông chỉ vì chàng không phải là quý tộc. Cuối cùng, nhờ mưu mẹo của đầy tớ là Cô-vi-en, Clê-ông cải trang làm hoàng tử Thổ Nhĩ Kì đến hỏi Luy-xin làm vợ và được ông chấp nhận.
 2. Đọc:
GV: Nêu yêu cầu đọc: Giọng ông Giuốc-đanh thì ngạc nhiên, ngây ngô; giọng bác phó may và thợ phụ: giả bộ lễ phép, vỗ về. Nhấn giọng ở những từ ngữ: cụ lớn, đức ông.
 - GV đọc lời dẫn.
 - HS đọc phân vai.
 - Gv nhận xét cách đọc của học sinh.
Y: Em hãy giải nghĩa từ: lễ phục, quần cộc, áo chẽn, trưởng giả?
 - HS dựa vào chú thích (2,7,8,11) để trả lời.
TB: Văn bản này thuộc thể loại gì?
 - Hài kịch.
KH: Hài kịch là gì?
 - Là kịch vui, kịch cười là một thể loại kịch trong đó tính cách, những tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội. Nó là thể loại đối lập với kịch. Hài kịch kết thúc nhất thiết phải có hậu, vui vẻ.
GV: Hài kịch của Mô-li-e nói chung, vở hài kịch Trưởng giả học làm sang nói riêng được coi là mẫu mực của thể loại hài kịch cổ điển.
KH: Nêu bố cục của đoạn trích (Căn cứ vào những chỉ dẫn, những chữ in nghiêng trong văn bản cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh? Là những cảnh nào?)?
 - Hai cảnh:
 + Trước khi ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: Ông Giuốc-đanh và bác phó may.
 + Sau khi ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: Ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ.
KH: Xem xét số lượng nhân vật tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh: càng về sau kịch càng sôi động hơn?
 - Cảnh trước: Trên sân khấu có 4 nhân vật xong chỉ có hai người: Ông Giuốc-đanh và bác phó may nói với nhau.
 - Cảnh sau: Ngoài 4 nhân vật trên, có thêm tay thợ phụ nữa nên đông hơn, sôi động hơn. Cảnh này cũng chỉ có hai người là ông Giuốc-đanh và một thợ phụ nói với nhau. Nhưng ta hình dung 4 tay thợ phụ kia cũng xúm xít xung quanh. Ông Giuốc-đanh tuy chỉ đối thoại với một người mà như nói với cả tốp thợ phụ năm người. Ta thấy cảnh này rõ ràng nhộn nhịp hơn cảnh trước. Khán giả không chỉ được nghe những lời đối thoại mà còn được xem các thợ phụ cởi quần áo cũ mặc lễ phục mới cho ông Giuốc-đanh. Cảnh sau còn có cả nhảy múa, âm nhạc nên sôi động hẳn lên.
 II. Phân tích. (31’)
HS: Đọc cảnh 1, từ đầu đến “mặc cho các nhà quý phái”.
TB: Theo dõi cảnh 1, cho biết cảnh này diễn ra cuộc thoại của những nhân vật nào?
 1. Ông Giuốc-đanh và bác phó may.
TB: Khi bác phó may đến ông Giuốc-đanh đã nói như thế nào?
 - A! Bác đã tới đấy à? Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây.
TB: Qua đó em hiểu gì về tâm trạng ông Giuốc-đanh khi đó?
 - Ông Giuốc-đanh đang ở tâm trạng hồi hộp, chờ đợi, sốt ruột mong bác phó may đến.
TB: Ông Giuốc-đanh chờ bác phó may đến nhằm mục đích gì?
 - Ông chờ đợi bác phó may mang lễ phục đến và trước hết để thông báo về đôi giày và đôi bít tất bác sắm giúp chật quá.
KH: Sự phàn nàn về đôi bít tất và đôi giày của ông Giuốc-đanh có được đáp ứng không?
 - Hai lần ông Giuốc-đanh phàn nàn đều được bác phó may giải thích, nhưng cách giải thích không làm ông hài lòng.
G’: Dù không hài lòng nhưng tại sao ông Giuốc-đanh không căn vặn gì bác phó may nữa?
 - Ông Giuốc-đanh không căn vặn gì nữa và hình như là quên đi chuỵên đôi bít tất và đôi giày vì bác phó may đã đánh trống lảng, đưa cái mà ông Giuốc-đanh đang chờ đợi đó là: Bộ lễ phục.
TB: Chỉ ra lời thoại của ông Giuốc-đanh xoay quanh bộ lễ phục trong cảnh 1?
 - Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mất rồi!
 - Lại cần phải may hoa xuôi ư?
 - Những người quý phái mặc áo hoa ngược ư?
 - Ồ! Thế thì bộ áo này may được đấy.
 - Tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rồi.
 - [] Ô kìa, bác phó! Vải này là thứ hàng tôi đưa bác may bộ lễ phục trước của tôi đây mà. Tôi nhận ra đúng nó rồi.
 - Đành là đẹp, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi mới phải.
KH: Ở cảnh đầu tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện như thế nào? Và bị lợi dụng ra sao?
 - Ở cảnh đầu ông Giuốc-đanh bộc lộ tính cách học đòi làm sang thể hiện qua việc ông thuê thợ may lễ phục, đôi bít tất, đôi giày nhưng do ngờ nghệch, kém hiểu biết, lại thích học đòi, nên ông luôn bị lợi dụng, bị ăn bớt tiền mua bít tất (tất chật) mua giày (giày chật), bị ăn bớt vải và dễ bị lừa gạt.
TB: Trước những phát hiện của ông Giuốc-đanh, bác phó may đã có cách ứng xử như thế nào?
 - Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may xoay quanh một số việc như: bộ lẽ phục, đôi bít tất, đôi giày, bộ tóc giả và lông chim đính mũ, nhưng chủ yếu vẫn là bộ lễ phục. Ai cũng biết khi may áo hoa phải hướng lên trên, không biết do kém cỏi hay do sơ xuất, cố tình biến ông Giuốc-đanh thành trò cười may bộ lễ phục hoa ngược. Ông Giuốc-đanh còn tỉnh táo nên đã phát hiện ra điều này nhưng chỉ cần bác phó may vụng chèo, khéo chống bịa ra lí lẽ những người quý phái đều mặc áo ngược hoa là ông ưng thuận ngay.
TB: Em có nhận xét gì về kịch tính trong cuộc đối thoại xung quanh bộ lễ phục giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may?
 - Đoạn này có kịch tính cao, bác phó may đang ở thế bị động (bị chê trách may áo ngược hoa) lại nhanh chóng thuyết phục ông Giuốc-đanh và chuyển sang thế chủ động, tấn công bằng hai đề nghị liên tiếp “Nếu ngài muốn  lại thôi mà”; “Không, không, tôi đã bảo không mà, bác may thế này được rồi”. Sau đó né tránh bằng cách lảng sang chuyện khác hỏi bộ lễ phục ông mặc có vừa vặn không. 
 - Ông Giuốc-đanh lại phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình. Ông chuyển sang thế chủ động, trách bác phó may bằng hai lời thoại: “Ô kìa, bác phó! Vải này là 
thứ hàng tôi đưa bác may bộ lễ phục trước của tôi đây mà. Tôi nhận ra đúng nó rồi”; “Đành là đẹp, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi mới phải”. Bác phó may chống chế, chống đỡ yếu ớt nhưng ngay sau đó bác nhanh chóng gỡ thế bí bằng cách nói lảng sang chuyện khác, hỏi ông Giuốc-đanh có muốn mặc thử lễ phục không? Nước cờ này khá cao tay vì nó đã đánh trúng vào tâm lí ông Giuốc-đanh đang muốn học đòi làm sang.
TB: Qua phân tích cảnh 1, em có nhận xét gì về hai nhân vật ông Giuốc-đanh và bác phó may?
 * Ông Giuốc-đanh kém hiểu biết song lại thích học đòi làm sang, dễ bị lợi dụng.
 * Bác phó may là người vụng chèo khéo chống; lợi dụng sự kém hiểu biết của ông Giuốc-đanh để kiếm lời.
(Hết tiết 117, chuyển tiết 118)
 Ngày dạy: Dạy lớp: 8B Sĩ số:
 GV: (7’) Trong tiết học trước chúng ta đã hiểu nhân vật ông Giuốc-đanh trong cuộc thoại với bác phó may. Ta thấy bác phó may là một tay tham lam, giỏi khoác lác; còn ông Giuốc-đanh ngờ nghệch, kém hiểu biết nhưng thích học đòi làm sang nên dễ bị lợi dụng. Màn kịch diễn biến ra sao tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu tiếp.
HS: Đọc cảnh 2.
TB: Trong cảnh hai xuất hiện lời thoại của nhân vật nào?
 2. Ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ. (28’)
TB: Cảnh 2 có gì thay đổi so với cảnh 1?
 - Cảnh 2 có thêm 4 thợ phụ, lại có cả tiếng nhạc, có múa nên nhộn nhịp, sôi động hơn cảnh 1.
TB: Em hãy nhận xét cách chuyển cảnh của Mô-li-e?
 - Mô-li-e chuyển tiếp từ cảnh trước sang cảnh sau ở lớp kịch này một cách hết sức tự nhiên và khéo léo. Ông Giuốc-đanh bị bốn tay thợ phụ lột quần áo cũ ra mặc cho bộ lễ phục lố lăng không phải màu đen (thời bấy giờ ở Pháp, bộ lễ phục trang trọng phải may bằng hàng màu đen), hoa lại ngược. Ông Giuốc-đanh vẫn chẳng biết gì vẫn vênh vang đi lại cho đám thợ phụ xem bộ lễ phục.
TB: Khi ông Giuốc-đanh mặc xong lễ phục, tay thợ phụ gọi ông là gì?
 - Bẩm ông lớn, xin ông lớn ban cho anh em ít tiền uống rượu.
TB: Thái độ của ông Giuốc-đanh như thế nào?
  ...  từ in đậm.
KH: Giải thích tại sao các cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu?
 a) Câu trước nói: Nếu Bá Kiến có giở quẻ thì Chí Phèo cũng cùng lắm đi ở tù. Ở câu sau đưa từ “ở tù” lên đầu câu để liên kết chặt câu sau với câu trước.
 b) Câu trước nói “Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú. Cho nên câu sau tác giả đưa cụm từ “vốn từ vựng ấy” lên đầu câu để liên kết chặt chẽ câu sau với câu trước”.
 - Như vậy, các cụm từ in đậm được lặp lại ngay ở đầu câu là để liên kết câu ấy với nhữmg câu trước cho chặt hơn.
 3. Bài tập 3. sgk (tr - 123)
KH: Phân tích hiệu qủa diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm?
 a- Cách sắp xếp trật tự từ trong hai câu “Lom khom chợ mấy nhà” càng làm rõ cái hoang vắng của cảnh vật. Có sự sống của con người song chỉ là bóng dáng con người thấp thoáng, ít ỏi. Bên song chỉ lơ thơ, lèo tèo mấy cái lều quán. Hình ảnh nhà cửa con người thật thưa thớt, nhỏ nhoi và hầu như bị chìm lắng trong cái vắng vẻ, hoang vu của cảnh vật.
 Tâm trạng buồn man mác của bà Huyện Thanh Quan nhớ nước và thương cho chính thân phận nhà thơ.
 b- Nhấn mạnh hình ảnh rất đẹp của anh giải phóng quân trên đường hành quân lên Tây Bắc vào lúc chiều tà.
 4. Bài tập 4. sgk (tr - 123)
HS: Đọc bài tập 4.
KH: So sánh sự khác nhau trong hai câu (a và b)?
 * Phân tích cấu trúc ngữ pháp để so sánh:
 a- Tôi / thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào.
 đt cn vn
 à Câu trần thuật miêu tả.
 b- Tôi / thấy trịnh trọng tiến vào một anh Bọ Ngựa.
 đt vn cn
 à Đảo cụm chủ - vị làm bổ ngữ để nhấn mạnh sự ngạo nghễ “làm bộ làm tịch” của nhân vật.
GV: Ở cả hai câu (a và b) phụ ngữ của động từ “thấy” đều là cụm C-V. trong câu (a) cụm C-V này có chủ ngữ đứng trước nhằm nêu tên nhân vật và miêu tả hoạt động của nhân vật.
 Trong câu (b) cụm C-V làm phụ ngữ có vị ngữ đảo lên trước đồng thời “trịnh trọng” (chỉ cách thức tiến hành hoạt động nêu ở động từ) lại đặt trước động từ. Cách viết ấy có tác dụng nhấn mạnh sự “làm bộ làm tịch” của nhân vật.
TB: Chọn câu nào điền vào chỗ trống?
 - Đối chiếu với văn cảnh, nhất là với câu cuối cùng trong đoạn trích, chúng ta thấy câu thích hợp để điền vào chỗ trống là câu (b).
 6. Bài tập 6: sgk (tr -124)
TB: Viết một đoạn văn ngắn về “Lợi ích của đi bộ đối với sức khoẻ” và giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn?
HS: Viết đoạn văn, thời gian 3’, sau đó hs trình bày.
GV: Nhận xét, sửa chữa.
 c) củng cố, luyện tập: (4’)
HS: Đọc bài tập 5 sgk (tr - 124)
TB: Hãy liệt kê các khả năng sắp xếp trật tự từ trong bộ phận câu in đậm?
 - Cây tre xanh, nhũn nhặn, thuỷ chung, ngay thẳng, can đảm.
TB: Vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như vậy?
 - Với 5 từ: xanh, nhũn nhặn, thuỷ chung, ngay thẳng, can đảm sẽ có nhiều cách sắp xếp trật tự từ. nhưng cách sắp xếp của nhà văn Thép mới là hợp lí nhất. Vì nó đúc kết được những phẩm chất đáng quý của cây tre theo đúng trình tự miêu tả của bài văn.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2’)
 - Ôn lại phần lí thuyết, làm các bài tập còn lại.
 - Đọc và suy nghĩ trước bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
Ngày soạn:/4/2011
Ngày dạy:../4/2011
Dạy lớp: 8..
 Tiết 120. Tập làm văn:
LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ
VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
 1. Mục tiêu.
 a) Về kiến thức: Củng cố chắc hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã được học.
 b) Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng những hiểu biết đó để đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn văn, một bài văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả.
 c) Về thái độ: Học sinh luôn có ý thức vận dụng đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
 2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV, tham khảo sách Ngữ văn nâng cao 8; soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và suy nghĩ trước bài mới.
3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định tổ chức.
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8B:  
 - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và làm bài tập của các bạn.
 a) Kiểm tra bài cũ: (3’)
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Để giúp các em có điều kiện rèn kĩ năng vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận như thế nào. Tiết học hôm nay các em sẽ hiểu rõ điều đó.
(GV ghi tên bài dạy)
 b) Dạy nội dung bài mới. 
 I. Chuẩn bị ở nhà. (2’)
 * Đề bài: “Trang phục và văn hoá”
HS: Lập dàn ý chi tiết tập hợp những suy nghĩ, hình ảnh,câu chuyện xung quanh vấn đề trang phục trong thực tế đời sống.
 II. Luyện tập trên lớp. (34’)
 1. Định hướng làm bài.
KH: Em hãy cụ thể hoá đề bài trên thành tình huống cụ thể?
 - Một số bạn đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em 
viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.
 * Tìm hiểu đề.
TB: Xác định yêu cầu của đề bài?
 - Kiểu văn bản: Nghị luận giải thích
 - Nội dung: Văn hoá, trang phục của học sinh hiện nay.
 - Phạm vi: Trong đời sống, ở nhà trường và ngoài xã hội.
 2. Xác định luận điểm.
HS: Đọc hệ thống luận điểm trong sgk (tr - 125); nên đưa vào bài viết những luận điểm nào trong số các luận điểm trong sgk?
 - Có thể sử dụng để đưa vào bài văn nghị luận các luận điểm là: a, b, c, e
 - Luận điểm (d): Không phù hợp với yêu cầu của đề bài (nội dung về ma tuý và ủng hộ đồng bào ở vùng bị thiên tai).
 3. Sắp xếp luận điểm.
GV: Sắp xếp các luận điểm đã lựa chọn có thể bổ sung nếu cần, theo một hệ thống để bài viết có bố cục rành mạch hợp lí.
 a. Mở bài: (Đặt vấn đề)
 - Vai trò của trang phục và văn hoá đối với con người có văn hoá nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng.
 b. Thân bài: (Giải quyết vấn đề và hệ thống các luận điểm)
KH: Các luận điểm trên em cần chỉnh sửa lại như thế nào?
 a) Gần đây, lành mạnh như trước nữa.
 c) Các bạn lầm tưởng “sành điệu”.
 e) Việc ăn mặc hoàn cảnh sống.
 b) Việc chạy theo gây tốn kém cho cha mẹ.
KH: Em bổ sung thêm luận điểm nào vào bài viết trên?
 - Người học sinh có văn hoá không chỉ là học giỏi, chăm ngoan mà trong cách chọn trang phục cần giản dị mà đẹp, phù hợp với lứa tuổi, vóc dáng phù hợp với truyền thống trang phục của dân tộc.
 - Bởi vậy, các bạn cần suy tính, lựa chọn sao cho đạt yêu cầu trên nhưng nhất quyết không nên đua đòi, chạy theo mốt trang phục.
 c. Kết bài: (Kết thúc vấn đề)
 - Tự khẳng định lại vai trò của trang phục trong việc thể hiện văn hoá con người nói chung và học sinh trong nhà trường nói riêng (là yếu tố quan trọng)
 - Lời khuyên: Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đứng đắn.
 4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả.
 a. Đoạn văn (a): sgk (tr – 125,126)
HS: Đọc đoạn văn (a). 
 * Yếu tố tự sự:
 - Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để thay áo phông.
 - Có bạn đòi mua chiếc quần bò để diện.
 - Có bạn quên cả việc học suốt ngày chơi trò chơi điện tử.
 - Hôm qua, tôi chút nữa không nhận ra một bạn của lớp mình.
 * Yếu tố miêu tả:
 - Trắng, loè loẹt, trước ngực loằng ngoằng, đầy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh của bộ phim đang “ăn khách”.
 - Đắt tiền, xẻ gấu, thủng gối.
 - Dán mắt vào màn hình vi tính, đắm đuối.
 - Bên dưới mái tóc nhuộm, một đường đỏ hoe; đi đôi giầy to, cao quá khổ là chiếc quần đen ngắn ngủn, bó chật thân mình, chiếc quần trắng ống rộng thùng thình.
TB: Các yếu tố tự sự và miêu tả nhằm phục vụ cho luận điểm nào?
 - Yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò minh hoạ cho luận điểm, sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều đến thế.
KH: Tác dụng của hai yếu tố miêu tả và tự sự với đoạn văn (a) như thế nào?
 - Các yếu tố tự sự, miêu tả đóng vai trò minh hoạ làm cho luận chứng sinh động, làm cho luận điểm được chứng minh rõ rang, cụ thể như nhìn thấy trước mắt.
 b. Đoạn văn (b): sgk (tr - 126)
HS: Đọc đoạn văn (b)
KH: Cách chọn và đưa yếu tố tự sự và miêu tả của đoạn văn (b) có gì khác so với đoạn văn (a)?
 * Yếu tố tự sự:
 - Nhớ lớp kịch vừa học: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục.
 - Ông trưởng giả đặt may lẽ phục.
 - Ông trưởng giả tưởng mặc lễ phục quí tộc là sẽ có cái sang của nhà quý tộc.
 - Tự biến mình thành trò cười.
 - Bị bác thợ may, đám thợ phụ giễu cợt, lợi dụng moi tiền.
 * Yếu tố miêu tả:
 - Hãnh diễn ngẩng cao đầu, hăm hở đặt may.
 - Bo bo giữ kiểu quần áo trưởng giả thì sao học làm sang được và sao được gọi là ông lớn, đức ông, cụ lớn.
 - May bộ lễ phục hoa ngược.
 - Bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cộc mặc khi tập kiếm.
KH: Các yếu tố tự sự, miêu tả đó nhằm phục vụ luận điểm nào? Chúng có vai trò gì?
 - Các yếu tố tự sự, miêu tả nhằm làm sáng tỏ luận điểm: Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mổit ra là người văn minh, sành điệu (Vậy thì no đâu).
TB: Cách lựa chọn và đưa yếu tố miêu tả, tự sự ở đoạn văn (a) và (b) có gì khác nhau?
 - Đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào đoạn văn nghị luận để làm nổi bật luận điểm nhưng cách chọn và đưa hai yếu tố vào hai đoạn văn (a và b) có khác nhau.
 + Đoạn văn (b): Dẫn chứng tập trung kể, tả từ lớp hài kịch cổ điển của Mô-li-e (rút ra từ tác phẩm văn chương).
 + Đoạn văn (a): Nhiều sự việc, hình ảnh rút từ thực tế lớp học.
 c) Củng cố, luyện tập: (4’)
H: Luyện viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả?
HS: Có thể chọn trong những luận điểm sgk vừa trình bày để phát triển thành một đoạn văn? (nêu rõ yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn)
GV: Gợi ý: Viết đoạn văn trình bày cho luận điểm (a) gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa, làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ.
 Ví dụ: Hiện nay, các bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền nhưng có hình dáng rất kì dị. Các bạn ấy cho rằng mặc như vậy là hợp thời trang nhưng các bạn đâu có nhận ra là mình đang hao tốn tiền của, thời gian một cách vô ích. Đặc biệt các bạn còn đang làm phai nhạt đi một truyền thống văn hoá của dân tộc Việt nam ta. Vậy thì việc chạy theo mốt như vậy có đúng hay không?
 Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là quần bò, ngày mai là một “áo ngắn cũn cỡn”, giày cao gót, áo chun, áo thụng, Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần tốn bao nhiêu tiền của, mồ hôi công sức của bố mẹ làm ra được “đốt” dưới đôi bàn tay của các bạn đấy.
GV: Gọi một số em đọc đoạn văn của mình chọn trong số luận điểm: b,c,d,e.
GV: Nhận xét và chỉ ra nhược điểm.
 d) Hướng dãn học sinh tự học ở nhà: (2’)
 - Về nhà dựa vào các luận điểm viết các đoạn văn (chú ý có yếu tố tự sự và miêu tả).
 - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương (phần Văn) - Trả lời các câu hỏi trong sgk (tr - 127).

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32(2).doc