Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Trường THCS Thạnh Hải

Tuần 26. Tiết 93,94 .

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

- Thấy được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ.

2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy logic và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm .

3. Thái độ :

- Bồi dưỡng, ý thức tinh thần yêu nước.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên : Sgk , sgv , tranh ảnh , nguyên tác chữ hán văn bản .

2. Học sinh : Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước .

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .

 

doc 21 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 26. Tiết 93,94 .
 Hịch tướng sĩ 
 Trần Quốc Tuấn 
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Thấy được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ.
2. Kĩõ năng:
- Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy logic và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm .
3. Thái độ :
- Bồi dưỡng, ý thức tinh thần yêu nước.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Sgk , sgv , tranh ảnh , nguyên tác chữ hán văn bản .
2. Học sinh : Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động . (5’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
- Kiểm tra kiến thức đã học.
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ.
2.1 Lí Công Uẩn đã dời đô từ đâu tới đâu ? 
a. Cổ Loa -> Hoa Lư.
b. Hoa Lư -> Đại La.
c. Cổ Loa -> Huế.
d. Đại La -> Cổ Loa.
2.2 Từ “ trẫm”, “ khanh” trong bài “ Chiếu dời đô” thuộc lớp từ gì trong ngôn ngữ dân tộc 
a. Biệt ngữ xã hội.
b. Từ địa phương.
3. Giới thiệu bài.
 Tháng 9- 1284 trong cuộc duyệt binh lớn ở đông Thăng Long Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn công bố bài Hịch tướng sĩ để kích động tinh thần yêu nước, trung nghĩa, quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ dưới quyền, kêu gọi họ ra sức học binh thư, rèn luyện sẵn sàng cho cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần 2. Để giúp các em những nét đặc sắc về kết cấu, lập luận, dẫn chứng của bài hịch như thế nào chúng ta cùng đi vào tìm hiểu văn bản “Hịch tướng sĩ”.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm. (7’)
* Mục tiêu :
Khái quát nắm những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xác định thể loại, đặc điểm của thể hịch, phân biệt hịch và chiếu.
1. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Trần Quốc Tuấn.
2. Em hiểu như thế nào là thể loại hịch ?
3.Bài hịch được tác giả viết trong hoàn cảnh như thế nào ?
4. Điểm giống và khác nhau giữa hịch và chiếu ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh đọc, hiểu những giá trị đặc sắc của văn bản. (64’)
* Mục tiêu :
Rèn kĩ năng đọc, phân tích thâu tóm giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
5. Hướng dẫn cách đọc :
- Thay đổi linh hoạt cho phù hợp từng đoạn, giọng đọc chung cần hùng hồn, tha thiết.
- Đoạn nêu gương sử sách đọc với giọng thuyết giảng; đoạn tình hình thực tế và nỗi lòng tác giả đọc giọng trữ tình, tự bạch, chậm rãi; đoạn phê phán phân tích thiệt hơn .... đọc giọng mỉa mai, chế giễu, khích động; đoạn cuối đọc với giọng dứt khoát, đanh thép. Câu cuối đọc với giọng chậm, tâm tình.
 6. Đọc một đoạn , lệnh học sinh đọc tiếp .
7. Bài hịch này có thể chia ra làm mấy đoạn ? Nêu ý chính của từng đoạn ?
8. Lệnh học sinh đọc thầm đoạn 1.
9. Ở phần đầu tác giả nêu các nhân vật có địa vị xã hội khác nhau thuộc các thời đại khác nhau nhưng họ có điểm chung nào để thành gương sáng cho mọi người noi theo ?
10. Việc nêu dẫn chứng này với mục đích gì ?
11. Lệnh học sinh đọc : “ Huống chi ..... về sau” .
12. Tình hình nước Đại Việt được tác giả nêu lại như thế nào ? Mục đích của đoạn văn này ? 
- Sự ngang ngược và tội ác của giặc được tác giả lột tả như thế nào?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
- Hình ảnh tội ác của kẻ thù hiện ra như thế nào?
13. Lệnh học sinh đọc : “ Ta thường ... cũng vui lòng”.
14. Qua đoạn văn đã nói lên nỗi lòng của tác giả như thế nào?
Diễn giảng : Câu văn đã khắc hoạ sinh động hình tượng ngườì anh hùng yêu nước đau xót đến quặn lòng trước cảnh tình đất nước, căm thù giặc đến bầm gan tím ruột mong rửa nhục đến quên ăn mất ngủ, vì nghĩa lớn mà coi thường thịt nát xương tan . Tấm gương yêu nước bất khuất của tác giả 
-> Tác dụng động viên lớn đối với tướng sĩ .
Đây là đoạn văn đậm chất trữ tình trong bài văn chính luận. Con người, phẩm chất đạo đức, tài năng, hành động và cuộc đời của vị Quốc công tiết chế là đảm bảo cho lòng tin của sự truyền cảm trong lời giải bày của ông đối với thuộc hạ và với mọi người. Mỗi chữ, mỗi dòng trong đoạn văn như máu chảy, như nước mắt hiện tình trên mặt giấy. Đó là gan ruột, là tấc lòng, là tâm huyết của vị tổng chỉ huy đang bày tỏ, tâm sự và chia sẻ với bầy tôi, với những người anh em, con cháu của mình.
15. Lệnh học sinh đọc : “ Các ngươi ở cùng ta ..... kém gì” .
 16. Cách kể những tình cảm ân tình của chủ tướng dành cho tì tướng của mình như thế nào, để làm gì ? 
17. Tác giả chỉ ra những hành động sai trái của tướng sĩ như thế nào ?
18. Những hàng động sai trái đó dẫn đến hậu quả như thế nào khi giặc xâm chiếm đất nước?
19. Cùng với việc phê phán thái độ, hành động sai trái của tì tướng, Trần Quốc Tuấn còn chỉ ra những việc đúng nên làm là gì ?
Cái hay của những đoạn văn này là dùng điệp ngữ tăng tiến có tác dụng nêu vấn đề từ nhạt đến đậm, từ nông đến sâu cứ từng bước từng bước tác giả đưa người đọc thấy rõ đúng sai, nhận ra điều phải trái.
20.Em có nhận xét như thế nào về cấu trúc và tác dụng của đoạn văn ? 
21. Để kêu gọi tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù, cuối bài hịch tác giả đã vạch rõ cho mọi người thấy điều gì ?
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh tổng kết những giá trị vừa phân tích .(5’)
* Mục tiêu :
Khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc, nội dung tác phẩm.
22. Bài hịch có những nét giá trị đặc sắc là gì ?
23. Khái quát lập luận của bài văn.
24. Em hãy cho biết nội dung chính bài hịch nói lên điều gì 
?
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh thực hành đạt yêu cầu bài tập . (7’)
 * Mục tiêu :
So sánh cách diễn đạt giữa hai đoạn văn.
25. So sánh đoạn văn : “ Ta thường tới bữa .... cũng vui lòng” với đoạn văn sau của giáo hoàng La Mã Gơ-rê-goaIX : “ Nhiều việc khiến ta lo lắng ... Nhưng ta nguyện quên hết những lo âu đó mà chỉ chú tâm đến cái tai họa Tác-ta, sợ rằng hiện nay uy danh của đạo cơ đốc sẽ bị bọn Tác- ta tiêu diệt mất. Nghĩ đến đó là tan xương tủy nát, thân gầy sức kiệt, đau xót vô cùng, khiến ta không biết làm gì đây” .
Hoạt động 6 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị phần học : “ Hành động nói” theo câu hỏi định hướng sgk .
Xem lại các kiểu câu đã học .
Thực hiện theo yêu cầu .
Nghe .
Khái quát .
Trình bày .
Xác định .
So sánh, nhận xét .
- Giống nhau : Cùng là loại văn ban bố công khai, cùng là thể văn nghị luận, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.
- Khác nhau : Về mục đích, chức năng. Chiếu dùng để ban bố mệnh lệnh còn hịch là để cổ vũ, thuyết phục, kêu gọi, mục đích là khuyến khích tinh thần, tình cảm.
Nghe .
Đọc, nhận xét .
Xác định .
Đọc thầm.
Trình bày.
+ Sẵn sàng chết vì vua, vì chủ tướng.
+ Không sợ hiểm nguy, hoàn thành nhiệm vụ.
Trình bày .
Khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ thời Trần 
Đọc .
Trình bày .
Tội ác của kẻ thù :
- Đi lại nghênh ngang.
- Sĩ mắng triều đình.
- Bắt nạt tể phụ.
- Đòi ngọc lụa, thu bạc vàng vét của kho.
-> Dùng hình ảnh ẩn dụ 
 -> kẻ thù tham lam tàn bạo, hung hãn như hổ đói .
Đọc .
Nhận xét .
Nghe .
Đọc .
Trình bày .
Xác định .
Phê phán những thú vui, những cách sống rất tầm thường, không xứng với vai trò của người làm tướng trong hoàn cảnh đất nước đang lâm nguy. Những hành động ấy có thể nói là tội ác 
Trình bày .
- Thái ấp, bổng lộc không còn.
- Gia quyến, vợ con khốn cùng.
- Xã tắc, tổ tông bị giày xéo.
- Thanh danh bị ô nhục việc đúng nên làm.
Trình bày .
- Nêu cao tinh thần cảnh giác.
-Tích cực luyện tập.
-Trau dồi binh thư sẵn sàng chiến đấu
Nhận xét .
Cấu trúc đối xứng và đối lập . Đối xứng về lời, câu, cách mở đầu, kết thúc; đối lập về ý, tư tưởng .
=> Làm tư tưởng được khắc sâu và nhấn mạnh, phân biệt rõ ràng để người nghe nhận thức vấn đề.
Trình bày.
Sau khi ra lệnh cho tướng sĩ học tập binh thư yếu lược, ông vạch ra hai con đường sống chết, vinh nhục, đạo thần chủ hay kẻ nghịch thù để tướng sĩ thấy rõ chỉ có thể chọn một.
-> Thái độ dứt khoác -> cương quyết -> thanh toán lối sống cá nhân, ngại khổ trong hàng ngũ tướng sĩ -> cổ vũ kẻ do dự, nhút nhát nhập vào hàng ngũ quyết chiến quyết thắng.
Trình bày.
Trình bày.
- Khích lệ lòng căm thù giặc , nỗi nhục mất nước.
- Khích lệ lòng trung quân ái quốc và ân nghĩa thủy chung của người cùng cảnh ngộ.
- Khích lệ ý chí lập công danh , xả thân vì nước.
- Khích lệ lòng tự trọng liêm sỉ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai , thấy rõ điều đúng.
Trình bày .
Thảo luận nhóm .
Cách diễn đạt gần nhau trong cách dùng ẩn dụ và khoa trương phóng đại để thể hiện căm phẫn, đau xót, lo lắng trước tội ác của bọn giặc Tác-ta – Nguyên – Mông – Thát Đát.
Khác nhau là ở giáo hoàng La mã thì thể hiện thống thiết bi thương, uất ức nhưng bất lực, chẳng biết làm gì hơn là run sợ để rồi có thể chờ bị bắt, có khi bỏ chạy hoặc đầu hàng; còn Hưng Đạo Vương là lòng căm thù sôi sục đến biến thành ý chí, nghị lực, quyết tâm chiến đấu, hi sinh vì vua vì nước, quyết tâm Sát Thát.
Nghe.
2.1 b
2.2 a
I. Giới thiệu .
1. Tác giả.
- Trần Quốc Tuấn ( 1231 – 1300 ), la ... ng cách nói để điều khiển X đứng lên, ngồi xuống hay dùng hành động bằng tay để điều khiển X ? 
=> Đó chính là thầy đã thực hiện một hành động nói. Vậy hành động nói là hành động được thực hiện bằng cách nói ra một điều gì đó, trong trường hợp này là nói ra sự yêu cầu.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiểu hành động nói . (11’)
* Mục tiêu :
Nắm được các kiểu hành động nói thường gặp.
6. Mỗi câu trong lời nói của Líù Thông nhằm một mục đích gì ?
7. Lệnh học sinh đọc ví dụ 2 . 
8. Em hãy chỉ ra hành động nói trong lời nói của Cái Tí và chị Dậu.
9. Liệt kê các kiểu hành động nói mà em biết qua mục I, II
10.Vậy em hãy cho biết có những kiểu hành động nói nào?
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh thực hành đạt các yêu cầu bài tập . (20’)
* Mục tiêu :
Xác định được hành động nói, mục đích thực hiện, so sánh, nhận xét tình huống sử dụng các mục đích nói.
11. Lệnh học sinh đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu bài tập 1.
- Trần Quốc Tuấn viết bài hịch nhằm mục đích gì ?
- Hãy xác định một câu trong bài hịch có vai trò thực hiện mục đích chung như trên ?
- Nhận xét, sửa chữa .
12. Lệnh học sinh đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu bài tập 2.
- Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong những đoạn trích.
- Nhận xét, sửa chữa.
13. Lệnh học sinh đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu bài tập 3.
- Đoạn trích dưới đây có 3 câu có từ hứa. Hãy xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu ấy.
- Nhận xét , sửa chữa .
=> Lưu ý không phải câu có từ “ hứa” bao giờ cũng được dùng để thực hiện hành động hứa .
14. Cho học sinh thực hiện bài tập nhanh :
A hỏi B : 
- Cậu vừa đi đến Bến Tre về đấy à ? 
B gật đầu .
A lại hỏi : 
- Có vui không ? 
B lắc đầu .
Cho biết đoạn đối thoại trê có những hành động nói nào ? 
=> Hành động nói có thể diễn ra bằng lời nói tương ứng với các kiểu câu, nhưng cũng có thể diễn ra bằng cử chỉ , điệu bộ ( gật đầu, lắc đầu, nhún vai, trợn mắt, .... ). Tuy nhiên dạng điển hình của hành động nói vẫn là bằng lời nói.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (1’) 
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Xem lại Ôn tập văn bản thuyết minh .
Nghe .
Đọc .
Thảo luận nhóm .
- Lí Thông tìm cách đuổi Thạch Sanh đi để cướp công chúa của Thạch Sanh .
 - Có .
 Chi tiết : “Chàng . nuôi thân”.
- Bằng lời nói.
- Việc làm của Lí Thông là một hành động, vì nó là việc làm có mục đích.
Khái quát.
Trình bày.
Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định.
Xác định .
Thầy dùng cách nói .
Xác định .
Mỗi câu trong lời nói của lý thông có mục đích riêng: câu (1) trình bày, câu (20 đe doạ, câu 3 (3) đuổi khéo, câu (4) hứa hẹn.
Đọc .
Xác định .
- Lời của Cái Tí :
+ Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ? -> hỏi.
+ U nhất định bán con đấy ư ? 
-> hỏi.
+ U không cho con ở nhà nữa ư ? -> hỏi.
+ Khốn nạn thân con thế này !
 -> Cảm thán , bộc lộ cảm xúc .
+ Trời ơi ! -> cảm thán, bộc lộ cảm xúc.
- Lời của chị Dậu :
Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài -> báo tin.
Trình bày.
Trình bày .
Đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu. 
Nhận xét, sửa chữa.
- Khích lệ tướng sĩ học tập binh thư yếu lược, lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc.
- Nếu các ngươi ...... kẻ nghịch thù.
 Đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu. 
Nhận xét, sửa chữa.
Đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu. 
Nhận xét, sửa chữa.
Xác định .
- Các hành động nói : 
+ Cậu vừa đi đến Bến Tre về đấy à ? -> hỏi .
+ Có vui không ? -> hỏi .
+ Gật đầu và lắc đầu -> hành động xác nhận và hành động bác bỏ .
Nghe .
Nghe .
I. Hành động nói là gì ?
1. Tìm hiểu ví dụ .
- Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm đẩy Thạch sanh đi để mình hưởng lợi.
- Lí Thông đã đạt được mục đích của mình qua chi tiết : “Chàng nuôi. thân” .
- Bằng lời nói.
- Việc làm của Lí Thông là một hành động, vì nó là việc làm có mục đích.
2. Ghi nhớ.
Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
II. Một số kiểu hành động nói thường gặp.
1. Tìm hiểu ví dụ.
* Ví dụ 1 .
- Mục đích của các câu :
+ Con trăn ....... đã lâu -> trình bày.
+ Nay em ...... tội chết -> đe dọa.
+ Thôi ...... ngay đi -> đuổi khéo.
+ Có chuyện ..... lo liệu -> hứa hẹn.
* Ví dụ 2.
Lời Cái Tí để hỏi và bộc lộ cảm xúc; lời chị Dậu để báo tin.
2. Ghi nhớ .
- Các kiểu hành động nói:
+ Trình bày, đe doạ, đuổi khéo, hứa hẹn.
+ Hỏi, báo tin, bộc lộ cảm xúc.
- Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày ( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán) điều khiển( cầu khiến, đe doạ, thách thức) hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
III. Luyện tập.
1.Xác định hành động nói và mục đích của nó.
- Trần Quốc Tuấn viết bài hịch nhằm mục đích : khích lệ lòng yêu nước tướng sĩ.
- Câu thực hiện mục đích chung “Nếu các người ..... kẻ nghịch thù”.
2. Xác định hành động nói và mục đích của nó .
a. -Bác trai đã khá rồi đấy chứ ? -> hỏi .
- Cảm ơn ........ như thường ? 
 -> cảm ơn.
- Nhưng xem . mệt lắm -> trình bày.
- Này .... thì trốn -> cầu khiến.
- Chứ cứ .. thì khổ -> bộc lộ cảm xúc.
- Người ốm .... hoàn hồn -> bộc lộ cảm xúc .
- Vâng ...... như cụ -> tiếp nhận.
- Nhưng ......... cái đã -> trình bày.
- Nhịn suông ... còn gì -> bộc lộ cảm xúc.
- Thế thì ....... rồi đấy -> cầu khiến.
b. - Đây là ... .. việc lớn 
-> nhận định, khẳng định.
- Chúng tôi ....  Tổ quốc -> hứa thề.
c. - Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ ! -> báo tin.
- Cụ bán rồi ? -> hỏi.
- Bán rồi ? -> xác nhận.
- Họ vừa bắt xong -> báo tin.
- Thế nó cho bắt à ? -> hỏi.
- Khốn nạn -> cảm thán.
- Ông giáo ơi! -> cảm thán.
- Nó có biết gì đâu -> cảm thán.
- Nó thấy ........ vẫy đuôi mừng -> tả.
- Tôi cho nó ăn cơm -> kể.
- Nó đang ănnó lên -> kể
3.Xác định kiểu hành động nói.
- Anh hãy hứa với em không bao giờ chúng ngồi cách xa nhau -> ra lệnh .
- Anh hứa đi -> ra lệnh .
- Anh xin hứa -> hứa .
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .
......... 
š¯›
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
Tuần 26. Tiết 96 .
Trả bài tập làm văn số 5
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Nhận rõ ưu , khuyết điểm trong bài văn của mình về nội dung, hình thức trình bày, qua đó củng cố thêm một bước về thể loại văn thuyết minh .
2. Kĩõ năng:
- Thấy được năng lực của mình trong việc làm bài văn thuyết minh, cần biết kết hợp nhiều yếu tố trong bài văn thuyết minh, biểu cảm, miêu tả, bình luận.
3. Thái độ :
- Có ý thức đọc tài liệu, sưu tầm, ghi chép các bài viết, số liệu làm tư liệu.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Đọc, chấm bài làm của học sinh, ghi nhận những ưu, khuyết điểm.
2. Học sinh : Ôn lại kiến thức về văn thuyết minh .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động . (2’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ .
3. Giới thiệu bài .
Để đánh giá một cách toàn diện về việc rèn luyện viết văn bản thuyết minh. tiết học hôm nay chúng ta cùng nhìn nhận lại bài viết của mình.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn trả bài viết . (41’) 
* Mục tiêu :
Nhận biết được những ưu khuyết điểm từ bài viết, cách khắc phục, sửa chữa.
1.Yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài, xây dựng dàn bài.
2. Đề yêu cầu thuyết minh đối tượng gì ?
3.Cho học sinh thảo luận nhóm thống nhất dàn ý.
- Gọi đại diện nhóm trình bày dàn ý chung.
- Nhận xét.
4.Nhận xét chung về bài làm của học sinh .
Ưu điểm:
+ Đa số học sinh trình bày đúng qui định, sạch đẹp.
+ Học sinh nắm được kiểu bài, kết hợp với miêu tả và biểu cảm, bình luận ; sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh. 
+ Bố cục rõ ràng, mạch lạc, liên kết đoạn chặt chẽ.
Hạn chế : 
+ Một số học sinh trình bày cẩu thả, sai chính tả nhiều
+ Một số bài cách sắp xếp chưa hợp lí, thiếu tính mạch lạc, thống nhất, không hệ thống.
5.Phát bài .
6.Cho học sinh trao đổi với bạn kế bên, phát hiện và sửa lỗi.
- Hướng dẫn sửa lỗi chủ yếu hình thức trình bày .
7.Gọi một vài học sinh đọc bài làm hay cho cả lớp nghe .
8.Giải đáp thắc mắc (nếu có)
9. Thu bài .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị phần học ; “ Nước Đại Việt ta” theo định hướng câu hỏi sgk.
+ Đọc văn bản.
+ Tìm hiểu thể cáo.
+ Tư tưởng nhân nghĩa.
+ So sánh “ Nam quốc sơn hà” với “ nước Đại Việt ta” – quan niệm về tổ quốc, độc lập 
Nghe .
Nhắc lại đề bài .
Xác định .
Một cách làm .
Thảo luận nhóm thống nhất dàn ý.
Nghe.
Nhận bài .
Trao đổi, sửa chữa.
Đọc .
Nộp bài .
Nghe .
Đề : Giới thiệu một món ăn mà em biết .
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Thể loại : thuyết minh.
- Nội dung : Giới thiệu một món ăn.
2. Dàn bài.
 * Yêu cầu : 
- Đảm bảo đúng kiểu văn.
- Đảm bảo bố cục ba phần.
- Nội dung đủ các bước : nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm.
- Ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, dễ hiểu.
3. Nhận xét.
* Ưu điểm:
- Đa số học sinh nắm được cách làm bài văn thuyết minh.
- Bài viết có bố cục 3 phần .
* Khuyết điểm:
- Một số bài thuyết minh chưa sâu về ý.
- Diễn đạt còn dài dòng nhưng còn thiếu ý.
- Còn viết số, sai chính tả, chữ ẩu.
4. Sửa chữa lỗi .
- Cách trình bày .
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26(2).doc