Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

A.Mở bài:

- Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam (Chiếc nón lá Việt Nam là một trong những vật dụng để che nắng che mưa duyên dáng và tiện lợi trở thành vật làm duyên đáng yêu cho những cô thiếu nữ ngày xưa, nó gắn bó với con người Việt Nam ta.)

B. Thân bài: (thuyết minh về chiếc nón lá)

- Hoàn cảnh ra đời của chiếc nón lá: (có lẽ từ ngàn xưa, với cái nắng chói trang của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu để che nắng che mưa.dần dần nó được cải tiến thành những chiếc nón có hình dạng khác nhau.)

- Giới thiệu chất liệu và cách làm nón: (Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc nón được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chuốt từng thanh tre tròn rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vanh nón, vành nón to hơn có đường kinh rộng 50cm, cái tiếp theo nhỏ dần có đến 16 cái vanh, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp. Những chiếc lá nón được lấy về từ rừng đem phơi khô cho trắng được xếp tứng cái chồng khít lên nhau cất trong những túi ni lông cho đỡ mốc. Khi đem ra làm nón người phụ nữ, thợ thủ công lấy từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công nghĩ ngay ra tận dụng bẹ tre khô để là lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền.

doc 47 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuyết minh về chiếc nón lá việt nam
A.Mở bài:
- Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam (Chiếc nón lá Việt Nam là một trong những vật dụng để che nắng che mưa duyên dáng và tiện lợi trở thành vật làm duyên đáng yêu cho những cô thiếu nữ ngày xưa, nó gắn bó với con người Việt Nam ta.)
B. Thân bài: (thuyết minh về chiếc nón lá)
- Hoàn cảnh ra đời của chiếc nón lá: (có lẽ từ ngàn xưa, với cái nắng chói trang của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu để che nắng che mưa.dần dần nó được cải tiến thành những chiếc nón có hình dạng khác nhau.)
- Giới thiệu chất liệu và cách làm nón: (Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc nón được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chuốt từng thanh tre tròn rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vanh nón, vành nón to hơn có đường kinh rộng 50cm, cái tiếp theo nhỏ dần có đến 16 cái vanh, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp. Những chiếc lá nón được lấy về từ rừng đem phơi khô cho trắng được xếp tứng cái chồng khít lên nhau cất trong những túi ni lông cho đỡ mốc. Khi đem ra làm nón người phụ nữ, thợ thủ công lấy từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công nghĩ ngay ra tận dụng bẹ tre khô để là lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Chỉ dùng để khâu cũng phải chọn rất kĩ lưỡng thì nó mới bền. Thợ thủ công của chúng ta dùng chỉ bằng nhiều loại khác nhau nhưng chỉ phải dai mềm. Họ cần mẫn khâu từng mũi kim thanh mỏng đều tăm thắp, dường như người khâu nón muốn gứi gắm trong chiếc non đó bao ước mơ, ý nguyện của mình, cho nên họ nồng trong lớp lá nón những hình ảnh cô thiếu nữ, những đó hoa, có khi có cả bài thơ nữa cho nên chiếc nón lá còn gọi là chiếc nón bài thơ là như vậy. Công đoạn làm nón cũng thật là công phu đòi hỏi người làm nón phải kiên trì nhẫn lại chăm chỉ mới có thể làm ra những chiếc nón đẹp và bền. Chính vì lẽ đó mà du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam không chỉ trầm trồ khen ngợi những cô gái Việt Nam duyên dáng trong bộ áo dài cùng chiếc nón lá trên đầu che dấu nụ cười đằm thắm bước đi uyển chuyển thướt tha Trong bộ đồng phục đó, nòn lá trở thành biểu tượng của dân tộc, chẳng những thế mà hình ảnh cô thôn nữ nở nụ cười tươi sau vành nón ôm bó lúa trên tay trở thành bức tranh cổ động ngày mùa thắng lợi được vẻ khắp các thôn xóm và trên biển quảng cáo ở thành thị.)
- Tác dụng của chiếc nón lá chiếc nón có nhiều loại, ngày xưa trong triều đình hình ảnh anh lính quân cơ đội nón dấu, chiếc nón nhỏ vành chỉ che hết cái đầu, hình ảnh đó đã đi vào thơ ca đó sao :
“Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài...”
Hình ảnh đó được khắc rất rõ trong cỗ bài tam cúc mà các bạn vẫn chơi đấy. Còn ai đến vùng quê Kinh bắc nghe nhưng cô gái nơi đây hát những nàn điệu dân ca quan họ hẳn không thể quên chiếc nón quai thao rộng vành một loại nón cổ làm bằng lá già to gấp hai nón thường và trông như cái thúng vì vậy dân gian thường gọi là nón thúng quai thao. Ta còn nhớ hình ảnh người nghệ sĩ hát quan họ với con mắt lá dăm liếc dài sắc nhọn tình tứ cùng nụ cười duyện ẩn dấu sau vành nón quai thao đã làm nao lòng bao khán giả và du khách nước ngoài. Nón quai thao trở thành điểm nhớ của quê hương quan họ thanh lịch từ bao đời nay...
Không chỉ làm vật che nắng che mưa, chiếc nón lá Việt Nam tự nhiên đã đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hoá, mang cái tâm hồn quê hương dân tộc, gợi cảm hứng cho thi ca: “Nón bài thơ, em đội nón bài thơ xứ nghệ...”Chiếc nón lá chiếc nón bài thơ mảnh mai thanh thoát nhẹ nhàng như giọng nói ngọt ngào của các cô gái xứ Huế thân thương đã trở thành dụng cụ biểu diễn nghệ thuật độc đáo, mang phong cách dân tộc đậm đà.)
C. Kết bài: suy nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.( Nón lá xưa được sản xuất ở nhiều nơi như Hà Tây, Bắc Ninh, Quảng Bình ,Nam Định, Hải Dương...Nay cuộc sống thời hiện đại văn hoá phương Tây tràn vào nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất ra biết bao mẫu mũ, ô, dù xinh đẹp và lộng lẫy, nhưng trên khắp các nẻo đường nông thôn đến thành thi, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện, chứng tỏ sự trường tồn của nó cùng thời gian, cả về giá tri sử dụng lẫn nét đẹp văn hoá thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.) 
Bµi 2
Nón lá có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khỏang 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng cho người con gái Việt Nam và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương.
Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:
Nón dấu : nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa 
Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa
Nón rơm : Nón làm bằng cộng rơm ép cứng
Nón quai thao : người miền Bắc thường dùng trong lễ hội
Nón Gõ : Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa
Nón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệp
Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng.
Nón khua :Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa
Nón chảo : thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng
Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang
Nón bài thơ : ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ 
Tuy có nhiều chủng lọai nhưng phổ biến nhất vẫn là nón lá.Phải nói rằng người Việt Nam ta từ nông thôn đến thành thị đều từng dùng nón lá nhưng có mấy ai quan tâm đến nón có bao nhiêu vành,đường kính rộng bao nhiêu?
Nón lá tuy giản dị rẻ tiền nhưng nghệ thuật làm nón phải khéo tay. Với cây mác sắc,họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu rồi uốn thành vòng tròn trịa bóng bẩy. Có được khung nón,người ta còn phải mua lá hay chặt lá non còn búp ,cành lá có hình nan quạt nhiều là đơn chưa xòe ra hẳn đem phơi khô. Lá non lúc khô có màu trắng xanh,người mua phải phơi lá vào sương đêm cho bớt độ giòn.người ta mở lá từ đầu đến cuống lá ,cắt bỏ phần cuối cùng,rồi dùng lưỡi cày nóng và búi giẻ hơ trên thanh hồng kéo lên lá nón thành tờ giấy dài và mỏng,nổi lên những đường gân nhỏ,lựa những lá đẹp nhất để làm vành ngòai của nón.
Sau đó người ta dùng cái khung hình chóp ,có 6 cây sườn chính để gài 16 cái vành nón lớn nhỏ khác nhau lên khung.lọai khung này thường do người chuyên môn làm để kích thước khi lợp lá và chằm nón xong co thể tháo nón ra dễ dàng.Những lá nón làm xong được xếp lên khung,giữa 2 lóp lá lót một lượt mo nang thật mỏng và được buộc cho chắc.Tiếp là công đọan khâu, bàn tay người thợ thoăn thoắt kluồn mũi kijm len xuống sao cho lỗ khâu thật kín. 
Nguời thợ khéo còn có tài lẩn chỉ,khéo léo giấu những nút nổi vào trong.Chiếc nón khi hòan chỉnh vừa bền vừa đẹp ,soi lên ánh mặt trời thấy kín đều.Nón rộng đường kính 41cm,người ta phết phía ngòai lớp sơn dầu mỏng để nước mưa không qua các lỗ kim mà vào trong.Để có môt chiếc nón như thế phải trải qua 15 khâu,từ lên rừng hái lá,sấy lá,mở,ủi,chọn lá,chắm ,cắt lá ....
Cũng chính vì mang đầy tính nghệ thuật mà con người luôn biết trân trọng sản vật văn hóa này. Ngay trog thời đại thông tin,tuy có số lượng không đông nhưng vẫn còn có những con người yêu văn hóa truyền thống mà bám trụ với nghề làm nón khó thì nhiều mà lời thì ít này. Họ đã cùng chung tay lập ra những làng nón truyền thống,nơi cung cấp số lượng lớn nón cho các tỉnh thành.
Có thể kể đến làng Phú Cam còn gọi là phường Phước Vĩnh; ngay ở trung tâm thành phố Huế, trên bờ nam sông An Cựu, làng Phú Cam nổi tiếng với nón bài thơ Huế đã xinh ở dáng lại nhã ở màu,mỏng nhẹ,soi lên ánh sáng thấy rõ những hình trổ giấy về phong cảnh Huếkèm theo lới thơ cài ở hai lớp lá. Hay xã Nghĩa Châu(Nghĩa Hưng) từ lâu nổi tiếng với nghề làm nón thanh thoát ,bền đẹp. Rồi nón Gò Găng ở Bình Định, nón lá ở làng Chuông (Thanh Oai,Hà Tây), tất cả tô đẹp thêm cho nét văn hóa nón độc đáo của Việt Nam.
Và rồi, tất nhiên,chiếc nón lá đi vào thơ ca nhẹ nhàng như mặc nhiên phải vậy.Nhà thơ Bích Lan đã từng miêu tả chịếc nón bài thơ Huế rằng:
Ngưới xứ Huế yêu thơ và nhạc Huế
Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ nép trong tay
Thầm lặng bước những khi trời dịu nắng
Và ngay cả trong ca dao:
Nón này che nắng che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi ta
Còn duyên nón cụ quai tơ
Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong
Hình ảnh chiếc nón lá trong mắt nhà thơ là hình ảnh của người thiếu nữ thơ ngây trong tà áo dài thanh khiết,của người phụ nữ mộc mạc chân tình gắn đời với mảnh ruộng quê hương,của những mối tình thầm kín gửi qua bài thơ dấu trong nón lá.
Mỗi chiếc nón có một linh hồn riêng ,một ý nghĩa riêng.hiện nay ,Việt Nam ta có đến hàng chục lọai nón cổ truyền khác nhau,chứng minh cho nền văn hóa và đậm sắc nghệ thuật.Đời sống văn minh,phát triển nhung nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó :giản dị,duyên dáng.Ở bvất cứ nơi đâu,từ rừng sâu hẻo lánh,trên đồng ruộng mênh mông,dọc theo sông dài biển cả,đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay.
Bµi 3: ThuyÕt minh vÒ chiÕc bót bi
 Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
 Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô  giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó.
 Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. 
 Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ... n hiệu nổi tiếng như Miti, Samsonite, Tian Ling, Ling Hao, phổ biến ở khắp mọi nơi như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nhưng cho dù chúng đẹp đến đâu, bền cỡ nào
. MỞ BÀI: 
- Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng 
hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời 
gian cắp sách đến trường. 
II. THÂN BÀI: 
1. Nguồn gốc, xuất xứ: 
- Xuất xứ: vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển. 
- Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới. 
2. Cấu tạo: 
- Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản. 
+ Phía ngoài: chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,. 
+ Bên trong: có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,. 
3. Quy trình làm ra chiếc cặp : 
- Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: cặp táp, cặp da, ba-lô,. với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao,. mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau. 
+ Lựa chọn chất liệu: vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,. 
+ Xử lý: tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó. 
+ Khâu may: thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế. 
+ Ghép nối: ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau. 
4. Cách sử dụng: 
- Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau: 
+ học sinh nữ : dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người. 
=> Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính. 
Nam sinh viên Đại học 
Đeo cặp một bên thể hiện sự tự tin và năng động 
+ học sinh tiểu học : đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn. 
=> Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1. 
Các nhà doanh nhân: sử dụng các loại cặp đắt tiền, xịn, thường thì họ xách trên tay. 
=> Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước. 
- Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo. 
5. Cách bảo quản: 
- Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu: 
+ Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp. 
+ Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao. 
+ Cứ khoảng 1 - 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu. 
+ Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp. 
+ Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da. 
+ Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng. 
+ Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp. 
6. Công dụng: 
- Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường. 
- Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân. 
- Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò - cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. 
III. KẾT BÀI: 
- Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam. 
^^~
__________________
Phích nước là một đồ vật thông dụng dùng để đựng nước nóng. Phích có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau . Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít , loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Phích có thể giữ nước ở nhiệt độ từ 80o đến 90o trong khoảng một ngày
Phích nước (hay bình thuỷ) được phat minh bởi nhà bác hoc Duwur. Ông đã cải tiến chiếc máy dùng để đo nhiệt lượng của một vật nên được gọi là nhiệt lượng kế, vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ sinh khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giứa nhiệt độ bên trong bính và môi trường bên ngoài. Từ đó, ngừoi ta chế tạo thành loại bình có khả năng cách ly nhiệt, dùng cho giử nước nóng hay nước đá (kem).
Cấu tạo ngoài gồm : Vỏ , quai xách , nắp , thân và đáy .Vỏ phích thương được làm bằng nhôm , nhựa hoặc sắt tráng men in hoa hay hình chim, hình thú rất đẹp. Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển.
Nắp phích bằng nhôm, nhựa, nút đậy ruột phích bằng gổ xốp để chống mất nhiệt do đối lưu.
Cấu tạo trong gồm : Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Ngoài ra, bên thành trong của 2 lóp nầy còn được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài (tráng ở thành trong để không bị trầy lúc co xát cũng như không làm ảnh hưởng nước đựng bên trong).Vì là thủy tinh nên rất mỏng và dễ bể, chính vì vậy mà ta cần tới lớp vỏ để bảo vệ.
Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Aùp miệng phích vào tai nghe có tiếng O O là tốt. Tháo đáy phích xem núm thuỷ ngân có còn nguyên vẹn hay không.
Tuy nhiên, ruột phích truyền nhiệt kém, sự thay đổi nhiệt đột ngột như đổ nhanh nứoc nóng vào khi bình đang nguội lạnh, hay đổ nước lạnh vào khi bình đang nóng, đều có thể làm cho bình bị nổ. Từ đó ta nên bảo quản bằng cách :
- Bình mới mua về, sau khi rửa sạch, để ráo nước mới châm nước nóng vào, khi châm lần
đầu hay với một bình đã lâu không sử dụng phải châm từ từ, tốt nhất là chỉ châm một ít,
đậy nắp lại, vài phút sau mới châm tiếp.
- Sáng sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn còn đọng lại trong lòng phích tồi
mới rót nước sôi vào, đậy nắp thật chặt. Hay ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm
nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch thì
chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.
- Nên để phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh gây nguy hiểm.
- Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, ta không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa
nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyện nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4
lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước.
Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
- Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, giảm khả nang7 bảo vệ bình thì cần thay vỏ mới
để an toàn người sử dụng.
Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà.s
Về chức năng:
Bàn là là dụng cụ dùng để làm phẳng quần áo. Khi nhiệt độ lên cao sẽ làm quần áo nóng lên giãn nở ra và làm mất nếp nhăn.
*Cấu tạo:
Gồm có: Mặt bàn ủi, làm bằng kim loại, phẳng, láng. Có tác dụng chuyển nhiệt độ từ dây điện trở ra ngoài, lên quần áo.
Cán cầm có nhiệm vụ cách nhiệt khi sử dụng.
dây điện: nhiệm vụ dẫn điện rồi đưa đến mặt bàn ủi để làm nóng.
Bóng đèn báo điện: nếu đèn sáng tức là nhiệt độ đã đủ nóng cần rút phít cắm.
Núm vặn: để chỉnh độ nóng.
Các ốc vít: để gắn các bộ phận...
Cái kéo được phát minh ở đâu và bao giờ là chuyện ngày nay vẫn còn gây tranh cãi. Xuất phát điểm cho sự phát triển của cái kéo dường như bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao một lúc. Đó là hai lưỡi dao rời nhau. Trong khi một tay giữ lưỡi dao nằm dưới, tay kia thực hiện động tác cắt. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã- sông Ranh đã chứng minh cho điều đó . Nhưng có thể kéo đã xuất hiện trước đó rất lâu.
Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng của nó như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp
Kéo chốt đuôi: Bước phát triển tiếp của kéo là chiếc kéo có chốt ở đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo kiểu này trong thực tế khá rắc rối, vì để cắt được cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó phải dùng tay tách chúng ra khỏi nhau.
Kéo kẹp: So với kéo khớp , kéo kẹp với cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn, vì nó có thể sử dụng được bằng một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà cánh kéo có thể tự mở ra. Kép kẹp chỉ xuất hiện khi người ta sản xuất được đồng thau hay hợp kim của sắt có thể rèn được vào khoảng năm 1000 trước CN. Đó là điều kiện để cánh kéo có thể đàn hồi được. Vì độ đàn hồi của đồng thau mau chóng giảm đi, nên kéo kẹp bằng đồng thau ngày một hiếm dần. Người ta đã tìm được kéo kẹp bằng sắt ở Trung Âu được sản xuất vào khoảng năm 500 trước CN. Có những mẫu kéo thời đó có lò xo hình chữ U, để tăng độ căng, người ta dần chuyển cần kéo sang dạng gần tròn. Thời Đường ở Trung Quốc đã có dạng kéo kẹp mà cần kéo có dạng cần bắt chéo lên nhau như hai chữ oo liền nhau. Đến tận thế kỷ 17, kéo kẹp là dạng kép phổ biến nhất ở châu Âu.
Kéo khớp: Dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước CN. Vì chỉ còn rất ít di vật còn lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện. Vào thế kỷ 17 và từ đó trở đi những loại kéo chuyên dụng được phát triển: kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn dần.
Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng.
Có thể nói, kéo là một dụng cụ chủ yếu dùng để cắt, tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng mà kéo cũng có nhiều loại khác nhau như: kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang; các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa...; thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo; kéo cắt tôn cắt sắt; kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò; còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật
Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được.

Tài liệu đính kèm:

  • docnhung bai van thuyet minh 8.doc