Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 21 - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 21 - Năm học 2009-2010

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 -Kiến thức :

 Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục. Người vẫn mở hồn ra tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời

-Thi độ : Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ.

B. PHƯƠNG PHÁP

- Diễn giảng – Phát vấn

- Thảo luận – Quy nạp kiến thức

C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. ỔN ĐỊNH - KIỂM TRA BÀI CŨ:

 - Phân tích để làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Tức Cảnh Pác – Bó”.

2. VÀO BÀI

Từ việc kiểm tra bài cũ, gv có thể dẫn vào bài mới: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thể hiện lòng yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác. Nhân cách cao qúy ấy được thể hiện trong suốt quảng đường hoạt động cách mạng của Người. Nhất là trong khoảng thời gian bị Tưởng Giới Thạch giam cầm ở Trung Quốc. Hôm nay chúng ta sẽ học bài thơ “Vọng Nguyệt” để hiểu thêm về những nét đẹp trong tâm hồn Bác.

 

doc 8 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 21 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :11/01/2010 Ngày dạy :20/01/2010
 Bài 21 - Tiết 85 
 Văn bản
NGẮM TRĂNG
 (Moonlight ) 
Hồ Chí Minh
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 -Kiến thức :
 Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục. Người vẫn mở hồn ra tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời
-Thái độ : Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Diễn giảng – Phát vấn 
- Thảo luận – Quy nạp kiến thức
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
ỔN ĐỊNH - KIỂM TRA BÀI CŨ: 
 - Phân tích để làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Tức Cảnh Pác – Bó”.
VÀO BÀI
Từ việc kiểm tra bài cũ, gv có thể dẫn vào bài mới: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thể hiện lòng yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác. Nhân cách cao qúy ấy được thể hiện trong suốt quảng đường hoạt động cách mạng của Người. Nhất là trong khoảng thời gian bị Tưởng Giới Thạch giam cầm ở Trung Quốc. Hôm nay chúng ta sẽ học bài thơ “Vọng Nguyệt” để hiểu thêm về những nét đẹp trong tâm hồn Bác.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
Gọi hs đọc phần chú thích
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
Tác Giả:
 Hồ Chí Minh.
- Nêu xuất xứ bài thơ?
Tác Phẩm:
- Xuất xứ : Trích trong tập “Nhật Kí Trong Tù”, gồm 133 bài, phần lớn viết bằng chữ Hán.
- Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
- Bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc (8/1942 – 9/1943).
- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt.
* Hoạt Động 1:
 Gọi hs đọc văn bản (phiên âm, dịch nghĩa và bản dịch thơ)
 Gv có thể dùng dụng cụ học tập, treo bàng nguyên tác bằng chữ Hán lên bảng để hs quan sát.
 Gv kiểm tra phần đọc giải nghĩa chữ Hán của hs. Dựa vào bảng dịch nghĩa, dịch từng chữ để hs hiểu nội dung bài thơ.
 Vừa dịch nghĩa, gv vừa so sánh đối chiếu, bảng phiên âm với bản dịch thơ: - nại nhược hà? / Khó hững hờ
-> nại nhược hà: câu hỏi tu từ -> sự xốn xang, bối rối của chủ thể trữ tình 
-> khó hững hờ -> mất đi sự rung cảm mạnh mẽ, chỉ còn lại sự hờ hững, bình thản của thể trữ tình
 II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
- Hai câu sau của bản phiên âm có kết cấu đăng đối: đối trong từng câu và đối hai câu với nhau
 trăng, thi gia / nguyệt, giữa là nhà tù (song)
 minh nguyệt / thi gia
 Hai câu dịch thơ làm mất đi cấu trúc đăng đối -> giảm sức truyền cảm
 Sau khi hs đã hiểu rõ ý nghĩa của các bản phiên âm, bản dịch, Gv phân tích văn bản
 Tựa bài “Vọng Nguyệt” là ngắm trăng. 
 Ngươi xưa thường ngắm trăng thưởng nguyệt, đây là thú vui tao nhã của những bậc tao nhân mặc khách, vui cùng gió trăng mây nước.
- Em hãy cho biết Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh như thế nào? ( Cảnh tù đày, bác ngắm trăng trong nhà tù).
Trong tù không rượu cũng không hoa
- Tại sao Bác lại viết “Trong tù không rượu cũng không hoa”?
 Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng, có hoa, có rượu thì sự thưởng trăng mới thật mười phần thú vị, mĩ mãn.
 Gọi hs đọc câu thơ thứ hai của bản phiên âm cùng với bản dịch thơ, so sánh cụm từ nại nhược hà / khó hững hờ.
- Câu thơ thứ hai thể hiện tâm trạng gì của Bác?
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
 Xốn xang, bối rối -> đứng trước đêm trăng đẹp mà không có rượu, có hoa để thưởng ngoạn lại bị giam cầm, người tù cảm thấy bứt rứt, xốn xang -> thể hiện tâm hồn nghệ sĩ đích thực của Bác
- Hai câu thơ đầu thể hiện nét đẹp gì trong tâm hồn của Bác trước cảnh trăng đẹp?
-> Tâm hồn rung động mãnh liệt của người tù trước cảnh trăng đẹp.
 Trước cảnh đẹp như thế, dù đang là người tù, người chiến sĩ cách mạng ấy vẫn là con người yêu thiên nhiên một cách say mê và hồn nhiên, quên đi cả những gian nan khổ cực của chốn lao lung.
 Gọi hs đọc hai câu thơ cuối 
* Hoạt động 3:
- Em hãy so sánh hai câu thơ cuối của bản phiên âm với bản dịch thơ?
 Gv cho Hs quan sát bài thơ (bản phiên âm và bản phiên dịch thơ)
+ Bản phiên âm: có cấu trúc đăng đối: sự sắp xếp các từ: nhân, nguyệt; nguyệt thi gia tạo sự cân xứng nhau trong từng câu (chữ song đứng giữa, và của cặp câu 3 &4)
+ Bản dịch thơ: mất đi sự đối
- Sự sắp xếp như vậy và đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
-> Sự giao hoà gắn bó giữa người và trăng -> hai người bạn tri âm, tri kỉ.
 Cấu trúc đối thể hiện mối giao hoà giữa người và trăng. Với tựa đề “Vọng Nguyệt” và việc sử dụng hình ảnh nhân hoá -> giữa người và trăng còn có sự chủ động tìm đến nhau, thường trực hướng về nhau.
- Bài thơ toát lên vẻ đẹp gì trong tâm hồn của Bác?
 Một sức mạnh tinh thần kì diệu, Bài thơ giúp ta có cái nhìn hai phía. Phía này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, bầu trời tự do. Là lãng mạn say người. Ở giữa là song sắt nhà tù trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỉ tìm đến với nhau.
 Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc, mạnh mẽ vừa thể hiện tinh thần “thép”, một phong thái ung dung , vượt lên mọi hoàn cảnh bất chấp mọi hiểm nguy.
-> Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, sự tự do nội tại 
-> bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ.
* Hoạt động 4:
 Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Em hãy nêu gía trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Thể thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, sự sắp xếp các từ, ngữ & các câu theo cấu trúc đăêng đối -> tâm hồn nghệ sĩ, một nhân cách lớn, vừa rất nghệ sĩ, vừa có bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ vĩ đại. Bài thơ vừa mang đậm màu sắc cổ điển nhưng rất hiện đại
Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
III. GHI NHỚ (Sgk)
* Hoạt Động 5: Luyện tập
 Hs thảo luận và đọc những bài viết về trăng của Bác đã học ở chương trình lớp 7. Sưu tầm những bài thơ viết về trăng khác trong tập “Nhật kí trong tù”.
4. Củng cố:
- Hình ảnh nào trong bài thơ đem đến cho em sự thú vị? Vì sao?
5. Dặn dò:
- Học thuộc bài thơ.
- Soạn bài mới
 NGUYEN VAN THANH GIAO VIEN NGU VAN CHU VAN AN
 Ngày dạy :20/01/2010 Đi Đường
 Đây là bài tự học có hướng dẫn, Gv cần giải nghĩa những từ ngữ chữ Hán để học sinh nắm vững nội dung bài thơ. Bài thơ có kết cấu chuẩn mực của một bài tứ tuyệt
 Hai câu thơ đầu: 
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
-> Bằng cách dùng những điệp từ: tẩu lộ, trùng san (ở bản phiên âm) -> nỗi gian lao vất vả của người đi đường. Đó là sự suy ngẫm thấm thía rút ra từ thực tế biết bao cuộc đi đường chuyển lao đầy khổ ải “dầm mưa dãi nắng, trèo núi qua truông” của chính Bác trong những lần bị giải đi liên miên.
Câu thứ ba:
Núi cao lên đến tận cùng
Câu chuyển: nếu hai câu trên là núi non trùng điệp, là gian lao chồng chất thì ở câu này, tất cả đều vượt qua, mặc dù cứ núi tiếp núi nhưng có lúc cũng lên đến tận cùng, đến đỉnh cao nhất.
Câu thơ thứ tư:
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
-> Đường đi khó khăn thì việc đến đích, việc đứng trên đỉnh cao vòi vọi chiến thắng là niềm vui sướng đặc biệt, là phần thưởng qúy giá dành cho người đi đường sau bao nhiêu gian lao.
 Hai câu thơ sau cũng ngụ ý niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ cách mạng sau khi trải qua biết bao nhiêu gian khổ hy sinh và thấp thoáng hình ảnh con người vươn tới đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thế giới.
Hệ thống câu hỏi gợi mở cho hs:
1. Hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
 2. Câu thơ đầu và câu thơ thứ hai nói lên nỗi gian nan vất vả của ai?
 3. Các điệp từ: tẩu lộ, trùng san được sử dụng trong hai câu thơ đầu nhằm nhấn mạnh điều gì?
 4. Hai câu thơ sau có hai lớp nghĩa, em hãy cho biết đó là những nghĩa nào?
 5. Em có nhận xét gì về sự chuyển ý giữa hai câu đầu và hai câu sau?
 6. Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ con người trước con đường đời đầy khó khăn thử thách?
 7. So sánh cách sử dụng thể thơ của bản phiên âm và bản dịch thơ? Việc thay đổi thể thơ có làm thay đổi ý nghĩa bài thơ?
Củng cố:
Dặn dò:
Học thuộc lòng hai bài thơ (bản phiên âm và bản dịch thơ)
Soạn bài: Câu cảm thán
Bài 21 - Tiết 86 ª Ngày soạn :18/01/2010 ª Ngày dạy : 21/01/2010
Câu cảm thán
(Question exclamation )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
Kiến thức : Củng cố và nâng cao kiến thức về câu cảm thán đã học ở tiểu học.
Kỷ năng :Nắm vững đặc điểm và chức năng của loại câu này.
B. PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề - Quy nạp kiến thức
 C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
Ổn định
Kiểm tra bài cũ:
 Câu cầu khiến là gì? Nêu đặc điểm và chức năng của câu khiến?
( có thể cho hs làm bài viết 15 phút về câu nghi vấn và câu cầu khiến)
Vào bài:
 Kể một câu chuyện, kết thúc bằng một câu..
Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1:
Gọi học sinh đọc các ví dụ trong sách, gv ghi lên bảng
- Hãy xác định câu cảm thán trong các ví dụ trên?
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG:
Ví dụ: a, b ,
- Dấu hiệu hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?
 Có những từ: ôi, than ôi, hỡi ôi
Câu cảm thán:.
- Hỡi ơi lão Hạc!
- Than ôi!
- Câu cảm thán dùng để làm gì?
-> Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói / viết
- Các em đã học câu nghi vấn, câu cầu khiến cũng có chức năng bộc lộ cảm xúc. Vậy muốn phân biệt câu nghi vấn và câu cảm thán, ta cần dựa vào đâu?
 Dựa vào các từ ngữ cảm thán:
-> Thể hiện bằng các từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, chao (ôi), trời ơi, thay, biết bao, biết chừng nào
- Nhận xét về cấu trúc cú pháp của những từ ngữ cảm thán dùng trong các ví dụ trên?
 Có khi tách thành một câu đặc biệt; có khi kết hợp với các yếu tố khác làm thành câu.
- Khi viết đơn từ, biên bản hợp đồng hay trình bày kết qủa một bài toán, em có dùng câu cảm thán không? Vì sao?
 Không, vì những loại văn bản trên là những văn bản hành chính, văn bản khoa học chỉ sử dụng ngôn ngữ tư duy Logic, thuần túy trí tuệ nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ biểu lộ cảm xúc.
- Cảm thán thường sử dụng nhiều ở loại văn bản nào?
 Văn bản nghệ thuật, trong giao tiếp hàng ngày.
 Gọi hs đọc ghi nhớ
2ø. GHI NHỚ:
SGK
* Hoạt động 2:
II. LUYỆN TẬP
1. Các câu cảm thán:
Than ôi! Lo thay! Nguy thay!
Hởi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Chao ôimình thôi.
2. Đặt câu: gọi hs tự đặt câu, sử dụng những từ ngữ cảm thán xiết bao, biết chừng nào
 3. Gọi hs nhắc lại bài cũ và biết cách phân biệt các loại câu đã học.
4. Củng cố:
 Gv cho hai câu: hs thảo luận
 1)Có biết bao nhiêu người ra đi mãi mãi không về
 2)Chuyến đi này đông đúc biết bao!
Xác định kiểu câu trong hai ví dụ trên, và giải thích ý nghĩa của từ biết bao trong mỗi câu.
5. Dặn dò:
Học bài 
Soạn “ Câu trần thuật
Viết bài TLV số 4
------ ------------- --------------------------------------------------------------------------------------------- 
 ªNgày soạn : 22/01/2010ªNgày dạy : 23/01/2010
Tiết 87,88
Viết bài viết số 4
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
Rèn kỉ năng thực hành về văn bản thuyết minh.
B.PHƯƠNG PHÁP:
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Đề bài: học sinh chuẩn bị tư liệu cho bốn kiểu bài văn thuyết minh, giáo viên chọn một trong bốn kiểu bài này để ra đề
Giới thiệu một loài hoa hay một loài cây.
Giới thiệu một trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam
Giới thiệu một danh lam thắng cảnh của quê hương em
Giới thiệu một đồ dùng, một thí nghiệm.
 Riêng đề bài giới thiệu một thắng cảnh của quê hương em, giáo viên có thể để học sinh chuẩn bị để thuyết trình một tiết dạy chương trình địa phương sắp tới.
 Ngày soạn :23/01/2010 ªngày dạy :27/01/2010
 Tiết 89
Câu trần thuật
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
Hiểu rõ đặc điểm của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.
Nắm vững chức năng của loại câu này. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp
PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề – quy nạp kiến thức.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định 
Kiểm tra bài cũ:
- Câu cảm thán là gì? Nêu đặc điểm và chức năng chính của câu cảm thán?
Vào bài:
 Các em đã học ba kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu thêm về câu trần thuật. Đây là kiểu câu cơ bản được dùng phổ biến nhất trong tình huống giao tiếp.
3. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
Hoạt động 1:
 Gv gọi hs đọc các đoạn trích trong sgk
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG
 1. Ví dụ: 
- Các câu trong những đoạn trích trên có dấu hiệu đặc trưng như những câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán hay không?
 Không
- Các câu này dùng để làm gì?
-> a) Trình bày những suy nghĩ của người viết.
 b) Kể, thông báo
 c) miêu tả
 Gv tổng kết phần ghi nhớ thứ nhất
Đây là chức năng chính của câu trần thuật.
Gv đưa ra một số câu trần thuật có chức năng khác để hs nhận diện
d) Tôi yêu cầu anh ra khỏi đây ngay.
Đ) (Cháu) mời bà xơi cơm
g) Tôi xin hứa với anh là ngày mai tôi đến sớm
h) Tớ cấm cậu nói ra chuyện ấy.
i) Mình hỏi cậu hút thuốc có lợi gì ở chỗ nào
 Những câu này có chức năng đề nghị, yêu cầu, bộc lộ cảm xúc. Thông thường chúng có cấu trúc
 Ngôi thứ nhất + cám ơn
 Mời
 Hứa
 Chúc mừng
 Bảo đảm
 Hỏi
Những câu biểu thị một hành động bằng chính việc phát ra câu đó -> câu trần thuật ngôn hành.
Câu trần thuật thường kết thúc bằng mấy hình thức?
 Gv tổng kết đặc điểm và chức năng của câu trần thuật.
 Gọi hs đọc ghi nhớ
 2. Ghi nhớ :sgk
* Hoạt động 2:
II. LUYỆN TẬP
Luyện tập:
1.a) Cả ba câu 1, 2, 3 là câu trần thuật, trong đó câu 1: kể; câu 2&3: biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 1: câu cảm thán. Câu 2&3: câu trần thuật: vừa trình bày suy nghĩ vừa bộc lộ cảm xúc.
 Câu 1: trần thuật dùng để kể; câu 2: cảm thán; câu 3 &4: câu trần thuật: biểu lộ tình cảm, cảm ơn.
2. Đối thủ lương tiêu nại nhược hà? -> câu hỏi
 Cảnh đẹp đêm nay khó hửng hờ -> Câu trần thuật
Ý nghĩa: Đêm trăng đẹp đã gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó.
3.
Câu cầu khiến
Câu nghi vấn
Câu trần thuật, ngôn hành
 4. 
câu trần thuật -> yêu cầu
câu trần thuật ->
5. Đặt câu: hs tự làm
4 Củng cố:
- Oân bốn kiểu câu: nhận biết đặc điểm của chức năng.
5.Dặn dò:
Học bài
Làm bài tập
Soạn bài: “ Chiếu dời đô”

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 21 - NGAM TRANG.doc