Bài giảng Ngữ văn 8 tiết 124: Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận

Bài giảng Ngữ văn 8 tiết 124: Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận

I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận:

 1- Đọc đoạn trích: ( Sgk/113, 114 )

* CÂU HỎI THẢO LUẬN:

 Có người cho rằng đoạn văn a là đoạn văn tự sự, đoạn văn b là đoạn văn miêu tả, ý kiến em như thế nào?

* ĐÁP ÁN:

 - Đoạn văn a có kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tàn ác nhưng mục đích nhằm làm sáng tỏ luận điểm “ Chế độ lính tình nguyện” nên không phải là đoạn văn tự sự.

 

ppt 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 tiết 124: Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐÔNG HOÀTRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO Chào mừng quí thầy cô GIÁO VIÊN : LÊ THỊ HỒNG TRÂMTIẾT 124: TÌM HIỂU YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 	 TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬNI. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: 1- Đọc đoạn trích: ( Sgk/113, 114 )* CÂU HỎI THẢO LUẬN: Có người cho rằng đoạn văn a là đoạn văn tự sự, đoạn văn b là đoạn văn miêu tả, ý kiến em như thế nào? * ĐÁP ÁN: - Đoạn văn a có kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tàn ác nhưng mục đích nhằm làm sáng tỏ luận điểm “ Chế độ lính tình nguyện” nên không phải là đoạn văn tự sự. - Đoạn văn b miêu tả lại cảnh khốn khổ của những người Việt Nam bị bắt đi lính nhằm làm sáng tỏ luận điểm “ Phủ toàn quyền Đông Dương nói rằng người An Nam tấp nập đầu quân” nên không phải là đoạn văn miêu tả.Theo em hai đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Hai đoạn văn có mục đích vạch trần sự tàn bạo và giả dối của thực dân trong cái gọi là “ mộ lính tình nguyện” nên đây là hai đoạn văn nghị luận.I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: 1- Đọc đoạn trích: ( Sgk/113, 114 ) Trong đoạn trích a yếu tố tự sự có tác dụng gì? - Trong đoạn trích b, yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung rõ sự giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao về “lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến”. Em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả trong bài văn nghị luận ?ï Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. - Trong đoạn trích a, yếu tố tự sự giúp người đọc hình dung đầy đủ sự nhũng lạm hết sức trắng trợn trong việc mộ lính “tình nguyện” . Trong đoạn trích b yếu tố miêu tả có tác dụng gì?TIẾT 124: TÌM HIỂU YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 	 TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬNBÀI TẬP 1: Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận? Yếu tố tự sự : người tù khẳng định mình là khách tự do, trước cảnh đẹp của đêm trăng người tù rạo rực, muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giải bày, muốn bộc lộ.Yếu tố miêu tả : cảnh trăng tròn và sáng, trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về.Đọc đoạn văn: (Sgk /116)TIẾT 124: TÌM HIỂU YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 	 TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬNTác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận? - Yếu tố tự sự giúp người đọc hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và tâm trạng của nhà thơ. - Yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung được khung cảnh đẹp của đêm trăng và cảm xúc của người tù- thi sĩ. Qua đó cảm nhận được tình cảm của Bác dành cho thiên nhiên, cho ánh trăng đêm rằm. Các dân tộc anh em trên đất nước chúng ta đã sáng tạo ra muôn vàn truyện anh hùng đẹp. Có truyện đã trở thành trường ca lớn, như Đam San, Xinh NhãRiêng Chàng Trăng của dân tộc Mơ-nông và nàng Han của dân tộc Thái là hai truyện có nhiều nét rất giống ở miền xuôi. Mẹ chàng Trăng đã nằm mơ thấy một con thỏ trắng nhảy qua ngực mà thụ thai và đẻ ra chàng. Sợ tù trưởng phạt vạ, mẹ chàng bỏ chàng trên rừng, phó mặc cho trời đất. Suốt ngày chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao. Sau đó, chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ do trời đất cho, đi giết một tên bạo chúa đến chiếm đất rồi cuối cùng biến vào mặt trăng để đêm đêm soi xuống dòng thác Pông-gơ-nhi những vầng sáng bạc. Còn nàng Han là một cô gái thông minh dũng cảm, lớn lên đi đánh giặc ngoại xâm. Quân nàng liên kết với người Kinh, theo cờ lệnh bằng chăn dệt chỉ ngũ sắc của nàng mà đánh tan được giặc. Mường bản đang vui thắng trận thì nàng hoá thành tiên lên trời, sau khi tắm ở sông Nậm Bờ, để lại trên bờ thành gươm nàng đã dùng diệt giặc. Từ đấy hằng năm đến ngày nàng lên trời, dân bản mường lại mở hội rước cờ nàng Han, vui chơi rồi kéo ra sông Nậm Bờ tắm. Và trên dãy núi Pu-keo vẫn còn đền thờ nàng Han ở chân rừng, gần đấy có những vũng, những ao chi chit nối tiếp nhau là vết chân voi ngựa của quân nàng Han và quân đội của người Kinh. So sánh với những truyện nói trên, chúng ta thấy truyện Thánh Gióng thực sự là một bản anh hùng ca và là anh hùng ca của người Việt cổ.”2. Đọc đoạn trích: ( Sgk/115 )TIẾT 124: TÌM HIỂU YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 	 TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬNI. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: 1- Đọc đoạn trích: ( Sgk/113, 114 )Tìm yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và cho biết tác dụng của chúng?Tìm yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và cho biết tác dụng của chúng? Mẹ chàng Trăng đã nằm mơ thấy một con thỏ trắng nhảy qua ngực mà thụ thai và đẻ ra chàng. Sợ tù trưởng phạt vạ, mẹ chàng bỏ chàng trên rừng, phó mặc cho trời đất. Suốt ngày chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao. Sau đó, chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ do trời đất cho, đi giết một tên bạo chúa đến chiếm đất rồi cuối cùng biến vào mặt trăng để đêm đêm soi xuống dòng thác Pông-gơ-nhi những vầng sáng bạc. Còn nàng Han là một cô gái thông minh dũng cảm, lớn lên đi đánh giặc ngoại xâm. Quân nàng liên kết với người Kinh, theo cờ lệnh bằng chăn dệt chỉ ngũ sắc của nàng mà đánh tan được giặc. Mường bản đang vui thắng trận thì nàng hoá thành tiên lên trời, sau khi tắm ở sông Nậm Bờ, để lại trên bờ thành gươm nàng đã dùng diệt giặc. Từ đấy hằng năm đến ngày nàng lên trời, dân bản mường lại mở hội rước cờ nàng Han, vui chơi rồi kéo ra sông Nậm Bờ tắm. Và trên dãy núi Pu-keo vẫn còn đền thờ nàng Han ở chân rừng, gần đấy có những vũng, những ao chi chit nối tiếp nhau là vết chân voi ngựa của quân nàng Han và quân đội của người Kinh.Tác dụng: + Yếu tố tự sự giúp người đọc hình dung rõ hơn về cuộc đời hai nhân vật chàng Trăng và nàng Han. + Yếu tố miêu tả giúp người đọc thấy được cảnh chiến trận, vẻ đẹp của dòng thác, vẻ đẹp của ánh trăng, cảnh vui thắng trận, cảnh lễ hội và những vết tích để lại sau khi đánh tan giặc của nàng Han.TIẾT 124: TÌM HIỂU YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 	 TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN2. Đọc đoạn trích: ( Sgk/115 )Vì sao tác giảvăn bản trên đã không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han, mà chỉ tả cụ thể một số hình ảnh và kể kĩ một số chi tiết trong những câu chuyện ấy? ĐÁP ÁN: Chỉ có những chi tiết có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm mới được tác giả kể và miêu tả kĩ: Chàng Trăng không nói không cười, chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ, sau khi giết được tên bạo chúa, chàng Trăng bay lên mặt trăng; còn nàng Han sau khi thắng giặc hóa thành tiên lên trời, để lại những vũng, những ao chi chít nối tiếp nhau là vết chân voi ngựaĐó là những chi tiết cho thấy giống với truyện Thánh Gióng.Nói tóm lại : chỉ có những hình ảnh có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm mới được tác giả kể và miêu tả kỹ.TIẾT 124: TÌM HIỂU YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 	 TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN2. Đọc đoạn trích: ( Sgk/115 )Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết: Khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý những gì ?ĐÁP ÁN: Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.TIẾT 124: TÌM HIỂU YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 	 TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN2. Đọc đoạn trích: ( Sgk/115 )Bài tập 2: Nếu viết bài tập làm văn theo đề bài: Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” thì em có cần vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài làm không? Vì sao? ĐÁP ÁN: Nếu viết theo đề bài trên thì bài văn cần vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài làm: Miêu tả: Tả vẻ đẹp của bông sen, cành lá, màu sắc, hương vị.- Tự sự: Kể một kỉ niệm về cảnh đầm sen giữa mùa hè, những câu thơ, bài thơ nói về vẻ đẹp của bông sen.II. Luyện tập:Hãy viết đoạn văn theo yêu cầu trên?TIẾT 124: TÌM HIỂU YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 	 TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN* Ghi nhớ: ( Sgk/116 )2. Đọc đoạn trích: ( Sgk/115 )I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: 1- Đọc đoạn trích: ( Sgk/113, 114 ) Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có những yếu tố nào? Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn nghị luận như thế nào? Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm gì trong bài văn nghị luận?TIẾT 124: TÌM HIỂU YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 	 TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN* BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: Dòng nào sau đây không phù hợp với bài văn nghị luận ? Yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm đóng vai trò phụ trợ cho quá trình nghị luận.b. Yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm giúp cho bài văn nghị luận cụ thể, sinh động, có sức thuyết phục.c. Yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm phải tách biệt khỏi quá trình nghị luận.d. Tất cả các ý trên.TIẾT 124: TÌM HIỂU YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 	 TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬNHƯỚNG DẪN TỰ HỌC:Bài vừa học: - Nắm nội dung ghi nhớ (Sgk/116). - Làm tiếp bài tập 2 (Sgk/116).b. Bài sắp học: Ông Giuốc- Đanh mặc lễ phục - Đọc văn bản - Soạn các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản (Sgk/121). - Tìm hiểu nghệ thuật của văn bản.TIẾT 124: TÌM HIỂU YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 	 TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬNPHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐÔNG HOÀTRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO Cảm ơn quí thầy cô GIÁO VIÊN : LÊ THỊ HỒNG TRÂM

Tài liệu đính kèm:

  • ppttiet 124.ppt