Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 18 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 18 (Chuẩn kiến thức)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận niềm khát khao mãnh liệt, nổi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối qua lời con hổ bị nhốt ở Vườn Bách Thú.

- Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.

B. PHƯƠNG PHÁP

- Diễn giảng – Phát vấn – Nêu vấn đề – Quy nạp kiến thức

C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. ỔN ĐỊNH - KIỂM TRA BÀI CŨ:

 - Kiểm tra bài soạn của học sinh.

2. VÀO BÀI

Trong những năm 1930 . 1945, phong trào “Thơ mới” ra đời với đội ngủ sáng tác là tầng lớp trí thức Tây học và nhà thơ có công đầu trong việc khẳng định thành tựu của “Thơ mới” là Thế Lữ. Một trong những bài thơ đã làm nên tên tuổi của ông là “Nhớ rừng”

3. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 13 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1435Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 18 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18 - Tiết 73,74
Văn bản
nhớ rừng
Thế Lữ
( Lời con hổ ở vườn Bách Thú)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: 
- Cảm nhận niềm khát khao mãnh liệt, nổi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối qua lời con hổ bị nhốt ở Vườn Bách Thú.
- Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Diễn giảng – Phát vấn – Nêu vấn đề – Quy nạp kiến thức
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
ỔN ĐỊNH - KIỂM TRA BÀI CŨ: 
 - Kiểm tra bài soạn của học sinh.
VÀO BÀI
Trong những năm 1930 . 1945, phong trào “Thơ mới” ra đời với đội ngủ sáng tác là tầng lớp trí thức Tây học và nhà thơ có công đầu trong việc khẳng định thành tựu của “Thơ mới” là Thế Lữ. Một trong những bài thơ đã làm nên tên tuổi của ông là “Nhớ rừng”
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
* HOẠT ĐỘNG 1: HƯỚNG DẪN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
- Tìm hiểu về tác giả.
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
- Em hãy cho biết vài nét về tiểu sử Thế Lữ.
=> Hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, là người có công đầu trong việc khẳng định thành công cho “Thơ mới”, có nhiều đóng góp cho nền văn xuôi, kịch nói.
Tác Giả:
Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ (1907- 1989)
HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG VỀ BÀI THƠ
- Giáo viên đọc, hướng dẫn học sinh đọc
- Kiểm tra phần đọc chú thích, xác định thể
- Gọi học sinh nêu bố cục bài thơ. loại
 (3 phần: đoạn 1, 4: tình cảnh con hổ ở vườn bách thú; đoạn 2, 3 cảnh con hổ ở chốn sơn lâm; đoạn 5: giấc mộng tự do của hổ)
=> Thể thơ tự do 8 chữ là sự sáng tác
Tác Phẩm :
Thơ tự do 8 chữ theo kiểu hát nói truyền thống, một thể thơ tự do, rất mới.
 Được coi là một trong những tảng đá đầu tiên xây dựng nền thơ mới.
 Bài thơ có bố cục như thế nào? Ý chính của từng phần?
(5 đoạn) nhưng có 3 ý lớn và chúng ta phân tích theo ba ý.
 + Tình cảnh con hổ trong vườn Bách thú. (đoạn 1+ 4)
 + cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó (đoạn 2+ 3)
 + Lời nhắn gởi cho con hổ (phần còn lại)
Gọi học sinh đọc đoạn thơ đầu
- Dưới tên tác phẩm, nhà thơ ghi chú “Lời con hổ ở vườn Bách Thú”. Đọc xong bài thơ, em hiểu con hổ nói điều gì về tâm trạng của nó?
 Tâm trạng con hổ khá phức tạp. Ở đây còn có tâm trạng uất hận của một vị chúa sơn lâm quyền uy tối thượng, giờ đây bị nô lệ tù đày, bị hiến thành thứ đồ chơi.
 Tâm trạng ấy bắt đầu từ hiện thực bị giam cầm, đến những hồi tưởng về cuộc sống phóng khoáng tự do, rồi lại trở về hiện thực một lần nữa và kết thúc bằng giấc mộng ngàn. Chúng ta sẽ phân tích từng tâm trạng trong những cảnh ngộ khác nhau. Trước hết là tình cảnh con hổ trong vườn Bách Thú.
 II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
Đọc hai câu thơ đầu.
 - Hai câu thơ này nói lên điều gì về hoàn cảnh và tâm trạng của con hổ?
 => Chính là sự giam cầm. Hổ là vị chúa Sơn Lâm, tung hoành tự do giữa đại ngàn, nay bị nhốt trong củi sắt. Người xưa nói “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”. Nhưng con hổ này không hèn.
1. Tình cảnh của con hổ trong vườn Bách Thú.
 - Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt
 - Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua.
- Tâm trạng của con hổ trong hai câu thơ này là gì?
=> Gặm một khối căm hờn”. Bề ngoài tưởng là nó thờ ơ, năm dài trông ngày tháng dần qua nhưng bên trong vẫn âm ỉ trong lòng một thái độ căm hờn ghê gớm.
- Em có nhận xét gì về từ “khối” khi tác giả viết “khối căm hờn”?
 Từ “khối” đi với từ ngữ trừu tượng gây một ấn tượng mạnh về sự ngưng kết không tan đi được. “Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan”. Căm hờn thành khối mà con hổ gặm là một sự diễn đạt rất hay về tâm trạng căm hờn, tâm trạng âm ỉ thường trực của con hổ bị giam.
- Trong tâm trạng ấy, con hổ có thái độ như thế nào với những con người, con vật khác? Tìm những chi tiết trong bài thể hiện thái độ đó?
 => Khinh lũ người giễu cợt nó, nó coi họ là lũ ngẫn ngơ, ngạo mạn. Nó cũng coi thường cả những con gấu, con báo cùng bị giam
 - Khinh lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ.
 giễu oai linh
 bọn gấu dở hơi
 cặp báo  vô tư lự
- Nhận xét về giọng điệu của các câu thơ cuối đoạn? Đau xót
- Vì sao hổ đau xót khi phải chịu ngang bầy cùng “bọn gấu dở hơi” và “cặp báo vô tư lự”?
=> Vì chúng không nhận thấy nỗi nhục nhằn tù hãm, không có khát vọng tự do nên không có phản ứng gì. Đây không phải là do địa vị trước đây chênh lệch. Con hổ còn coi khinh cả những người tạm thời chiến thắng nó.
- Nhận xét về tâm trạng của con hổ trong đoạn thơ đầu?
=> Tâm trạng bên trong của con hổ là nỗi uất hận căm hờn khi bị giam cầm. Như vậy dưới con mắt của hổ, chốn giam cầm nó hay nói khác đi là cảnh vườn Bách Thú được hiện ra như thế nào?
-> Tâm trạng căm hờn uất hận và nỗi ngao ngán của con hổ trong cảnh tù hãm.
- Ghét cảnh không đời nào thay đổi
-   sửa sang, tầm thường giả dối
- Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
- Dải nước đen giả suối
-   mô gò thấp kém
-  học đòi bắt chước vẻ hoang vu.
- Tâm trạng của hổ trước cảnh ấy ra sao?
 Cảnh vườn Bách thú tầm thường, giả dối vì là cảnh nhân tạo, do con người sửa sang xếp đặt, tỉa tót, chứ không phải là cảnh tự nhiên hoang dã.
-> thể hiện tâm trạng chán ghét cảnh sống hiện tại của con hổ.
- Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp và giọng điệu của đoạn 4?
 => Nhịp gấp : hoa chăm – cỏ xén – lối phẳng – cây trồng và giọng điệu giễu nhại.
- Tác dụng của việc ngắt nhịp và thay đổi giọng điệu ấy?
 => Đoạn thơ toát lên nổi bực dọc, khinh thường, chán ghét cao độ của con hổ đối với thức tại chung quanh.
Hai đoạn 1 và 4 đã miêu tả tâm trạng con hổ trong vườn Bách Thú. Đó là tâm trạng gì?
=> Trước thực tại chán ghét ấy, con hổ luôn nhớ về thời tự do vùng vẫy của mình ở chốn núi rừng.
-> Đó là tâm trạng uất hận, căm hờn, nỗi chán ghét cao độ trước thực tại giam cầm tù hãm.
* HOẠT ĐỘNG 3:
 Gọi học sinh đọc đoạn 2 và 3
2) Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó.
- Trong nỗi nhớ của con hổ, cảnh núi rừng dược miêu tả như thế nào?
-  cảnh sơn lâm: bóng cả, cây già
-  tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi
-  thét khúc trường ca dữ dội
-  bước chân  dõng dạc đường hoàng.
- Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong đoạn thơ trên?
=> Dùng những động từ mạnh: gào, hét, thét. Sử dụng hình ảnh hùng tráng: “tiếng gió gào ngàn”, “giọng nguồn hét núi”, “thét khúc trường ca dữ dội”.
- Việc dùng từ ngữ như thế đã tạo hiệu quả nghệt thuật gì trong việc miêu tả chốn rừng núi?
=> Cảnh rừng núi trở nên linh thiêng, hùng vĩ vì cái vẻ hoang vu, bí ẩn của nó: quê hương của con hổ là chốn thảo hoa không tên, không tuổi, một xứ sở vô danh tôn thêm vẻ bí ẩn Nơi ngự trị của con hổ là hang tối mịt mùng, lại thêm một vẻ bí ẩn, rùng rợn.
 Việc sử dụng hình ảnh tương phản giữa nơi giam cầm tù túng ở trên với cảnh núi rừng đại ngàn làm cho vùng rừng núi càng trở nên linh thiêng, bí ẩn hơn. Cái gì cũng lớn lao, phi thường mãnh liệt, dữ dội trước khi để chúa sơn lâm hiện ra. Một nền cảnh thật xứng với chúa Sơn lâm.
- Trên nền phong cảnh ấy, chúa sơn lâm đã xuất hiện như thế nào?
- Lượn tấm thân sóng cuộn nhịp nhàng
- Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
- So sánh nhịp thơ của hai câu thơ này với những câu thơ trên?
=> Nhịp nhàng, dõng dạc, âm thầm
- Gợi lên điều gì?
=> Gợi lên vẻ mặt mềm mại, uyển chuyển mà cứng cỏi của chúa sơn lâm. 
- Em có nhận xét gì về hình ảnh chúa sơn lâm và sức mạnh nó giữa đại ngàn?
-> Vẻ đẹp của một cúa rừng, một vẻ đẹp mãnh liệt oai hùng thiêng liêng giữa thiên nhiên hoang dã.
- Con hổ còn nhớ lại những kỉ niệm gì về chốn rừng xưa?
 Gọi hs đọc khổ thơ 3
- Những kỉ niệm đó ở vào thời khắc nào?
 => Đêm trăng, ngày mưa, bình minh, chiều tối.
 Còn đâu?
-  những đêm vàng bên bờ suối  ánh trăng tan
-  những ngày nưa chuyển bốn phương ngàn
-  những bình minh cây xanh nắng gội
-  những chiều lênh láng máu sau rừng  mảnh mặt trời gay gắt.
- Em có nhận xét gì về cảnh vật trong những thời điểm khác nhau đó?
=> Có thể xem bốn thời điểm đó như một bộ tranh tứ bình về cảnh giang sơn của chúa sơn lâm. Những đêm vàng  hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng, mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như tan chảy trong không gian Đó là thời hoàng kim tươi sáng thơ mộng. Con hổ mãn nguyện “say mồi đứng uống ánh trăng tan” Khi mưa chuyển bốn phương ngàn nó lặng ngắm giang san. Bình minh lên thiên nhiên em ái chìu chuộng. Chiều buông xuống cảnh vật dữ dội, bí hiểm
- Khổ thơ này về nhịp điệu có điều gì đặc biệt? Các câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng con hổ như thế nào?
=> về nhịp điệu, có sự lặp lại các câu hỏi tu từ. Các câu hỏi nối tiếp nhau dồn dập
 Để rồi cuối cùng bật lên tiếng than.
-> Thể hiện tâm trạng nuối tiếc da diết
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
- Nhận xét nhịp điệu lúc bắt đầu và đến khi kết thúc nổi nhớ?
=> Lúc đầu sống trong nổi nhớ, cảnh vật hiện ra ào ạt sôi nổi, sau đó nhịp độ giảm dần. Và tiếng than, câu hỏi cuối cùng chấm dứt sự hồi tưởng quá khứ đầy hào quang.
- Qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng của con hổ, ta thấy tâm sự của con hổ ở vườn Bách thú như thế nào?
=> Đó là tâm trạng bất hoà sâu sắc với thực tại và niềm khát khao tự do mãnh liệt.
* Câu hỏi thảo luận
- Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự của người Việt Nam đương thời?
=> Đó là tâm trạng của nhân vật lãng mạn, đồng thời cũng là tâm trạng chung của người Việt Nam mất nước ... ả đối với ông đồ.
HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH HAI KHỔ THƠ ĐẦU.
- Ông đồ xuất hiện trong thời gian nào? Ông làm việc gì? Ở đâu?
 Ông đồ xuất hiện khi mùa xuân, tết sắp đến. Ông bày hàng của mình ra hè phố để viết chữ.
- Thái độ của những người xung quanh đối với ông đồ như thế nào?
 Mọi người vẫn yêu thích chữ Hán và phong tục chơi câu đố, vì thế họ thuê ông viết. Mà số người đông đảo lắm: “bao nhiêu người thuê viết”
- Những chi tiết trên cho thấy giá trị của ông đồ trong hoạt động sắm tết của mọi nhà như thế nào?
 -> Ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ của mọi người.
- Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
-> Xuất hiện đều đặc hàng năm
- Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
-> Được coi trọng
HOẠT ĐỘNG 4: PHÂN TÍCH HAI KHỔ THƠ TIẾP
- Hãy so sánh hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu với khổ thơ 3, 4 để thấy sự biến đổi về hình ảnh ông đồ theo thời gian? Đó là sự biến đổi gì?
 Cảnh vật, địa điểm, thời gian; nhân vật, cảnh vật vẫn chừng ấy nhưng chỉ khác là sự vắng dần những người thuê viết 
- Sự biến đổi này diễn ra với tốc độ như thế nào?
 Biến đổi một cách từ từ, chậm chậm chứ không đột ngột.
- Vì sao có sự biến đổi đó?
 Ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cuộc đời đã hoàn toàn khác xưa. Đường phố vẫn đông người qua nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông. Thời đại Nho học đã tàn lụi, con người tài hoa như ông đồ không còn giá trị sử dụng trong thời buổi Tây học thịnh hành. Cho nên ông ngồi đấy mà vô cùng lẻ loi, lạc lõng. Ông ngồi lặng lẽ, nỗi buồn tủi lan sang những vật vô tri, vô giác: “Giấy đỏ buồn không thắm, mực đọng trong nghiên sầu”.
- Nhận xét về nghệ thuật của bốn khổ thơ đầu?
 + Khổ thơ năm chữ phù hợp tâm trạng buồn thương, hoài cổ
 + Nghệ thuât sử dụng hình ảnh tương phản -> làm nổi bật sự thay đổi số phận của ông đồ. 
- Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
(Điệp từ, câu hỏi vô định, nhân hoá, tương phản)
-> Nhấn mạnh sự vắng vẻ, buồn bã -> mất địa vị độc tôn
- Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
(hình ảnh tượng trưng) -> nỗi lòng trĩu nặng về số phận.
HOẠT ĐỘNG 5: PHÂN TÍCH KHỔ CUỐI
Gọi học sinh đọc khổ cuối
- Nhận xét về cách xưng hô của tác giả?
 Ông đồ già – ông đồ – ông đồ xưa. Đó là kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ làm nổi bật chủ đề.
- Nêu ý nghĩa của hai câu thơ: “Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ?”
 Thương cảm cho số phận của ông đồ, mà không dừng ở đó, Đó là miềm thương cảm cho một lớp người, những lớp người đã từng sống mòn và chết mòn. Mặt khác chuyện ông đồ là chuyện một phong tục đẹp bị lụi tàn, một nền văn hoá bị thay đổi giá trị, bị thờ ơ Bởi thế bài thơ gợi một cái nhìn nhân hậu với quá khứ và những gì đang thành quá khứ.
 Ông đồ già - ông đồ - ông đồ xưa -> kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ.
- Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ?
-> câu hỏi vô định -> thương cảm sâu sắc.
* HOẠT ĐỘNG 6: NHỮNG NÉT NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC:
+ Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng khai thác có hiệu quả nghệ thuật cao phù hợp diễn tả tâm tình sâu lắng của nhà thơ.
+ Kết cấu: giản dị, chặt chẽ. Đầu cuối tương ứng, hai cảnh tượng tương phản -> nổi bật tình cảnh tàn tạ của ông đồ.
+ Ngôn ngữ: trong sáng, bình dị, hàm súc (lời ít ý nhiều).
* HOẠT ĐỘNG 7: gợi ý học sinh phân tích để làm rõ cái hay của hai câu thơ:
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay.
- Có phải là hai câu thơ tả cảnh không?
 Tuy có tả cảnh nhưng chính là nói nổi lòng, tức mượn cảnh ngụ tình. Đây là hai câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. Lá vàng đã gợi sự tàn tạ lại rơi trên giấy dành viết câu đối của ông đồ. Vì ế khách, những tờ giấy đỏ cứ phơi đầy ra, hứng đầy lá vàng rơi, ông cũng bỏ mặc. Ngoài trời mưa bụi bay, câu thơ tả cảnh hay tả lòng người? Chỉ là mưa rất nhẹ sao mà ảm đạm, mà lạnh lẽo buốt giá đến thế! Dường như cả bầu trời cũng buồn bả ảm đạm với ông đồ.
* HOẠT ĐỘNG 8: HỌC THUỘC BÀI THƠ.
4. Củng cố:
Bài thơ hay ở những điểm nào? Em thích nhất những câu nào trong bài thơ? Vì sao?
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
5. Dặn dò:
Học thuộc bài thơ: nắm giá trị nội dung và nghệ thuật
Soạn” Nhớ rừng” “ Câu nghi vấn”
Bài 18 - Tiết 75
CÂU NGHI VẤN
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
Hiểu rõ đặc điểm của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn.
PHƯƠNG PHÁP:
Phát vấn – thảo luận
Nêu vấn đề – quy nạp kiến thức.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định - Kiểm tra bài cũ:
Vào bài:
 Hôm nay các em đã soạn bài chưa? Học sinh trả lời, Giáo viên giới thiệu bài học hôm nay, câu nghi vấn.
3. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
Hoạt động 1:
- Trong đoạn đối thoại sau đây câu nào là câu nghi vấn?
Vẻ mặt nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: 
- Sáng nay người ta đấn u có đau lắm không?
 Chị Dậu khẽ gạt nước mắt:
- Không đau con ạ!
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá? [  ]
 (Ngô Tất Tố, Tắt Đèn).
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CHÍNH
 - Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không?
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá? [  ]
 (Ngô Tất Tố, Tắt Đèn)
- Những dấu hiệu hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
Nhận xét:
- Những câu gạch dưới là câu nghi vấn
- Hình thức nhận biết: không, thế làm sao, hay là ?
- Câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng làm gì?
 Gọi học sinh cho một số ví dụ về câu nghi vấn.
- Mục đích: dùng để hỏi
- Tóm lại, đặc điểm và công dụng của câu nghi vấn là gì?
 Gọi học sinh đọc ghi nhớ
 2. Ghi nhớ : Sgk
* Hoạt động 2: LUYỆN TẬP 
1. Xác định câu nghi vấn
II. LUYỆN TẬP
a. Chi khất tiền sưu đến chiều nay phải không? (phải không?)
b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? (tại sao  như thế?)
c. Văn là gì?Chương là gì? (là gì?)
d. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (không?)
 Đâu trò gì? (gì?)
 Hừ ..hừ.. cái gì thế (gì thế?)
 Chi Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả? (đấy hả?)
e. Thầy cháu có nhà không? (có không?)
 Mất bao giờ? (bao giờ?)
 Sao mà mất? (sao?)
 2. Xác định hình thức câu nghi vấn.
2 a, b có từ “hay” -> câu nghi vấn, không thể thay thế bằng từ khác được.
3. Không. Vì đó không là những câu nghi vấn.
 4. Khác biệt về hình thức: bao giờ đứng đầu và cuối câu.
 Ý nghĩa: a. hiện thực; b phi hiện thực
4. Củng cố:
- Câu nghi vấn chủ yếu dùng để làm gì? Nhưng trên thực tế cũng có hình thức câu nghi vấn nhưng mục đích là cầu khiến hay cảm thán. Vì vậy để xác định câu nghi vấn, chúng ta cần xác định hình thức và mục đích của nó.
5. Dặn dò:
Học bài
Soạn bài: Luyện tập làm văn bản thuyết minh (Giới thiệu một phương pháp, một thí nghiệm)
Cho bốn nhóm chuẩn bị phần thuyết minh (đối tượng tự do)
Bài 18 - Tiết 76
Viết đoạn văn 
trong văn bản thuyết minh
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
Biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lí.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề – quy nạp kiến thức.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Muốn viết bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh, em tiến hành làm như thế nào?
 - Kiểm tra phần làm bài tập về nhà của học sinh.
Vào bài:
 Một bài văn thuyết minh cần có mấy phần? (3 phần). Phần nào quan trọng nhất? (phần thân bài). Phần thân bài bao gồm nhiều ý, mỗi ý là một đoạn. Hôm nay, chúng ta vào bài mới “ Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh”
* Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
 - Đoạn văn là gì?
 Đoạn văn là một bộ phần của bài văn. Vì vậy, viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn
Hoạt động 1:
I. ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH:
Ví dụ: a, b
Nhận xét
Gọi hs đọc ví dụ
Ví dụ a sai ở chổ nào?
 Ví dụ a sai ở thứ tự trình bày, lộn xộn, ý này lẫn ý kia.
- Theo em thì nên viết lại như thế nào cho đúng?
 Cần tách đoạn, mỗi đoạn một ý mới rõ
- Giới thiệu bút bi, em cần giới thiệu theo trình tự nào?
 Hãy làm bố cục trong 5 phút.
 Gv sửa và chốt lại vấn đề.
Giới thiệu cấu tạo: ruột , vỏ
Ruột: đầu bi, ống mực
Vỏ: ống nhựa (sắt) bọc ruột bút và làm cán bút.
 Giới thiệu bút bi, trước hết giới thiệu cấu tạo. Vì vậy cần chia nó ra làm nhiều bộ phận: ruột (phần quan trọng nhất), vỏ. Ngoài ra cần giới thiệu các loại bút bi.
 Phần ruột gồm đầu bi và ống mực
 Phần vỏ gồm ống nhựa hoặc sắt bọc ruột bút bi và làm cán viết Phần này gồm ống, nắp bút có lò xo
* Hoạt động 2:
 Gọi hs đọc ví dụ b
- Đoạn văn này có sai chổ nào?
 Có nhược điểm tương tự như ví dụ a.
- Giới thiệu đèn bàn bằng phương pháp nào? Từ đó nên tách làm mấy đoạn?
 Phương pháp nêu cấu tạo, có 3 phần: phần đèn: đèn, đui đèn, dây điện, công tắc; phần chao đèn; phần đế dèn. Như vậy nên tách làm 3 đoạn văn ngắn để giới thiệu.
 Gv cho hs lập dàn bài vào vở, kiểm tra và sửa chữa
 Gọi hs đọc ghi nhớ
II. GHI NHỚ
* Hoạt động 3:
 Viết đoạn mở bài cho “Hiệu sách tự chọn”..
 Viết đoạn giới thiệu một gian trưng bày thiếu nhi trong hiệu sách tự chọn.
III. LUYỆN TẬP
4 Củng cố:
Cả hai vd trong bài thuyết minh về cái gì?
Cần sử dụng phương pháp thuyết minh nào trong thuyết minh một đồ dùng?
5.Dặn dò:
Học bài
Làm bài tập, xem lại lí thuyết về văn bản thuyết minh

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 18 - hoc ky 2 - NHO RUNG.doc