Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 33 - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 33 - Trường THCS Thạnh Hải

 Tuần 33. Tiết 121

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Vận dụng kiến thức về chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương; bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng điều tra, tìm hiểu tình hình địa phương theo một chủ đề; trình bày kết quả bằng một hình thức văn bản tự chọn.

3. Thái độ :

- Ý thức trong việc tìm hiểu một vấn đề đáng quan tâm của địa phương .

II. Chuẩn bị .

1. Giáo viên : Giao cho các nhóm một đề tài cụ thể, gợi ý đề cương, sưu tầm một số kiểu loại văn bản phù hợp.

2. Học sinh : Có ý thức, kế hoạch chuẩn bị từng bước theo sự hướng dẫn và kiểm tra của giáo viên.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học .

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 33 - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 33. Tiết 121
Chương trình địa phương
( Phần Văn )
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Vận dụng kiến thức về chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương; bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn.
2. Kĩõ năng:
- Rèn kĩ năng điều tra, tìm hiểu tình hình địa phương theo một chủ đề; trình bày kết quả bằng một hình thức văn bản tự chọn.
3. Thái độ :
- Ý thức trong việc tìm hiểu một vấn đề đáng quan tâm của địa phương .
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên : Giao cho các nhóm một đề tài cụ thể, gợi ý đề cương, sưu tầm một số kiểu loại văn bản phù hợp.
2. Học sinh : Có ý thức, kế hoạch chuẩn bị từng bước theo sự hướng dẫn và kiểm tra của giáo viên.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động. (2’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài.
Tiết học hôm nay ta đi vào thực hiện tiết “ Chương trình địa phương ( Phần Văn )”.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh trình bày văn bản và nhận xét. (41’)
* Mục tiêu :
Cảm nhận, trình bày, rèn kĩ năng lập lập, nhận xét đánh giá.
1. Kiểm tra xác xuất tình hình hoàn thiện văn bản của học sinh.
2. Nêu yêu cầu tiết học.
3. Lần lượt yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày văn bản.
Nhận xét nội dung và cách thức trình bày.
Định hướng : 
- Điều tra về tình hình thu gom rác thải nơi em ở trước đây vài năm, hiện nay, thời gian và hình thức thu gom, kết quả, những vấn đề còn tồn tại. ( Vì sao vẫn còn một số gia đình chưa tham gia ? Vẫn còn hiện tượng vức rác bừa bãi, .... ), những kiến nghị và phương hướng khắc phục.
- Một bài thơ hoặc truyện ngắn, bút kí, tùy bút, phóng sự, ... về môi trường.
- Các hoạt động phòng chống hút thuốc lá, phòng, chống ma túy ở trường, địa phương .
...................
4. Đọc một số bài tham khảo.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà.(2’)
* Mục tiêu :
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị phần học : “ Chữa lỗi diễn đạt ( lỗi lo-gic ) theo yêu cầu câu hỏi sgk.
Nghe.
Thực hiện theo yêu cầu.
Nghe.
Trình bày.
Nhận xét nội dung và cách thức trình bày.
Nghe.
Nghe.
1. Yêu cầu.
- Báo cáo kết quả đã làm về tình hình địa phương theo các chủ đề : môi trường ( vệ sinh, xử lí rác thải, .... ), chống nghiện hút ( thuốc lá, thuốc phiện, ..... ), bảo vệ rừng.
- Hình thức : Văn bản tự chọn : tự sự, trữ tình, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, báo cáo, đơn từ, thống kê, ..... dài khoảng một trang.
- Trình bày miệng ngắn gọn, rõ ràng và truyền cảm.
- Cả lớp lắng nghe, góp ý.
2. Một số bài tham khảo.
a.	Phì phèo
( Thơ vui )
Phì phèo, phì phèo, lại phì phèo
Điếu thuốc vừa mồi cháy hết veo
Khói tỏa mịt mù, mùi khét lẹt
Con ho sặc sụa, vợ mè nheo !
Nicôtin độc hại, làm hư phổi
Sức khỏe hao mòn, mặt bủng beo ....
Tiền mất tật mang, thôi bỏ quách 
Hút hoài, hút mãi, tử thần theo ! 
( Minh Hùng, tạp chí Thuốc và sức khỏe, số 237 )
b. Về tác hại của thuốc lá và hút thuốc lá.
Quan sát người hút thuốc lá, ta thấy họ có thói quen hay khạc nhổ. Vì sao vậy ? Ở người hút thuốc, khí – phế quản luôn luôn bị hóa chất trong khói thuốc kích thích đi đôi với tình trạng viêm mãn tính. Khi dịch này bị đẩy đến hầu họng, người ta hay khó chịu, ngứa cổ, nên phải khạc ra ngoài, tạo ra tật xấu, kém vệ sinh.
Lúc hít mạnh vào, đầu điếu tuốc lá có nhiệt độ 700 – 800 độ C, làn khói nóng vào miệng thanh quản, khí quản và phế quản. niêm mạc của những bộ phận này luôn trong tình trạng nóng bỏng, làm giảm cảm giác ngon miệng khi ăn. chính vì vậy, người cai nghiện thuốc lá ăn ngon miệng hơn và lên cân .
Dù hút thuốc lá có đầu lọc hay không đầu lọc, xì gà hay chuyển sang thuốc lào, chủ động hay thụ động đều có hại cho sức khỏe :
- Nhiều bệnh phát sinh : phổi, tim \mạch, ung thư ....
- Tuổi thọ giảm.
- Tử vong tăng .
Phải dứt khoát bác bỏ lập luận bào chữa cho việc hút thuốc lá và nghiện thuốc lá : một vài hơi khói làm tỉnh táo con người, một điếu thuốc làm tan cơn buồn ngủ khi cần thức, điếu thuốc chung vui, giao lưu cùng bạn bè, mời điếu thuốc ngoại giao, làm quen, tiếp khách, .... Tất cả chỉ là lừa phỉnh bản thân, là ngụy biện, lợi bất cập hại.
Hiện nay, trong khi số người hút thuốc lá ở các nước phát triển bị thu hẹp, các hãng thuốc lá nổi tiếng phải chi trả những món tiền khổng lồ bồi thường thiệt hại do thuốc lá gây ra nên họ cần mở thị trường mới ở các nước đang phát triển, với những vòi bạch tuộc hấp dẫn. Tổ chức Y tế thế giới ( WHO ) đã đưa ra Công ước chống thuốc lá trên toàn cầu.
Bạn trẻ : Hãy cảnh giác với thuốc lá !
( Theo bác sĩ Cẩm Viên, tạp chí Tuốc và Sức khỏe, số 237 số ra ngày 1/6/2003 )
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
.... 
š¯›
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 33. Tiết 122.
 Chữa lỗi diễn đạt ( lỗi lo-gic )
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Củng cố lại kiến thức liên kết về nội dung trong văn bản.
2. Kĩõ năng:
- Sửa lỗi diễn đạt trong khi nói, viết, nghe, đọc.
3. Thái độ :
- Ý thức cao tronmg dùng từ khi diễn đạt .
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Sgk, sgv, bảng phụ.
2. Học sinh : Đọc, thực hiện theo yêu cầu câu hỏi sgk.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động. (2’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1. Ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài.
Tiết học hôm nay ta cùng tìm hiểu bài : “ Chữa lỗi diễn đạt ( Lỗi lo-gic )
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh phát hiện và chữa lỗi.(41’)
* Mục tiêu : 
Phát hiện và chữa lỗi.
Lần lượt cho học sinh đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu bài tập.
Nhận xét, sửa chữa.
Bài tập bổ trợ.
1. Quyết hi sinh cho sự nghiệp để giải phóng đất nước.
2. Tình cảm của Bác đối với non sông đất nước.
3. Trong xã hội cũ, cái xã hội làm cho con người chỉ biết sống vì mình.
4. Như vậy cần có biện pháp ngăn chặn nạn nói thách, cũng là một cách lừa đảo người mua đó thôi.
5. Thủ tướng nhấn mạnh : “ Chúng ta đang chống diễn biến hòa bình từ bên ngoài. Nhưng nếu ở bên trong chúng ta không chống tham nhũng thì việc chống diễn biến hòa bình cũng không có kết quả”.
6. Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt nam .... Nhưng Nam vẫn rán sức quần nhau với chú hổ.
7. Có lần Lan chạy về gọi cả nhà ra khiêng con nai to quá.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà. (2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Xem lại những kiến thức có liên quan đến văn nghị luận; các đề văn bài viết tập làm văn số 7.
Nghe.
Đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu bài tập.
Nhận xét, sửa chữa.
Xác định.
1. Thiếu chủ ngữ.
2. Thiếu vị ngữ.
3. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ, mới có trạng ngữ.
4. Câu này có thể gây hiểu lầm “ biện pháp ngăn chặn .... cũng là một cách lừa đảo”, cần thay “ lừa đảo” bằng “ bảo vệ”.
5. Cái sai về logic nằm ở cụm từ “ chống diễn biến hòa bình từ bên ngoài” => “ chống âm mưu và thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực phản động quốc tế đang lăm le đưa từ bên ngoài vào nước ta”.
6. “ chú” là một cách gọi thân mật, ở đây con hổ đang tấn công Nam rất dữ nên không thể gọi là “ chú” được.
7. “ Con nai rất to” là miêu tả, “ con nai to quá” là biểu cảm, đánh giá, vì vậy phải dùng “ con nai rất to” mới đúng .
Nghe.
1. Phát hiện và chữa lỗi.
a.
A = quần áo, giày dép.
B = đồ dùng học tập.
A, B không cùng loại nên B không bao hàm được A.
=> Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác.
b. 
A = thanh niên nói chung.
B = bóng đá nói riêng .
A, B không cùng loại nên A không bao hàm được b.
=> Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công .
c. 
A = Lão Hạc, Bước đường cùng : tên tác phẩm.
B = Ngô Tất Tố : tên tác giả.
A, B không cung trường từ vựng .
=> “ Lão hạc”, “ Bước đường cùng” và “ Tắt đèn” đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945.
d. 
A = trí thức.
B = bác sĩ.
Khi đặt câu hỏi lựa chọn A hay B thì A, B phải bình đẳng với nhau, không cái nào bao hàm cái nào.
=> Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ ?
e. Lỗi giống câu d.
=> Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ.
g. Lỗi giống câu c.
=> .... một người thì cao gầy, còn một người thì lùn mập.
h. 
A = chị Dậu cần cù, chịu khó.
B = ( nên ) chị Dậu rất mực yêu thương chồng con.
A – B không phải là quan hệ nhân quả.
=> Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và rất mực yêu thương chồng con.
i. 
A = không phát huy ...... người xưa.
B = người phụ nữ ................ nặng nề đó.
A – B không phải là quan hệ điều kiện – kết quả nên không dùng cặp nếu – thì được, ngoài ra dùng từ “ đó” không đúng chỗ.
=> Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt nam ngày nay khó mà hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề của mình.
k. 
A = vừa có hại cho sức khỏe.
B = vừa làm giảm tuổi thọ.
Khi dùng cặp vừa .... vừa thì A, B phải bình đẳng với nhau, không cái nào bao hàm cái nào.
=> Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe, vừa tốn kém tiền bạc.
2. Tìm những lỗi diễn đạt tương tự và sửa những lỗi đó.
a. Mưa bão suốt mấy ngày đêm, đường ngập nước, người đi lại đông vui, xe cộ phóng nhanh như bay.
=> ...... người không thể đi lại đông vui và xe cộ không thể phóng như bay đươc.
b. Tố Hữu là một nhà thơ lớn vì ông hoạt động cách mạng từ thời thơ ấu.
=> ......... vì ông là một tài năng lớn và lại được rèn luyện trong cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc ta ....
c. Trang không những học giỏi mà còn rất chăm làm nên bạn ấy luôn được điểm mười .
=> ........ nên bạn ấy luôn được nhận danh hiệu con ngoan trò giỏi.
d. Em rất thích hai anh sinh viên tình nguyện mùa hè xanh vì một anh hát rất hay, còn một anh thì đá bóng rất giỏi.
=> .... còn một anh thì đàn rất giỏi.
e. Học sinh không được uống rượu và hút thuốc lá !
- Cách hiểu 1 : 
+ Học sinh không được uống rượu.
+ Học sinh không được hút thuốc lá.
- Cách hiểu 2 :
+ Học sinh không được uống rượu.
+ Học sinh được hút thuốc lá.
- Viết lại cho rõ : học sinh không được uống rượu và không được hút thuốc lá.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
...........................................................................................................................................
š¯›
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 33. Tiết 123, 124 .
 Viết bài tập làm văn số 7
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Ôn luyện phép lập luận chứng minh và giải thích, tích hợp giáo dục môi trường xã hội.
2. Kĩõ năng:
- Rèn các kĩ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn nghị luận.
3. Thái độ :
- Ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Ra đề, dàn bài.
2. Học sinh : Ôn tập những kiến thức về nghị luận chứng minh, giải thích, các yếu tố bổ trợ khi viết văn nghị luận.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động. (1’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài.
Tiết học hôm nay ta đi vào viết bài Tập làm văn số 7.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh viết bài tập làm văn số 7. (87’)
* Mục tiêu :
Đánh giá, xác định, thực hiện đúng yêu cầu, kiểu văn, có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
1. Chép đề.
2. Theo dõi, quan sát.
3. Thu bài.
4. Nhận xét .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà. (2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị phần học : “ Tổng kết phần văn” theo câu hỏi định hướng sgk.
Nghe.
Chép đề.
Viết bài đúng quy trình, yêu cầu.
Nộp bài.
Nghe.
Nghe.
Đề : Văn học và tình thương.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
............ 
...
š¯›

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 33(3).doc