Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 53: Dấu ngoặc kép - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 53: Dấu ngoặc kép - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.

2. Kĩ năng: rèn kĩ năng viết đoạn văn có dùng dấu ngoặc kép.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc.

 B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ

2. Học sinh: Tìm hiểu bài. Làm các bài tập ở SGK.

C. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)

II. Bài cũ : (6p)

1. Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm?

2. Gọi 1hs làm bài tập 4

III Bài mới:

1.Hoạt động 1:(1p) Giới thiệu bài

Gv giới thiệu ngắn gọn.

2. Nội dung bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1788Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 53: Dấu ngoặc kép - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/12/06
Tiết 53: DẤU NGOẶC KÉP
 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng viết đoạn văn có dùng dấu ngoặc kép.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc.
 B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ
2. Học sinh: Tìm hiểu bài. Làm các bài tập ở SGK.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)
II. Bài cũ : (6p) 
Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm?
Gọi 1hs làm bài tập 4
III Bài mới:
1.Hoạt động 1:(1p) Giới thiệu bài
Gv giới thiệu ngắn gọn.
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2(10p) Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép.
GV gọi hs đọc ví dụ ở bảng phụ.
GV: Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì?
Hs làm việc độc lập
Từ những ví dụ trên hãy rút ra công dụng của dấu ngoặc kép?
HS trả lời. Gv chốt lại.
Gọi hs đọc phần ghi nhớ.
Gọi hs đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: (20p): Luyện tập
Gọi hs đọc bài tập 1. 
Hs làm việc độc lập
Gv gọi hs đọc bài tập 2
HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét.
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 3.
Hs làm việc độc lập. Gv gọi hs trả lời, lớp nhận xét, bổ sung
Gv hướng dẫn học sinh viết đoạn văn
Gọi 1vài em đọc. Lớp nhận xét, sửa chữa,
I.Dấu ngoặc kép.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp(một câu nói của Găng-đi).
b. Đánh dấu từ ngữ hiểu theo một nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ, dùng từ “dải lụa” để chỉ chiếc cầu.
c. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
d. Đánh dấu tên của các vở kịch
* Ghi nhớ: SGK
II.Luyện Tập
Bài tập 1:Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu:
-Câu a: Câu nói được dẫn trực tiếp
- Câu b: đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai:một anh chàng được coi là “hầu cận ông Lí”mà bị một người đàn bà đang nuôi con mọn túm tóc lẳng ngã nhào ra thềm.
-Câu c: Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác.
-Câu d: Từ ngữ dẫn trực tiếp có hàm ý mỉa mai.
-Câu e: Từ ngữ dẫn trực tiếp
Bài tập 2: 
a.Đặt dấu hai chấm sau “cười bảo”, dấu ngoặc kếp ở “cá tươi” và “tươi”.
b.Đặt dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê”( đánh dấu lời dẫn trực tiếp), đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại: “cháu..cháu”(đánh dấu trực tiếp). Viết hoa chữ “cháu”.
c. Đặt dấu hai chấm sau “bảo hắn”, đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại.
Bài tập 3:
Hai câu có ý nghĩa giống nhau, nhưng dùng dấu câu khác nhau.
a.Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của chủ tịch Hồ Chí Minh.
b.Không dùng dấu như trên vì không dẫn nguyên văn.
Bài tập 4: Viết đoạn văn có dùng dấu ngoặc kép
D.Củng cố, dặn dò:(5p)
* Củng cố:
- Công dụng của dấu ngoặc kép.
- Đọc lại hai phần ghi nhớ.
 * Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập 5. 
- Chuẩn bị bài để tiết sau luyện nói.
- Đề bài “Thuyết minh về cái phích nước”.
- Lập dàn bài sau đó tập nói trước ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 53.doc