Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 19: Luyện tập (Bản 3 cột)

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 19: Luyện tập (Bản 3 cột)

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Tiết học nhằm giúp học sinh củng cố:

-Khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song cách đều

-Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước

-Định lý về các đường thẳng song song cách đều

 2. Kỷ năng: Tiết học nhằm rèn luyện cho học sinh các kỷ năng:

-Vận dụng định lý về các đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau

-Tìm quỹ tích của một điểm thoả mãn một điều kiện cho trước

 3. Thái độ: Tiết học rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy:

 -Phân tích, so sánh, tổng hợp

 B. Phương pháp: Luyện tập

 C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 GV: Bảng phụ ghi các bài tập + SGK

 HS: Học bài cũ + SGK + Dụng cụ học tập: Thước, compa, giấy nháp.

 D. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định lớp: (1')

 II. Kiểm tra bài cũ:(5')

Câu hỏi: Phát biểu định lý về các đường thẳng song song cách đều ?

Đáp án: Định lý sgk/102

 III. Luyện tập : (32')

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 19: Luyện tập (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết
19
Ngày: 8/11/04
LUYỆN TẬP
	A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tiết học nhằm giúp học sinh củng cố:
-Khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song cách đều
-Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước
-Định lý về các đường thẳng song song cách đều
	2. Kỷ năng: Tiết học nhằm rèn luyện cho học sinh các kỷ năng:
-Vận dụng định lý về các đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau 
-Tìm quỹ tích của một điểm thoả mãn một điều kiện cho trước
	3. Thái độ: Tiết học rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy:
	-Phân tích, so sánh, tổng hợp
 	B. Phương pháp: Luyện tập
	C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	GV: Bảng phụ ghi các bài tập + SGK
	HS: Học bài cũ + SGK + Dụng cụ học tập: Thước, compa, giấy nháp....
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định lớp: (1')
	II. Kiểm tra bài cũ:(5')
Câu hỏi: Phát biểu định lý về các đường thẳng song song cách đều ?
Đáp án: Định lý sgk/102
	III. Luyện tập : (32')
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
10'
HĐ1: Bài tập 70 sgk/103
GV:Yêu cầu học sinh đọc bài tập, vẽ hình, nêu gt, kl
HS: Đọc - vẽ hình, nêu gt, kl (như phần nội dung)
GV: Kẻ CH vuông góc với OB. CH ? OA
HS: CH là đường trung bình của tam giác OAB nên 
CH bằng một nửa OA hay CH = 1 cm 
GV: Suy ra khi B di chuyển thì C di chuyển trên đường nào ?
HS: C luôn cách Ox một khoảng bằng 1 cm với mọi B nên C di chuyển trên tia Em song song với Ox. 
Bài 70sgk/103
Cho góc vuông xOy. AÎOy, OA=2cm, BÎOx, C là trung điểm của AB. Khi B di chuyển trên BA thì điêểm C di chuyển trên đường nào ?
O
C
x
A
B
y
10'
HĐ2: Bài tập 71 sgk/103
GV:Yêu cầu học sinh đọc bài tập, vẽ hình, nêu gt, kl
HS: Đọc - vẽ hình, nêu gt, kl (như phần nội dung)
GV:Tứ giác ADME là hình gì ? 
HS: Hình chữ nhật
GV: DM ? AM
HS: DM = AM, AM và DM cắt nhau tại trung điểm của chúng
GV: Suy ra: A, O, M như thế nào ? 
HS: Thẳng hàng
GV: Khi M di chuyển trên BC thì O di chuyển trên đường nào ?
HS: Qua O vẽ đường thẳng PQ song song với BC. Do O là trung điểm của AM nên Q là trung điểm của AC và P là trung điểm của AB. Suy ra PQ là đường trung bình của tam giác ABC. Khi M di chuyển trên BC, AM luôn cắt PQ tại trung điểm O của AM. Do đó O nằm trên đường trung bình PQ của tam giác ABC.
D
B
E
A
C
P
Q
O
H
M
GV: M ở vị trí nào trên BC thì AM có độ dài ngắn nhất ?
HS: Kẻ AH vuông góc với BC, AH có độ dài ngắn nhất trong các đoạn thẳng kẻ từ A đến BC. Suy ra khi M trùng với H thì AM có độ dài ngắn nhất.
Bài tập sgk/ 103
Cho tam giác ABC vuông tại A. MÎBC, MD^AB, ME^AC, O là trung điểm của DE. 
a) Chứng minh A, O, M thẳng hàng
b) Khi M di chuyển trên BC thì O di chuyển trên đường nào ?
c) Điểm M ở vị trí nào thì AM có độ dài ngắn nhất
12'
HĐ3: Bài tập 129 sbt/74
GV: Treo bảng phụ có ghi bài tập 129 và Yêu cầu học sinh đọc bài tập, vẽ hình, nêu gt, kl
HS: Đọc - vẽ hình, nêu gt, kl (như phần nội dung)
GV: Gợi ý: Gọi C là giao điểm của AD và BC. Tam giác ABC là tam giác gì ? Tứ giác DCEM là hình gì ? Từ đó suy ra I di chuyển trên đường nào ?
HS1: Tam giác ABC là tam giác đều.
HS2: Tứ giác DCEM là hình bình hành.
GV: Vị trí của điểm I trên CM ?
HS: Tứ giác DCEM là hình bình hành nên I là trung điểm của CM
GV: Từ đó suy ra khi M di chuyển trên AN thì I di chuyển trên đường nào ?
HS: Trên đường trung bình PQ//BC của tam giác ABC.
Bài tập 129
Cho đoạn thẳng AB, điểm M di chuyển trên đoạn thẳng ấy. Vẽ về một phía của AB các tam giác đều AMD, BME. Trung điểm I của DE di chuyển trên đường nào ?
B
M
D
A
E
I
	IV. Củng cố:(4')
GV: Qua các bài toán trên hãy rút ra phương pháp chung để giải quyết loại toán này (Bài toán quỹ tích) ? 
HS: Phương pháp chung đó là:
1. Xác định được các yếu tố (điểm, đoạn thẳng, tam giác) cố định, bằng cách:
	-Kéo dài hoặc vẽ các đường thẳng, đoạn thẳng thích hợp
2. Tìm mối liên hệ giữa các yếu tố cố định và yếu tố di chuyển
3. Dựa vào mối liên hệ tìm được ở bước 2 để đưa ra kết luận
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà(3')
Làm bài tập: 124, 125, 126 sbt/73,74

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tiet_19_luyen_tap_ban_3_cot.doc