Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 23: Luyện tập - Lê Thị Hải

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 23: Luyện tập - Lê Thị Hải

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI:

- Rèn kỹ năng chứng minh một tứ giác là hình thoi, hình vuông.

- Biết cách tính điều kiện để một tứ giác là hình thoi, hình vuông.

- Tổng hợp kiến thức chứng minh các hình tứ giác đặc biệt của chương: hình bình hành; hình chữ nhật; hình thoi; hình vuông.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Giấy rời để cắt hình + thước.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 23: Luyện tập - Lê Thị Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 20/11/2002
Tiết 20: 	luyện tập
Mục tiêu của bài:
Rèn kỹ năng chứng minh một tứ giác là hình thoi, hình vuông.
Biết cách tính điều kiện để một tứ giác là hình thoi, hình vuông.
Tổng hợp kiến thức chứng minh các hình tứ giác đặc biệt của chương: hình bình hành; hình chữ nhật; hình thoi; hình vuông.
Phương tiện dạy học:
Giấy rời để cắt hình + thước.
Tiến trình bài dạy:
Các HĐ - TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ 1: (5’) Kiểm tra bài cũ 
Thế nào là hình vuông?
Tính chất, dấu hiệu nhận biết hình vuông?
A E B
D G C
H 
F 
HĐ 2: (10’) Chữa bài tập về nhà
Chữa bài 89/113.
Vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận.
Muốn chứng minh tứ giác EFGH là hình vuông thì ta phải chứng minh điều gì?
Có nhận xét gì về các tam giác AHE; BEF; CGF; DHG?
Bài 89/113:
GT	ABCD là hình vuông
	AE=BF=CG=HD
KL	EFGH là hình vuông 
Chứng minh
Có ABCD là hình vuông
ị A=B=C=D=900
 AB=BC=CD=DA
(định nghĩa hình vuông)
mà AE=BF=CG=HD (gt)
ị AH=BE=CF=DG
ị DAEH = DBFE = DCGF = DDHG (đôi một bằng nhau theo trường hợp c.g.c)
Các HĐ - TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HE=EF=FG=GH vì sao?
HEF=900 vì sao?
ị HE=EF=FG=GH (các cạnh tương ứng) 
Dễ dàng chứng minh được HEF=900 ‚
ị EFGH là hình vuông (dấu hiệu nhận biết hình vuông – hình thoi có 1 góc vuông)
A
F
E
B
D
C
HĐ 3: (25’) Luyện tập
Làm bài 92/114.
Vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận.
Tứ giác AEDF là hình gì? Vì sao?
D ở vị trí nào trên BC thì AEDF là hình thoi?
Muốn AEDF là hình thoi thì hình bình hành AEDF phải có điều kiện gì? Vì sao?
Bài 92/114:
GT	DABC; DẻBC
	DF//AC; DE//AB
KL	a) AEDF là hình gì?
	b) D ở vị trí nào trên BC thì AEDF là hình thoi?
	c) A=900 thì AEDF là hình gì? D ở đâu thì AEDF là hình vuông?
Chứng minh
Xét tứ giác AEDF:
DE//AB (gt) ị DE//AF
DF//AC (gt) ị DF//AE
ị tứ giác AEDF là hình bình hành (định nghĩa hình bình hành) 
Nếu D là giao điểm 
của tia phân giác A với cạnh BC thì AEDF là hình thoi (dấu hiệu nhận biết hình thoi – hình bình hành có 1 đường chéo là tia phân giác của 1 góc)
Các HĐ - TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
A E B
D F C
 M N 
Nếu A=900 thì AEDF là hình gì? Vì sao?
Để AEDF là hình vuông thì D ở vị trí nào trên BC? Vì sao?
Làm bài 93/114.
Đọc đề bài, vẽ hình, ghi GT, KL.
Tứ giác ADFE là hình gì? Vì sao?
ADFE là hình gì?
A=900 ị ADFE là hình gì? 
Dựa vào dấu hiệu nào?
Nếu A=900 thì AEDF là hình chữ nhật (dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật – hình bình hành có 1 góc vuông)
Nếu DABC vuông tại A và D là giao điểm của tia phân giác A với cạnh BC thì AEDF là hình vuông (dấu hiệu nhận biết hình vuông – hình chữ nhật có 1 đường chéo là tia phân giác của một góc)
Bài 93/114:
GT	ABCD là hình chữ nhật: AB=2AD
	AE=EB=DF=FC
KL	a) ADFE là hình gì?
	b) EMFN là hình gì?
Chứng minh
Xét tứ giác ADFE:
AE//DF (vì ABCD là hình chữ nhật)
AE=DF (gt)
ị ADFE là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành – một cặp cạnh đối song song và bằng nhau)
Có A=900 (vì ABCD là hình chữ nhật)
ị ADFE là hình chữ nhật (dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật – hình bình hành có 1 góc vuông)
Các HĐ - TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Tứ giác EMFN là hình gì?
Tứ giác DEBF là hình gì? Vì sao?
Tứ giác EMFN là hình gì?
Dựa vào dấu hiệu nào?
Có AE=AD= ẵ AB
ị ADFE là hình vuông (dấu hiệu nhận biết hình vuông – hình chữ nhật có 2 cạnh kề bằng nhau)
Xét tứ giác DEBF:
EB//DF; EB=DF ị DEBF là hình bình hành ị DE//BF.
Tương tự AF//EC
ị EMFN là hình bình hành
Mà ADFE là hình vuông (theo câu a) ị ME=MF; ME^MF ị M=900 ị MENF là hình chữ nhật.
Lại có ME=MF ị MENF là hình vuông (dấu hiệu nhận biết hình vuông - hình chữ nhật có 2 cạnh kề bằng nhau)
HĐ 4: (5’) Củng cố và hướng dẫn về nhà 
Làm bài 94/114.
Học sinh thực hành và giải thích tứ giác nhận được là hình gì?
Nếu có thêm OA=OB thì tứ giác đó là hình gì?
Bài 94/114:
Tứ giác nhận được là hình thoi vì có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường và vuông góc với nhau.
Nếu có thêm OA=OB thì hình thoi nhận được có 2 đường chéo bằng nhau nên nó là hình vuông (dấu hiệu nhận biết hình vuông: hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau)
BVN:	Học lại định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
Chuẩn bị 8 câu hỏi ôn tập chương 1/115.
Làm bài 146; 147/76 (SBT)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_23_luyen_tap_le_thi_hai.doc