Đề cương ôn tập HK II môn Ngữ Văn Lớp 8

Đề cương ôn tập HK II môn Ngữ Văn Lớp 8

Đề 7: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. Bằng những hiểu biết của mình, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

I. Mở bài

Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, và giải pháp để giải quyết vấn đề này thế nào, chúng ta hãy cùng bàn luận.

II. Thân bài

Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,. Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,.

1. Hiện trạng môi trường sống của chúng ta:

- Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,. đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp,.

- Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,.

- Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,. đã và đang làm cho nguồn đất đai bị cạn kiệt, khô cằn.

- Ô nhiễm về ánh sáng, âm thanh tiếng ồn tại các đô thị lớn trong các dịp lễ tết của Việt Nam và thế giới thì sự quá tải về cường độ và loại ánh sáng. đã gây ra các bệnh lí về mắt: âm thanh của các loại động cơ quá lớn đặc biệt ở các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người.

 

doc 25 trang Người đăng Bảo Việt Ngày đăng 24/05/2024 Lượt xem 160Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập HK II môn Ngữ Văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II - MÔN NGỮ VĂN 8
A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC
I/ PHÂN MÔN VĂN
Lập bảng thống kê các văn bản tác phẩm văn học Việt Nam
TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1
Nhớ rừng
(Thơ mới)
Thế Lữ (1907-1989)
Thơ tám chữ
Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhịp điệu, phép tương phản, đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
2
Quê hươg
(Thơ mới)

Tế Hanh
(sinh 1921)
Thơ tám chữ
Tình yêu quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.
Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng (cánh buồm - hồn làng, thân hình nồng thở vị xa xăm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ,)
3
Khi con tu hú
(Thơ
Cáchmạng)
Tố Hữu (1920-2002)
Thơ lục bát
Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù.
Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, tưởng tượng rất phong phú, dồi dào.
4
Tức cảch
Pác Bó
(Thơ
cách mạng)

Hồ Chí Minh
(1890-1969)
Đường luật thất ngôn tứ tuyệt
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
Giọng thơ hóm hỉnh, tươi vui, (vẫn sẵn sàng, thật là sang), từ láy miêu tả (chông chênh); vừa cổ điển vừa hiện đại.
5
Ngắm trăng (Vọng Nguyệt; trích Nhật kí trong tù)
Hồ Chí Minh
Thất ngôn tứ tuyệt
(chữ Hán)
Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm.
Nhân hóa, điệp từ, câu hỏi tu từ và đối lập.
6
Đi đường (Tẩu Lộ; trích Nhật kí trong tù)

Hồ Chí Minh
Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán (dịch lục bát)
Ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời; vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Điệp từ (tẩu lộ, trùng san), tính đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ, bài thơ.
7
Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
(1010)
Lí Công Uẩn
(Lí Thái Tổ)
(974-1028)
Chiếu
- Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Phản ánh khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Kết câu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hòa tình - lí: trên vâng mệnh trời- dưới theo ý dân
8
Hịch tướng sĩ
(Dụ chư tì tướng hịch văn)
(1285)
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
(1231?-1300)
Hịch
Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược (thế lỉ XIII), thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng, trên cơ sở đó, tác giả phê phán khuyết điểm của các tì tướng, khuyên bảo họ phải ra sức học tập binh thư, rèn quân chuẩn bị sát thát. Bừng bừng hào khí Đông A.
Áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người sâu xa; đánh vào lòng người, lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm, người nghe được sáng trí, sáng lòng.
9
Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) (1428)
Ức Trai Nguyễn trãi
(1380-1442
Cáo
Chữ Hán Nghị luận trung đại
Ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng, sáng sủa và hàm súc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc trong thời kì lịch sử dân tộc thật sự lớn mạnh; đặt tiền đề, cơ sở lí luận cho toàn bài; xứng đáng là Thiên cổ hùng văn.
10
Bàn luận về phép học (Luận học pháp)
(1791)

La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
(1723-1804)
Tấu
Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học tập: học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp, phải theo điều học mà làm (hành)
Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng; sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học, khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.
11
Thuế máu (trích chương I, Bản án chế độ thực dân pháp)
(1925)

Nguyễn Ái Quốc

Phóng sự chính luận
Tiếng Pháp
Nghị luận hiện đại
Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa nghèo khổ làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc (1914-1918)
Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu rất cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại; mâu thuẫn trào phúng, ngôn ngữ, giọng điệu giễu nhại.
Yêu cầu:
1/ Văn bản thơ: 
- Nắm được tên văn bản, tác giả, thể thơ.
- Học thuộc lòng các bài thơ, phân tích nội dung và nghệ thuật. 
- Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình (vẻ đẹp tâm hồn của những nhà thơ cộng sản như Hồ Chí Minh, Tố Hữu; tâm tư tình cảm của những nhà thơ mới lãng mạn như Thế Lữ, Tế Hanh); vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình.
2/ Văn bản nghị luận:
a. Phân biệt các thể loại: Chiếu - Hịch - Cáo -Tấu
- Giống nhau: Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu.
- Khác về mục đích: 
+ Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.
+ Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh.
+ Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
+ Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa.
- Khác về đối tượng sử dụng: 
+ Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch, cáo.
+ Quan lại, thần dân: dùng tấu, sớ, biểu.
b. Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một số văn bản nghị luận. 
- Về nội dung: thấy được tư tưởng yêu nước, tinh thần chống xâm lăng và lòng tự hào dân tộc của cha ông ta qua những áng văn chính luận nổi tiếng, từ những văn bản thời trung đại như “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi, đến văn bản thời hiện đại như “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc. 
- Về hình thức nghệ thuật: Những nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sắc sảo với giọng văn đanh thép, hùng hồn (Với các thể văn cổ như chiếu, hịch, cáo, cần nắm được đặc điểm về hình thức như bố cục, câu văn biền ngẫu,.. đã giúp cho việc lập luận chặt chẽ và sáng tỏ như thế nào?)
c. Nắm được những nét chung và riêng của tinh thần yêu nước được thể hiện trong các văn bản “Chiếu dời đô” - Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” -Trần Quốc Tuấn và “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi.
- Ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta đều được viết bởi những nhân vật lịch sử, ra đời gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước giữ nước và đều thấm đựơm tinh thần yêu nước nồng nàn. Tinh thần yêu nước ấy trong các văn bản vừa có nét giống nhau vừa có nét khác nhau, tức là vừa thống nhất, vừa đa dạng.
- Cả ba văn bản đều thể hiện ý thức về chủ quyền dân tộc, đều khẳng định nền độc lập dân tộc. Song ở mỗi văn bản, nội dung yêu nước lại có nét riêng 
+ Ở “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn nổi bật lên khát vọng xây dựng đất nước vững bền và ý chí tự cường của dân tộc đang trên đà lớn mạnh.
- Ở “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là lòng căm thù sôi sục và tinh thần quyết chiến quyết thắng lũ giặc xâm lược.
- Ở “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập trên cơ sở ý thức dân tộc đặc biệt sâu sắc, đồng thời thể hiện niềm tự hào cao độ về sức mạnh chính nghĩa cùng truyền thống lịch sử, văn hoá vẻ vang của dân tộc.
d. Biết khái quát trình tự lập luận trong các văn bản nghị luận bằng các sơ đồ (Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô).
II/ PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT:
1. Các kiểu câu 
CÁC KIỂU CÂU CHIA THEO MỤC ĐỊCH NÓI
STT
Kiểu câu
Đặc điểm hình thức
Chức năng chính
Chức năng khác
1
Câu nghi vấn
- Kết thúc bằng dấu chấm hỏi (khi viết).
- Có từ nghi vấn: ai, gì, nào, đâu, bao nhiêu hoặc từ “hay’
- Dùng để hỏi.
- Dùng để cầu khiến, đe doạ, phủ định, khẳng định.
- Dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
2
Câu cầu khiến
- Kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm (khi viết).
- Có từ cầu khiến: hãy, đùng, chớ, đi, thôi, nào
- Ngữ điệu cầu khiến.
- Dùng để ra lệnh, yêu cầu, răn đe, khuyên bảo.

3
Câu cảm thán
- Kết thúc câu bằng dấu chấm than (khi viết).
- Có từ cảm thán: than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao
- Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói.

4
Câu trần thuật
- Kết thúc câu bằng dấu chấm, đôi khi kết thúc bằng dấu chấm lửng (khi viết).
- Không có đặc điểm hình thức của câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
- Dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả
- Dùng để yêu cầu, đề nghị.
- Dùng để biểu lộ cảm xúc, tình cảm.
5
Câu phủ định
Có từ ngữ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),
- Dùng để thông báo, xác nhận không có sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (PĐMT).
- Phản bác một ý kiến, một nhận định (PĐBB). 

Yêu cầu: Nắm được đặc điểm hình thức, chức năng của các kiểu câu => vận dụng vào việc viết câu, dựng đoạn, bài văn.
2. Hành động nói:
a. Khái niệm: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
b. Các kiểu hành động nói 
- Hỏi 
- Trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến) 
- Điều khiển (cầu khiến, đe doạ, thách thức, )
- Hứa hẹn.
- Bộc lộ cảm xúc. 
c. Cách thực hiện hành động nói: 
- Cách dùng trực tiếp (Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó).
- Cách dùng gián tiếp (hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính không phù hợp với hành động đó).
Yêu cầu: Nắm khái niệm và các kiểu hành động nói; xác định hành đông nói và cách dùng hành động nói trong ngữ cảnh nhất định.
3. Vai xã hội và lượt lời trong hội thoại; ý nghĩa của việc ứng xử đúng vai, điều chỉnh thái độ giao tiếp:
a. Khái niệm vai xã hội trong hội thoại:
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. 
- Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
+ Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội);
+ Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).
b. Chọn cách nói cho phù hợp với vai thoại.
Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng ...  cơ thể, giúp có một thân hình cân đối, khỏe mạnh. 

- Bảo vệ xương, làm cho xương chắc khỏe, giúp ngănchặn loãng xương nhờ vận động nhẹ nhàng đều đặn, hệ xương được nuôi dưỡng tốt, khả năng hấp thụ canxi và phospho được tăng cường
- Đi bộ có tác dụng rất tốt cho hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như: bệnh mạch vành, đột quỵ, tăng huyết áp, Ngoài ra còn làm giảm cholesterol ở những người có nồng độcholesterol cao trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không phụ thuộcinsulin, nguy cơ mắc ung thư đại tràng,
- Đi bộ vào buổi tối có thểđ em lại một giấc ngủ ngon, ngủ sâu 
b. Nâng cao tinh thần:
- Tăng sự hưng phấn, chống trầm cảm lo âu, vừa đi vừa nói chuyện với bạn bè làm cho tinh thần sảng khoái, tạo mối quan hệ thân mật, gần gũi với những người xung quanh.
- Thêm yêu đời và yêu cuộc sống.
c. Trau dồi vốn hiểu biết:
- Có điều kiện quan sát kĩ hơn về thế giới xung quanh, giúp tăng cường vốn hiểu biết về tự nhiên và mọi mặt của đời sống xã hội.
* Đi bộ như thế nào?
- Mỗi ngày dành một thời gian nhất định: từ 30 -> 60p, lúc sáng sớm hoặc chiều tối
- Trước khi đi bộ nên chú ý chuẩn bị quần áo, dày dép phù hợp: 
- Khi đi bộ đầu luôn giữ thẳng và hướng về trước, thẳng lưng, vai và cánh tay nên để thoải mái, khi đi nên đánh tay một cách tự nhiên. 
- Điều quan trọng là cần phải luyện tập thật đều đặn và thường xuyên.
KB: Khẳng định lại vai trò của việc đi bộ, lời khuyên.
Đề 7: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. Bằng những hiểu biết của mình, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
I. Mở bài
Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, và giải pháp để giải quyết vấn đề này thế nào, chúng ta hãy cùng bàn luận.
II. Thân bài
Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,... Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,...
1. Hiện trạng môi trường sống của chúng ta:
- Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,... đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp,...
- Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,...
- Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,... đã và đang làm cho nguồn đất đai bị cạn kiệt, khô cằn....
- Ô nhiễm về ánh sáng, âm thanh tiếng ồn tại các đô thị lớn trong các dịp lễ tết của Việt Nam và thế giới thì sự quá tải về cường độ và loại ánh sáng... đã gây ra các bệnh lí về mắt: âm thanh của các loại động cơ quá lớn đặc biệt ở các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất
lượng cuộc sống của con người.
2. Nguyên nhân - Hậu quả:
a. Nguyên nhân
* Khách quan:
- Tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm hoạ thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp...
- Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng, nó gây ra biến đổi khí hậu: ví dụ bão lũ tại các tỉnh miền Trung Việt Nam tháng 10 năm 2009 gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản quốc dân...
- Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...
* Chủ quan:
- Ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường.
- Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,...
- Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế...
b. Hậu quả:
- Ô nhiễm môi trường nước – sản xuất, sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện.
- Ô nhiễm môi trường đất ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi và con người.
- Ô nhiễm môi trường không khí: gây ra rất nhiều laọi bệnh về đường hô hấp....
3. Giải pháp:
- Khắc phục những nguyên nhân trên (phân tích và dẫn chứng)
- Nêu một số quốc gia, thành phố, các vùng miền trên thế giới và Việt Nam có môi trường xanh - sạch - đẹp để lấy làm mô hình áp dụng cho những nơi có môi trường ô nhiễm.
- Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm.
- Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
III. Kết bài:
- Việt Nam - một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm mt là 1 vấn đề hết sức cấp bách...
- Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm mt, tạo ra mt sống trong lành cho con người,...
- Bài học cho mỗi người 
Đề 8: Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
MB:
Rừng là tài nguyên vô giá đem lại lợi ích lớn cho con người.
Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
TB: Chứng minh:
- Rừng đem đến cho con người nhiều lợi ích:
+ Là lá phổi xanh của trái đất, giúp điều hoà khí hậu, thanh lọc không khí. 
+ Chống xói mòn đất, ngăn chặn lũ lụt 
+ Là nguồn cung cấp gỗ, lâm thổ sản, thuốc chữa bệnh 
+ Là viện bảo tàng tự nhiên học, là cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, là khu du lịch nghỉ mát 
- Hậu quả của việc rừng bị tàn phá
+ Tình trạng rừng hiện nay bị tàn phá nặng nề, diện tích ngày càng bị thu hẹp.
+ Nguyên nhân: do bọn lâm tặc, do cuộc sống du canh, du cư của đồng bào dân tộc, ý thức kém của một số người
+ Hậu quả của việc rừng bị tàn phá. (gây lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất, mất cân bằng sinh thái)
KB: 
- Việc bảo vệ rừng là vô cùng quan trọng.
- Nhiệm vụ của mỗi chúng ta.
Đề 9: Bạo lực học đường ở học sinh
Mở bài: 
- Giới thiệu và nêu vấn đề cần nghị luận: Bạo lực học đường ở học sinh.
Thân bài:
a/ Bạo lực học đường là gì?
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.
b/ Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:
- Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
- Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
- Dẫn chứng:
+ Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An
+ Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô
+ Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
c/ Nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực học đường:
- Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...)
- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng.
- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.
- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiếu thiết thực, chưa đồng bộ, triệt để.
d/ Bạo lực học đường dẫn đến những tác hại như:
- Với nạn nhân:
+ Tổn thương về thể xác và tinh thần.
+ Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.
+ Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
- Người gây ra bạo lực:
+ Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “người” và mất dần nhân tính.
+ Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
+ Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
+ Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
e/ Đề xuất biện pháp khắc phục.
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:
+ Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.
+ Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên cần ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả của hành động do bản thân thực hiện.
+ Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương và nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.
Kết bài: Khẳng định vấn đề: 
- Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình. Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm.
- Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp...

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hk_ii_mon_ngu_van_lop_8.doc