Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10: Đối xứng trục - Lê Anh Tuấn

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10: Đối xứng trục - Lê Anh Tuấn

A. Mục tiêu:

+HS nắm được định nghĩa hai điểm đối xứng qua một trục, hai hình đối xứng qua một trục, khái niệm trục đối xứng của một hình, nhận biết trục đối xứng của hình thang cân.

+HS biết vẽ điểm đối xứng, đoạn thẳng đối xứng qua một trục cho trước. biết chứng minh hai điểm, hai đoạn thawngr đối xứng qua một trục.

+ Nhận biết được một số hình có trục đối xứng, vẽ hình, gấp hình.

B. Chuẩn bị: Thước, giấy kẻ ô vuông, bảng phụ.

C. Tiến trình lên lớp.

Tổ chức:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 263Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10: Đối xứng trục - Lê Anh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10 : Đối xứng trục
A. Mục tiêu:
+HS nắm được định nghĩa hai điểm đối xứng qua một trục, hai hình đối xứng qua một trục, khái niệm trục đối xứng của một hình, nhận biết trục đối xứng của hình thang cân.
+HS biết vẽ điểm đối xứng, đoạn thẳng đối xứng qua một trục cho trước. biết chứng minh hai điểm, hai đoạn thawngr đối xứng qua một trục.
+ Nhận biết được một số hình có trục đối xứng, vẽ hình, gấp hình.
B. Chuẩn bị: Thước, giấy kẻ ô vuông, bảng phụ.
C. Tiến trình lên lớp.
Tổ chức:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra, tổ chức tình huống học tập(7 phút)
Hãy dựng tam giác đều ABC cạnh bằng 3 cm.
Dựng tia phân giác của góc A
Gọi 1 HS trình bày trên bảng.
Cho lớp nhận xét và hỏi góc BAE=?
Theo bài toán này để dựng góc 300 ta làm như thế nào?
Trong tam giác đều ABC phân giác AE còn có tính chất gì?
Em có nhận xét gì về vị trí của B và C
Lớp làm ra nháp
1HS trình bày theo yêu cầu của GV
E
Dựng ∆ABC trong đó AB =AC =BC =3cm
Dựng tia phân giác của góc A
 Muốn dựng góc 300 dựng tam giác đều sau đó dựng phân giác của góc.
HS nêu nhận xét của mình 
Hoạt động 2: Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng(10 phút)
Cho điểm A không thuộc đường thẳng d 
dựng trung trực của AA' 
Hãy nêu cách dựng A'
Hãy dựng vào vở
Trong hình vẽ điểm A' gọi là điểm đối xứng của điểm A qua d và ngược lại.
Khi đó ta nói điểm Avà A' là hai điểm đối 
xứng nhau qua đường thẳng d.
Hãy nêu định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng d.
GV giải thích trục đối xứng và phép đối xứng trục
Trong hình vẽ trên điểm đối xứng của điểm I là điểm nào? 
HS làm ? 1SGK
Cách dựng:
x
d
Dựng Ax vuông góc với d tại I.
Dựng A' € Ax sao cho IA' =IA.
Chứng minh
d vuông góc với AA' tại I, IA =IA'
d là trung trực của AA'
Định nghĩa(SGK)
A,A' đối xứng nhau qua đường thẳng d
d là đường trung trực của AA'
d được gọi là trục đối xứng. Phép đối xứng này gọi là phép đối xứng trục
Nếu B€ d thì điểm đối xứng của B qua d là B
Hoạt động 3: Hai hình đối xứng qua một đường thẳng( 15 phút)
Yêu cầu HS làm ? 2 vào vở. Lưu ý có thể dùng E ke để vẽ đường vuông góc cho nhanh
Nếu lấy điểm M thuộc AB 
Dựng M' đối xứng với M qua d.
Em hãy nhận xét vị trí của M'
Hãy nêu định nghĩa hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng d?
Hãy chỉ rõ các điểm, các đường thẳng đối xứng với nhau qua trục d của hình 53?
GV giới thiệu hình 54: H và H' là 2 hình đối xứng nhau qua d.
Em có nhận xét gì về hai hình đối xứng qua trục d.
HS làm ? 2 vào vở của mình.
d
Nếu lấy M bất kỳ thuộc AB dựng M' đối xứng với M qua d.
Ta thấy M' € A'B' .
Ta nói AB, A'B' đối xứng nhau qua đường thẳng d 
Định nghĩa (SGK-35)
Hình (H) đối xứng với hình (H' )qua trục d khi chỉ khi với M € (H) ( M bất kỳ) luôn có M' € (H') đối xứng ví M qua d và ngược lại
 khi đó d là trục đối xứng của hai hình đó.
HS trả lời yêu cầu của GV
Nx: Hai đoạn thẳng, hai góc, hai tam giác đối xứng nhau qua trục d thì bằng nhau
Hoạt động 4: Hình có trục đối xứng(10 phút)
Yêu cầu HS làm ? 3(SGK)
GV giới thiệu trục đối xứng của tam giác cân ABC là AH.
Hướng dẫn HS phát biểu trục đối xứng của một hình? Chốt lại dịnh nghĩa.
Cho HS làm ? 4
Em có nhận xét gì về trục đối xứng của một hình?
Hãy tìm trục đối xứng của hình thang cân ABC (AB//CD)?
? 3; AB và AC đối xứng nhau qua AH
BC và CB đối xứng nhau qua AH
AH là trục đối xứng của tam giác cân ABC
Định nghĩa (SGK-84)
HS làm ? 4
Nx: Một hình có thể có 1, 2 hoặc nhiều trục đối xứng, cũng có thể không có trục nào.
Định lý(SGK-84)
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà(2 phút)
Học thuộc nắm vững lý thuyết, 3 định nghĩa, 1 định lý.
Làm bài tập 35,36, 38(SGK).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_10_doi_xung_truc_le_anh_tuan.doc