1- Tác giả: Phan Bội Châu (1867-1940), hiệu Sào Nam .Nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta những năm đầu thế kỷ XX. “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là bài thơ nôm nằm trong tác phẩm” Ngục trung thư” (1914)- SGK trang 146
2-Từ khó: SGK trang 147
3-Thể loại: Thơ Đường luật thất ngôn bát cú
Kiểm tra bài cũKể tên một số tác giả và các tập thơ của các tác giả ở địa phương.Đọc một bài thơ hoặc đoạn văn của tác giả địa phương.Tiết 57: Văn bảnPhan Bội ChaâuVÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁCI- ĐỌC CHÚ THÍCH VĂN BẢN1- Tác giả: Phan Bội Châu (1867-1940), hiệu Sào Nam .Nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta những năm đầu thế kỷ XX. “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là bài thơ nôm nằm trong tác phẩm” Ngục trung thư” (1914)- SGK trang 1462-Từ khó: SGK trang 1473-Thể loại: Thơ Đường luật thất ngôn bát cúVÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC Vẫn là hào kiệt, / vẫn phong lưu, Chạy mỏi chân / thì hãy ở tù. Đã khách không nhà / trong bốn biển, Lại người có tội / giữa năm châu. Bủa tay /ôm chặt / bồ kinh tế, Mở miệng /cười tan / cuộc oán thù. Thân ấy vẫn còn,/ còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm / sợ gì đâu Phan Bội ChâuII- Đọc - Hiểu văn bản: 1-Câu đề(câu 1-2) Vẫn là hào kiệt,vẫn phong lưu Chạy mõi chân thì hãy ở tù ??? Tại sao đã bị kẻ thù bắt nhốt mà tác giả vẫn xem mình là hào kiệt phong lưu? Quan niệm “chạy mỏi chân thì hãy ở tù” thể hiện tinh thần ý chí của Phan Bội Châu như thế nào?1- Câu đề: Khí phách hiên ngang, bất khuất,ung dung đường hoàng của người tù cách mạng.“Chạy mỏi chân” -> Hoạt động sôi nổi đầy gian lao thử thách.“Thì hãy ở tù” -> Thái độ bình tĩnh trước tai ương thử thách.=> Nhà tù là nơi rèn luyện ý chí, rèn luyện sức chịu đựng.2- Câu thực (câu 3-4) Đã khách không nhà trong bốn biển Lại người có tội giữa năm châu ??? Nêu nghệ thuật thể hiện trong 2 câu thơ. Em hiểu ý của 2 câu thơ này thế nào? Đây có phải là lời than thở của người tù bất đắc chí không?2-Câu thực: Bằng nghệ thuật đối rất chỉnh, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, nhà thơ đã nói lên sóng gió cuộc đời mình gắn liền với tình cảm chung của nhân loại => Tâm trạng đau đớn của người anh hùng đầy khí phách, xả thân vì độc lập,tự do cho tổ quốc.3- Câu luận (câu 5-6) Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù ??? Từ “Bủa tay”, “kinh tế” ở đây nghĩa là gì? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng hào kiệt này?3- Câu luận: Nghệ thuật đối, từ gợi hình ảnh: “Bủa tay ôm chặt”, “mở miệng cười tan” => tư thế hào hùng, quyết tâm sắt đá, không gì lay chuyển nổi, sẵn sàng xả thân vì lí tưởng giúp đời, cứu nước => Tinh thần lạc quan ,bất khuất của người tù cách mạng. 4-Câu kết (câu 7-8) Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu ???Hai câu kết bài thơ tác giả muốn khẳng định điều gì?Nghệ thuật nào thể hiện điều đó?4-Câu kết: Điệp từ “còn”, giọng thơ hùng hồn => quyết tâm, niềm tin mạnh mẽ: còn sống là còn chiến đấu, còn tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa của mình, không sợ bất cứ thử thách, gian nan nào. Ghi nhớ: SGK trang 148III- Luyện tập: CẢM TÁC VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG II Nếu chết xong đi/ thế cũng hay Còn ta / ,ta lại / tính cho mày Trời đâu có ngục/ chôn thần thánh Đất đá không đường /ruổi gió mây Tát cạn bể Đông /chèo tấc lưỡi Mở quang ngàn Bắc / vẫy đôi tay Anh em ai nấy /xin thêm gắng Công nghiệp ngàn thu /há một ngày Phan Bội Châu Hướng dẫn về nhà:Học thuộc lòng bài thơHọc ghi nhớ trong sgkSoạn: “Đập đá ở Côn Lôn”
Tài liệu đính kèm: