Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 tiết 4: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 tiết 4: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

 1.Kiến thức:

 -Chủ đề văn bản.

 -Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.

 2.Kĩ năng:

 -Độc-hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.

 -Trình bày một văn bản( nói, viết) thống nhất về chủ đề.

 II. CHUẨN BỊ:

- GV: giáo án, bảng phụ, hệ thống câu hỏi

- HS: đọc tìm hiểu bài, xem bài tập SGK.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 tiết 4: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1. Tiết 4
NS:
ND:
TÍNH THỐNG NHẤT
VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
 1.Kiến thức:
	-Chủ đề văn bản.
	-Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.
	 2.Kĩ năng:
	-Độc-hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
	-Trình bày một văn bản( nói, viết) thống nhất về chủ đề.
 II. CHUẨN BỊ:
- GV: giáo án, bảng phụ, hệ thống câu hỏi
- HS: đọc tìm hiểu bài, xem bài tập SGK.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Nội dung 
Hoạt động Thầy 
Hoạt động trò 
Hoạt đông 1: Khởi động:
 1. Ổn định:
 2. KTBT:
3.Giới thiệu bài mới :
1 Kiểm tra sĩ số:
2 GV nêu vấn đề:
- Tại sao các em thường gặp một số lời phê trong bài làm văn của HS là lạc đề ?
Gợi ý : vì nội dung không đúng với yêu cầu của đề
 Vậy để viết đúng yêu cầu của đề, chúng ta hải nắm vững chủ đề và các ý phải thống nhất với nhau. Để hiểu rõ hơn thầy trò sẽ đi vào bài học hôm nay.
* Lớp trưởng báo cáo.
* Cá nhân trả lời 
® vì bài ấy trình bày nội dung không đúng với yêu cầu của đề bài.
* Cả lớp nghe
* HS ghi vào vở
Hoạt đông 2 : Tìm hiểu bài mới 
 1. Chủ đề của văn bản
 Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
 2. Tính thống nhất ở chủ đề của văn bản:
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi văn bản chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
- Để viết hoặc biểu đạt một văn bản cần xác định được chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.
+ GV yêu cầu HS đọc thầm văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
H: Văn bản miêu tả những sự việc đang xảy ra hay đã xảy ra ?
Gợi ý : những sự việc đã xảy ra. Đó là những hồi tưởng về ngày đầu tiên đi học.
H: Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì ?
Gợi ý: để phát biểu ý kiến và bộc lộ cảm xúc của mình thời thơ ấu.
* GV chốt: Những vấn đề mà tác giả phát biểu ý kiến, bộc lộ cảm xúc, được thể hiện trong văn bản gọi là chủ đề.
H: Vậy chủ đề của văn bản là gì ?
+ GV cho học sinh dựa vào ghi nhớ SGK và treo bảng phụ.
* GV nêu vấn đề:
H: Để tái hiện những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học, tác giả đã đặt nhan đề của văn bản và sử dụng từ ngữ, câu như thế nào ?
Gợi ý: Nhan đề “Tôi đi học” cho ta hiểu nội dung nói về việc đi học.
- Các từ ngữ: kỉ niệm buổi tựu trường, đi học, lần đầu tiên đến trường
- Các câu: Hôm nay tôi đi học. Hằng năm cứ vào cuối thu Tôi quen thế nào được
H: Để tô đậm cảm giác trong sáng của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học, tác giả đã sử dụng các từ ngữ và các chi tiết nghệ thuật nào ?
Gợi ý: 
- Trên đường đi học
- Trên sân trường, trong lớp học
H: Dựa vào sự phân tích ở trên, em hãy cho biết :
- Thế nào là tính thống nhất về chủ đề văn bản ?
- Tính thống nhất thể hiện ở phương diện nào ?
Gợi ý: - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là sự nhất quát về ý đồ, ý kiến, cảm xúc được thể hiện trong văn bản.
- Tính thống nhất thể hiện ở phương diện: hình thức, nội dung, đối tượng
+ GV chỉ định 1 HS đọc ghi nhớ và GV treo bảng phụ.
* Cá nhân trả lời
® đã xảy ra. Đó là kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học.
* Cá nhân trả lời
® bộc lộ cảm xúc về kỉ niệm thời thơ ấu.
-Cả lớp nghe 
- Cá nhân trả lời.
- Ghi vào vở.
* cá nhân trả lời
Cứ vào cuối thu Tôi quên thế nào được những cảm giác
* 2 HS cạnh nhau trao đổi
- Trên đường đi học: 
+ Con đường thay đổi
+ Không còn lội qua sông nữa mà đã đi học
- Trên sân trường:
+ Ngôi trường cao ráo, sạch sẽ 
+ Cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng.
* Cá nhân trả lời.
® Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi văn bản chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
* HS ghi vở.
Hoạt động 3 : Luyện tập
 BT1 Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
 a. - Căn cứ vào nhan đề
 - Chia văn bản thành 4 đoạn
Đ1: Giới thiệu rừng cọ
Đ2: Tả cây cọ
Đ3: Tác dụng cây cọ
Đ4: Tình cảm gắn bó với cây cọ
 b. Các ý được sắp xếp hợp lí, không thay đổi.
 BT2: Xác định ý nào làm cho bài viết lạc đề
 àNên bỏ ý (b) và (d).
 BT3: Lựa chọn , bổ sung, điều chỉnh các từ các ý làm cho văn bản thống nhất
 - Ý (c) và (g) lạc chủ đề.
 - Điều chỉnh ý (b) và (e)
+ GV gọi 1 HS đọc văn bản BT1.
+ Yêu cầu HS phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
+ Chia lớp thành 4 nhóm.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét bổ sung. GV kết luận.
+ Cho HS đọc BT2 và 4 nhóm cùng hoạt động.
Gợi ý: Ý (b) và (d) có thể làm cho bài viết lạc đề.
+ Cho HS đọc BT3 và 4 nhóm cùng thảo luận theo yêu cầu SGK.
Gợi ý: Ý (c) và (g) lạc chủ đề.
- Điều chỉnh ý (b) và (c), sửa lại câu theo văn bản “Tôi đi học”.
*Hoạt động nhóm
- Đại diện trả lời.
- Cả lớp nhận xét bổ sung
* Hoạt động nhóm.
- Cử cá nhân đại diện trình bày.
* Hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
Hoạt động 4: Củng cố –Dặn dò 
H: Chủ đề văn bản là gì ? Chủ đề có vai trò như thế nào trong văn bản ?
+ Gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ SGK.
* Về nhà: học ghi nhớ và Sửa các bài tập SGK
*Chuẩn bị bài: 
+ GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài “Bố cục của văn bản”
+ Đọc lại văn bản “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ”
+ Tìm hiểu văn bản “”Người thầy đạo cao đức trọng”
* Cá nhân trả lời.
*1 HS đọc.
Nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1 giao an 8.doc