Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 8 - Kì 2

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 8 - Kì 2

 Tiết 18,19,20:

CẢM THỤ VĂN QUA CÁC BÀI: NHỚ RỪNG, QUÊ HƯƠNG

A. Mục tiêu cần đạt:

- Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Nhớ rừng, Quê hương

B. Chuẩn bị:

GV: Các dạng bài tập

Trò: Ôn tập

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra: sự chuẩn bị

2. Ôn tập

 

doc 60 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 909Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 8 - Kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/4/12
Ngày dạy: 4/4/12 
 Tiết 18,19,20: 
cảm thụ văn qua các bài: Nhớ rừng, Quê hương
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Nhớ rừng, Quê hương
B. Chuẩn bị: 
GV: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ? 
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản.
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài
GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh? 
HS dựa vào kiến thức đợc tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài
GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh
I. Bài tập 1
1.Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: tâm trạng chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vờn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con người lúc bấy giờ.
- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ.
2. Dàn ý
a. Mở bài
-Thế Lữ (1907- 1989) là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Bài thơ Nhớ rừng in trong tập “Mấy vần thơ” là bài thơ tiêu biểu của ông góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới.
b. Thân bài
* Khổ 1
 - Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt được biểu hiện qua những từ ngữ: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, bị nhục nhằn tù hãm, làm trò lạ mắt, đồ chơi . Đang được tung hoành mà giờ đây bị giam hãm trong cũi sắt bị biến thành thứ đồ chơi, nỗi nhục bị ở chung với những kẻ tầm thường, thấp kém- nỗi bất bình.
- Từ ngữ “gậm”, “khối căm hờn” (Gậm = cắn, dằn  , Khối – lấy đơn vị để đo thứ hữu hình mà đo cái vô hình là sự căm hờn) trực tiếp diễn tả hành động, và tư thế của con hổ trong cũi sắt ở vườn bách thú. Cảm xúc hờn căm kết đọng thành hình khối trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua, buông xuôi bất lực
 - Nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh bên ngoài buông xuôi và nội tâm hờn căm trong lòng của con hổ thể hiện nỗi chán ghét cuộc sống tù túng, khao khát tự do.
*Khổ 2
- Cảnh sơn lâm ngày xa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, thét khúc trường ca dữ dội... Điệp từ ''với'', các động từ chỉ đặc điểm của hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao phi thường, hùng vĩ, bí ẩn chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị
- Trên cái nền thiên nhiên đó, hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên với tư thế dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân ...Vờn bóng ... đều im hơi. Từ ngữ gợi hình dáng, tính cách con hổ (giàu chất tạo hình) diễn tả cảm xúc vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm. Tâm trạng hổ lúc này hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình
* Khổ 3
- Cảnh rừng ở đây được tác giả nói đến trong thời điểm: đêm vàng, ngày ma chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh bóng gội, chiều lênh láng máu sau rừng thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ
 - Giữa thiên nhiên ấy con hổ đã sống một cuộc sống đế vương: - Ta say mồi ... tan- Ta lặng ngắm ...Tiếng chim ca ...- Ta đợi chết ... điệp từ ''ta'': con hổ uy nghi làm chúa tể. Cảnh thì chan hoà ánh sáng, rộn rã tiếng chim, cảnh thì dữ dội. ... cảnh nào cũng hùng vĩ, thơ mộng và con hổ cũng nổi bật, kiêu hùng, lẫm liệt. Đại từ “ta” được lặp lại ở các câu thơ trên thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ, tạo nhạc điệu rắn rỏi, hào hùng.
- Điệp ngữ, câu hỏi tu từ: nào đâu, đâu những, tất cả là dĩ vãng huy hoàng hiện lên trong nỗi nhớ đau đớn của con hổ và khép lại bằng tiếng than u uất ''Than ôi!”. Con hổ bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do của chính mình.
*Khổ 4
- Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả suối ... mô gò thấp kém, ... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ là người tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên nó rất đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, tầm thường chứ không phải thế giới của tự nhiên, mạnh mẽ, bí hiểm.
 - Giọng thơ giễu nhại, sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, ngắt nhịp ngắn, dồn dập thể hiện sự chán chường, khinh miệt, đáng ghét, tất cả chỉ đơn điệu, nhàn tẻ không thay đổi, giả dối, nhỏ bé, vô hồn.
- Cảnh vườn bách thú tù túng đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. Tâm trạng chán chường của hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân Việt Nam mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc
* Khổ 5
- Giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian oai linh, hùng vĩ, thênh thang nhưng đó là không gian trong mộng (nơi ta không còn được thấy bao giờ) - không gian hùng vĩ. Đó là nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do. Đó cũng là khát vọng giải phóng của người dân mất nước.Đó là nỗi đau bi kịch. Điều đó phản ánh khát vọng được sống chân thật, cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của chính mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
c. Kết bài
- Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn tuôn trào thể hiện tâm trạng
chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vờn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con người lúc bấy giờ.
3. Viết bài 
4.Đọc và chữa bài
II. Bài tập 2
*.Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của TH đã vẽ lên một bức tranh tươi sáng về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên h/a khoẻ khoắn, đầy sức sống của ngời dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho ta thấy t/c quê hương trong sáng tha thiết của nhà thơ.
 - Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lợt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ.
*. Dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu về bài thơ và nội dung chính
b. Thân bài
1 Hình ảnh quê hương
a. Giới thiệu chung về làng quê 
- H/a quê hương được tác giả giới thiệu: làm nghề chài lưới, nước bao vây ... sông. Cách giới thiệu rất tự nhiên bình dị về nghề nghiệp và vị trí địa lí của làng ta thấy đây là một làng chài ven biển.
b. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá
- Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh: trời trong, gió hồng => một buổi sáng đẹp trời hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi. 
 -Trên đó nổi bật là h/a chiếc thuyền và cánh buồm, chiếc thuyền đợc diễn tả thật ấn tượng: 
 Chiếc thuyền nhẹ .mã
 Phăng mái..giang 
khí thế băng tới dũng mãnh làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn.
- Cánh buồm được tác giả so sánh, nhân hoá: giương to nhưgió. Sự cảm nhận tinh tế, cùng sự liên tởng độc đáo cánh buồm căng hiện lên với một vẻ đẹp lãng mạn, bất ngờ, h/a cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở lên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ mộng. TH như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ chính xác cái hình vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật.
c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
- Dân làng đón đoàn thuyền đánh cá trở về trong không khí ồn ào, tấp nập => cảnh đông vui náo nhiệt
.Cảnh làng chài đón đoàn thuyền cá trở về là bức tranh sinh động, náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống và họ nh thầm cảm ơn trời biển đã cho người dân làng chài trở về an toàn và cá đầy ghe
- Người dân làng chài được miêu tả với làn da ngăm rám nắng, thân .vị xa xăm.Với bút pháp vừa tả thực vừa sáng tạo độc đáo, ngời lao động làng chài thật đẹp với nước da nhuộm nắng gió, thân hình vạm vỡ thấm đậm vị mặn mòi, nồng toả vị xa xăm của biển, trở nên có tầm vóc phi thường.
 - Con thuyền sau chuyến đi vất vả đợc tác giả miêu tả: im nằm, nghe vỏ. Nghệ thuật nhân hoá miêu tả con thuyền có hồn nh một phần sự sống lao động của làng chài. Con thuyền cũng giống như con người sau một chuyến ra khơi đầy mệt mỏi, nó nằm nghỉ ngơi và cảm nhận vị mặn mòi của biển khơi đang lan toả trong thớ vỏ
- Người viết có tâm hồn tinh tế, tài hoa và nhất là có tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương
2. Nỗi nhớ quê hương(khổ cuối)
- Xa quê nhưng tác giả “luôn tưởng nhớ” quê hương. Lối biểu cảm trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ chân thành, tha thiết của nhà thơ nên lời thơ giản dị, tự nhiên.
- Nhớ về quê hương tác giả nhớ về: Nhớ màu nước .vôi.Nhớ con quá đặc biệt là về ''cái mùi nồng mặn''. Dù đi xa, đứa con hiếu thảo của quê hơng luôn tởng nhớ ''mùi nồng mặn'' đặc trưng của quê hương - Đó là hương vị riêng đầy quyến rũ, mùi riêng của làng biển rất đặc trưng... 
* Quê hương là nỗi nhớ thường trực trong tâm hồn tác giả, ông luôn nhớ tới những h/a thân thuộc trong cuộc sống của người dân làng chài.
c. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật
 3. Viết bài
 a. Mở bài
- TH có mặt trong phong trào thơ mới với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và t/y quê hương đất nước. 
''Quê hương'' là bài thơ được in trong tập ''Hoa niên'' xuất bản năm 1945 mở đầu cho nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh.
b. Thân bài
c. Kết bài
 Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của TH đã vẽ lên một bức tranh tươi sáng về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên h/a khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho ta thấy t/c quê hương trong sáng tha thiét của nhà 
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, ôn tập các kiến thức về bài Nhớ rừng, Quê hương
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập bài Khi con tu hú,Tức cảnh Pác Bó
Ngày soạn: 5/4/12
Ngày dạy: /4/12 
 Tiết 21,22,23: 
cảm thụ văn qua các bài: khi con tu hú, tức cảnh pác bó .
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Khi con tu hú,Tức cảnh Pác Bó.
B. Chuẩn bị: 
GV: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập:
Hoạt động của cô và trò
Nội dung
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu? 
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau
HS dựa vào kiến thức đợc tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài
GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Tức c ... ng câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có danh mà không thực chất. Lối học cầu danh lợi: học để có danh tiếng, đợc trọng vọng, đợc nhàn nhã, đợc nhiều bổng lộc. Đó là lối học lệch lạc sai trái và đem đến hậu quả tai hại: chúa tầm thờng, thần nịnh hót, không có thực chất nên không có ngời tài đức dẫn đến thảm hoạ nớc mất nhà tan thật thảm khốc. Qua đó ta thấy tác giả xem thờng lối học chuộng hình thức, lấy mục đích danh vọng cá nhân là chính, coi trọng lối học lấy mục đích thành ngời tốt đẹp cho đất nớc vững bền. Đó là thái độ đúng đắn và tích cực, cần phát huy. Tuy nhiên tác giả mới đề cập đến vấn đề đạo đức - đạo làm ngời, cha đề cập đến việc học tri thức khoa học.
- Sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học tác giả đa chủ trơng phát triển sự học khẳng định quan điểm và phơng pháp đúng đắn trong học tập. Theo tác giả có thể mở trờng học ở phủ, huyện,các trờng t, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều để mọi ngời tuỳ đâu tiện đấy mà đi học. Rộng ra ngày nay học ở trờng lớp, ở thầy, ở bạn, ở thực tế cuộc sống ''Đi một ngày đàng ... ''; ''Học thầy ... ''. Việc học phải đợc phổ biến rộng khắp kết hợp hai hình thức trờng công và trờng t.
 - Cách học phải theo Chu Tử, học tiểu học để bồi lấy gốc rồi tiến lên học đến tứ th, ngũ kinh, ch sử, phải biết luân thờng đạo lí: tam cơng, ngũ thờng. Việc học (nội dung học) phải bắt đầu từ kiến thức cơ bản có tính chất nền tảng rồi nâng dần lên. Phơng pháp học: từ thấp đến cao, học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lợc điều cơ bản, cốt yếu nhất học đi đôi với hành. Cách học kết hợp giữa rộng và sâu, diện và điểm, cốt nắm lấy kiến thức cơ bản. Học để làm, học kết hợp với hành. Đây là chủ trơng đúng đắn và tiến bộ của tác giả ...
- Liên hệ thực tế truyền thống hiếu học của nhân dân ta: ''muốn sang ...''; ''bán tự vi s ...''; nội dung học ''tiên học lễ ...'' học đạo đức trớc và tri thức sau. Bác Hồ từng nói: ''ngời có tài ... vô dụng”. Nhà nớc ta có chính sách khuyến học, mở nhiều trờng lớp, mở rộng thành phần ngời học, tạo điều kiện thuận lợi cho ngời đi học (trờng dân lập, bán công, công lập, ...)
- Từ cách học nh vậy thì phép học có tác dụng, ý nghĩa: ngời tốt nhiều, triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị mục đích học chân chính đợc đạt tới bằng cách học tích cực sẽ là cơ sở tạo ra ngời tài đức, cai trị quốc gia sẽ dễ dàng, nớc nhà sẽ vững vàng, bình ổn. Học là để rèn luyện con ngời, phát triển hiền tài, yên dân định nớc. Vì thế Nguyễn Thiếp mong đợc nhà vua xem xét, ban lệnh thực thi để đất nớc có nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, lòng ngời mới yên, đạo mới thịnh, xã hội mới ổn định phồn vinh, quốc gia hng thịnh.
3. Kết bài
- Với lập luận chặt chẽ, lời văn mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu Bàn luận về phép học bàn về mục đích của việc học để thành ngời tốt đẹp cho đất nớc vững bền. Việc học phải đợc phổ biến rộng khắp, có pp: học lấy gốc rồi rồi tuần tự tiến lên, học rộng rồi tóm lợc cho gọn, theo điều học mà làm. Học đi đôi với hành là quan điểm tăng cờng ý nghĩa ứng dụng và thực hành của môn học tránh lối học vẹt, lí thuyết xuông khi bắt tay vào công việc thì lúng túng, vụng về.
* Viết bài
1. Mở bài
- Nguyễn Thiếp là ngời thiên t sáng suốt, học rộng, hiểu sâu, có tấm lòng vì nớc, vì dân. Bàn luận về phép học là một phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung 8/ 1791 bàn về 3 điều là quân đức; dân tâm và học pháp.
2. Thân bài
3. Kết bài
- Với lập luận chặt chẽ, lời văn mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu Bàn luận về phép học bàn về mục đích của việc học để thành ngời tốt đẹp cho đất nớc vững bền. Việc học phải đợc phổ biến rộng khắp, có pp: học lấy gốc rồi rồi tuần tự tiến lên, học rộng rồi tóm lợc cho gọn, theo điều học mà làm. Học đi đôi với hành là quan điểm tăng cờng ý nghĩa ứng dụng và thực hành của môn học tránh lối học vẹt, lí thuyết xuông khi bắt tay vào công việc thì lúng túng, vụng về.
* Đọc và sửa bài
 3. Củng cố, hớng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức về bài Thuế máu.
 - Ôn tập văn nghị luận
Tiết25,26:
Tuần 34
Ngày soạn: 18/2/09
Ngày dạy: 
Buổi 35
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng làm văn nghị luận qua bài kiểm tra
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Đề bài: 
Câu1Câu 1: Thế nào là vai xã hội trong hội thoại ? Vai xã hội đợc xác định bằng quan hệ nào ? Lợt lời trong hội thoại ? Những lu ý khi tham gia hội thoai ? VD ?
Câu 2: Cảm nhận của em về 
HS dựa vào kiến thức đợc tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau
HS dựa vào kiến thức đợc tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài
GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh
a. - Vai xã hội là vị trí của ngời tham gia hội thoại đối với ngời khác trong cuộc thoại.
- Vai xã hội đợc xác định bằng các quan hệ xã hội:
+ Quan hệ trên- dới, ngang hàng (tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)
+ Quan hệ thân - sơ (quen biết, thân tình)
-Vai xã hội đa dạng, nhiều chiều nên khi tham gia hội thoại cần xác định đúng vai để chọn cách nói cho phù hợp.
b. Trong hội thoại ai cũng đợc nói. Mỗi lần nói trong hội thoại là một lợt lời.
- Khi tham gia hội thoại phải giữ lịch sự, tôn trọng lợt lời của ngời khác, tránh nói tranh lợt lời, cắt lời, chêm lời ...
- Nhiều khi im lặng cũng là một cách biểu thị thái độ.
c. Khi thầy giáo và HS giao tiếp trong giờ học thì vai thứ bậc XH của hội thoại là:
A. Ngang hàng, thân thiết. B. Trên hàng.
C. Trên hàng – dới hàng. D. Dới hàng.
d. Phân tích vai xã hội giữa ông giáo và Lão Hạc?
- Xét về địa vị xã hội: ông giáo là ngời có địa vị cao hơn 1 nông dân nghèo nh lão Hạc 
- Xét về tuổi tác: lão Hạc có vị trí cao hơn.
- Xa quê nhng tác giả “luôn tởng nhớ” quê hơng. Lối biểu cảm trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ chân thành, tha thiết của nhà thơ nên lời thơ giản dị, tự nhiên.
- Nhớ về quê hơng tác giả nhớ về: Nhớ màu nớc .vôi.Nhớ con quá đặc biệt là về ''cái mùi nồng mặn''. Dù đi xa, đứa con hiếu thảo của quê hơng luôn tởng nhớ ''mùi nồng mặn'' đặc trng của quê hơng - Đó là hơng vị riêng đầy quyến rũ, mùi riêng của làng biển rất đặc trng... 
* Quê hơng là nỗi nhớ thờng trực trong tâm hồn tác giả, ông luôn nhớ tới những h/a thân thuộc trong cuộc sống của ngời dân làng chài.
Câu 3
Trần Quốc Tuấn là một vị tớng văn võ song toàn, ngời đã có công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc Mông. Tên của ông luôn mãi đợc khắc sâu trong tâm trí mỗi ngời dân Việt Nam cùng với những trang sử vàng của dân tộc. Tác phẩm “Hịch tớng sĩ”-áng văn bất hủ đợc ông viết trớc cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần II (1285) đã cho ta thấy lòng yêu nớc nồng nàn, thiết tha của vị Quốc công tiết chế này, đồng thời cũng vang dậy lời hiệu triệu của toàn quân ra trận
Tấm lòng yêu nớc của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Với bản chất ngang tàn, hống hách, chúng không chỉ coi thờng dân ta, mà còn sỉ nhục triều đình từ vua đến quan: “ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đờng, uốn lỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê cho mà bắt nạn tể phụ”. Chúng ta càng căm tức bọn giặc hơn nữa khi chứng kiến hành động rất tàn bạo, tham lam, nhằm vơ vét của cải của nhân dân: “thác mệnh hốt tất liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiêu Vân Nam Vơng mà thu bạc vàng, để vơ vét của kho có hạn.” Thật là một bọn cầm thú, chẵng khác nào dê, chó hổ đói, cú diều. Vậy mục đích của tác giả khi tố cáo tội ác của quân thù là khích lệ lòng căm thù giặc của tớng sĩ, của toàn dân và khơi gợi nỗi nhục mất nớc của 1 dân tộc.
Trớc nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa nh đứt từng khúc ruột. Nỗi lo lắng đó đợc ông bày tỏ với binh sĩ: “Ta thờng đến bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối; ruột đau nh cắt, nớc mắt đầm đìa”. Nỗi niềm ấy đợc chuyển hóa, nâng lên thành niềm uất hận ngàn thâu, chứa chan trong lòng khi cha rửa đợc nhục cho tổ quốc, quyết không đội trời chung với giặc: “xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Trần Quốc Tuấn quả là một con ngời yêu nớc thơng dân, ông đúng là tấm gơng sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nớc vì dân.
Một vị tớng tài ba, ngoài lòng yêu nớc, họ còn phải biết yêu thơng binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ nh những ngời anh em khi xông pha trận mạc cũng nh khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lơng ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ. Cũng chính nhờ tình cảm đó đã thắp lên ngọn lửa yêu nớc trong lòng họ.
Yêu thơng, lo lắng binh sĩ không đơn thuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhành mà là nghiêm khắc, quyết liệt phê phán những việc làm sai trái của họ: thờ ơ, bàng quan trớc vận mệnh tổ quốc lâm nguy: “thấy nớc nhục mà không biết lo, thấy chủ nhục mà không biết thẹn, làm tớng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức”. Đó là những hành động hởng lạc, ham vui, quên mất trách nhiệm của mình đối với vận mệnh tổ quốc: “lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú vờn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc lo làm giàu mà quên việc nớc, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích uống rợu, hoặc mê ca hát.” Những lời giáo huấn của ông thật ý nghĩa, nó đã thức tỉnh biết bao binh lính lầm đờng lạc lối trở về con đờng đúng đắn, giúp họ nhận thức hơn về độc lập dân tộc. Và hơn hết là chỉ ra những việc cần làm đó là hãy đề cao cảnh giác, đoàn kết với nhau trớc nguy cơ bị nớc ngoài lăm le bờ cõi, đặc biệt hãy chăm học “Binh th yếu lợc” do chính trần Quốc Tuấn biên soạn cũng là một cách rèn luyện để chiến thắng quân thù
Toàn bộ văn bản “Hịch tớng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh đợc một điều rằng: ông là một vị tớng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chơng xuất chúng, mấy ai sánh đợc. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thơng dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nớc lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nớc nhà.
 3. Củng cố, hớng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức của kì I
 - Giờ sau kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docboi duong.doc