Sáng kiến kinh nghiệm Tạo thói quen tốt cho học sinh học môn Ngữ văn

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo thói quen tốt cho học sinh học môn Ngữ văn

I- ĐẶT VẤN ĐỀ

1- Cơ sở lý luận

Ngữ văn là một môn học có vị trí quan trọng, bởi học văn chính là học cách làm người.

Vẫn biết như thế song với sự phát triển của xã hội và nhu cầu về học vấn, dường như môn Ngữ văn không được trọng dụng trong việc chọn ngành nghề vì vậy thái độ của học sinh đối với môn học cũng có nhiều vấn đề phải lưu tâm. Triệu Thành là một đơn vị miền núi, trình độ dân trí và công tác xã hội hoá giáo dục còn thấp so với mặt bằng chung của toàn huyện thì vấn đề thả nổi việc học ở học sinh là một điều đáng bàn.

 Vì vậy, tạo thói quen học tập cho học sinh là một công việc quan trọng, một hoạt động sư phạm cần thiết của người giáo viên nói chung và của người giáo viên môn Ngữ văn nói riêng. Bởi qua công việc này sẽ giúp cho học sinh lưu ý đến việc học của mình hơn và từ đó sẽ mang lại kết quả học tập tốt hơn.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo thói quen tốt cho học sinh học môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạo thói quen tốt cho học sinh 
học môn ngữ văn
Đặt vấn đề
Cơ sở lý luận
Ngữ văn là một môn học có vị trí quan trọng, bởi học văn chính là học cách làm người.
Vẫn biết như thế song với sự phát triển của xã hội và nhu cầu về học vấn, dường như môn Ngữ văn không được trọng dụng trong việc chọn ngành nghề vì vậy thái độ của học sinh đối với môn học cũng có nhiều vấn đề phải lưu tâm. Triệu Thành là một đơn vị miền núi, trình độ dân trí và công tác xã hội hoá giáo dục còn thấp so với mặt bằng chung của toàn huyện thì vấn đề thả nổi việc học ở học sinh là một điều đáng bàn. 
	Vì vậy, tạo thói quen học tập cho học sinh là một công việc quan trọng, một hoạt động sư phạm cần thiết của người giáo viên nói chung và của người giáo viên môn Ngữ văn nói riêng. Bởi qua công việc này sẽ giúp cho học sinh lưu ý đến việc học của mình hơn và từ đó sẽ mang lại kết quả học tập tốt hơn.
Thực trạng
Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào “ Hai không với bốn nội dung” trong đó có chú ý tới việc “học thực chất, dạy thực chất” thì kéo theo chất lượng học tập của học sinh còn quá thấp bởi một thực trạng đáng buồn là:
	+ Học sinh lười học bài, không nhớ bài học.
	+ Học sinh viết sai lỗi chính tả quá nhiều và chữ quá xấu.
Đây mới chỉ là hai trong số nhiều thực trạng đáng báo động khác. Song đây là hai thực trạng mà tôi bàn tới trong bài viết này; Cũng là một giáo viên, cũng mang những trăn trở nghề nghiệp như các đồng chí, tôi đã suy ngĩ và xây dựng cho mình một phương pháp rèn luyện cho học sinh thói quen tốt nhằm khắc phục những tồn tại trên.
Biện pháp thực hiện
Bước 1: Đi học tập thêm kinh nghiệm dạy học ở một số đơn vị như: THCS Nguyễn Chích - Đông Sơn; THCS Hợp Thắng – Triệu Sơn; THCS Đông Anh - Đông Sơn; THCS Thị Trấn – Triệu Sơn..
Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện
Tôi đã đặt ra hai thói quen tốt cho học sinh là: 
	1. Thói quen chuẩn bị bài ở nhà, đặc biệt là phần tác giả, tác phẩm.
2. Thói quen khi đặt bút viết là phải viết cẩn thận, hạn chế lỗi chính tả và có ý thức về việc viết đúng.
Vậy làm thế nào để rèn được hai thói quen này?
Trước hết tôi rèn thói quen thứ nhất : chuẩn bị bài ở nhà, cụ thể là phần tác giả tác phẩm như sau:
Đây là một yêu cầu tất yếu của đổi mới hương pháp dạy học song cũng không phải là giáo viên cũng đã áp dụng. Giáo viên thường vẫn dạy say mê hết cả thời gian yêu cầu học sinh chuẩn bị bài mới. Như vậy, tôi rèn thói quen thứ nhất này cho học sinh bắt đầu từ việc dặn dò cho học sinh ở cuối tiết học trước đó. 
Ví dụ: Khi dạy ở lớp 8 – tiết 100 là bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm.
Thì điều tất yếu ở cuối tiết này tôi phải dặn cho học sinh việc chuẩn bị kĩ phần tác giả tác phẩm của tiết 101 – Bàn luận về phép học.
Chuẩn bị bằng cách yêu cầu học sinh học thuộc phần tác giả - tác phẩm ( tuy nhiên không phải chỉ yêu cầu học sinh học mình phần này mà phải cả soạn văn trước khi tới lớp học )
Sau bước dặn dò, nhắc nhở học sinh học tập, thì khi ngày mai có giờ Ngữ văn những em đã chuẩn bị, đã thuộc bài thì rất hào hứng và tự tin còn các em chưa thuộc thì sẽ thấy rất xấu hổ.
Lớp trưởng và các tổ trưởng theo dõi các bạn đã chuẩn bị bài qua việc xung phong trả lời, đồng thời ghi chép chính xác những em chưa thuộc, nạp danh sách lại cho tôi và tôi yêu cầu kiểm tra vào tiết tiếp đó. 
Tôi khích lệ, cho điểm hoặc động viên các em đã thuộc, tôi phê bình khiển trách, nhắc nhở các em học sinh không thuộc bài. Nếu tái phạm đến lần thứ 3, tôi sẽ mời phụ huynh trao đổi. 
Thời gian đầu tôi tập trung gọi những em học sinh khá và đã chuẩn bị bài tốt, khi mà các em học sinh thuộc đối tượng này đã quen với cách học mà tôi yêu cầu, thì tôi liên tục gọi các em học sinh yếu, kém để các em có ý thức học bắt đầu từ việc ngày mai cô kiểm tra cho tới khi thành thạo, thành thói quen thì thôi.
Khi cả 2 đối tượng khá giỏi và yếu kém trong lớp đã quen với cách học này. Tôi chuyển sang kiểm tra bằng cách: bắt thăm ngẫu nhiên; trình bày sự hiểu biết của em về 1 tác giả, tác phẩm nào đó dưới hình thức ngoại khoá; hái hoa dân chủ ( 1 kì 1 lần hoặc 1 năm 1 lần ). Học sinh rất hào hứng phần thi kiến thức nhớ lâu này. Chú ý thi nhớ tác giả theo các thời kì văn học và thuộc các bài thơ, hoặc các đoạn văn hay.
Vì đối tượng là học sinh miền núi, tôi đặc biệt chú ý khi dặn các em học bài cũ, nếu phần tác giả đã in ở những tiết trước hoặc ở tài liệu khác, giáo viên phải yêu cầu học sinh sưu tầm tài liệu và học thuộc.
Ví dụ: ở tiết “Thuế Máu” điều tất học sinh sẽ phải tham khảo tài liệu khác về tác giả.
Không chỉ học thuộc tác giả - tác phẩmmà học sinh còn thuộc cả văn bản ( trữ tình) hoặc tóm tắt cốt truyện (tự sự ) trước khi học bài mới. Bản thân tôi rất nhẹ nhàng khi khi vào tiết học mới vì học sinh đã chuẩn bị bài thành thói quen ở phần này. Tôi chỉ bổ sung thêm một vài chi tiết mở rộng mà sách giáo khoa không có khi giới thiệu về tác giả - tác phẩm.
Đối với thói quen thứ 2 là phải viết cẩn thận, hạn chế lỗi chính tả và có ý thức viết đúng.
Không biết tự bao giờ, học sinh viết cẩu thả và viết sai như là một hiện tượng phổ biến ở cấp 2. Có lẽ bởi thói quen viết ẩu, viết sai ấy hình thành vì đã yếu ở cấp 1, song khi lên cấp 2 giáo viên ít chú ý tới chữ của học sinh. Đặc biệt là chưa có biện pháp để làm thay đổi điều đó như chấm vở chẳng hạn. 
Năm nào cũng vậy, trước khi vào năm học mới, tôi yêu cầu học sinh phải ghi chép cẩn thận của môn Ngữ văn cả năm và cuối năm tôi sẽ chấm vở ghi, vở soạn.
Đó là lý do thứ nhất khiến học sinh lưu ý khi ghi chép bộ môn. Song tôi vẫn thường xuyên nhắc nhở về việc ghi chép; có thể kiểm tra bất chợt việc ghi bài . Có khen thưởng và phê bình kịp thời, hoặc phạt chép lại nhiều lần nếu ghi thiếu bài hoặc viết cẩu thả.
Nhưng hiệu quả hơn cả là tôi thường thực hiện bằng sửa lỗi sai khi chấm và trừ điểm khi sai lỗi chính tả.( Đây là biện pháp tác động tới học sinh có ý thức viết đúng một cách nhanh nhất ).
Tôi thường xuyên nhắc nhở: nếu viết ẩu, viết xấu, trình bày cẩu thả tôi dứt khoát không chấm bài. Bởi tôi cho rằng: sự cẩu thả là điều tối kị trong môn Ngữ văn. Vì vậy với những việc làm trên tôi cũng hạn chế được phần nào lỗi này của học sinh. Đây không phải là việc đơn giản đặc biệt chú ý ở đối tượng yếu kém.
Kết quả
- Từ cách thực hiện trên, tôi thấy việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh đã thành thói quen trước mỗi tiết học, học sinh cơ bản khắc phục được lỗi sai khi viết và có ý thức viết đúng, trình bày cẩn thận hơn.
Cụ thể: Học kỳ I của năm học2008 -2009 có khoảng 1/3 lớp thuộc bài trước khi đến lớp theo yêu cầu của giáo viên. Song sang học kỳ II, số học sinh thuộc bài trước chiếm tỉ lệ khoảng 3/4 lớp và có hôm cả lớp thuộc. ( Đối tượng thực hiện là học sinh lớp 8A, 8B gồm 61 em). Khi học, học sinh đã nắm được những nét cơ bản ấy, bản thân tôi cũng nhẹ nhàng hơn ở mối tiết dạy và chỉ tập trung đi khai thác văn bản mà thôi.
Về thói quen thứ 2: Tôi đã nhận ra sự thay đổi cơ bản ở chữ viết của các em, đặc biệt là bộ phận học sinh yếu kém có sự chuyển biến cơ bản.
Sở dĩ tôi chọn áp dụng hai thói quen này vì ít nhất, khi có được hai thói quen này học sinh cũng sẽ tránh được điểm liệt ở các kỳ thi, đặc biệt là kì thi vào THPT.
Tôi không quan niệm nội dung đã trình bày là sáng kiến mà là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi thấy có hiệu quả trong quá trình dạy học môn Ngữ văn; đặc biệt là đối tượng học sinh yếu kém.
Chân thành mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp.
Triệu Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2009
Người thực hiện
Lê Thơ

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien giup hs luyen chu.doc