Giáo án môn học Ngữ văn 8 - Tuần 21 & 22

Giáo án môn học Ngữ văn 8 - Tuần 21 & 22

Văn bản

TỨC CẢNH PÁC BÓ

 ( Hồ Chí Minh )

A. Mục tiêu cần đạt:

- Học sinh cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó; qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa như là một ''khách lâm tuyền'' ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên.

- Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ.

- Rèn kĩ năng phân tích giá trị bài thơ tứ tuyệt.

- Giáo dục bài học sinh lòng yêu kính Bác Hồ.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Ảnh chân dung Hồ Chí Minh, ảnh Bác Hồ làm việc bên bàn đá ở hang Cốc Bó, tập thơ ''Hồ Chủ Tịch'' - Nhà xuất bản VHHN 1967

- Học sinh: Đọc và soạn bài.

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 8 - Tuần 21 & 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 - Tiết 81
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Văn bản
Tức cảnh Pác Bó 
 ( Hồ Chí Minh )
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó; qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa như là một ''khách lâm tuyền'' ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên.
- Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ.
- Rèn kĩ năng phân tích giá trị bài thơ tứ tuyệt.
- Giáo dục bài học sinh lòng yêu kính Bác Hồ.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: ảnh chân dung Hồ Chí Minh, ảnh Bác Hồ làm việc bên bàn đá ở hang Cốc Bó, tập thơ ''Hồ Chủ Tịch'' - Nhà xuất bản VHHN 1967
- Học sinh: Đọc và soạn bài.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
? Nhắc lại các bài thơ của Bác mà em đã học ở lớp 7.
? Đọc thuộc lòng bài thơ ''Khi con tu hú''
? Qua bài thơ em hiểu gì về các chiến sĩ cách mạng trong thời kì hoạt động cách mạng bí mật.
III. Tiến trình bài giảng: 
- Giáo viên giới thiệu ảnh và tập thơ của Bác.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
? Em hiểu gì về hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Giáo viên giới thiệu sau 30 năm bôn ba hoạt động cứu nước, Bác đã bí mật về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người sống một cách gian khổ nhưng thích nghi một cách rất tự nhiên. Lúc này Bác rất vui vì Người được sống trên mảnh đất Tổ Quốc và Người biết rằng thời cơ giành độc lập đương tới gần và người còn vui vì được sống giữa thiên nhiên.
- Giáo viên đọc mẫu
? Cần chú ý điều gì khi đọc văn bản này.
- Giáo viên kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh.
? Nhắc lại đặc điểm của thơ TN tứ tuyệt ĐL.
? Nhận xét về cấu trúc của bài thơ này.
? Theo nội dung có thể tách bài thơ thành những ý lớn nào.
? Nhận xét về giọng điệu nghệ thuật của C1.
? Nội dung câu 1? Thái độ của Bác.
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại: những ngày mưa rắn rết chui cả vào chỗ nằm ... mọi biến cố đều không mảy may lay chuyển được.
* Nghệ thuật đối tạo cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp
* Giọng thoải mái, phơi phới lối sống ung dung, con người hoà hợp với thiên nhiên, làm chủ hoàn cảnh.
? Câu thứ 2 kế thừa điều gì của câu 1.
? Nó cho biết cuộc sống của Bác như thế nào.
- Có người hiểu ý câu thơ này là dù phải ăn chỉ có cháo bẹ, rau măng rất khổ nhưng tinh thần vẫn sẵn sàng. Hiểu như vậy không phù hợp với tinh thần chung, giọng điệu đùa vui thoải mái của bài thơ không phù hợp với cảm xúc của tác giả giảm tầm tư tưởng của bài thơ.
* Giọng vui đùa nói về thức ăn ở đây thật đầy đủ, dư thừa.
- Trong bài''Cảnh rừng Việt Bắc'' (1947) Bác viết về những ngày gian khổ nhưng giọng thơ cũng rất sảng khoái diễn tả niềm vui thích của Người.
''Cảnh rừng ... hay
Vượn hót ... ngày
... non xanh dạo
Rượu ngọt ... say''
? Em hiểu gì về cuộc sống sinh hoạt, chỗ ở, cái ăn của người.
? Câu thứ ba nói về vấn đề gì.
? Nhận xét về nghệ thuật của câu thơ.
* Nghệ thuật đối.
? ý nghĩa của câu thơ.
* Điều kiện làm việc khó khăn, Người vẫn say sưa thực hiện công việc quan trọng CM hình tượng người chiến sĩ được khắc hoạ vừa chân thực vừa sinh động.
? Nhận xét về 3 câu đầu của bài thơ
* Hoàn cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác hết sức gian khổ nhưng đã biến thành một sự thật khác hẳn phản ánh niềm lạc quan yêu đời, yêu đất nước của Bác vui ''thú lâm tuyền''
- Người CM ở Pác Bó sau bao nhiêu gian khổ vẫn cảm thấy: cuộc đời CM thật là sang. Em hiểu cái sang trong bài thơ này như thế nào?
- Tổ chức học sinh thảo luận câu hỏi trên.
- Gọi học sinh báo cáo kết quả.
- Giáo viên đánh giá.
* Cái sang về mặt tinh thần của những chiến sĩ CM lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống.
- Niềm vui lớn nhất của Bác không chỉ là thú lâm tuyền, đó là niềm vui của người chiến sĩ CM
''Đêm mơ nước ...'' Nay được trở về đất nước.Niềm vui đất nước sắp được giải phóng so với những gian khổ chẳng có nghĩa lí gì. Tất cả những ''hang'', ''cháo bẹ''... đều trở thành sang trọng vì đó là cđời CM.
? Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ.
? Bài thơ cho ta hiểu điều gì về những ngày Bác sống và làm việc ở Pác Bó.
? Em hiểu thêm điều cao quí nào ở con người Hồ Chí Minh.
? Người xưa ca ngợi thú lâm tuyền. Theo em thú lâm tuyền ở Pác Bó có gì khác so với xưa.
* Nhân vật trữ tình tuy có dáng vẻ ẩn sĩ nhưng thực chất vẫn là chiến sĩ.
- Bài thơ vừa có chất cổ điển vừa mang tính hiện đại
I. Tìm hiểu chung (2')
- Học sinh đọc chú thích trong SGK tr28
- Bài thơ được viết 2-1944 khi Bác Hồ làm việc ở hang Pác Bó (Hà Quảng - Cao Bằng)
- Học sinh nghe, cảm nhận.
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Đọc (2')
- Học sinh đọc 2, 3 lần
- Đọc chính xác, ngắt nhịp đúng (đặc biệt là ở câu 2 và câu 3), giọng điệu thoải mái, thể hiện tâm trạng sảng khoái.
- Chú thích (1) bẹ (từ địa phương) liên hệ với ''bắp'' trong ''Khi con tu hú''
- Sử Đảng (2)
2. Bố cục của bài thơ (1')
- Khai, thừa, chuyển, hợp. Bài thơ tuân thủ khá chặt chẽ qui tắc và mô hình cấu trúc chung của một bài thơ tứ tuyệt nhưng vẫn toát lên vẻ phóng khoáng, mới mẻ.
3. Phân tích
- Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó (C1,2,3)
- Cảm nghĩ của Bác (C4)
a) ''Thú lâm tuyền'' của Bác Hồ. (14')
* Chỗ ở
- ''Sáng ra bờ suối/tối vào hang''
Nhịp 4/3 tạo thành 2 vế sóng đôi, đối nhau, giọng điệu thoải mái, phơi phới Bác Hồ sống thật ung dung, hoà điệu với nhịp sống núi rừng
+ Cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào
*Cái ăn
- Tiếp tục mạch cảm xúc đó, có thêm nét vui đùa: 
''Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng''
Lương thực, thực phẩm đầy đủ tới mức dư thừa, cháo bẹ, rau măng luôn có sẵn
- Học sinh cảm nhận, so sánh.
- Bài thơ nói đến sự thật: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ, rau măng hết sức gian khổ. Nhưng rõ ràng với Bác được sống giữa núi rừng, có suối, có hang, cháo bẹ, rau măng, rượu ngọt, chè tươi, non xanh nước biếc đều sẵn sàng, tha hồ mặc sức hưởng thụ thật thích thú.
* Chỗ làm việc
''Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng''
- Đối ý: 
+ Điều kiện làm việc: tạm bợ
+ Nội dung công việc: quan trọng, trang nghiêm.
- Đối thanh: bằng/ trắc.
 lời thơ vang lên nhạc điệu vừa mềm mại, vừa khỏe khoắn. Với người cách mạng những khó khăn về vật chất không thể cản trở tinh thần CM. Bác đang xoay chuyển lịch sử Việt Nam nơi ''đầu nguồn''
- Chỗ ăn, nggủ, làm việc đều thiếu thốn, vất vả nhưng đã trở thành giàu có, dư thừa, sang trọng. Giọng khẩu khí, nói cho vui, niềm vui thích của Bác rất thật. Niềm vui toát lên từ từ ngữ, hình ảnh đến giọng điệu
 vui ''thú lâm tuyền'' như một ẩn sĩ vui cảnh nghèo.
b) Cảm nghĩ của Bác (cái sang của cuộc đời CM)
- Học sinh thảo luận nhóm 2'
- Học sinh báo cáo kết quả thảo luận:
+ Sang: sang trọng, giàu có
+ ở đây là sang trọng giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm CM, lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị khó khăn gian khổ thiếu thốn khất phục. Chữ ''sang'' được coi là ''nhãn tự'' toả sảng tinh thần toàn bài.
+ ở đây còn là cái sang trọng của nhà thơ luôn tìm thấy sự hoà hợp với thiên nhiên.
''Ba mươi năm ấy chân không mỏi
Mà đến bây giờ mới tới nơi''
 (Tố Hữu)
''Hôm nay xiềng xích thay dây trói
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung''
Tuy bị tình nghi là gián điệp
Mà như khanh tướng vẻ ung dung''
 (Nhật kí trong tù)
4. Tổng kết (2')
a. Nghệ thuật
- Thơ tứ tuyệt bình dị, hàm súc
- Giọng thơ vui đùa, thoải mái
- Nghệ thuật đối.
b. Nội dung 
- Cảnh sinh hoạt làm việc đơn sơ
- Niềm vui CM, niềm vui sống hoà hợp với TN của Bác.
+ Tâm hồn hoà hợp với TN
+ Tinh thần lạc quan trong cách sống
+ Tinh thần CM kiên trì.
* Ghi nhớ: SGK - tr30 (1')
- Học sinh đọc ghi nhớ.
III. Luyện tập (3')
- Người xưa thường tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế xã hội, muốn ''lánh đục về trong'', tự an ủi bằng lối sống ''An bần lạc đạo''. Tuy đó là lối sống thanh cao nhưng có phần tiêu cực. Còn với Bác Hồ sống hoà nhịp với lâm tuyền nhưng vẫn giữ nguyên trọn vẹn cốt cách chiến sĩ. Vì vậy nhân vật trữ tình của bài thơ tuy có dáng vẻ ẩn sĩ nhưng thực chất vẫn là chiến sĩ.
IV. Củng cố:(3')
- Đọc diễn cảm bài thơ
? Tại sao nói bài thơ vừa mang tính chất cổ điển vừa mang tính chất hiện đại.
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Phát biểu cảm nghĩ về Bác Hồ, soạn bài ''Ngắm trăng'', ''Đi đường''
Tuần 21 - Tiết 82
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Tiếng Việt 
câu cầu khiến 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.
- Nẵm vững chức năng của câu cầu khiến. Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: thêm ngữ liệu phần I
- Học sinh: xem trước bài ở nhà.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
? Kể tên các chức năng khác của câu nghi vấn? Dấu câu nghi vấn.
- Làm bài tập 3, 4 SGK tr24
? Nhắc lại khái niệm câu cầu khiến em đã học ở bậc tiểu học.
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Lưu ý học sinh vận dụng kiến thức đã học ở tiểu học.
? Trong những đoạn trích trên câu nào là câu cầu khiến.
? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến.
? Câu cầu khiến trong phần trích (1) dùng để làm gì.
* Đặc điểm hình thức của các câu cầu khiến là có những từ cầu khiến.
* Chức năng: khuyên bảo, yêu cầu...
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh đọc to những câu mẫu.
- Giáo viên đọc lại (chú ý ngữ điệu)
? Cách đọc câu ''mở cửa'' trong (b) và (a) có gì khác nhau.
? Câu ''mở cửa'' ở (b) được dùng để làm gì.
? Khác với câu ''mở cửa'' trong (a) ở chỗ nào.
? Từ đó em rút ra nhận xét nào về việc nhận biết câu cầu khiến.
* Câu cầu khiến còn được nhận biết bằng ngữ điệu cầu khiến.
- Giáo viên cung cấpthêm ngữ liệu: Nhận xét về dấu hiệu của 2 câu sau ? Giải thích.
a) Mở cửa !
b) Ông giáo hút trước đi.
- Gọi học sinh báo cáo, nhận xét.
- Giáo viên đánh giá.
* Câu cầu khiến thường sử dụng dấu (!), cũng có khi là dấu (.)
? Từ phân tích trên em hãy rút ra kết luận
? Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trả lời trên là câu cầu khiến.
? Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên. Thử thêm bớt hoặc thay đổi CN xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào.
- Gọi học sinh đọc bài tập 2 SGK tr32.
? Câu nào là câu cầu khiến.
? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến giữa những câu đó.
? Trong (c) tình huống được mô tả trong truyện và hình thức vắng CN trong 2 câu CK này có liên quan gì với nhau không
? So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu cầu khiến.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng (15')
1. Ví dụ
- Học sinh đọc ví dụ trong SGK (phần 1 tr30)
2. Nhận xét 
+ Thôi đừng lo lắng.
+ Cứ về đi.
+ Đi thôi con.
- Các câu trên là câu cầu khiến vì có những từ cầu khiến: đừng, đi, thôi.
Học sinh thảo luận nhóm và báo cáo:
- C1: khuyên bảo
- C2: yêu cầu 
- C3: yêu  ... c cảnh trăng đẹp Hồ Chí Minh khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc không có rượu và hoa. Tâm hồn Người không hề vướng bận bởi những gánh nặng về vật chất mà vẫn tự do ung dung.
-... nại nhược hà ?
câu nghi vấn
... khó hững hờ
câu trần thuật
- Vừa dùng để tự hỏi mình, vừa để bộc lộ cảm xúc: xốn xang, bối rối của người nghệ sĩ trước cảnh trăng đẹp.
- Người chiến sĩ CM vĩ đại vẫn là người yêu thiên nhiên say mê, rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đương là thân tù.
a2) Hai câu sau:
- Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
- Nghệ thuật đối: Người và trăng, song sắt nhà tù chắn ở giữa.
- Người đã thả hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù tìm đến ngắm trăng sáng giao hoà với vầng trăng tự do đương toả mộng giữa đời đây là cuộc vượt ngục về tinh thần.
Nguyệt tòng song thích khán thi gia
- Nghệ thuật: đối, nhân hoá trăng như có linh hồn, trở lên sinh động, gần gũi thân thiết với người.
 +Trăng với Bác Hồ gắn bó thân thiết trở thành tri kỉ.
+ Sức mạnh kì diệu của người chiến sí, thi sĩ:
nhà tù đen tối
hiện thực tàn bạo
vầng trăng đẹp
biểu tượng của tự do, lãng mạn
- Bằng cuộc ngắm trăng này, song sắt nhà tù trở nên bất lực vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến với nhau.
- Học sinh cảm nhận.
* Ghi nhớ: SGK tr38
- Học sinh phát biểu
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
b) ''Đi đường'' (tự học có hướng dẫn(10')
''Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan''
- Điệp ngữ ''tẩu lộ'' khẳng định nỗi gian lao của người đi đường. Giọng thơ suy ngẫm, rút ra qua những trải nghiệm của người tù bị giải đi hết nhà lao này đến 
nhà lao khác.
- Trùng san chi ngoại hựu trùng san
+ Điệp ngữ ''trùng san''; hết lớp núi này lại đến ngay lớp núi khác, khó khăn chồng chất liên miên
 Đường đời, đường CM: gian lao triền miên.
- Hình tượng ý thơ vút lên bất ngờ lan chuyển mạch thơ: Mọi gian lao đã kết thúc, lùi lại phía sau khi người đi lên tới đỉnh cao chót. Nỗi gian lao không phải là bất tận, càng nhiều gian lao thì thắng lợi càng lớn.
- Từ đỉnh cao, người du khách ung dung say xưa ngắm cảnh đẹp. Đó cũng là niềm vui sướng đặc biệt của người chiến sĩ CM khi đứng trên đỉnh cao thắng lợi.
- Bài thơ thiên về suy nghĩ, triết lí nhưng giọng thơ giống người tâm tình, kể chuyện giàu sức thuyết phục. Lời thơ cô đọng, bình dị chứa đựng tư tưởng sâu xa.
- Bài thơ có 2 lớp nghĩa: nghĩa đen nói về việc đi đường núi, nghĩa bóng ngụ ý về con đường CM là gian khổ nếu kiên trì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi.
* Ghi nhớ: SGK 
III. Luyện tập (5')
1. Ngắm trăng
- Trung thu, Đêm thu (Thu dạ) ..(NKTT)
- Rằm tháng riêng, Cảnh khuya, Tin thắng trận (Báo tiệp) ... sáng tác ở chiến khu Việt Bắc.
+ Đặc điểm khác của bài ''Vọng nguyệt'' diễn ra trong hoàn cảnh tù đầy còn thơ chiến khu: vầng trăng xuân lồng lộng, trăng lung linh như bức sơn mài tâm hồn nghệ sĩ của Bác.
2. Đi đường
- Bốn câu trong bài đề từ.
- Một số câu trong bài ''Bốn tháng rồi''
- Nghe tiếng giã gạo
- Tự khuyên mình.
IV. Củng cố:(2')
? Nhắc lại giá trị nghệ thuật và nội dung của hai bài thơ trên.
? Phát biểu cảm nghĩ về Bác.
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học thuộc hai bài thơ, nắm được nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ.
- Giải thích và cm câu thơ của Hoàng Trung Thông ''Con đọc ... tình''
- Soạn bài : ''Chiếu dời đô''
Tuần 22 - Tiết 86
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Tiếng Việt 
câu cảm thán 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
- Học sinh: xem và trả lời (?) trong bài.
- Giáo viên: đề in sẵn kiểm tra 15', ngữ liệu bổ sung mục I.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra 15' :
Câu 1: Những câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì ?
1. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ?
A. Phủ định
B. đe doạ
C. Hỏi
D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc
2. Trần Văn Sửu vùng đứng dậy, nói rằng: ''Trời nhiều phước cho con tôi được như vậy lận sao ?''
A. Khẳng định
B. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc
C. Cầu khiến
D. Đe doạ
3. Sao ! Mày muốn tao chơi lại cái món ngày hôm qua hả?
A. Hỏi
B. Cầu khiến
C. Khẳng định
D. Đe doạ
4. Anh có thích đọc Tam Quốc không?
A. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc
B. Phủ định
C. Khẳng định
D. Đe doạ
5. Kìa non non, nước nước, mây mây.
''Đệ nhất động'' hỏi là đây có phải?
A. Đe doạ
B. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc
C. Khẳng định
D. Cầu khiến
6. Sao không vào tôi chơi?
A. Hỏi
B. Cầu khiến
C. Khẳng định
D. Đe doạ
 Câu 2: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?
 '' Ngài cứ biết nghe đi đã.''
A. van xin C. khuyên bảo
B. Yêu cầu D. ra lệnh
Câu 3: Đặt một câu nghi vấn với mục đích cầu khiến (về nội dung học tập)
Đáp án - Biểu điểm:
- Mỗi câu trắc nghiệm 1 điểm: 1-A; 2-B; 3-C; 4-D; 5-C; 6-B ,câu 2.B
- Câu tự luận: 3 điểm.
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học
? Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán.
? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán ? Nêu một số từ tương tự.
* Câu cảm thán có chứa các từ cảm thán.
? Khi đọc các câu cảm thán giọng đọc như thế nào.
? Kết thúc của câu khi viết thường được sử dụng dấu gì.
* Thường kết thúc bằng dấu chấm than
- Giáo viên lưu ý học sinh: cá biệt có trường hợp câu cảm thán kết thúc bằng dấu chấm, dấu lửng.
? Xác định câu sau có phải là câu cảm thán không? Vì sao.
(Giáo viên cung cấp thêm ngữ liệu) 
? Câu cảm thán dùng để làm gì.
* Chức năng: Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết)
? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao.
* Pệam vi sử dụng: câu cảm thán xuất hiện trong ngôn ngữ nói hàng ngày, ngôn ngữ văn chương.
? Khái quát đặc điểm hình thức, chức năng.
? Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận bài tập2.
? Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao.
? Đặt câu cảm thán thể hiện cảm xúc.
- Mẫu: Đẹp thay cảnh mặt trời buổi bình minh!
I. Đặc điểm hình thức và chức năng(10')
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
a) Hỡi ôi lão Hạc !
b) Than ôi !
- Các câu trên có chứa các từ cảm thán: Hỡi ơi, than ôi.
- Giọng diễn cảm, buồn (cũng có thể là vui, ngạc nhiên.. tuỳ từng văn cảnh)
- Dấu chấm than
* Chú ý:
- Có biết bao người đã ra trận và mãi mãi không trở về.
+ biết bao = từ chỉ lượng như: nhiều, rất nhiều.
 Không phải là câu cảm thán.Đọc với giọng diễn cảm, người nghe dễ nhầm với câu cảm thán.
+ Khác với: Đẹp biết bao ! (biết bao đứng sau tính từ)
- Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết). Có thể bộc lộ cảm xúc bằng nhiều kiểu câu khác nhưng trong câu cảm thán, cảm xúc của người nói, người viết được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: từ ngữ cảm thán.
- Ngôn ngữ trong văn bản hành chính - công vụ; ngôn ngữ trong văn bản khoa học là ngôn ngữ ''duy lí'', ngôn ngữ của tư duy lôgic nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ bộc lộ rõ cảm xúc.
- Câu cảm thán xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
3. Kết luận
- Học sinh khái quát.
- Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK tr 44
II. Luyện tập (15')
1. Bài tập 1
- Học sinh làm việc theo nhóm
- Những câu cảm thán: than ôi!; lo thay!; nguy thay!; Hỡi cảnh... ơi!; ''Chao ôi! có biết đau rằng ... thôi''.
Không phải tất cả các câu trong những đoạn trích đều là câu cảm thán, vì chỉ có những câu trên mới có từ ngữ cảm thán (gạch chân)
2. Bài tập 2
- Tất cả các câu đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc:
a) Lời than thở của người nhân dân dưới chế độ phong kiến.
b) Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
c) Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (trước CM t8)
d) Sự hối hận của Dế mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế choắt.
3. Bài tập 3
Không câu nào là câu cảm thán vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này.
IV. Củng cố:(3')
? Nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học thuộc lòng ghi nhớ tr44; tiếp tục ôn tập qua bài tập 4
- Xem trước câu trần thuật.
Tuần 22 - Tiết 87, 88
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Tập làm văn 
Viết bài tập làm văn số 5
văn thuyết minh 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giáo viên tổng kiểm tra kiến thức và kĩ năng làm kiểu văn bản thuyết minh.
- Học sinh rèn kĩ năng trình bày văn bản thuyết minh.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: đề, đáp án văn bản thuyết minh.
- Học sinh: ôn tập văn bản thuyết minh.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(2') Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Tiến trình bài viết: (85')
1. Đề bài: (8A) Hãy giới thiệu một danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.
Hoặc (8B): Giới thiệu về một con vật nuôi có ích cho con người.
2. Dàn ý và biểu điểm:
a) Mở bài: - Giới thiệu đối tượng cần được thuyết minh:
+ Một danh lam thắng cảnh: Hà Nội, vịnh Hạ Long, TP Hải Phòng< Huế, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, ...
+ Hoặc con vật nuôi có ích: trâu, lợn, gà, mèo, chó, ...
b) Thân bài: 
- Viết các đoạn văn theo một trình tự nhất định làm nổi bật đặc điểm của đối tượng 
thuyết minh.
+ Đối với danh thắng: Bên cạnh các tri thức khách quan có thể đưa thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm làm nổi bật đối tượng, cuốn hút được người đọc. Trình tự trong bài văn miêu tả danh thắng là: nêu vị trí, đặc điểm, lịch sử hình thành, xuất xứ tên gọi, văn hoá truyền thống; giá trị vê kinh tế, du lịch văn hoá ...
+ Đối với con vật nuôi: có thể trình bày đặc điểm về ngoại hình, các bộ phận trên thân thể, khả năng làm việc, sinh sản, cách nuôi dưỡng, chăm sóc ...
c) Kết bài:
- Đối với danh thắng: có thể là lời đánh giá danh thắng đó.
- đối với vật nuôi: Nêu bật vai trò của giống vật nuôi đó đối với cuộc sống con người.
* Biểu điểm:
- Điểm giỏi: Trình bày đúng đặc trưng thể loại, nêu bật đối tượng thuyết minh, bố cục mạch lạc, lời văn diẽn đạt trong sáng, có thể mắc 1-2 lỗi chính tả.
- Điểm khá: Đúng thể loại, diẽn đạt rõ ràng, có chỗ còn vụng về, sai một vài lỗi chính tả.
- Điểm trung bình: Có phần lạc sang thể loại khác (miêu tả, biểu cảm, tự sự,...); làm rõ đối tượng thuyết minh, sai cả lỗi chấm câu, chính tả (5-10 lỗi)
- Điểm yếu: Bài văn không rõ thể loại thuyết minh, sơ sài, lủng củng, sai quá nhiều lỗi chính tả, dấu câu, ...
IV. Thu bài, rút kinh nghiệm ý thức làm bài (1')
V. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Ôn tập văn bản thuyết minh: thuyết minh một đồ vật, 1 thể loại văn học; một giống vật nuôi, một danh thắng.
- Chuẩn bị bài ''Chương trình địa phương'' phần tập làm văn: phân công chuẩn bị: chùa PK, sân trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan8 (21-22).doc