Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác nghệ thuật tương phản đối lập trong hai văn bản Cô bé bán diêm (trích) - An đéc xen - Đánh nhau với cối xay gió (trích: "Đôn ki hô tê") - Xéc van téc

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác nghệ thuật tương phản đối lập trong hai văn bản Cô bé bán diêm (trích) - An đéc xen - Đánh nhau với cối xay gió (trích: "Đôn ki hô tê") - Xéc van téc

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I- CƠ SỞ LÝ LUẬN.

Thực hiện nhiệm vụ đổi mới chương trình và phương pháp dạy học chung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nhằm tạo sự phát triển mới, nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo.

Thực hiện nhiệm vụ đổi mới của riêng bộ môn Ngữ văn THCS là học sinh tích cực chủ động nhận thức để tự bồi bổ, chiếm lĩnh văn bản bằng suy luận, tưởng tượng, bình giá văn học.

Trong bộ môn Ngữ văn đặc biệt là phần văn bản nghệ thuật sáng tạo bao giờ cũng là phần rất quan trọng, nó cùng với nội dung của văn bản tạo ra kiến thức hoàn chỉnh cho một văn bản. Hơn thế nữa, khi tìm hiểu văn bản bao giờ cũng phải đặt nghệ thuật sáng tác lên trước, người tìm hiểu văn bản bao giờ cũng phải đi theo quy trình từ nghệ thuật để tìm ra nội dung, ý nghĩa và kiến thức toàn diện của văn bản đó.

Khai thác một văn bản để đảm bảo được đúng, đủ nội dung kiến thức đã là khó, khai thác được nghệ thuật, sự sáng tạo của nhà văn lại khó hơn rất nhiều lần. Mục tiêu đặt ra là phải làm sao ở mỗi văn bản người tìm hiểu dù ít hay nhiều phát hiện ra được nghệ thuật, tìm ra được cái hay, cái độc đáo mới mẻ trong nghệ thuật đó để tìm ra cái giá trị của nó đến nội dung và đến toàn bộ ý nghĩa của văn bản.

Nghệ thuật của một văn bản cũng chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi tạo lập văn bản. Tìm hiểu nó tức là tìm hiểu cái dụng ý riêng mà nhà văn gửi gắm vào tác phẩm của mình.

Trong đại dương mênh mông của các biện pháp nghệ thuật sáng tạo tác phẩm thì nghệ thuật tương phản đối lập được sử dụng tương đối phổ biến bởi những ưu việt của nó.

 

doc 31 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1123Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác nghệ thuật tương phản đối lập trong hai văn bản Cô bé bán diêm (trích) - An đéc xen - Đánh nhau với cối xay gió (trích: "Đôn ki hô tê") - Xéc van téc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và đào tạo hải dương
*********************
Sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp khai thác
nghệ thuật tương phản đối lập trong hai văn bản
Cô bé bán diêm ( Trích ) - An đéc xen
Đánh nhau với cối xay gió
( Trích : " Đôn ki hô tê ") - Xéc van téc
năm học 2006 - 2007
phòng giáo dục đào tạo kim thành
trường trung học cơ sở cổ dũng
********************
Sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp khai thác
nghệ thuật tương phản đối lập trong hai văn bản
Cô bé bán diêm ( Trích ) - An đéc xen
Đánh nhau với cối xay gió
( Trích : " Đôn ki hô tê ") - Xéc van téc
Họ tên tác giả: vũ thị hoa
Đánh giá của nhà trường
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Cổ Dũng, ngày 15 tháng 3 năm 2007
Kí tên
Phần ghi số phách của Phòng GD & ĐT
Sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp khai thác
nghệ thuật tương phản đối lập trong hai văn bản
Cô bé bán diêm ( Trích ) - An đéc xen
Đánh nhau với cối xay gió
( Trích : " Đôn ki hô tê ") - Xéc van téc
Đánh giá của Phòng giáo dục và đào tạo
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phòng giáo dục và đào tạo
( Kí tên, đóng dấu )
Họ tên tác giả: ................................................................
Đơn vị công tác: .............................................................
A. Đặt vấn đề
I- Cơ sở lý luận.
Thực hiện nhiệm vụ đổi mới chương trình và phương pháp dạy học chung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nhằm tạo sự phát triển mới, nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo.
Thực hiện nhiệm vụ đổi mới của riêng bộ môn Ngữ văn THCS là học sinh tích cực chủ động nhận thức để tự bồi bổ, chiếm lĩnh văn bản bằng suy luận, tưởng tượng, bình giá văn học.
Trong bộ môn Ngữ văn đặc biệt là phần văn bản nghệ thuật sáng tạo bao giờ cũng là phần rất quan trọng, nó cùng với nội dung của văn bản tạo ra kiến thức hoàn chỉnh cho một văn bản. Hơn thế nữa, khi tìm hiểu văn bản bao giờ cũng phải đặt nghệ thuật sáng tác lên trước, người tìm hiểu văn bản bao giờ cũng phải đi theo quy trình từ nghệ thuật để tìm ra nội dung, ý nghĩa và kiến thức toàn diện của văn bản đó.
Khai thác một văn bản để đảm bảo được đúng, đủ nội dung kiến thức đã là khó, khai thác được nghệ thuật, sự sáng tạo của nhà văn lại khó hơn rất nhiều lần. Mục tiêu đặt ra là phải làm sao ở mỗi văn bản người tìm hiểu dù ít hay nhiều phát hiện ra được nghệ thuật, tìm ra được cái hay, cái độc đáo mới mẻ trong nghệ thuật đó để tìm ra cái giá trị của nó đến nội dung và đến toàn bộ ý nghĩa của văn bản.
Nghệ thuật của một văn bản cũng chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi tạo lập văn bản. Tìm hiểu nó tức là tìm hiểu cái dụng ý riêng mà nhà văn gửi gắm vào tác phẩm của mình.
Trong đại dương mênh mông của các biện pháp nghệ thuật sáng tạo tác phẩm thì nghệ thuật tương phản đối lập được sử dụng tương đối phổ biến bởi những ưu việt của nó.
II/ Cơ sở thực tiễn.
Trong thực tế giảng dạy ở trường THCS hiện nay, GV còn gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng khi khai thác nghệ thuật ở từng văn bản. Câu hỏi luôn được đặt ra của các GV dạy Ngữ văn là: làm thế nào để HS nhận biết được nghệ thuật ? Làm thế nào để HS khai thác được đúng nghệ thuật đó ? Làm thế nào để HS thấy được tác dụng, giá trị và ý nghĩa của nó trong từng văn bản ?
Với GV đã khó thì với HS còn khó khăn hơn rất nhiều. Các em chưa hiểu nghệ thuật là gì nói chi đến việc các em phải tìm ra, đặt tên và khai thác các biện pháp nghệ thuật.
Trong chương trình Ngữ văn THCS có một sự trùng hợp rất ngẫu nhiên và lí thú, đó là rất nhiều nhà văn sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập để sáng tạo ra tác phẩm của mình. Chương trình Ngữ văn 7 có hai văn bản là "Sống chết mặc bay " của Phạm Duy Tốn và vở chèo cổ " Quan Âm Thị Kính ". Lên lớp 8, nghệ thuật tương phản đối lập thể hiện rất rõ trong hai văn bản văn học nước ngoài là: " Cô bé bán diêm " của An đéc xen và " Đánh nhau với cối xay gió " của Xéc van téc.
B/ Giải quyết vấn đề
I/ Phương pháp nghiên cứu
Nếu như với hầu hết các biện pháp nghệ thật khác, GV chỉ cần hướng dẫn HS tìm chi tiết, hình ảnh đó tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì là được thì ở hai văn bản " Cô bé bán diêm " và " Đánh nhau với cối xay gió " nghệ thuật tương phản đối lập đi xuyên suốt toàn bộ hai văn bản. Chính vì vậy, khi khai thác nghệ thuật này, ta có thể tiến hành tuần tự theo các bước sau:
Bước 1. Dẫn vào nghệ thuật ( Gọi tên nghệ thuật )
ở bước này, người giáo viên sử dụng câu hỏi phát vấn để các em tìm ra và đọc đúng tên của nét nghệ thuật đó . Bước này HS làm việc cá nhân và được ghi vào bảng.
Bước 2. Khai thác nghệ thuật.
Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình tìm hiểu nghệ thuật tương phản đối lập. Người GV phải cho Hs thấy được nghệ thuật đó thể hiện như thế nào trong văn bản.
Cách tiến hành như sau:
B1. Gv chia nhóm, phát phiếu học tập theo mẫu có sẵn về các đối tượng tương phản nhau, HS có nhiệm vụ quan sát văn bản để tìm ra các chi tiết hình ảnh tương phản đối lập đó điền vào phiếu cho sẵn.
B2.GV kẻ bảng theo mẫu vào bảng phụ hoặc máy chiếu.
B3. Thời gian thảo luận nhóm tuỳ theo kiến thức của từng bài.
B4. Sau thời gian thảo luận GV thu phiếu và treo bảng phụ, HS dựa vào nội dung của phiếu học tập tìm ra các chi tiết kết hợp với GV hướng dẫn dẻ xây dựng lên một đáp án chuẩn.
B5. Gv bình giảng các về những chi tiết, hình ảnh tương phản đối lập đã tìm được.
B6. Gv phát ngược trở lại những phiếu đã thu được của HS theo nguyên tắc chéo nhau. HS so sánh với đáp án chuẩn để từ đó tự đánh giá, cho điểm bạn mình. GV nhận xét. Lưu ý GV phải khống chế thời gian của các em để không sa đà.
Bước 3. Tác dụng và ý nghĩa nghệ thuật.
Với tác dụng, GV có thể đưa đưa kèm vào bảng phụ bằng việc kẻ riêng ra một cột nào đó hoặc đặt câu hỏi về tác dụng và ghi bảng chính. Còn để rút ra ý nghĩa, giá trị nghệ thuật, GV sử dụng một vài câu hỏi nâng cao mang tính chất bình giá để HS suy nghĩ và trình bày cảm nhận của riêng mình, GV có thể bình để HS nghe và học tập.
II/ Những công việc thực tế đã làm.
Cách tiến hành thực tế trong từng văn bản.
1/ Văn bản: 
Cô bé bán diêm
( An đéc xen )
Tập trung khai thác nghệ thuật tương phản đối lập trong việc xây dựng hình ảnh cô bé bán diêm và những điều xảy ra xung quanh cô.
Vì nghệ thuật tương phản đối lập xuyên suốt văn bản nên khi khai thác nghệ thuật này ta nên đi theo tiến trình giảng với các phần, các mục.
a/ Dẫn vào nghệ thuật.
- GV gợi dẫn HS tìm hiểu về gia cảnh của cô bé, nhận xét về gia cảnh đó.
- Sau đó GV nối sang phần nghệ thuật bằng các câu hỏi.
- Không chỉ có gia cảnh như vậy, tác giả còn đạt cô bé vào hoàn cảnh đặc biệt nào ?
- Em hiểu gì về đêm giao thừa ?
- Mỗi gia đình trong đêm giao thừa có gì đặc biệt ?
- Song cô bé bán diêm lại ở hoàn cảnh náo ?
- GV nhấn mạnh vào các từ xum họp, hạnh phúc với các từ một mình, lẻ loi, ngoài đường phố giá lạnh, rét buốt.
- Vậy tác giả đã dùng nghệ thuật gì ?
1.1. Cô bé bán diêm trong đêm giáo thừa.
Gia cảnh của cô bé: rất éo le, khốn khổ, thương tâm.
- Trong đêm giao thừa.
- Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới trong đêm 30 Tết, đúng 12 giờ đêm.
- Mọi gia đình đều sum họp, hạnh phúc bên nhau trong ngôi nhà ấm cúng để cùng đón chào giờ phút giao thừa thiêng liêng.
- Cô bé chỉ có một mình lẻ loi ngoài đường phố giá rét, buốt lạnh tái tê.
- Nghệ thuật tương phản đối lập.
b/ Khai thác nghệ thuật.
- Gv chia nhóm thảo luận, phát phiếu học tập có in mẫu sẵn, HS chỉ tìm và điền theo câu hỏi:
 Em hãy tìm chi tiết hình ảnh đối lập ?
- Mẫu phiếu: 
Sự đối lập tương phản
Thiên nhiên
Nhà em xưa
Mọi người
Thực trạng của em
Em ở hiện tại
Bản thân em
Kết luận ở bảng phụ.
Bảng phụ: 
Sự đối lập tương phản
Thiên nhiên: trời tối đen, giá rét, tuyết rơi nhiều.
Nhà em xưa: ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, em sống với bà hạnh phúc, đầm ấm.
Mọi người: cửa sổ các nhà đều sáng rực, trong phố sực nức mùi ngỗng quay.
Thực trạng của em: Đầu trần, chân đi đất, dò dẫm trong báng tối.
Em ở hiện tại: một mình ngồi nép trong góc tường giữa hai ngôi nhà, thu chân lại càng thấy rét hơn.
Bản thân em: bụng đói cồn cào, chẳng dám về nhà, trời vẫn tối đen.
- GV bình: ngay ở phần mở đầu này, tác giả đã cho thấy cảnh ngộ của em bé bán diêm bằng những hình ảnh tương phản đối lập rõ nét. Ngoài trời thì tối đen như mực, gió lạnh rét buốt, tuyết rơi ngày càng nhiều, còn em thì phong phanh. Cái đói, cái rét, công việc kiếm sống dày vò em, đày đoạ em. Em đã rét, đã khổ có lẽ còn  ... 
* Bố cục: Gồm 3 phần theo diễn biến trước, trong,và sau khi Đôn đánh nhau với cối xay gió ( hs tìm - gv nhận xét).
* Tóm tắt: Đôn Ki hô tê gặp những chiếc cối xay gió giữa đồng, chàng nghĩ đó là những tên khổng lồ xấu xa. Mặc cho Xan chô can ngăn, Đôn vẫn đơn thương độc mã xông tới cánh quạt đã khiến cả người lẫn ngựa bị trọng thương. Trên đường đi tiếp, Đôn vì danh dự của hiệp sĩ và vì nhớ Đuyn xi nê a, tình nương của chàng nên đã không rên rỉ, không ăn, không ngủ trong khi Xan chô cứ việc ăn no ngủ kĩ.
Bước 1. Phát hiện nghệ thuật
Gv hỏi, Hs trả lời.
Cho biết hai nhân vật chính trong văn bản ?
Hãy so sánh hai nhân vật này giống hay khác nhau ?
Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để tạo nên sự khác nhau đó ?
2/ Phân tích.
- Hai nhân vật chính: Đôn ki hô tê và Xan chô Pan xa.
- Hai nhân vật trái ngược nhau hoàn toàn.
- Nghệ thuật tương phản đối lập
Bước 2. Khai thác nghệ thuật.
Gv chia nhóm, phát phiếu học tập theo mâũ:
a/ Đánh nhau với cối xay gió.
Sự tương phản đối lập
Đối tượng so sánh
Đôn ki
hô tê
Xan
chô
pan
xa
Lời nói
Quyết định
Hành động
Hs thảo luận nhóm để tìm kết quả điền vào phiếu học tập.
Gv thu phiếu và kết luận bằng bảng phụ:
Bảng phụ
Sự tương phản đối lập
Đối tượng so sánh
Đôn ki hô tê
Xan chô pan xa
Lời nói
Quyết định
Hành động
Có đến ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm
Cánh tay của chúng dài ngoẵng, có đứa cánh tay dài đến hai dặm
Đánh nhau với cối xay gió
Lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, thúc ngựa phi thẳng tới cối xay gió, đam mũi giáo vào cánh quạt
Đó là những cối xay gió, cái vật trông giống cánh quạt, khi có gió thổi chúng sẽ quay tròn làm chuyển động cối đá bên trong
Chẳng làm gì cả
Hét bảo là không được đánh nhau với cối xay gió
Đứng ngoài, chẳng can dự gì
Qua những chi tiết trên em thấy Đôn và Xan là người như thế nào ?
Gv bình giảng về hai nhân vật: Ngay từ giây phút tấn công kẻ thù, hình ảnh chàng hiệp sĩ chói lên đẹp như một anh hùng rất đáng khâm phục. Song suy nghĩ một chút người đọc lại bật cười vì mục đích hành động của Đôn là đúng đắn nhưng đối tượng hướng tới của chàng lại không phải là lũ quỷ khổng lồ gian ác mà lại là những chiếc cối xay gió vô tội. Bởi đầu óc chàng đầy những hoang tưởng cho nên động cơ tốt đẹp, hành động dũng cảm đáng khen là vậy cũng trở thành điên rồ.
Còn với Xan chô, một bác giám mã nông dân béo lùn, lúc nào cũng đủng đỉnh thì lại có những nét đáng quý và đáng chê khác. Trước khi vào trận chiến kì quặc Xan đã nhìn thấy rõ kẻ thù của hiệp sĩ là những cối xay gió, bác tỉnh táo, sáng suốt hơn chủ của mình. Bác đã cố giải thích và hét to lên để can ngăn nhưng không được, bác đã bỏ mặc chủ.
Đôn: mù quáng, hoang tưởng đến gàn dở song cũng dũng cảm mạnh mẽ.
Xan: tỉnh táo, sáng suốt song nhát gan
* Gv phát lại phiếu học tập đã thu theo nguyên tắc chéo nhau để HS so sánh với đáp án để đánh giá kết quả bạn mình đã làm được.
Gv chia nhóm, phát phiếu học tập theo mâũ:
Sự tương phản đối lập
Đối tượng so sánh
Đôn ki hô tê
Xan chô pan xa
Khi bị đau
Với việc ăn
Với việc ngủ
Với tình nương
Hs thảo luận nhóm để tìm kết quả điền vào phiếu học tập.
Gv thu phiếu và kết luận bằng bảng phụ:
b/ Sau khi đánh nhau với cối xay gió
Bảng phụ
Sự tương phản đối lập
Đối tượng so sánh
Đôn ki hô tê
Xan chô pan xa
Khi bị đau
Với việc ăn
Với việc ngủ
Với tình nương
Có bị thương thế nào cũng không rên rỉ, dù sổ cả ruột ra ngoài
Chưa cần ăn
Không ăn sáng
Suốt đêm không ngủ
Nhịêt tình thành tâm niệm cầu mong tình nương cứu giúp
Không ăn vì nghĩ tới tình nương đã đủ no rồi
Không ngủ suốt đêm để nghĩ tới nàng
Hơi đau một chút là rên rỉ ngay
Nhắc đến giờ ăn
Ngồi thoải mái trên lưng lừa, lôi các thứ trong túi hai ngăn ra ung dung đánh chén, tu bầu rượu, buồn vì thấy rượu đã vơi
Ngủ một mạch đến sáng, mặt trời chiếu thẳng vào mới tỉnh
Chẳng nghĩ đến ai
* Gv gợi dẫn để Hs tìm ra ý nghĩa.
Qua chi tiết trên em có nhận xét gì về hai nhân vật này ?
Đôn: ngoan cường, gan dạ,thuỷ chung trong mối tình hoang tưởng, coi thường ăn uống, hoang tưởng học đòi theo sách kiếm hiệp
Xan: Yếu duối, thực tế, lạc quan, vô tâm.
Gv giảng bình: Bị quật ngã đau đớn đến lịm người mà không một tiếng rên rỉ, xuýt xoa trái lại vẫn cháy bỏng một niềm tin, một quyết tâm hành động vì nghĩa lớn. Bản lĩnh làm người như thế đáng khâm phục biết bao ! Chỉ có điều bản lĩnh ấy không bắt nguồn từ thực tế cuộc sống mà lại từ trong những cuốn sách kiếm hiệp cổ xưa. Vào cuộc chiến không cân sức mà vẫn nhiệt tâm tưởng nhớ tình nương, suốt đêm không ngủ đế nhớ đến nàng, không ăn không ngủ vì nhớ đến tình nương đã đủ no rồi. Cái thuỷ chung và say đắm ấy trong tình yêu thật đáng trân trọng và tôn thờ biết bao, nhưng thật lố bịch vì lại xuất phát từ một tình yêu không có thật. Có thể nói, dưới ngòi bút vừa sinh động, vừa nghiêm chỉnh, vừa bỡn cợt trào lộng của Xéc van tét, hình ảnh hiệp sĩ Đôn hiện lên thật đáng yêu nhưng cũng không khỏi buồn cười và đáng bị phê phán.
Bác nông dân chỉ ăn no vác nặng nhút nhát đến hèn nhát thể hiện qua câu nói của bác " chỉ hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay ". Thế rồi sau khi ních chặt cái dạ dày đầy rượu thịt bác ta đã ngủ một cách ngon lành, đến sáng vừa tỉnh dậy bác đã vơ ngay lấy bầu rượu và hơi buồn vì thấy không biết kiếm đâu ra để đổ cho đầy, cho thấy bác ta thật thực dụng và tầm thường.
* Gv phát lại phiếu học tập đã thu theo nguyên tắc chéo nhau để HS so sánh với đáp án để đánh giá kết quả bạn mình đã làm được.
Gv chia nhóm, phát phiếu học tập theo mâũ:
Sự tương phản đối lập
Đối tượng so sánh
Đôn ki hô tê
Xan chô pan xa
Nguồn gốc
Ngoại hình
Suy nghĩ
Kết luận về ý tưởng
Hs thảo luận nhóm để tìm kết quả điền vào phiếu học tập.
Gv thu phiếu và kết luận bằng bảng phụ:
c/ Cặp nhân vật bất hủ
Bảng phụ:
Sự tương phản đối lập
Đối tượng so sánh
Đôn ki hô tê
Xan chô pan xa
Nguồn gốc
Ngoại hình
Suy nghĩ
Kết luận về ý tưởng
Quý tộc nghèo
Gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi trên lưng con ngựa còm
Cao thượng: quét sạch giống xấu ra khỏi mặt đất, đem lại cuộc sống bình yên cho dân lành
Cao đẹp
Nông dân
Béo, lùn, cưỡi la béo
Thực dụng: làm giám mã không vất vả, thoải mái chỉ việc đi, ăn vàngủ.
Tầm thường
Gv gợi ý để Hs tìm ra ý nghĩa
Em có kết luận gì về điểm đáng học tập và đáng phê phán của hai nhân vật này ?
Em hãy cho biết tác dụng của nghệ thuật tương phản đối lập trong việc xây dựng hai nhân vật ?
Giá trị của nghệ thuật với toàn văn bản ?
* Gv giảng bình : Bằng ngòi bút tài hoa của mình Xéc van tét đã xây dựng thành công cặp nhân vật bất hủ qua nghệ thuật tương phản đối lập nhưng
 lại bổ sung, cùng tô đậm cho nhau.
* Gv phát lại phiếu học tập đã thu theo nguyên tắc chéo nhau để HS so sánh với đáp án để đánh giá kết quả bạn mình đã làm được.
Đôn ki hô tê:
Đáng khen: lý tưởng cao đẹp, gan dạ, dũng cảm
Đáng chê: đầu óc hoang tưởng, mù quáng đến điên rồ.
Xan chô Pan xa:
Đáng khen: tỉnh táo, sáng suốt, thực tế và lạc quan
Đáng chê: nhát gan, thực dụng, lý tưởng tầm thường
Làm nổi bật hình ảnh Đôn và Xan với những đặc điểm hoàn toàn trái ngược nhau.
Tạo sự thành công cho văn bản
Tạo ra cặp nhân vật bất hủ trong văn học.
- Qua tìm hiểu văn bản, em rút ra nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật ?
- Từ đó giúp em hiểu gì về nhà văn Xéc van tét ?
- Với em, bài học rút ra từ hai tính cách nhân vật này là gì ?
III/ Tổng kết.
- Ghi nhớ: hs phát biểu, gv nhấn mạnh.
- Sử dụng tiếng cười khôi hài để giễu cợt cái hoang tưởng và tầm thường, đề cao cái thực tế và cao thượng.
- Con người muốn tốt đẹp không được hoang tưởng và thực dụng mà cần tỉnh táo và cao thượng.
	* Củng cố.
- Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật ?
- Gv nhấn mạnh trọng tâm bài.
	* Hướng dẫn.
- Về nhà học bài . 
- Đọc trước bài " Tình thái từ ".
IV/ kết quả đạt được.
Trên đay là kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy. Qua dạy thực nghiệm ở lớp 8 tôi thấy phương pháp này đạt một số hiệu quả như sau:
Đối với HS: Các em biết và hiểu rõ thế nào là nghệ thuật tương phản đối lập từ cách phát hiện đến phân tích và tìm tác dụng của nó trong hai văn bản. Qua đó các em cũng hiểu bài một cách sâu sắc và chắc chắn, các em hào hứng và say mê khám phá tác phẩm hơn. Cách làm này không chỉ giúp các em tìm hiểu nghệ thuật trong một văn bản cụ thể mà còn giúp các em khả năng áp dụng phương pháp khai thác này vào nhiều văn bản khác với các kiểu nghệ thuật khác. cao hơn, sáng kiến này còn giúp các em hình thành và phát triển khả năng tư duy, đánh giá, thẩm bình văn học.
Đối với giáo viên: Giờ giảng văn trở lên nhẹ nhàng, thoát ý hơn. Giáo viên được cùng với học sinh cảm nhận văn chương, phát huy năng lực tự lập của các em.
V/ Bài học kinh nghiệm
- Gv phải rất công phu khi chuẩn bị từ kiến thức đến các phương tiện phục vụ học tập như phiếu học tập, bảng phụ hoặc máy chiếu... Ngoài ra người giáo viên phải chủ độngutrong bài giảng, khéo léo dẫn dắt HS đi đúng hướng làm cho giờ giảng phát huy được tối đa hiệu quả của phương pháp.
- Với Hs, các em phải tập trung suy nghĩ, liên tưởng, đánh gía và thẩm bình văn học và khả năng kết hợp nhóm nhuần nhuyễn, nhịp nhàng.
VI/ phạm vi áp dụng
Sáng kiến này có khả năng áp dụng vào tiết 21, 22 và tiết 25, 26 Ngữ văn 8 tập I
Trong chương trình THCS số lượng các tác phẩm sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập không phải là nhỏ, vì vậy có thể áp dụng sáng kiến này vào các tác phẩm có sử dung nghệ thuật tương phản đối lập trong chương trình. 
VII/ Những vấn đề kiến nghị.
- Tăng thời lượng cho phân môn Ngữ văn bởi để nghiên cứu một tác phẩm văn học nghệ thuật đã không phải đơn giản đối với người có chuyên môn, vậy để truyền đạt những cái hay, cái đẹp của tác phẩm cho đối tượng chưa hề có chuyên môn thì càng khó hơn. Do đó với một số tiết ít ỏi thì GV dạy Ngữ văn sẽ rất khó khăn trong việc đạt được hiệu quả cao.
- Với các tác phẩm văn học nước ngoài nên có thêm tiết để giới thiệu về tác giả, tác phẩm, cũng như phong tục tập quán ... để các em hiểu sâu hơn các văn bản.
C/ Kết luận.
Hai văn bản " Cô bé bán diêm " và " Đánh nhau với cối xay gió " là những sáng tác được chọn lọc trong kho tàng văn học của các dân tộc. Đó còn là tinh hoa của văn hoá nhân loại vì đã đủ sức vượt qua sự thử thách khắc nghiệt của thời gian và không gian để đến với chúng ta. Do đó khai thác được thành công hai văn bản đó tức là chúng ta đã góp một phần vào việc đưa Hs đến với các tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới và bồi dưỡng được tâm hồn trong sáng, ý thức vươn tới những điều tốt đẹp để hoàn thiện nhân cách cho các em.
Trong phạm vi sáng kiến nhỏ bé, ngắn gọn mà kiến thức và cách cảm nhận văn chương lại là vô bờ bến, vì vậy sáng kiến này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, cá nhân tôi rất mong nhận được những góp ý chân thành từ đồng nghiệp và những ai quan tâm.
Xin chân thành cảm ơn !

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Nghe thuat tuong phan doi lap.doc