Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương hướng giảng dạy văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương hướng giảng dạy văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8

II- Lý do chọn đề tài :

1) Cơ sở lý luận :

 Nghị quyết trung ương II, khóa VIII của Đảng có xác định : “Mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người mới và thế hệ thiết tha gắn bó với lí tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp ” Như vậy, mục tiêu của giáo dục nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng là góp phần vào đào tạo nên những con người toàn diện (giỏi cả lý thuyết lẫn thực hành) để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

 

doc 54 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương hướng giảng dạy văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A- ĐẶT VẤN ĐỀ 	Trang 2
I. Tên đề tài 	Trang 2
II. Lý do chọn đề tài 	Trang 2
Cơ sở lý luận. 	Trang 2
Cơ sở thực tế 	Trang 3
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 	Trang 3
I. Thực trạng của vấn đề 	Trang 3
Thuận lợi 	Trang 3
Khó khăn 	Trang 4
II. Yêu cầu của đề tài 	Trang 5
III. Những biện pháp thực hiện 	Trang 6
Khái niệm văn bản thuyết minh 	Trang 6
Lý do tại sao lại đưa văn thuyết minh vào Ngữ Văn 8 	Trang 6
Nội dung chương trình 	Trang 7
Một số vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy văn thuyết minh 	Trang 8
Phương pháp 	Trang 12
IV. Ví dụ minh hoạ 	Trang 13
Bài “Phương pháp thuyết minh” 	Trang 13
Bài “Thuyết minh về phương pháp (cách làm)” 	Trang 19
Bài “Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh 	Trang 26
Chương trình địa phương (phần tập làm văn) 	Trang 32
V. Khảo sát chất lượng 	Trang 45
VI. Bài học kinh nghiệm 	Trang 53
C- KẾT LUẬN 	Trang 53
A- ĐẶT VẤN ĐỀ :
I- Tên đề tài :
MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢNG DẠY VĂN THUYẾT MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8
II- Lý do chọn đề tài :
1) Cơ sở lý luận :
	Nghị quyết trung ương II, khóa VIII của Đảng có xác định : “Mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người mới và thế hệ thiết tha gắn bó với lí tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp ” Như vậy, mục tiêu của giáo dục nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng là góp phần vào đào tạo nên những con người toàn diện (giỏi cả lý thuyết lẫn thực hành) để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
	Thế nhưng một vài năm trước đây, việc giảng dạy trong nhà trường của chúng ta bị xã hội phê phán là nặng tính chất kinh điển còn thoát ly đời sống thực tế. Học sinh giỏi về lý thuyết nhưng lại yếu về thực hành. Không chỉ thế, các em còn hầu như chưa có khả năng tự trình bày rõ ràng, mạch lạc một phương pháp, một cách làm về sản phẩm mình làm ra; có em lại chưa biết tự giới thiệu về những đặc trưng tiêu biểu nhất của quê hương mình  Làm sao để khắc phục tình trạng trên ? đó quả là câu hỏi khó. Và Bộ Giáo Dục đã thực hiện theo tinh thần hiện đại hóa nội dung chương trình, hướng tới thực tiễn đời sống, giảm bớt hàn lâm, tăng cường thực hành nói và viết cho học sinh, SGK Ngữ Văn 8 đã đưa vào giảng dạy ở phần tập làm văn thể loại “Văn thuyết minh” với mong muốn bước đầu các em có năng lực giới thiệu khách quan, mạch lạc về đối tượng nào đó.
2) Cơ sở thực tế 
	Như tất cả chúng ta đều biết, để thu hút được sự chú ý của hoïc sinh trong giờ học Văn đã khó với phân môn Tập Làm Văn lại càng khó hơn. Do vậy muốn thực hiện được người giáo viên cần phải có nghệ thuật, có söï kết hợp nhiều yếu tố. Nếu giáo viên không biết phương pháp, hững hờ thiếu nhiệt tình thì sẽ gây sự nặng nề, nhàm chán, thụ động cho học sinh. Mặt khác, sự chủ động, tích cực hợp tác của học sinh cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của tiết học. Mà trong thực tế giảng dạy, một số đông các em vẫn còn thờ ơ với tiết học, có thái đô học tập rất thụ động theo kiểu thầy dạy bao nhiêu biết bấy nhiêu, không tự tìm tòi, học hỏi, quan sát tại sao vậy? Phải chăng là do các em không có hứng thú với Phần Tập Làm Văn. Hay còn vì lý do nào khác nữa? đó là câu hỏi khiến tôi trăn trở khá nhiều.
	Qua 5 năm giảng dạy, tìm tòi cùng với sự cố gắng của hoïc sinh, đến nay tôi vui mừng nhận thấy thái độ cùa các em đã dần dần đổi khác. Các em đã có hứng thú, chủ động hơn và có ý thức quan sát, tích lũy và vận dụng các kiến thức vào các tiết học, vào bài văn thuyết minh của mình.
	Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài này và xin ghi lại đây một vài kinh nghiệm nhỏ bé với hy vọng những ý kiến của tôi sẽ phần nào giúp ích cho quý đồng nghiệp.
B-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I –Thực trạng của vấn đề:
1) Thuận lợi:
	Như trên tôi đã trình bày, văn thuyết minh là loại văn bản thông dụng, ñöôïc söû duïng rất rộng rãi, nghành nghề nào cũng cần đến. Nên khi giảng dạy văn thuyết minh tôi gặp một số thuận lợi nhất định:
Tài liệu tham khảo tôi có thể xem trên báo chí, trên truyền hình, trên radio, trong sách giáo khoa của các môn học khác và ngay chính trong thực tế đời sống xung quanh ta.
Được sự giúp đỡ tận tình của các đồng nghiệp trong trường khi có vấn đề liên quan đến phân môn Thầy, Cô giảng dạy.
Với sự tham gia nhiệt tình, tích cực và sáng tạo của học sinh.
2) Khó khăn:
	Bên cạnh những thuận lợi trên, tôi cũng gặp phải một số khó khăn cần khắc phục:
a) Về giáo viên
 -Trường tôi đang giảng dạy là một trong những trường khá xa trung tâm, xa thị trấn huyện, tỉnh nên việc nắm bắt thông tin giảng dạy tiên tiến, hiện đại còn chậm và hạn chế. Đôi khi rất khó khăn cho việc tìm tài liệu cho bài giảng của mình, nhất là phần thuyết minh về địa phương. 
- Giáo viên THCS được phân công giảng dạy theo từng phân môn. Giáo viên nào được phân công dạy môn nào thì chỉ chuyên tâm tìm hiểu, hoïc hoûi vaø trau doài kieán thöùc chuyeân moân ñoù,ít khi tìm hieåu, quan tâm đến các phân môn khác, các lĩnh vực khác. maù phaàn vaên thuyeát minh laïi coù moái quan heä khaù chaët cheõ vôùi caùc moân hoïc khaùc trong nhà trường và các lĩnh vực trong đời sống.
b) Về học sinh 
- Học sinh ở đây đa số là con nhà nông và các gia đình đến đây để làm kinh tế mới,neân ngoaøi thôøi gian hoïc ôû tröôøng các em veà nhaø phaûi phụ giúp gia đình rất nhiều công việc. Có em một buổi đi học còn một buổi ở nhà phụ gia đình làm rẫy, cạo mủ cao su Có khi, các em đi làm về chỉ kịp tắm rửa, thay bộ quần áo là tới trường. Các em tới lớp với một cơ thể mệt mỏi như vậy rất khó tiếp thu kiến thức mới, đôi khi còn ngủ gục trong giờ học. Và cũng chính vì lí do đó nên các em không có đủ thời gian để chuẩn bị bài trước khi lên lớp, cũng như không có thời gian để tìm tòi thêm trên ñaøi, báo, các kiến thức trong thực tế.
- Một bộ phận khác là con em gia đình khá giả nhưng cha mẹ các em lại có quan niệm chưa đúng về vị thế của môn Ngữ Văn trong việc hình thành nhân cách, tâm hồn các em. Họ cứ nghó với nền kinh tế mở cửa hiện nay, con em họ chỉ cần học những môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ  là những môn thiết thực sẽ giúp con em họ sau này dễ xin việc, dễ kiếm tiền. Không mấy ai quan tâm đến việc học văn của con em, đến việc con viết sai lỗi chính tả, dùng sai từ, không viết đúng một lá đơn nên không chỉ không tạo điều kiện cho các em trong việc tìm tài liệu mới cho bài văn mà còn khiến các em cũng có cái nhìn lệch lạc về việc học văn và không còn hứng thú với môn Ngữ Văn nói chung và đặc biệt là phân môn Tập Làm Văn.
- Một bộ phận nhỏ các em có thái độ làm biếng học Ngữ Văn và gần như dửng dưng với phân môn Tập Làm Văn, thậm chí không biết bố cục một bài văn gồm mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì ? khi có đề bài là các em ngay lập tức đặt bút viết bài không cần tìm hiểu gì, không cần biết phải huy động những kiến thức nào để làm bài. Cứ viết đến đâu hay đến đó. 
II- Yêu cầu của đề tài. 
- Phần văn thuyết minh cần được giảng dạy, truyền thụ kiến thức một cách nhẹ nhàng nhưng khắc sâu kiến thức cho học sinh. Liên hệ chặt chẽ với các môn học khác và một số lĩnh vực trong đời sống.
- Giúp giáo viên Ngữ Văn giảng dạy tốt và đạt kết quả cao. Đồng thời, phải luôn luôn tìm tòi nghiên cứu, trau dồi thêm kiến thức thực tế.
- Kích thích sự hứng thú, chủ động, sáng tạo, quan sát và tìm tòi thêm các kiến thức trong các tiết văn thuyết minh nói riêng và các tiết Tập Làm Văn nói chung.
- Đồng thời, giúp học sinh nhận ra rằng môn Ngữ Văn trong THCS là cầu nối các môn học khác và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp các em trở thành con người của xã hội mới năng động và sáng tạo.
III- Những biện pháp thực hiện.
	Muốn giảng dạy thành công văn thuyết minh trong chương trình Ngữ Văn 8, trước hết cần phải nắm được một số vấn đề sau : 
Khái niệm văn thuyết minh 
	Văn bản thyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) và đặc điểm, tính chất, nguyên nhân  của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích 
	- Tri thức trong văn thuyết minh đòi hỏi khách quan xác thực, hữu ích cho con người.
	- Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
Tại sao lại đưa văn bản thuyết minh vào chương trình Ngữ Văn 8 :
	Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình Tập Làm Văn THCS Việt Nam. Đây là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng rất phổ biến trong đời sống, từ lâu nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản,đã đưa vào chương trình học cho học sinh. Chính vì vậy, có thể nói đây là kiểu văn bản hoàn toàn mới, chưa có trong chương trình và sách giáo khoa Tập Làm Văn trước đây. Nhưng nói mới là so với chương trình và sách giáo khoa thôi, chứ không mới so với yêu cầu thực tế của đời sống.
	Văn bản thuyết minh còn là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng cùng lí do phát sinh, quy luật phát triển, biến hóa của sự vật nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cách sử dụng cho con người. Văn bản thuyết minh được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Mua một cái máy như tivi, máy bơm, máy càyđều phải kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản . Mua một hộp bánh, trên đó cũng có ghi xuất sứ, thành phần các chất làm nên bánh, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng tịn ... t 22 km về phía Bắc (theo đường bộ). Bàu Bàng nằm trên quốc lộ 13. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng cả về quân sự và kinh tế. 
	Phía đông bắc ấp chiến lược Bàu Bàng có Sở cao su Trà Thung. Phía tây bắc sát với ấp chiến lược có một bãi đất trống khoảng 400m x 500m và một số bãi trống nhỏ hơn. Các vườn cao su phía tây lộ phần lớn là cao su già, kế tiếp là rừng già, vùng căn cứ của ta. Với địa hình kính đáo như vậy tiện cho ta giấu quân và di chuyển ban ngày thuận lợi và thuận lợi cho ta tiếp cận, bí mật đột phá, đồng thời nối liền được với căn cứ ta ở phía tây. Mặt khác, địa hình bằng phẳng cũng tiện lợi cho địch cơ động bằng cơ giới và các binh khí, kỹ thuật khác theo trục lộ hoặc các đường của Sở cao su, đi sâu vào căn cứ của ta ở phía tây đường 13.
	Do vị trí chiến lược quan trọng như vậy, địch đã đóng trên địa bàn Bến Cát - Dầu Tiếng những đơn vị được coi là thiện chiến nhất như Lữ đoàn 3 thuộc sư đoàn bộ binh số 1 tại Lai Khê, Lữ đoàn 1 đóng tại Phước Vĩnh, Lữ đoàn 2 đóng tại Dầu Tiếng  Nếu Bàu Bàng bị ta đánh, những đơn vị này và địch ở các nơi khác sẵn sàng chi viện có hiệu quả bằng pháo binh và máy bay.
	Ngày 11 – 11 – 1965 Lữ đoàn 3 – Sư đoàn 1 được tăng cường xe tăng, pháo binh hành quân theo đường 13 lên Long Nguyên, đóng quân giã ngoại trong đêm ở Bàu Bàng.
	Nắm vững thời cơ, Đảng uỷ và Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 9 hạ quyết tâm “Tập kích tiêu diệt tiểu đoàn bộ binh Mỹ, chiến đoàn thiết vận xa, đại đội pháo binh tại khu vực phía bắc Bàu Bàng trong đêm 11 rạng 12. Nếu đêm đánh không xong thì chuyển sang đánh ngày”. 
	5 giờ 30 phút sáng ngày 12 – 11 – 1965 sư đoàn trưởng Hoàng Cầm đã ra lệnh cho tiểu đoàn bộ binh 1- trung đoàn 1 nổ súng xung phong.
	Đến 8 giờ 40 phút, sau hơn 3 giờ chiến đấu Sư đoàn 9 đã tiêu diệt và loại khỏi vong chiến đấu trên 1.000 quân Mỹ, bắn cháy phá huỷ 39 xe, 2 khẩu cối 106,7 ly. Làm thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn - thuộc sư đoàn 1 bộ binh ở Long Nguyên, Nhà Mát, loại khỏi vòng chiến đấu trung đoàn 7 – sư đoàn 5 Nguỵ ở làng 18 phá huỷ 20 xe cơ giới trên đoạn đường Căm Xe đi Dầu Tiếng  Giành được thắng lợi giòn giã.
	Tiếp bước truyền thồng hào hùng của cha ông, nhân dân Lai Uyên đang ra sức học tập lao động và xây dụng quê hương mình ngày càng giàu đẹp hơn. 
	Bài 2 : Khu di tích lịch sử nhà tù Phú Lợi.
Ngày 1 – 12 – 1958 nhà tù Phú Lợi đã đi vào Lịch sử của một vụ đầu độc do bọn Mỹ Diệm gây ra ở Miền Nam gây chấn động dư luận trong cả nước.
	Nhà tù Phú Lợi được dựng lên từ giữa năm 1957, hoạt động đến năm 1964 thì giải toả tù nhân đi nơi khác. Các trại giam còn lại trở thành khu căn cứ quân sự. Trong 7 năm tồn tại nhà tù lần lượt mang tên : Khu An Trí Viện, Trung tâm huấn chính, sau đổi là Trung tâm cải huấn dưới quyền quản lý trực tiếp của Trung tá Nguyễn Văn Bông, tiếp theo là Đại tá Trần Vĩnh Đắc và Trung tá Nguyễn Phát Đạt.
	Toàn bộ khu vực chiếm một diện tích gần 12 héc ta thuộc Ấp Phú Lợi, Xã Phú Hoà, Huyện Châu Thành, Tỉnh Bình Dương (nay thuộc Phường Phú Hòa, Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương) cách tỉnh lỵ 5 km gồm 3 trại Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa giam giữ hơn 5.000 người yêu nước và chiến sĩ cách mạng. Họ được chia thành 4 loại A, B, C, D.
	Tù nhân ở đây phải chịu biết bao cực hình từ lao động khổ sai đến tra tấn, đánh đập. Song những đòn tra tấn dã man, đời sông kham khổ, thiếu thốn cùng những lời dụ dỗ đường mật vẫn không lay chuyển được tinh thần cách mạng của những chiến sĩ yêu nước kiên cường, trái lại càng làm sôi sục thêm ý chí đấu tranh quật khởi.
Bộ nội vụ nguỵ quyền định bí mật sát hại số tù nhân loại A bằng bánh mì có tẩm thuốc độc trên đường đày ra Côn Đảo. Nhưng không được, đến trưa chủ nhật 30 – 11 – 1958 chúng đã thực hiện mưu đồ trên. Sau bửa ăn hàng loạt tù nhân bị ngất xỉu, nôn mửa, tay chân run rẩy  do ăn phải bánh mì có độc. Nhưng với thái độ tàn ác vô lương tâm, chúng cấm các tù nhân săn sóc nhau, khoá các cửa trại, không cho đi lại tự do, đưa thêm lính đến trấn áp. Man rợ hơn chúng đã thủ tiêu một số tù chính trị trong đêm 2 – 12 và còn nhiều hành động khủng khiếp tiếp theo đến 3 – 12 – 1958 mới kết thúc.
Hình ảnh nhà tù Phú Lợi
	Ngày 1 – 12 – 1958 đã đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường của tù nhân trong nhà tù Phú Lợi, của lịch sử cách mạng tỉnh Bình Dương cũng như cả nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Là đã tổ chức bạo động chính trị ngay trong nhà tù của địch để chặn đứng nguy cơ giết hại đồng chí, đồng bào của mình.
	b) Với việc làm trên đây của tôi, có thể có người sẽ cho rằng tôi đang giảng dạy theo phương pháp cũ, tôi làm việc quá nhiều không để cho học sinh tự tìm tòi, phát huy tính sáng tạo và rèn kỹ năng viết. Nhưng do đặc thù của thể loại, đặc thù của đối tượng học sinh và đặc thù của (vùng) trường tôi giảng dạy. Nên để có được tri thức chính xác thì giáo viên phải tìm tòi và cung cấp lại cho học sinh. Nói như vậy cũng không có nghĩa rằng tôi không để cho học sinh làm. Sau khi tôi đưa thông tin khi nào tôi cũng yêu cầu học sinh khá giỏi viết thành bài thuyết minh hoàn chỉnh. Và luôn khuyến khích các em tự tìm tòi nghiên cứu.
IV- Khảo sát chất lượng:
	Trong suốt quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy mấy năm qua, tôi thấy tiết học dần đạt hiệu quả cao hơn. Các em đã có hứng thứ đối với môn ngữ văn nói chung và phần văn thuyết minh (tập làm văn) nói riêng. Điều vui mừng nhất là các em đã tự mình quan sát, tìm tòi, nghiên cứu và tích luỹ kiến thức từ sách, vở cũng như từ thực tế cuộc sống, để áp dụng vào làm một bài văn thuyết minh các em đã có được một bài thuyết minh của chính mình để có thể khoe cùng bạn bè, người thân.
	Dưới đây là một số bài làm của học sinh về văn thuyết minh. Trong đó có những bài thi học kỳ do PGD ra đề :
VI- Bài học kinh nghiệm.
Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân :
Trước hết, tôi nắm vững chương trìng SGK, mục đích yêu cầu của bài dạy, đặc biệt là phần văn thuyết minh để có phương pháp soạn giảng phù hợp. Từ đó có thể tạo sự hứng thú và giúp các em tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng.
Tôi luôn chú ý chuẩn bị rất kĩ bài dạy cả về nội dung lẫn kiến thức, đồ dùng dạy học, các câu hỏi nêu vấn đề cũng như các câu hỏi gợi mở. Nhất là phần tài liệu có liên quan đến bài giảng trước khi giảng dạy.
Cũng từ đó tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu để có thể hiểu sâu hơn, chính xác hơn vấn đề và có hướng kết hợp các phân môn khác, cũng như liên hệ thực tế.
Không ngừng học hỏi đồng nghiệp để có thêm những tư liệu, kinh nghiệm quí báu trong giảng dạy.
Khâu chuẩn bị của học sinh cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của tiết học. Nên tôi rất chú ý đến khâu dặn dò các em về nhà sưu tầm, tìm hiểu, quan sát những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
Ngay cả vấn đề làm nhóm hay cá nhân cũng rất quan trọng, cần phải có phân công rõ ràng.
Sau mỗi bài, thường tôi yêu cầu các em tự thuyết minh về một điều gì đó. Đôi khi là những điều rất nhỏ, ngay trong đời sống thực tế hàng ngày.
Từ đó phát huy khả năng tự quan ssát, nghiên cứu tìm tòi và chủ động, sáng tạo của học sinh. Bước đầu giúp các em hoà nhập với cuộc sống.
C- KẾT LUẬN:
	Để đạt được những kết quả như trên thì đòi hỏi giáo viên phải làm việc với cừng độ nhiều hơn, thời gian soạn giảng cũng nhiều hơn. Và người giáo viên phải là người biết nghiên cứu, biết thâu tóm vấn đề, cũng như biết quan sát tinh tế. Hơn nữa, giáo viên còn phải có một vốn ngôn ngữ, có tư duy sáng tạo, nắm bắt thông tin nhanh và kịp thời.
	Đối với học sinh cũng cần phải có những đầu tư, quan sát, tích luỹ, tìm tòi nghiên cứu. Cần phải biết cách kết hợp kiến thức nhiều môn học khác trong THCS với môn ngữ văn. Đặc biệt là cần phải có tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào về quê hương, đất nước cũng như phải có khả năng diễn đạt lưu loát, chặt chẽ, rõ ràng.
	Tóm lại, qua thực tế giảng dạy và những kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp, tài liệu. Tôi nhận thấy bài viết của mình còn nhiều thiếu sót, hạn chế nhất định kính mong quý đồng nghiệp vui lòng góp ý kiến, bổ sung thêm để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn. Có thể có ích phần nào cho quý đồng nghiệp.
	Tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu ý kiến !
Cây trường, ngày 18 tháng 03 năm 2008
	Người viết 
	Lê Thị Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa ngữ văn 8 tập I, II
Sách giáo viên ngữ văn 8 tập I, II
Sách giáo khoa Sinh học 8
Sách giáo khoa Vật lí 8
Sách giáo khoa Âm nhạc 6
Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam tập V – NXBGD 
Lịch sử chiến thắng Bàu Bàng năm 2002
Lịch sử Bình Dương.
Nhận xét của BGH :
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
Nhận xét của Phòng Giáo Dục :
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
Nhận xét của Sở Giáo Dục:
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNVONGTINH.doc