Giáo án Ngữ văn 8 tiết 31 bài 8: Tiếng Việt: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 31 bài 8: Tiếng Việt: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

TIẾT 31 TIẾNG VIỆT

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

( Phần tiếng Việt)

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Hiểu từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương các em sinh sống.

 b) Về kĩ năng: Bước đầu so sánh từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng, trong ngôn ngữ toàn dân, để thấy rõ những từ ngữ nào đúng với từ ngữ toàn dân, những từ ngữ nào không đúng với từ ngữ địa phương.

 c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Chuẩn bị của GV và HS

a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học, nghiên cứu soạn giáo án.

b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo SGK.

3. Tiến trình bài dạy:

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .

 Sĩ số 8C:

a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.

 Câu hỏi: Thế nào là tình thái từ, có những loại tình thái từ nào? Đặt câu có sử dụng tình thái từ, nói rõ loại của tình thái từ đó?

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 31 bài 8: Tiếng Việt: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .	Ngày dạy: .. Dạy lớp 8B
	Ngày dạy: ... Dạy lớp 8C
TIẾT 31 TIẾNG VIỆT
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( Phần tiếng Việt)
1. Mục tiêu: Giúp HS: 
	a) Về kiến thức: Hiểu từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương các em sinh sống.
	b) Về kĩ năng: Bước đầu so sánh từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng, trong ngôn ngữ toàn dân, để thấy rõ những từ ngữ nào đúng với từ ngữ toàn dân, những từ ngữ nào không đúng với từ ngữ địa phương.
	c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học, nghiên cứu soạn giáo án.
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .
	Sĩ số 8C: 
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Thế nào là tình thái từ, có những loại tình thái từ nào? Đặt câu có sử dụng tình thái từ, nói rõ loại của tình thái từ đó?
	Đáp án:- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. (3 đ)
	- Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý: (4 đ)
	+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hử, chăng,
	+ Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,
	+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao,
	+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, mà,
	- Ví dụ: Cháu chào bác ạ! (tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm) (3 đ).
* Vào bài (1’): Các em đã học về từ toàn dân, từ địa phương. Giờ học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu chương trình địa phương phần tiếng Việt.
b) Dạy nội dung bài mới:
 I. BẢNG SO SÁNH TỪ NGỮ TOÀN DÂN VÀ TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG CHỈ QUAN HỆ RUỘT THỊT THÂN THÍCH (23’) 
?KH: Hãy nhắc lại thế nào là từ ngữ địa phương, từ ngữ toàn dân?
HS: Từ ngữ toàn dân là từ ngữ văn hoá chuẩn mực được sử dụng rộng rãi trong cả nước. Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số địa phương) nhất định.
GV: Các em cần phân biệt từ ngữ địa phương với tiếng dân tộc thiểu số. Từ ngữ địa phương không bao hàm tiếng các dân tộc ít người.
GV: Yêu cầu HS chú ý bảng từ SGK. T. 91. 
?TB: Em hiểu thế nào là quan hệ ruột thịt thân thích?
HS: Là quan hệ giữa những người cùng quan hệ máu mủ, quan hệ họ hàng gần hoặc thân thích như ruột thịt.
GV: Các em lưu ý bảng từ gồm 34 từ ngữ toàn dân một số từ ngữ có thêm phần chú thích trong ngoặc đơn để nói rõ quan hệ của những người ruột thịt được nói đến trong phạm vi cụ thể. Chúng ta sẽ kẻ bảng từ thêm một cọc thứ tư để điền từ ngữ được dùng ở địa phương khác vào.
?TB: Hãy tìm những ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương em, có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân?
HS: Thảo luận theo nhóm trong 5 phút và điền vào bảng từ mà các em tự kẻ (mỗi nhóm làm chung một bảng từ). Các nhóm cử đại diện trình bày: Tổ 1-2 mỗi tổ tìm 9 từ; tổ 3 - 4 mỗi tổ tìm 8 từ. HS nhận xét, GV nhận xét, thống nhất.
STT
 Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ được dùng ở địa phương em
Từ ngữ được dùng ở địa phương khác
1
 cha
 bố
 Bắc Ninh: thầy
 Quảng Bình: bọ
 Nam Bộ: Ba. tía
2
 mẹ
 mẹ
 Bắc Ninh, Bắc Giang: u, đẻ 
 Quảng Bình: mạ
 Nam bộ: má
3
ông nội
ông nội
 Nam Bộ: nội
4
bà nội
bà nội
 nội, mệ
5
ông ngoại
ông ngoại
 Nam Bộ: ngoại
6
bà ngoại
bà ngoại
 Nam Bộ: ngoại
7
bác (anh trai của cha)
bác
 bác
8
bác (vợ anh trai của cha)
bác
 Bắc Ninh, Bắc Giang: bá
9
chú (em trai của cha)
chú
 chú
10
thím (vợ của chú)
thím
 thím
11
bác (chị gái của cha)
bác
 Bắc Ninh, Bắc Giang: bá
12
bác (chồng chị gái của cha)
bác
 bác
13
cô (em gái của cha)
cô
Thanh Hoá và một số vùng miền Trung: o
14
chú (chồng em gái của cha)
chú
 miền Trung: dượng
15
bác (vợ anh trai của mẹ)
bác
 bác
16
cậu (em trai của mẹ)
cậu
 cậu
17
mợ (vợ em trai của mẹ)
mợ
 mợ
18
bác (anh trai của mẹ)
bác
- Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị: cậu
19
bác (chị gái của mẹ)
bác
 Phú Thọ: bá; Hà Tây: già; Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị: dì
20
bác (chồng chị gái)
bác
 bác
21
dì (em gái của mẹ)
dì
 dì
22
chú ( chồng em gái của mẹ)
chú
 Miền Trung: dượng
23
anh trai
anh trai
Quảng Bình: eng trai; Nam Bộ: anh hai, anh ba
24
em trai
em trai
em trai
25
chị dâu (vợ của em trai)
chị dâu
chị dâu
26
em dâu (vợ của em trai)
em dâu
em dâu
27
chị gái
chị gái
Thanh Hoá: ả
28
anh rể (chồng của chị gái)
anh rể
anh rể
29
em gái
em gái
em gái
30
em rể (chồng của em gái)
em rể
em rể
31
con
con
con
32
con dâu (vợ của con trai)
con dâu
con dâu
33
con rể (chồng của con gái)
con rể
con rể
34
cháu (con của con)
cháu
cháu
GV: Trong quan hệ ruột thịt có các từ ngữ: chú, cô, bác, nhưng trong quan hệ xã hội cũng dùng những từ này. Ví dụ: Người đàn ông nhiều tuổi hơn cha gọi là (bác)...trong bảng điều tra ở phần từ ngữ địa phương có từ ngữ được lặp lại nhiều trong ngôn ngữ toàn dân, từ ngữ có thể tương ứng với từ địa phương chỉ quan hệ khác nhau.
Ví dụ: + Bác: Anh trai của mẹ (ở Quảng Trị gọi là cậu).
 + Bác: Chị gái của mẹ (ở Quảng Trị gọi là dì).
?TB: Đối chiếu với từ ngữ toàn dân, em hãy chỉ ra từ ngữ nào của địa phương em không trùng với từ ngữ toàn dân?
HS: Từ “bố” không trùng với từ ngữ toàn dân, còn phần lớn các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt được dùng ở địa phương em tương ứng với các từ ngữ toàn dân.
GV: Cùng chỉ người đàn ông đã sinh ra và nuôi dưỡng mình, từ ngữ toàn dân gọi là cha. Ở địa phương ta đang sống gọi là bố. Hai từ này có hình thức ngữ âm khác nhau nhưng xét về nghĩa thì hoàn toàn giống nhau. Đó là các từ đồng nghĩa.
?TB: Hãy tìm những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương khác?
 HS: Thảo luận nhóm và điền vào cột thứ tư của bảng từ các từ ngữ ở địa phương khác nghĩa tương đương từ ngữ toàn dân.Cử đại diện trình bày.
?TB: Hãy đối chiếu so sánh từ ngữ chỉ mối quan hệ ruột thịt ở một số địa phương khác mà em đã tìm được với từ ngữ toàn dân?
HS: Cùng chỉ mối quan hệ ruột thịt, mỗi địa phương có cách gọi riêng. Mặc dù hình thức ngữ âm của các từ khác nhau nhưng ý nghĩa của các từ này hoàn toàn giống nhau. Như vậy, từ ngữ địa phương là những từ ngữ thường được dùng ở một vùng miền nào đó trên lãnh thổ Việt Nam. Nó có một số khác biệt về ngữ âm và từ vựng so với từ ngữ toàn dân. Nhưng vẫn có thể hiểu được trên cơ sở đối chiếu với từ toàn dân.
GV: Trong thực tế có rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã thành công khi sử dụng từ ngữ địa phương trong sáng tác văn chương ví dụ: Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Tố Hữu,
 II. LUYỆN TẬP (15’) 
?TB: Tìm một số câu thơ, ca dao có dùng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích ở địa phương em và địa phương khác?
- U ốm nằm nhà
Không ra đồng được
U đắp kín chăn
Mặt quay vào vách...
 (Mẹ ốm - Trần Đăng Khoa)
- Và má Nam Bộ muôn đời vẫn chờ tôi.
Má ngước đầu lên má biểu: “Thằng Hai”
 (Xuân Diệu)
- Tía là tía em
Tía đi tiền tuyến
Đánh giặc chạy re...
 ( Cần Thơ)
- Xảy cha còn chú
 Xảy mẹ bú dì
 (Tục ngữ)
- O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu.
 (Tố Hữu)
- Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi: Dừa có tự bao giờ.
 (Lê Anh Xuân)
- Ai về thăm mẹ quê ta,
Chiều nay, có đứa con xa nhớ thầm
Bầm ơi! Có rét không bầm?
Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn.
(Tố Hữu)
- Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương,
Cô yêu em vô hạn dạy dỗ em ngày tháng.
Em yêu biết bao nhiêu mẹ của em ở trường.
(Hữu Phước)
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	?: Phân biệt từ toàn dân và từ địa phương? Lấy ví dụ?
	HS: Từ ngữ toàn dân là từ ngữ văn hoá chuẩn mực được sử dụng rộng rãi trong cả nước. Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số địa phương) nhất định.
	Ví dụ: tía, má (từ địa phương vùng Nam Bộ) tương đương với cha, mẹ (từ ngữ toàn dân).
d) Hướng dẫn học ở nhà (1’):
- Xem lại bảng từ đã lập. Tìm một số từ địa phương được sử dụng trong một số tác phẩm văn học đã học, đã đọc.
- Soạn Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Yêu cầu về nhà: Đọc kĩ bài văn Món quà sinh nhật, đọc kĩ các câu hỏi trong mục I và trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 31 bai 8.doc