Giáo án Ngữ văn 8 tiết 84 bài 23: Tập làm văn: Ôn tập văn bản thuyết minh

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 84 bài 23: Tập làm văn: Ôn tập văn bản thuyết minh

TIẾT 84 TẬP LÀM VĂN

ÔN TẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Ôn lại khái niệm và toàn bộ kiến thức về văn bản thuyết minh và nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh.

 b) Về kĩ năng: Có kĩ năng, tư duy chuẩn bị cho bài viết số 5.

 c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc để lĩnh hội kiến thức vận dụng vào tạo lập văn bản thuyết minh theo đúng yêu cầu.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV và theo câu hỏi SGK.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 84 bài 23: Tập làm văn: Ôn tập văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 84 TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Ôn lại khái niệm và toàn bộ kiến thức về văn bản thuyết minh và nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh.
	b) Về kĩ năng: Có kĩ năng, tư duy chuẩn bị cho bài viết số 5.
	c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc để lĩnh hội kiến thức vận dụng vào tạo lập văn bản thuyết minh theo đúng yêu cầu.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV và theo câu hỏi SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình tiết ôn tập.
	* Vào bài (1’): Các em đã nắm được đăc điểm, phương pháp, cách làm một số dạng bài văn thuyết minh, để giúp các em ôn lại khái niệm và nắm chắc cách làm kiểu văn bản này, cô trò ta cùng đi ôn tập.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT (20’)
	1. Vai trò, tác dụng của văn bản thuyết minh trong đời sống (4’)
	?KH: Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống?
	HS: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhu cầu hiểu biết của con người là không thể thiếu được. Văn bản thuyết minh đáp ứng yêu cầu đó và đem đến cho con người những tri thức xác thực về bản chất của sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.
	Ghi: Văn bản thuyết minh đem đến cho con người những tri thức xác thực về bản chất của sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.	
	2. Điểm khác biệt giữa văn bản thuyết minh với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận (8’)
	?G: Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?
	Ghi:- Văn bản tự sự: kể lại sự việc, câu chuyện đã xảy ra.
	- Văn bản miêu tả: tả lại cảnh vật, con người, hành động,
	- Văn bản biểu cảm: bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết.
	=> Cả ba kiểu văn bản trên đều có mục đích làm cho người đọc, người nghe cảm là chủ yếu.
	- Văn bản nghị luận: trình bày luận điểm bằng lập luận => giúp người đọc, người nghe hiểu luận điểm.
	- Văn bản thuyết minh: giới thiệu sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội giúp người đọc, người nghe hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng.
	GV: Như vậy, văn bản thuyết minh mang nội dung khoa học để đạt được mục đích hiểu là chủ yếu chứ không phải cảm như tự sự, miêu tả, biểu cảm. Văn bản nghị luận cũng nhằm mục đích hiểu là chủ yếu nhưng là hiểu luận điểm qua lập luận chứ không phải hiểu bản chất của sự vật và hiện tượng như văn bản thuyết minh.
	3. Những yêu cầu để làm tốt bài văn thuyết minh (5’)
	?KH: Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì?
	Ghi: - Người viết phải có tri thức về đối tượng được thuyết minh tức là biết quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh và nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
	- Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật được bản chất, đặc trưng của đối tượng thuyết minh.
	4. Những phương pháp thuyết minh thường được chú ý vận dụng (3’)
	?TB: Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng?
	Ghi:- Những phương pháp thuyết minh thường được vận dụng là: phương pháp nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại.
	II. LUYỆN TẬP (21’)
	1. Bài 1 (T. 35)
	GV: Gọi HS đọc 4 đề bài trong bài 1.
	?: Nêu nhận xét của em về 4 đề bài trên?
	HS: 4 đề bài trên đều thuộc văn thuyết minh nhưng là 4 kiểu bài thuyết minh khác nhau. Đề a: thuyết minh về một đồ dùng. Đề b thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. Đề c thuyết minh về một thể loại văn học. Đề d thuyết minh về một phương pháp cách làm.
	?: Hãy nêu cách lập ý và lập dàn bài đối với 4 đề bài trên?
	GV: Chia lớp làm 4 nhóm mỗi nhóm làm 1 đề bài. Sau đó, gọi các nhóm trình bày kết quả.
	Nhóm 1 đề a: đề a cần sử dụng tri thức về chính đồ dùng đó như là: chất liệu, cấu tạo các bộ phận, giá trị sử dụng, cách bảo quản. Sau đó, lập dàn ý thuyết minh theo trình tự sau:
	a) Mở bài: Giới thiệu đồ dùng.
	b) Thân bài:
	- Đặc điểm, cấu tạo của đồ dùng.
	- Cách dùng, giá trị sử dụng.
	- Cách bảo quản.
	c) Kết bài: Cảm nghĩ về đồ dùng đó.
	Nhóm 2 đề b: giới thiệu một danh lam thắng cảnh cần sử dụng tri thức: địa lí, lịch sử, kiến trúc quần thể hoặc kiến trúc xây dựng, kiến thức văn hóa xã hội. Sau đó, thuyết minh theo trình tự sau:
	a) Mở bài: Giới thiệu khái quát danh lam thắng cảnh của quê hương.
	b) Thân bài:
	- Vị trí địa lí của thắng cảnh.
	- Thắng cảnh được phát hiện khi nào?
	- Thắng cảnh có những bộ phận nào? (lần lượt giới thiệu, mô tả từng phần).
	c) Kết bài: Vị trí của thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người quê hương em.
Nhóm 3 đề c: thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học phải sử dụng tri thức về đặc điểm của thể loại đó (đặc điểm bố cục, kết cấu, ngôn từ, nhân vật,.) thuyết minh theo trình tự sau:
	a) Mở bài: Giới thiệu thể loại văn học.
	b) Thân bài: Thuyết minh đặc điểm của thể loại văn học đó.
	c) Kết bài: Nêu cảm nhận chung về thể loại văn học đó.
	Nhóm 4 đề d: thuyết minh về một phương pháp cách làm cần sử dụng tri thức về đối tượng trên các mặt nguyên liệu – cách làm – yêu cầu thành phẩm và thuyết minh theo trình tự sau:
	a) Mở bài: Giới thiệu một phương pháp cách làm sẽ thuyết minh.
	b) Thân bài: 
	- Nguyên vật liệu.
	- Cách làm.
	- Yêu cầu thành phẩm.
	c) Kết bài: Cảm nghĩ về cách làm đó.
	GV: Yêu cầu HS viết một đoạn văn giới thiệu đặc điểm cấu tạo của đồ dùng trong sinh hoạt. Sau đó, gọi HS đọc bài, GV nhận xét, uốn nắn.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	GV: So sánh điểm khác biệt giữa văn bản thuyết minh với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận để học sinh nắm bắt. Văn bản thuyết minh mang nội dung khoa học để đạt được mục đích hiểu là chủ yếu chứ không phải cảm như tự sự, miêu tả, biểu cảm. Văn bản nghị luận cũng nhằm mục đích hiểu là chủ yếu nhưng là hiểu luận điểm qua lập luận chứ không phải hiểu bản chất của sự vật và hiện tượng như văn bản thuyết minh.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn bản thuyết minh, các kiểu bài thuyết minh.
	- Làm bài tập số 2 (T. 36).
	- Tiết tới soạn Ngắm trăng, Đi đường. Yêu cầu: Đọc kĩ hai văn bản (cả phần phiên âm, dịch nghĩa), đọc kĩ phần chú thích *, đọc kĩ các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản sau đó trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 84 bai 23.doc