Giáo án Ngữ văn 8 tiết 83 bài 23: Tập làm văn: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 83 bài 23: Tập làm văn: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

TIẾT 83 TẬP LÀM VĂN

THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Biết cách giới thiệu về một danh lam thắng cảnh

 b) Về kĩ năng: Rèn luyện phương pháp, kĩ năng làm văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.

 c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc để vận dụng vào tạo lập văn bản.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, vở bài tập – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo SGK và hướng dẫn của GV.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 83 bài 23: Tập làm văn: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 83 TẬP LÀM VĂN
THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Biết cách giới thiệu về một danh lam thắng cảnh
	b) Về kĩ năng: Rèn luyện phương pháp, kĩ năng làm văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
	c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc để vận dụng vào tạo lập văn bản.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, vở bài tập – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo SGK và hướng dẫn của GV.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Nêu yêu cầu, cách viết bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm)?
	Đáp án: - Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó. (3.5 điểm) 
	- Khi thuyết minh, cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự, làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó. (4.5 điểm)
	- Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng. (2 điểm)
	* Vào bài (1’): Các em đã được học các kiểu bài thuyết minh về một thứ đồ dùng, một thể loại văn học, một phương pháp cách làm, tiết học này, ta tiếp tục đi tìm hiểu dạng bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. GIỚI THIỆU MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH (23’)
	1. Ví dụ
	Văn bản: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
	GV: Gọi HS đọc bài văn SGK. T. 33.
	?TB: Bài văn giới thiệu với chúng ta những đối nào?
	HS: Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
	GV: Đây là những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước ta.
	?KG: Bài viết cho chúng ta biết những gì về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn?
	HS: Cung cấp nhiều tri thức về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên các mặt: lịch sử, xây dựng kiến trúc, văn hóa, xã hội.
	Tri thức về lịch sử: cung cấp những hiểu biết về quá trình hình thành một loạt tên gọi của hồ Hoàn Kiếm (tên gọi gắn với màu nước, với sự tích Lê Lợi trả gươm, gắn với việc tập luyện thủy quân); cung cấp những kiến thức về sự hình thành của đền Ngọc Sơn gắn với các vị vua chúa, gắn với các vị thánh của dân tộc.
	Tri thức về xây dựng và kiến trúc cung cấp những hiểu biết về các công trình xây dựng: Điếu Đài, cung Khánh Thụy, chùa Ngọc Sơn, kiến trúc toàn cảnh đền Ngọc Sơn và các công trình xung quanh đền.
	Tri thức về văn hóa, xã hội biểu hiện ở ý nghĩa của các công trình được xây dựng (Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn), ở việc thờ hai vị thánh trong đền, ở việc ngày nay quanh bờ hồ đã chở thành nơi tổ chức một số lễ hội vui và quan trọng của dân tộc, là nơi dạo chơi ngày hè của nhân dân thủ đô.
	?KH: Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy, cần có những kiến thức gì?
	HS: Cần có kiến thức nhiều mặt liên quan tới danh lam đó như: lịch sử, địa lí, kiến trúc, văn hóa, xã hội. Những kiến thức đó phải chính xác, đáng tin cậy, có giá trị khoa học.
	?TB: Làm thế nào để có kiến thức về một danh lam thắng cảnh?
	HS: Phải tìm hiểu nghiên cứu trên thực địa, phải đọc sách, tra cứu tài liệu viết về danh lam thắng cảnh đó, trao đổi với người hiểu biết về nơi ấy.
	?KG: Bài viết được sắp xếp theo bố cục, thứ tự nào? Theo em, bài này có thiếu sót gì về bố cục?
	HS: Bài viết được sắp xếp theo bố cục ba phần: Hồ Hoàn Kiếm; đền Ngọc Sơn cùng các công trình kiến trúc xung quanh hồ; khu vực bờ hồ ngày nay. Nhìn trên tổng thể, bài viết được kể lại theo thứ tự thời gian; đối với từng công trình được kể theo thứ tự các bộ phận (hoặc thứ tự không gian). Nếu xem đoạn ba như phần Kết bài, thì bài này thiếu phần Mở bài (phần giới thiệu khái quát đối tượng được thuyết minh).
	?KG: Theo em, về nội dung bài thuyết minh trên còn thiếu những gì?
	HS: Thiếu miêu tả vị trí, độ rộng hẹp của hồ, vị trí của Tháp Rùa, của đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, thiếu miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước xanh, hiện tượng thỉnh thoảng rùa nổi lên Nội dung bài viết do vậy còn khô khan.)
	?TB: Phương pháp thuyết minh được sử dụng trong bài viết này là gì?
	HS: Bài viết sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh như: phương pháp giải thích (tên hồ), phương pháp liệt kê (kể các bộ phận), phương pháp phân loại, phân tích,
	?KH: Qua tìm hiểu ví dụ, em thấy muốn viết được bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh người viết cần phải làm những gì? Nêu đặc điểm bố cục và những yêu cầu của kiểu bài này?
	2. Bài học
	Ghi: - Muốn viết bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh thì tốt nhất phải đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy.
	- Bài giới thiệu nên có bố cục đủ ba phần. Lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn; tuy nhiên, bài giới thiệu phải dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp.
	- Lời văn cần chính xác và biểu cảm.
	GV: Gọi HS đọc to ghi nhớ SGK. T. 34.
	II. LUYỆN TẬP (15’)
	1. Bài 1 (T. 35)
	?: Theo em, giới thiệu một thắng cảnh thì phải chú ý tới những gì?
	- Vị trí địa lí của thắng cảnh nằm ở đâu.
	- Thắng cảnh có những bộ phận nào? (lần lượt giới thiệu, mô tả từng phần).
	- Vị trí của thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người.
	- Yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh rất cần thiết nhưng chỉ có tác dụng khơi gợi, không được làm lu mờ tri thức chính xác về đối tượng.
	?: Lập lại bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn một cách hợp lí?
	a) Mở bài: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn là di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta ngay giữa Thủ đô Hà Nội.
	b) Thân bài:
	- Hồ Hoàn Kiếm và sự tích vua Lê Lợi trả gươm thần.
	- Các công trình kiến trúc xung quanh hồ: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút.
	c) Kết bài: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trở thành nơi tụ hội văn hóa của nhân dân Thủ đô và cả nước trong những dịp lễ tế, Quốc khánh hàng năm.
	2. Bài 2 (T. 35)
	?: Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp thứ tự giới thiệu như thế nào? Hãy ghi ra giấy?
	- Giới thiệu vị trí địa lí của hồ và đền.
	- Giới thiệu khái quát toàn cảnh hồ và đền.
	- Giới thiệu từ ngoài vào trong
	+ Giới thiệu hồ - Tháp Bút – Đài Nghiên – Cầu Thê Húc – Đền Ngọc Sơn – Các bộ phận của đền,
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	GV: Cho HS đọc lại bài văn Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3, 4 (T. 35).
	- Tiết tới chuẩn bị bài Ôn tập về văn bản thuyết minh. Yêu cầu:
	+ Đọc, trả lời các câu hỏi trong mục I.
	+ Đọc, và làm trước các bài tập trong mục II.
	+ Đọc một số bài văn mẫu về các kiểu bài thuyết minh sau: về một đồ dùng, về một thể loại văn học, về một phương pháp cách làm, về một danh lam thắng cảnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 83 bai 23.doc