Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong môn Vật lý lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong môn Vật lý lớp 6

A. MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Phương pháp dạy- học là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình dạy - học. Theo xu hướng đổi mới phương pháp dạy - học hiện nay, người ta nhấn mạnh vai trò tích cực, chủ động của người học, nhưng cũng không phủ nhận chức năng tổ chức, chức năng thiết kế của người dạy. Phải thừa nhận rằng, quá trình dạy và quá trình học có mối quan hệ hữu cơ. Tuy nhiên, cách dạy vẫn chỉ đạo cách học, vẫn quyết định tính chất và hiệu quả của việc học.

 Trước sự bùng nổ về thông tin khoa học của loài người trên thế giới đòi hỏi giáo dục nước ta phải nhanh chóng tiến kịp các nước trên thế giới. Ngành giáo dục và đào tạo của nước ta phải đào tạo được những con người năng động tự chủ, sáng tạo, nắm bắt và sử dụng thành thạo những công nghệ hiện đại của khoa học kỹ thuật.

 Nghị quyết trung ương đã chỉ rõ “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 3183Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong môn Vật lý lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN ĐỪNG
 @&?
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIẢI PHÁP 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG 
THIẾT BỊ DẠY HỌC 
TRONG MÔN VẬT LÝ LỚP 6
Giáo viên: Huỳnh Thị Thu Thủy
 Năm học : 2011- 2012
A. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Phương pháp dạy- học là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình dạy - học. Theo xu hướng đổi mới phương pháp dạy - học hiện nay, người ta nhấn mạnh vai trò tích cực, chủ động của người học, nhưng cũng không phủ nhận chức năng tổ chức, chức năng thiết kế của người dạy. Phải thừa nhận rằng, quá trình dạy và quá trình học có mối quan hệ hữu cơ. Tuy nhiên, cách dạy vẫn chỉ đạo cách học, vẫn quyết định tính chất và hiệu quả của việc học.
 Trước sự bùng nổ về thông tin khoa học của loài người trên thế giới đòi hỏi giáo dục nước ta phải nhanh chóng tiến kịp các nước trên thế giới. Ngành giáo dục và đào tạo của nước ta phải đào tạo được những con người năng động tự chủ, sáng tạo, nắm bắt và sử dụng thành thạo những công nghệ hiện đại của khoa học kỹ thuật. 
 Nghị quyết trung ương đã chỉ rõ “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. 
 Ngày nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền thông tin khoa học kỹ thuật , việc cung cấp cho học sinh ngày càng nhiều kiến thức nhưng thời gian dành cho mỗi tiết học không thay đổi. Để theo kịp sự phát triển của xã hội và cung cấp cho học sinh những kiến thức mới nhất, đầy đủ nhất trong một thời gian có hạn, việc đổi mới phương pháp dạy học luôn được nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy, việc dạy học nói chung và dạy môn vật lí THCS nói riêng đã có sự đổi mới nhiều về phương pháp. Những phương pháp dạy học kích thích sự tìm tòi, đòi hỏi sự tư duy của học sinh được đặc biệt chú ý. Song song với việc dạy học thực sự đổi mới, thì việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học như thế nào cho có hiệu quả là hết sức cần thiết. Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức tiết học trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên và học sinh thực hiện mục tiêu dạy học. Hơn nữa, thiết bị đồ dùng dạy học tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động mọi năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiển, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành. Thiết bị và đồ dùng dạy học là vật chất hữu hình tưởng như là vô tri, vô giác. Nhưng dưới sự điều khiển của người giáo viên, thiết bị đồ dùng dạy học thể hiện khả năng sư phạm của nó: làm cho tốc độ truyền thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học sinh động hiệu quả hơn.
 Nếu việc “dạy chay, dạy suông” làm cho người học thụ động không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo thì sự hỗ trợ đắc lực của thiết bị sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học, làm cho hai nhân tố này gắn kết với nhau trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, phương pháp đào tạo và làm cho chất lượng giảng dạy và học tập được nâng cao.
 Tóm lại thiết bị dạy học là phương tiện, là điều kiện vật chất để đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS nói chung và môn Vật lý 6 nói riêng. Vì thế sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học như thế nào đó là vấn đề cần được giải quyết.
 2. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Kiểm điểm lại những việc đã làm được qua việc sử dụng thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng, hiệu quả của giờ lên lớp và rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo, đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 
 2.1. Nhóm các phương pháp lí luận:
 - Phân tích và tổng hợp tài liệu.
 - Phân loại và hệ thống hóa lí thuyết.
 Nhằm xây dựng cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiển:
 - Phương pháp điều tra..
 - Phương pháp quan sát sư phạm.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
 Nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng về hiệu quả việc sử dụng thiết bị dạy học trong môn Vật lý lớp 6 ở trường THCS Nguyễn Văn Đừng.
 2.3. Phương pháp thống kê toán học:
 Nhằm xử lí kết quả nghiên cứu.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Giáo viên bộ môn Vật lý cùng trường.
 Học sinh lớp 6 trường THCS Nguyễn Văn Đừng.
4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
 Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong môn Vật lý lớp 6 ở trường THCS Nguyễn Văn Đừng.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC TRONG MÔN VẬT LÝ 6
 1.1 - Cơ sở lý luận:
 Vấn đề quan trọng quyết định đến hiệu quả giảng dạy, góp phần đắc lực cho người giáo viên khi truyền thụ kiến thức cho học sinh sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến tư duy sáng tạo của học sinh. Giá trị lớn nhất của phương tiện dạy học nằm ở sự tác động của chúng tới các giác quan học sinh, nhất là thị giác và thính giác.
 Sự cần thiết hỗ trợ đắc lực của phương tiện dạy học, nhất là các thiết bị thí nghiệm thực hành trong các giờ học không chỉ mang lại hiệu quả cao cho các hoạt động dạy học mà nó còn kích thích trí tò mò, lòng ham hiểu biết tham vọng khám phá khoa học, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua đó, sẽ làm cho không khí giờ học sôi nổi, vui vẻ, hào hứng, thoải mái hơn và chất lượng giờ học sẽ được nâng cao. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng hoặc sử dụng không đúng lúc, không đúng chỗ, không đúng mục đích, không hợp lý thì các phương tiện dạy học sẽ có tác dụng ngược trở lại, làm phân tán quá trình học tập của học sinh. Nếu thực hiện không thành công thì các thí nghiệm sẽ trở thành phản khoa học, làm mất lòng tin với học sinh và gây khó khăn cho với giáo viên.
 Việc sử dụng thiết bị dạy học môn Vật lý 6 là vấn đề rất cần thiết trong quá trình dạy học môn Vật lý 6. Bời vì, đặc thù của môn Vật lý là một khoa học thực nghiệm, các tri thức khoa học được rút ra từ việc quan sát các hiện tượng, thu thập thông tin và làm thí nghiệm để khẳng định sự đúng đắn của tri thức khoa học. Để đạt được kết quả đó thì giáo viên phải khai thác triệt để, kỹ năng sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học hiện có và phải năng động, sáng tạo làm thêm các thiết bị cần thiết để bài giảng thêm phong phú, sinh động, cuốn hút gây hứng thú, đạt hiệu quả cao về chất lượng, đảm bảo về nội dung, chương trình, mục tiêu giáo dục.
1.2 - Cơ sở thực tiễn:
 Chỉ thị 40-CT/TƯ về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục ghi rõ:“ Đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lí thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học ”
 Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ:“ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” ( Điều 24, chương 2, luật giáo dục) 
 Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở là: “ Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động ”.
 CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC 
TRONG MÔN VẬT LÝ 6 CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VĂN ĐỪNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
 2.1 –Đặc điểm của trường THCS Nguyễn Văn Đừng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
 2.1.1 – Những thuận lợi cơ bản: 
 - Trường được sự quan tâm của các ngành các cấp, tổ chức dạy học theo phòng học bộ môn, song cơ sở vật chất vẫn còn khó khăn, đồ dùng dạy học còn thiếu...
 - Hầu như các bài cần sử dụng thiết bị dạy học đều có hình vẽ hướng dẫn của sách giáo khoa, học sinh phải quan sát nghiên cứu và lắp đặt thí nghiệm theo yêu cầu của mô hình.
 2.1.2 – Những khó khăn cơ bản: 
 - Học sinh lớp 6 mới làm quen trong việc sử dụng thiết bị môn Vật lý. Tuy nhiên, số lượng thiết bị còn ít nên mỗi nhóm học sinh khoảng từ 6-7 em / bộ nên còn những học sinh chưa được trực tiếp làm thí nghiệm.
 - Mặc dù môn Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm nhưng vẫn còn một vài học sinh chưa quan tâm đến việc làm thí nghiệm, rất ngại làm thí nghiệm. 
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC TRONG MÔN VẬT LÝ.
 Từ những điều nói trên tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm, giải pháp nhằm giúp cho giáo viên “ sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học trong môn Vật lí 6”
 Muốn sử dụng có hiệu quả thiết bị đồ dùng dạy học phải phụ thuộc vào các yếu tố sau:
 3.1. Sự quan tâm đầu tư của nhà trường
 Tăng cường công tác quản lí của nhà trường. Ngay từ đầu năm học nhà trường bố trí giáo viên phụ trách phòng học bộ môn có thời gian làm việc phù hợp, tạo điều kiện cho giáo viên mượn - trả và kiểm kê - bổ sung các thiết bị còn thiếu. Vì vậy giáo viên mới có thể chủ động trong việc sử dụng cũng như có kế hoạch tự làm các thiết bị và đồ dùng dạy học còn thiếu. Trường có tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về dạy - học ở phòng học bộ môn.
 Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao việc sử dụng thiết bị của giáo viên, thường xuyên thăm lớp dự giờ, góp ý cùng tổ chuyên môn về những chuyên đề sử dụng thiết bị dạy học sao cho có hiệu quả cao nhất.
 3.2. Khai thác có hiệu quả đồ dùng dạy học sẵn có và thường hướng dẫn học sinh làm đồ dùng, mẫu vật.
 3.2.1. Đối với kiểu bài học có thí nghiệm: 
 Nhận thức về vai trò, tác dụng của đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học.
 Tìm hiểu cấu tạo đồ dùng dạy học thuộc môn- khối lớp mà mình phụ trách, về phạm vi sử dụng của mỗi đồ dùng dạy học trong các tiết dạy.
 Nắm các thao tác kỹ thuật khi sử dụng đồ dùng dạy học theo dụng ý sư 
phạm của bài dạy( thời điểm dùng, thứ tự thao tác trong trong khi dùng...)
 Biết xử lí kết quả thu được từ thí nghiệm.
 Bản thân giáo viên tự làm và cải tiến đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh làm bình chia độ, mang mẫu vật như đinh ốc, hòn sỏi, lò xo, thước,  để phục vụ cho việc dạy và học.
 Giáo viên phải có sự chuẩn bị các đồ dùng trước khi lên lớp: Kiểm tra độ chính xác của thiết bị, sử dụng thiết bị đúng mục đích, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức. Định hướng các bước thí nghiệm giúp học sinh nắm được các bước thí nghiệm một cách dễ dàng nhất. Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và các hoạt động trên lớp khi sử dụng thiết bị dạy học.
 Ví dụ:	 
Bài 14
MẶT PHẲNG NGHIÊNG
HOẠT ĐỘNG HS
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
* Học sinh làm thí nghiệm để thu thập số liệu.
 -Quan sát hướng dẫn của giáo viên.
 -Làm thí nghiệm theo các bước ghi trên bảng.
-Nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm 
-Ghi báo cáo kết quả thí nghiệm lên bảng.
-Nhận xét kết quả.
* Rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm.
-F1, F2, F3 nhỏ hơn P
-Được lợi về lực.
-Rút ra kết luận thứ 1.
-Độ nghiêng càng ít thì lực kéo càng nhỏ.
-Kê càng ít dốc.
-Rút ra kết luận thứ 2.
-Ghi vào vở.
-Giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng hoặc tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
-Rút ra kết luận chung
-Giới thiệu dụng cụ, hướng dẫn cách lắp và tiến hành thí nghiệm.
-Ghi tóm tắt các bước thí nghiệm trên bảng.
+ B1: Đo P
+ B2: Đo lực kéo F1 (lực kéo vật bằng mặt phẳng nghiêng lên độ cao 20cm)
+ B3: Đo lực kéo F2 (lực kéo vật bằng mặt phẳng nghiêng lên độ cao 15cm)
+ B4: Đo lực kéo F3 (lực kéo vật bằng mặt phẳng nghiêng lên độ cao 10cm)
-Phát dụng cụ cho các nhóm thí nghiệm và quan sát chỉnh lí cho học sinh khi thí nghiệm.
-Treo bảng kết quả thí nghiệm các nhóm lên bảng.
-Khi các nhóm làm xong yêu cầu đại diện ghi kết quả vào bảng phụ.
-Sau đó gọi hs nhận xét, gv chỉnh lí để thống nhất kết quả.
-Yêu cầu hs quan sát bảng kết quả TN để trả lời câu hỏi sau:
1/Hãy so sánh giá trị của F1, F2, F3 với P ?
2/Dùng mặt phẳng nghiêng trong trường hợp này cho ta lợi gì?
-Từ đó yêu cầu hs rút ra kết luận.
-Sau đó gv hỏi:
3/Hãy so sánh lực kéo vật F1, F2, F3 ở những độ nghiêng khác nhau?
4/Kê mặt phẳng nghiêng như thế nào thì lực kéo càng giảm?
-Qua đó yêu cầu hs rút ra kết luận thứ 2.
-Sau đó chốt lại và cho hs ghi vào vở. Gv hỏi:
5/Trong mặt phẳng nghiêng ở thí nghiệm trên em làm giảm độ nghiêng bằng cách nào?
-Gọi 1 vài hs nêu lại 2 kết luận.
 3.2.2. Đối với kiểu bài thực hành
 Giáo viên phải chuẩn bị các thiết bị thực hành, hướng dẫn, chia nhóm và chuẩn bị mẫu báo cáo.
       - Lắp ráp và tập sử dụng những thiết bị dạy học khó, phức tạp.
       - Dạy thử các bài học có sử dụng thiết bị dạy học đồng loạt, khó sử dụng. 
 - Sửa chữa hoặc làm bổ sung những bộ phận, thiết bị hư hỏng.
   Tổ chức các đợt dạy thao giảng, dạy mẫu, để đúc rút kinh nghiệm trong nhóm, tổ chuyên môn.
   Tổ chức phong trào: giáo viên, học sinh làm các thiết bị dạy học đơn giản, phù hợp với điều kiện, tình hình của nhà trường. 
 Ví dụ: 
Bài 23
THỰC HÀNH: ĐO NHIỆT ĐỘ
I
HOẠT ĐỘNG HS
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
* Ổn định, kiểm tra công việc chuẩn bị ở nhà của học sinh.
-Thực hiện những yêu cầu kiểm tra của GV.
-Chia nhóm.
* Đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế.
-Nhận dụng cụ.
-Quan sát nhiệt kế và trả lời câu hỏi.
-Trình bày kết quả mà nhóm đã thực hiện.
-Nhận xét.
-Đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế
-Nhận thông tin
-Đọc kết quả đo được
*Thí nghiệm về sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình đun nước.
-Quan sát HD của GV
-Quan sát nhiệt kế
-Quan sát đọc kết quả ghi vào báo cáo.
-GV tiến hành kiểm tra công việc chuẩn bị ở nhà của hs.
-GV chia nhóm, nêu mục đích thí nghiệm và các qui tắc an toàn khi thực hành.
-Phát dụng cụ nhiệt kế cho các nhóm, yêu cầu hs quan sát tìm hiểu trả lời C1 đến C5 SGK.
-Gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
-Sau đó gọi hs nhận xét gv chỉnh lí để thống nhất kết quả với lớp.
-HD cho hs tiến hành đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế.
-Lưu ý hs trước khi đo cần vẫy cho chất lỏng trong ống tụt xuống và phải đặt bầu nhiệt kế tiếp xúc với cơ thể khoảng 4’ đến 5’.
-HD cho hs cách cầm nhiệt kế để đọc kết quả chính xác.
-Giới thiệu các bước tiến hành thí nghiệm và TN này cho hs cả lớp quan sát cùng đọc kết quả với gv.
-Cho hs quan sát nhiệt kế để trả lời các câu từ C6 đến C9.
-GV cùng tiến hành TN, yêu cầu hs quan sát, đọc kết quả và ghi vào mục báo cáo thực hành.
 3.3. Nâng cao kỹ năng sử dụng thiết bị của giáo viên
 Xuất phát từ thực tế khi nghiên cứu kỹ các bộ đồ dùng thấy được một số hạn chế và những bất hợp lí còn tồn tại. Hơn nữa, hiện nay việc nâng cao kỹ năng sử dụng thiết bị góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì thế, việc tổ chức, cải tiến và tự làm đồ dùng dạy học sẽ hình thành cho giáo viên kỹ năng chuẩn bị và thực hiện các thao tác thí nghiệm.
 Ví dụ: Trong bài “ Sự nở vì nhiệt của chất rắn” có làm thí nghiệm kiểm chứng: quả cầu bằng kim loại đang nóng vẫn có thể lọt qua vòng kim loại đang nguội. Vì thế, ta phải nung nóng vòng kim loại sao cho nóng đều, thì kết quả mới thành công. Lưu ý vị trí đặt vật vào ngọn lửa đèn cồn sao cho vật mau nóng (chỉ sử dụng ngọn lửa phía trên).
 3.4. Xây dựng cho học sinh thói quen và kỹ năng sử dụng thiết bị
 Trước tiên các em cần có lòng yêu thích say mê với khoa học Vật lý, yêu thích tìm tòi khám phá các kiến thức Vật lý, có động cơ thái độ học tập đúng đắn để hình thành cho được một phương pháp học tập đúng đắn đặc trưng của môn Vật lý, có thói quen và kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ hoặc làm các thiết bị phục vụ cho việc học tập của mình. 
 Ví dụ: Thao tác lắp giá thí nghiệm, sử dụng lực kế để đo và đọc kết quả, làm thí nghiệm đốt nóng băng kép đồng – thép, 
CHƯƠNG 4:
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
 4.1. Làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn về đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Vật lý 6.
 4.2. Học sinh rất thích làm thí nghiệm qua dụng cụ trực quan, tổ chức học theo nhóm.
 4.3 Việc tổ chức dạy học theo nhóm sẽ rất thuận lợi, ít tốn thời gian.
 4.4 Một số kết quả đạt được:
 - Chất lượng giảng dạy môn Vật lý 6 ở Trường THCS Nguyễn Văn Đừng trong thời gian gần đây tăng lên. Cụ thể là: 
ĐIỂM THÁNG 9+10 - NĂM HỌC 2011-2012
 MÔN: LÝ 6
LỚP
TSHS
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
 6A1
40
15
37.5
11
27.5
10
25
4
10
0
0
 6A2
38
21
55.26
2
5.26
7
18.42
8
21.05
0
0
 6A3
38
17
44.74
9
23.68
8
21.05
4
10.53
0
0
 6A4
40
12
30
8
20
16
40
4
10
0
0
Cả khối 
156
65
41.7
30
19.2
41
26.3
20
12.8
0
0
ĐIỂM THÁNG 11 – NĂM HỌC 2011-2012
 MÔN: LÝ 6
LỚP
TSHS
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
 6A1
40
12
30
11
27.5
11
27.5
6
15
0
0
 6A2
38
10
26.32
13
34.21
10
26.32
5
13.16
0
0
 6A3
38
8
21.05
13
34.21
11
28.95
6
15.79
0
0
 6A4
40
10
25
9
22.5
16
40
5
12.5
0
0
Cả khối 
156
40
25.6
46
29.5
48
30.8
22
14.1
0
0
ĐIỂM THÁNG 12- NĂM HỌC 2011-2012
 MÔN: LÝ 6
LỚP
TSHS
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
 6A1
40
18
45
11
27.5
11
27.5
0
0
0
0
 6A2
38
14
36.84
13
34.21
11
28.95
0
0
0
0
 6A3
38
14
36.84
17
44.74
7
18.42
0
0
0
0
 6A4
40
11
27.5
18
45
11
27.5
0
0
0
0
Cả khối 
156
57
36.5
59
37.8
40
25.6
0
0
0
0
ĐIỂM TBM HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2011-2012
 MÔN: LÝ 6
LỚP
TSHS
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
 6A1
40
7
17.5
16
40
14
35
3
7.5
0
0
 6A2
38
8
21.05
13
34.21
14
36.84
3
7.89
0
0
 6A3
38
6
15.79
12
31.58
16
42.11
4
10.53
0
0
 6A4
40
6
15
12
30
18
45
4
10
0
0
Cả khối 
156
27
17.3
53
34
62
39.7
14
9.0
0
0
 - Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi thấy việc sử dụng thiết bị dạy học trong môn Vật lý 6 đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị bài thật chu đáo, cẩn thận, phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị dạy học cần thiết, phải làm trước các thí nghiệm sao cho đạt kết quả như mong muốn. Từ đó sẽ tạo được lòng tin đối với học sinh qua các thí nghiệm Vật lý và cuốn hút các em yêu thích môn học hơn. Mặt khác, sẽ gây được hứng thú học tập đối với học sinh, kích thích trí tò mò ham hiểu biết muốn khám phá khoa học.
C. KẾT LUẬN
 1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Sử dụng có hiệu có hiệu quả thiết bị dạy học có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, là khâu có tính quyết định đến hiệu quả của quá trình đổi mới. Việc sử dụng thiết bị Vật lý 6 được tiến hành thường xuyên, liên tục, có hiệu quả sẽ tạo cho học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích cực sáng tạo, rèn kỹ năng thực hành trong suốt quá trình học tập môn Vật lý ở các lớp tiếp theo. Thông qua các thao tác thực hành học sinh sẽ rút ra được kết luận của bài học, vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng, giải bài tập Vật lý. Từ đó sẽ xóa bỏ tâm lý lo sợ làm thí nghiệm, xem môn học Vật lý là một môn học có ý nghĩa quan trọng và gần gũi đời sống hằng ngày.
 2. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
 Đề tài đã áp dụng có hiệu quả trong đơn vị, cụ thể là lớp 6 trường THCS Nguyễn Văn Đừng và có thể áp dụng rộng rãi cho môn Lý 7; 8; 9 và thực hiện giảng dạy ở các môn học có làm thí nghiệm. Nội dung đề tài đã góp phần tích cực trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với lý luận và thực tiễn.
 Với kết quả đạt được như trên, bản thân tôi sẽ đem kinh nghiệm trao đổi cùng đồng nghiệp để cùng nhau áp dụng vào tiết dạy, đồng thời góp ý kiến xây 
dựng để đề tài được hoàn thiện hơn.
 Phong Mỹ, ngày 22 tháng 02 năm 2012
 Người thực hiện 
 Huỳnh Thị Thu Thủy
Ý kiến của Hội đồng khoa học nhà trường:
Phong Mỹ, ngày tháng năm 2012
TM. HĐKH
CHỦ TỊCH
MỤC LỤC
 Trang
A. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài ... 01
 2. Mục đích nghiên cứu ... 02
B. NỘI DUNG
 Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở pháp lý của việc sử dụng thiết bị .03 
 Chương 2: Thực trạng của việc sử dụng thiết bị .. .04 
 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả .... 04
 Chương 4: Hiệu quả áp dụng ... 07
C. KẾT LUẬN .......... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Vật lí 6 .. Nhà xuất bản giáo dục
2. Sách giáo viên Vật lí 6 ... Nhà xuất bản giáo dục
3. Sách bài tập Vật lí 6 ... Nhà xuất bản giáo dục
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS 
 chu kì III ( 2004 - 2007) – quyển 1......... Nhà xuất bản giáo dục
 Biên soạn: Trịnh Thị Hải Yến
 Nguyễn Phương Hồng
 Bùi Thu Hà
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS 
 chu kì III ( 2004 - 2007) – quyển 2 .... Nhà xuất bản giáo dục
 Biên soạn: Nguyễn Hải Châu
 Nguyễn Phương Hồng
 Hồ Tuấn Hùng
 Trần Thị Nhung
6. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS ... Nhà xuất bản giáo dục
 Biên soạn: Nguyễn Hải Châu
 Nguyễn Trọng Sửu

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Nang cao hieu qua sd TBDH LY 6 HOA 8.doc