Sáng kiến kinh nghiệm Những định hướng khi dạy – học câu Tiếng Việt trong ngữ văn THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Những định hướng khi dạy – học câu Tiếng Việt trong ngữ văn THCS

MỞ ĐẦU

PHẦN THỨ NHẤT:

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Dạy – học câu tiếng việt là một bộ phận vô cùng quan trọng, chiếm một khối lượng không nhỏ trong chương trình Ngữ văn THCS:

 Việc dạy – học vấn đề này sẽ giúp cho không những đối với học sinh mà ngay cả giáo viên sẽ củng cố, nâng cao kĩ năng tạo câu, tạo lập văn bản, phục vụ tốt hơn cho quá trình giáo tiếp sau này.

 Từ một thực tế đã, đang và sẽ đặt ra là việc dạy - học câu tiếng Việt là một việc khó, không chỉ diễn ra trong ngày một, ngày hai mà kéo dài có khi đến suốt đời.

 Đứng trước thực trạng đó, đồng thời cùng hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của quá trình dạy – học câu Tiếng Việt, trong nhiều năm qua đã không ít những đề tài nghiên cức vấn đề này được hoàn thành phục vụ cho công tác dạy – học. Sau ở mỗi đề tài chỉ mới nêu ra được một khía cạnh của vấn đề còn rất chung chung và khái quát, chưa đi sâu vào trọng tâm.

 ý thức được vai trò, trách nhiễm và những đòi hỏi của quá trình giáo dục đang đề ra hiện nay, là giáo viên Ngữ Văn, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Những định hướng khi dạy – học câu Tiếng Việt trong ngữ văn THCS” là đề tài để nghiên cứu.

 

doc 45 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những định hướng khi dạy – học câu Tiếng Việt trong ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở Đầu
Phần Thứ Nhất:
I. Lý do chọn đề tài:
 Dạy – học câu tiếng việt là một bộ phận vô cùng quan trọng, chiếm một khối lượng không nhỏ trong chương trình Ngữ văn THCS:
 Việc dạy – học vấn đề này sẽ giúp cho không những đối với học sinh mà ngay cả giáo viên sẽ củng cố, nâng cao kĩ năng tạo câu, tạo lập văn bản, phục vụ tốt hơn cho quá trình giáo tiếp sau này.
 Từ một thực tế đã, đang và sẽ đặt ra là việc dạy - học câu tiếng Việt là một việc khó, không chỉ diễn ra trong ngày một, ngày hai mà kéo dài có khi đến suốt đời.
 Đứng trước thực trạng đó, đồng thời cùng hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của quá trình dạy – học câu Tiếng Việt, trong nhiều năm qua đã không ít những đề tài nghiên cức vấn đề này được hoàn thành phục vụ cho công tác dạy – học. Sau ở mỗi đề tài chỉ mới nêu ra được một khía cạnh của vấn đề còn rất chung chung và khái quát, chưa đi sâu vào trọng tâm.
 ý thức được vai trò, trách nhiễm và những đòi hỏi của quá trình giáo dục đang đề ra hiện nay, là giáo viên Ngữ Văn, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Những định hướng khi dạy – học câu Tiếng Việt trong ngữ văn THCS” là đề tài để nghiên cứu.
 Mong muốn làm rõ những vấn đề trọng tâm cần chú ý trong quá trình dạy – học câu tiếng việt, đồng thời, cùng xin góp một phần tri thức nhỏ của mình vào phục vụ dạy học của bản thân đồng nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học.
II. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cức.
 Dạy – học của tiếng việt là một vấn đề vô cùng khó khăn. Do đó, để đạt được hiệu quả tốt trong quá trình này thì yêu cầu mỗi người giáo viên cần có sự đào sâu nghiên cứu, học hỏi, đồng thời có sự kết hợp hài hoà nhiều yếu tố, phương pháp, phương tiện phù hợp.
 Đối tượng mà đề tài hướng tới: Đi sâu nghiên cứu những định hứng quan trọng khi dạy – học câu tiếng việt Ngữ văn ngữ.
Nhiệm vụ nghiên cứu
 Xác định, xây dựng được những yêu cầu, định hướng quan trọng trong quá trrình dạy – học câu Tiếng Việt, bằng việc vẫn dụng lý luận kết hợp với những phương pháp, phương tiện hợp lý.
Phạm vi nghiên cứu
 Câu Tiếng Việt là một vấn đề quan trọng và được đưa vào chương trình ngữ Văn THCS một khối lượng không nhỏ. Song, do thời gian nghiên cứu cùng với khả năng kiến thức có hạn của bản thân, chúng tôi chỉ khảo sát được một số vấn đề cơ bản ở một số lớp học như sau:
 1. Thêm trạng ngữ cho câu.
 	( Ngữ văn 7, tập hai)
 2. Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu.
	( Ngữ văn 7, tập hai)
 3. Câu ghép. 
	( Ngữ văn 8, tập một)
 4. Khởi Ngữ.
	( Ngữ văn 8, tập một)
III. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp đọc tài liệu, so sánh, đối chiếu.
Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
Phương pháp mô hình hoá.
Phương pháp sơ đồ hoá(graph)
IV. Điểm mới của đề tài.
Những định hướng quan trọng khi dạy câu Tếng Vệt
Đóng góp đề tài.
 Vận dụng kết hợp nhiều phương pháp và nghiên cứu dạy – học câu Tiếng Việt để tìm ra những định hướng quan trọng nhằm bổ sung những trí thức, những phương pháp cần thiết trong quá trình giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp.
V. Cấu trúc của đề tài.
 Đề tài này gồm 3 phần
 Phần thứ nhất: Mở đầu.
 Phần thứ hai: Nội dung.
 Chương I: Những lí luận chung về câu Tiếng Việt trong Ngữ văn THCS
 Chương II: những định hướng quan trọng Khi dạy – học Câu Tiếng Việt trong Ngữ văn THCS.
 Phần thứ ba: Kết luận.
 Thư mục tài liệu tham khảo.
 Phần Thứ hai : Nội Dung.
Chương I:
những Lý LUận Chung về câu tiếng việt
Trong ngữ văn THCS
I. Đặc trưng của câu Tiếng Việt
 1. Khái niệm: Câu là đơn vị tối thiểu để tiến hành hoạt động giao tiếp. Nó vừa là sản phẩm của hoạt động giao tiếp, vừa là sản phẩm tạo ra trong hoạt động giao tiếp.
 2. Các đặc trưng cơ bản của câu.
 a) Về chức năng:
 Từ trước tới nay người ta vẫn cho rằng thông báo là chức năng cơ bản của câu. Quan niệm này đúng nhưng chưa đủ. Bởi thông báo chỉ là một trong các hành vi ngôn ngữ - hành vi được thục hiện bằng ngôn ngữ ( còn gọi là hành động nói). Trong khi đó khi chúng ta nói là chúng ta đã hành động – hành động bằng ngôn ngữ ( Austin).
 Do đó, chức năng của câu là dùng để thực hiện hành động ngôn ngữ ( hành động nói). Ví dụ: Đi thôi con.
 ( Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
 Câu này thực hiện hành động yêu cầu.
 b) Về nội dung:
 Các thành phần nghĩa của câu tạo nên nội dung câu.
 Do đó, về nội dung câu biểu thị:
 - Hiện thực phán ánh vào câu: vật, việc, hiện tượng hành động, trạng thái tính chất, quan hệ.hiện thực này sẽ tạo nên phần nghĩa miêu tả (nghĩa sự vật) của câu.
 - Quan hệ thái độ của người nói với người nghe và sự đánh giá chủ quan cửa người nói với hiện thực được nói đến trong câu.
 c) Về hình thức:
 - Hình thức ngữ âm của câu:
 +) Khi nói:
 Câu có ngữ điệu kết thúc (hạ giọng ở câu trần thuật, cao giọng ở câu hỏi). ở Tiếng Việt, người nói thường dùng các tiểu từ tình thái cuối câu (à, ừ, nhỉ, nhé, hả, chứ) để thực hiện rõ hơn ngữn điệu kết thúc và mục đích của câu.
 Ví dụ: Ngày mai chúng ta sẽ đi chơi chứ ?
 Ngữ điệu kết thúc là một trong những dấu hiệu để phân biệt câu với đơn vị không phải là câu
 +) Khi Viết:
 Câu được nhận diện nhờ hình thức:
 . Chữ cái đầu của âm tiết được viết hoa.
 . Cuối câu có một trong các dấu kết thúc:.,?!...
 - Hình thức ngữ pháp của câu:
 Câu là đơn vị ngôn ngữ không có sẵn. Để có được nó, người sử dụng phải kết hợp các đơn vị nhỏ hơn ( từ, ngữ cố định, cụm từ tự do) với nhau theo những quy tắc ngữ pháp nhất định của ngôn ngữ. Số lượng các câu cụ thể là vô hạn, nó được xây dựng từ những mô hình cấu trúc cú pháp của câu mang tính trừu tượng, khái quát hoá và hựu hạn. Các cấu trúc cú pháp thường gặp là:
 +) Cấu trúc câu đơn:
 Ví dụ: Tôi / là sinh viên.
	 C	 V
 +) Cấu trúc câu ghép:
 Ví dụ: 
 Tôi nói nhưng anh không nghe vì anh không tin điều đó là đúng..
 C1 V1	 C2 V2	 C3 V3	 C4	 V4
 +) Cấu trúc câu phức:
 Ví dụ: Non sông Việt Nam/ là một, dân tộc Việt Nam/ là một
 C1	 V1 C2	 V2
 +) Cấu trúc đặc biệt:
 Ví dụ: ôi! Sao băng! Sao băng!
II. Khái quát về ba bình diện của câu.
 1. Bình diện ngữ pháp:
 Bình diện ngữ pháp câu nghiên cứu các quy tắc, cách thực hiện liên kết các từ thành cụm từ (gọi là cú pháp cụm từ) và thành câu, các kiếu câu (gọi là cú pháp câu).
 - Cú pháp cụm từ: nghiên cứu cấu tạo ngữ pháp các loại cụm từ chính phụ. Chắng hạn: cụm từ chính phụ gồm 3 phần: phần phụ trước, phần phụ trung tâm và phần phụ sau. Phần phụ trung tâm do thực từ (danh từ, động từ, tính từ) đảm nhận.
 - Cú pháp câu nghiên cứu:
 +) Các đặc điểm, chức năng của các thành phần câu( chủ ngữ, vị ngữ, các thành phần phụ của câu).
 +) Các kiểu cấu tạo của các loại câu: Câu đơn bình thường, Câu ghép, Câu phức, Câu đặc biệt.
2. Bình diện ngữ nghĩa.
Bình diện ngữ nghĩa của câu bao gồm 2 bộ phận nghĩa: Nghĩa miêu tả và Nghĩa tình thái.
- Nghĩa miêu tả của câu ( còn gọi là nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm ). 
 Là phần nghĩa phản ánh sự vật, hiện tượng, sự việc, hoạt động – trạng thái, tính chất, quan hệngoài thực tế khách quan. Nội dung phản ánh hiện thực đó được gọi là sự việc (hay sự thể, sự tình). Mỗi câu ứng với một sự việc.
 Các dạng sự tình được chia là 2 phần:
 +) Nội dung sự tình gồm: Hành động ( làm gì), trạng thái (ra sao, như thế nào), phẩm chất (tốt hay xấu), quan hệ (đồng nhất, hơn , kém)Nội dung các sự tình thường do các động từ, tính từ hay các từ chỉ quan hệ biểu thị.
 +) Các dạng nhân tố tham gia vào sự tình: Gọi là các tham tố (hay tham thể) thường được biểu thị bằng danh từ, cụm từ, cụm danh từ hoặc đại từ.
 - Nghĩa tình thái của câu: Đó là nghĩa bao gồm nhiều phương diện:
	 +) Thái độ, quan hệ của người nói đối với người nghe.
 +) Sự đánh giá người nói với hiện thực được phản ánh trong câu.
Bình diện ngữ dụng của câu.
 Bình diện này nghiên cứu mối quan hệ giữa câu với người sử dụng, giữa câu với việc sử dụng trong một tình huống giao tiếp cụ thể nhằm pháp triển những ý nghĩa của câu trong tình huống cụ thể đó (gọi là người sử dụng của câu). Nghĩa ngữ dụng của câu thường trừu tượng, phức tạp, khó xác định bởi loại ý nghĩa này chí xuất hiện qua hoàn cảnh giao tiếp, hoàn cảnh sử dụng câuBởi vậy, đối tượng nghiên cứu của dụng học rất rộng và phức tạp, bao gồm một số vấn đề sau:
 +) Sự thực hiện hoá cấu trúc cú pháp câu.
 +) Mục đích nói của câu và những cách sử dụng câu theo lối trực tiếp và gián tiếp.
 +) Hành động nói trên câu.
 +) Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trên câu.
 +) Cấu trúc tin của câu.
III. Các thành phần câu.
Thành phần nòng cốt.
 Thành phần nòng cốt (thành phần chính) của câu là thành phần đảm bảo cho câu được trọn nghĩa và thực hiện chức năng giao tiếp, cả trong trường hợp câu tồn tại độc lập, tách biệt với văn cảnh hoặc hoàn cảnh sử dụng. Trong trường hợp bình thường câu có cả hai thành phần nòng cốt: chủ ngữ và vị ngữ
Chủ ngữ.
 1.1.1. Khái niệm: Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu có quan hệ qua lại với thành phần vị ngữ, nêu lên đối tượng mà đặc trưng hay quan hệ của nó được nói đến ở vị ngữ.
 Quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ là quan hệ qua lại chứ không phải là một chiều. Nghĩa là thành tố này có quan hệ với thành tố kia và ngước lại. Mối quan hệ đó có tính quy đình và ràng buộc nhau. Ngoài ra chúng còn có quan hệ lôgíc sự vật. Do đó mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ có tính quy định ràng buộc là do chính lôgíc câu đối tượng đòi hỏi chúng chứ không chỉ phụ thuộc vào ý định chủ quan của người nói. 
 - Các vai nghĩa của chủ ngữ:
 +) Chủ ngữ - chủ thể hành động.
 Ví dụ: Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay. 
 ( Thạch Sanh, chuyện cổ tích)
 Hay: Cá Vàng quẫy đuôi lặn xuống biển sâu.
 +) Chủ ngữ - chủ thể cảm nghĩ.
 Ví dụ: Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. 
 ( Tạ Duy Anh. Bức trang của em gái tôi)
 +) Chủ ngữ - chủ thể nói năng.
 Ví dụ: Nó thì thầm vào tai tôi mà nói: “em muốn cả anh đi nhận giải nữa:. 
 	 ( Tạ Duy Anh. Bức trang của em gái tôi)
 +) Chủ ngữ - đối thể (đối tượng của hành động).
 Ví dụ: Nam được bầu là học sinh giỏi.
 +) Chủ ngữ - tiếp thể ( người hay vật tiếp nhận).
 Ví dụ: Lang Liêu sẽ nối ngôi ta.
 +) Chủ ngữ - phương tiện.
 Ví dụ: Con trâu là đầu cơ nghiệp.
 +) Chủ ngữ - nguyên nhân.
 Ví dụ: Núi lỡ làm chết rất nhiều người.
 +) Chủ ngữ - chủ thể trong quan hệ.
 Ví dụ: Thân em như tấm lụa đào.
 Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
1.1.2. Cấu tạo của chủ ngữ.
 Chủ ngữ thường được cấu tạo bởi một từ, một cụm từ, một cụm chủ – vị.
- Chủ ngữ có cấu tạo một từ:
 Trong câu Tiếng Việt, chủ ngữ thường do danh từ đảm nhận.
 Ví dụ: Hồ Chi Minh là tác giả tập thơ “ Nhật ký trong tù”.
- Chủ ngữ được cấu tạo là cụm từ ( cố định, chính phụ, đẳng lập).
 +) Cụm từ chính phụ:
. Cụm danh từ:
 Ví dụ: Câu nói “ đắt như tôm tươi” thật là hay.
. Cụm động từ:
 Ví dụ: Ngoan ngoãn lễ phép là một đức tính tốt.
 + ...  của mình, học sinh sẽ đưa ra một số đặc điểm, sau đó giáo viên đưa ra đáp án.
Đ: Câu ghép có những đặc điểm sau:
- Về cấu tạo: là câu có hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa lẫn nhau tạo thành.
- Về ý nghĩa: Mỗi cụm C-V là một vế câu.
Đồng thời giáo viên cũng nhấn mạnh: Ngoài những đặc điểm được nêu ra ở SGK, câu ghép còn có một số đặc điểm sau:
- Về quan hệ: Các kết cấu C-V trong câu ghép có quan hệ "một đối một". Nghĩa là toàn bộ kết cấu C-V này, sự việc này có quan hệ với toàn bộ kết cấu C-V kia, sự việc kia.
- Về phương tiện cơ bản: phương tiện cơ bản được dùng để biểu thị mối quan hệ nghĩa giữa các vế của câu ghép là hư từ (quan hệ từ, phó từ) hay một số đại từ.
- Để tổng hợp kiến thức lý thuyết, giáo viên chỉ định một học sinh đọc phần "ghi nhớ" SGK.
2. Cách nối các vế câu:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn văn ở mục 1.
- Gọi 1 học sinh nhận xét cách đọc của bạn.
- Sau khi học sinh đọc xong, giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1 : Tìm thêm các câu ghép trong đoạn văn ở mục I.
Câu 2: Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
Câu 3: Tìm thêm một số ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép?
- Sau khi hướng dẫn học sinh trả lời, giáo viên đưa ra đáp án đúng.
Gợi ý:
Câu 1: Các câu ghép:
a) Hàng năm cứ vào mùa thu, lá ngoài... buổi tựu trường.
b) Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy... không ngờ hết.
c) Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ... tưng bừng rộn rã.
Câu 2: Các vế câu được nối với nhau bằng:
Câu a: Nối với nhau bằng dấu ",".
Câu b: Nối bằng quan hệ từ "vì " "và ".
Câu c: Nối bằng dấu " , ".
Câu 3: Đất câu.
- Vì anh là bạn tri ân nên tôi rất quý anh.
à Nối bằng quan hệ từ "vì" "nên"
- Anh mua bao nhiêu, tôi mua bấy nhiêu.
à Dùng cặp: bao nhiêu... bấy nhiêu.
- Cậu càng nói càng sai nhiều hơn.
à Dùng cặp đại từ: càng... càng.
- Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp.
	(Nguyên Hồng)
à Nối bằng dấu " , "
- H: Từ việc xét ví dụ, đặt câu, em hãy cho biết có mấy cách nối các vế trong câu ghép.
- Đ: Có 2 cách:
Cách 1 : Dùng những từ có tác dụng nối như: quan hệ từ, cấp quan hệ từ, cặp từ hô ứng (cặp phó từ: đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau).
Cách 2: Không dùng từ nối: Giữa các vế câu có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
Để chốt lại kiến thức, rút ra bài học ngày hôm nay, giáo viên gọi 1 học sinh đứng dậy đọc phần "ghi nhớ" SGK.
- Và để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về kiến thức lý thuyết vừa học, chúng ta sẽ đi vào lần lượt giải quyết một số bài tập trong SGK.
3. Hướng dẫn luyện tập
- Giáo viên gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu của các bài tập trong SGK.
- Chia lớp thành 3 nhóm lần lượt thảo luận 3 bài tập đầu trong SGK.
- Sau khi học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm đứng lên trả lời, giáo viên bổ sung, sửa chữa và đưa ra đáp án đúng.
Gợi ý:
1) Tìm câu ghép trong các đoạn trích, cách nối của nó:
a) - U van Dần, u lạy Dần.
à Nối bằng dấu phẩy.
- Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ.
à Nối bằng dấu phẩy.
- Sáng mai người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không.
à Nối bằng dấu phẩy.
- Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông Lý vào đây, ông Lý trói luôn cả u, trói nốt cả Dần đấy.
à Nối bằng dấu phẩy.
b) - Cô tôi chưa dứt... khóc không ra tiếng.
à Nối bằng dấu phẩy. 
- Giá những cổ tục... nát vụn mới thôi. 
à Nối bằng dấu phẩy.
c) Tôi lại im lặng... càng cay cay.
à Nối bằng dấu hai chấm.
d) Hắn làm nghề ăn trộm... lương thiện quá.
à Nối bằng quan hệ từ: bởi vì.
 2) Đặt câu với các quan hệ từ
a) Vì Nam không đi học nên tôi buồn 	(vì... nên...)
b) Nếu anh nói sớm thì tôi đã khác 	(nếu... thì...)
c) Tuy Hoa rất đẹp nhưng không thông minh 	(tuy... nhưng...)
d) Không những Hoa đẹp mà còn thông minh (Không những...mà còn...)
3) Chuyển thành câu ghép mới bằng cách. Bỏ bớt các quan hệ từ hoặc đảo lại trật tự các vế câu.
a) Tôi buồn vì Nam không đi học.
b) Tôi đã khác nếu anh nói sớm.
c) Hoa không thông minh nhưng rất đẹp.
d) Hoa không những đẹp mà còn hiền.
* Bài tập 4. Hướng dẫn học sinh làm tương tự như bài tập 2.
* Bài tập 5: Đây là bài tập mở nên giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tự làm.
 Vấn đề 4: 
Khởi ngữ
(Ngữ văn 9, tập hai)
A. Những lưu ý cần thiết.
I. Phương pháp tiếp cận.
	1. Phương pháp tạo tình huống có vấn đề
	2. Phương pháp phân tích, tổng hợp.
	3. Phương pháp so sách, đối chiếu.
	4. Phương pháp phân loại.
II. Về kiến thức.
Cần nhấn mạnh những đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
B. Nội dung.
I. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh:
- Nắm vững khái niệm "Khởi ngữ"
- Hiểu được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ .
- Rèn kỹ năng nhận diện khởi ngữ và vận dụng khởi ngữ khi nói - viết.
II. Định hướng cụ thể.
1. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu mục I trong SGK và trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Các từ in đậm trong các ví dụ a, b, c có vị trí quan hệ với vị ngữ khác với vị ngữ trong câu như thế nào?
Câu 2: Những từ in đậm nói trên có thể thêm những quan hệ từ nào?
Sau khi học sinh tìm hiểu trao đổi và trả lời, giáo viên có thể đưa ra đáp án đúng nhất .
 Gợi ý:
Câu 1: Phân biệt các từ in đậm với chủ ngữ .
a. Còn anh, anh không kìm nổi súc động.
- Từ "anh" in đậm là khởi ngữ .
- Từ "anh" không in đậm là chủ ngữ .
à ở câu này khởi ngữ và không có quan hệ trực tiếp với vị ngữ theo quan hệ chủ ngữ vị ngữ.
b. Giàu, tôi cũng giàu rồi.
- Từ "giàu" in đậm khởi ngữ .
- "tôi" là chủ ngữ .
à Khởi ngữ "giàu" đứng trước chủ ngữ "tôi" và báo trước nội dung câu.
c. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin vào tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
- Cụm từ "các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ" là khởi ngữ .
- "Chúng ta" là chủ ngữ .
- Khởi ngữ đứng trược chủ ngữ và thông báo về đề tài được nói đến trong câu.
Câu 2: Các quan hệ từ có thể thêm vào trước các từ in đậm nói trên?
- a: Còn anh, anh không kìm nổi cảm xúc.
à Còn đối với anh, anh không kìm nổi cảm xúc.
- b: Giàu, tôi cũng giàu rồi.
à Còn giàu, tôi cũng giàu rồi.
- Sau khi tim hiểu phần ví dụ giáo viên có thể đặt câu hỏi như sau:
H: qua việc phân tích ví dụ em hãy cho biết thế nào là "khởi ngữ ".
Hay: bằng hiểu biết của bản thân thông qua việc phân các ví dụ, hãy cho biết khởi ngữ là gì?
- Sau khi gọi học sinh trả lời, giáo viên đưa ra đáp án đúng.
Đ: - Khởi ngữ là thành phần câu, đứng trước chủ ngữ.
- Công dụng: Nêu đề tài được nói đến trong câu.
- Đặc điểm: Trước khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ: về, đối, với...
- Giáo viên gọi một học sinh đọc phần "Ghi nhớ: trong SGK.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Giáo viên yêu câu học sinh đọc phần luyện tập trong SGK đọc yêu cầu đề ra.
Sau khi học sinh suy nghĩ. Giáo viên có thể gọi học sinh lên bảng chữa, giáo viên nhận xét bổ sung nếu có.
Gợi ý:
1. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích:
a. Ông cứ đứng vờ xem ảnh chờ người đọc rồi mới nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
(Kim Lân, Làng)
à ở câu này khởi ngữ là "Điều này" ở câu thứ hai.
b. Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thế là sung sướng.
à ở câu này "Đối với chúng mình" là khởi ngữ .
c. Một mình thì anh bạn liên trạm đỉnh Phan - Xi - Păng ba nghìn một trạm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.
à "Một mình" là khởi ngữ .
d. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
à Khởi ngữ trong câu là "Làm khí tượng".
e. Đối vơi cháu, thật là đột ngột -
à Khởi ngữ trong câu là "Đối với cháu".
2. Chuyển in đậm trong câu thành khởi ngữ giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về khởi ngữ , từ đó học sinh giữa vào đặc điểm công dụng nó giải quyết vấn đề bài tập này.
Gợi ý:
Câu a: 	Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
	à làm bài anh ấy cận thận lắm.
Câu b: 	Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
	à Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được
- Sau khi giải xong phần bài tập, giáo viên gọi lại học sinh đọc phần "ghi nhớ", rồi yêu cầu học sinh đặt các câu sử dụng khởi ngữ .
Ví dụ: Nói thì ai cũng nói được nhưng làm thì khó.
 PHầN THứ BA
 KếT LUậN
Người ta thường nói "Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam"' quả là không sai. Dạy - học câu Tiếng Việt là một vấn đề khó khăn không những đối với học sinh mà cả những người giáo viên. Việc nắm vững những kiến thức về câu Tiếng Việt không những phục vụ tốt cho việc học các phân môn, củng cố và nâng cao kỹ năng tạo lập câu, lập văn bản, phục vụ hơn cho quá trình giao tiếp sau này và trong cuộc sống .
Mặc dù, từ trước tới nay không ít nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu, phân tích vấn đề trong câu Tiếng Việt. Song họ chỉ mới dừng mới lại ở những quan điểm, chung chung, sơ bộ và còn một số ý kiến chưa thống nhất và chưa thật sự rõ ràng. Điều này gây không ít khó khăn cho giáo viên như học sinh trong quá trình dạy - học.
Do đó, để đáp ứng hơn nữa ngày càng cao yêu cầu của quá trình dạy - học. Chúng tôi đã mạnh dạn chọn để tài nghiên cứu về câu Tiếng Việt trong Ngữ văn THCS.
Tuy nhiên, do năng lực cũng như thời gian có hạn chúng tôi chỉ đi vào khảo sát được 4 vấn đề chính và phân bố ở các khối học khác nhau, gồm: Thêm trạng ngữ cho câu và dùng chủ - vị để mở rộng câu (ngữ văn 7, tập hai). Câu ghép (ngữ văn 8, tập một), Khởi ngữ (ngữ văn 9, tập hai).
Nội dung đề tài này ngoài những vấn đề được nêu ra trong sách giáo khoa chúng tôi đi sâu và đưa ra những định hướng quan trọng khi giảng dạy các vấn đề đó.
Với vấn đề này chúng tôi hy vọng sẽ góp nhưng trí thức cơ bản cần thiết, giúp ích cho bản thân và đồng nghiệp khi giảng dạy các vấn đề về câu Tiếng Việt sau khi tốt nghiệp ra trường. 
 Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận ra được sự nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, các bạn sinh viên cũng đã tạo những điều kiện cho tôi hoàn thành bài tập nghiên cứu này.
Song, do năng lực bản thân có hạn, đề tài này tôi đã hoàn thành nhưng không tránh được sự sai lầm và thiếu sót. Do đó, rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn nhằm làm cho nó được hoàn thiện hơn.
Thư mục tài liệu tham khảo
1. Diệp Quang Ban, Ngữ pháp Tiếng Việt, 2004, NXBGD.
2. Diệp Quang Ban, Ngữ pháp Tiếng Việt, 2001, NXBGD.
3. Nguyễn Văn Đường, thiết kế bài giảng Ngữ văn 7, tập một, 2004, NXBGD.
4. Nguyễn Văn Đường, thiết kế bài giảng Ngữ văn 7, tập hai, 2004, NXBGD.
5. Nguyễn Văn Đường, thiết kế bài giảng Ngữ văn 9, tập hai, 2005, NXBGD.
6. Phan Xuân Đạm, Phạm Ngọc Tân, sử dụng graph trong dạy học từ loại Tiếng Việt cho sinh viên dân lộc thiểu số theo chương trình CĐSP, 2004, NXB ĐHSP.
7. Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ pháp Tiếng Việt, 1999, NXBGD.
8. Nguyễn Khắc Phi (tổng biên), Ngữ văn 7 (tập hai), Ngữ văn 8 (tập một), Ngữ văn 9 (tập hai, sách học sinh, sách giáo viên), 2006, NXBGD.
9. Bùi Minh Toán (chủ biên), Nguyễn Thị Lương, giáo trình ngữ pháp Tiếng Việt, 2007, NXB ĐHSP.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN(3).doc