Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy một bài ôn tập chương Hình học Lớp 9 - Nguyễn Ngọc Hà

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy một bài ôn tập chương Hình học Lớp 9 - Nguyễn Ngọc Hà

Bài ôn tập chương I - Hình học 9 gồm hai tiết:

Trong đó:

 Tiết 1: Ôn tập cho học sinh (tại lớp)

 - Hai câu lý thuyết đầu nhằm củng cố các bài 1, 2 và 3

 Câu hỏi 1: Nhằm hình thành công thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông.

 Câu hỏi 2: Nhằm củng cố khái niệm tỷ số lượng giác của góc nhọn và tính chất hai góc phụ nhau của các tỷ số lượng giác.

 - Làm các bài tập ứng dụng các kiến thức lý thuyết đó.

 * Loại trắc nghiệm: Bài tập 33 tr 93 SGK và bài tập 34 tr 93, 94 SGK củng cố định nghĩa tỷ số lượng giác.

 * Bài tập vận dụng kỹ năng: Bài tập 35 tr 94 SGK nhằm rèn luyện kỹ năng nhận biết tỷ số lượng giác và sử dụng bảng lượng giác hay máy tính tìm số đo của góc nhọn khi biết tỷ số lượng giác, bài tập 37 tr 94 SGK nhằm củng cố hệ thức liên quan giữa cạnh

doc 7 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy một bài ôn tập chương Hình học Lớp 9 - Nguyễn Ngọc Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG
	I./ LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
	1- Cơ sở khoa học.
	Bài ôn tập chương có một vị trí hết sức quan trọng trong chương trình. Nếu tiết lý thuyết cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu, tiết luyện tập có tác dụng hoàn thiện các kiến thức cơ bản đó, nâng cao trong chừng mực có thể thì bài ôn tập có tác dụng củng cố, hệ thống hoá kiến thức, liên kết những đơn vị kiến thức được học riêng rẽ trong từng bài thành một chuỗi logic, có hệ thống. Từ đó giúp cho học sinh nắêm vững kiến thức trong chương, có kỹ năng vận dụng để giải các bài tập. 
	Với tầm quan trọng của bài ôn tập chương, với khối lượng kiến thức không nhỏ trong khi thời lượng ôn tập chỉ từ 1 đến 3 tiết nên đòi hỏi khi lên lớp, người giáo viên phải có phương pháp tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh nhằm giúp học sinh tự mình hệ thống được các kiến thức đã học trong chương, nâng cao kỹ năng vận dụng để giải quyết các bài tập.
	2- Cơ sở thực tế.
	Tuy nhiên, trên thực tế từ trước đến nay vẫn chưa có một phương pháp chung cho dạy bài ôn tập chương.
	Khi dạy bài ôn tập chương, hầu hết giáo viên dựa vào phần tóm tắt trong sách giáo khoa và những hướng dẫn ở sách giáo viên để rồi tự phân chia khối lượng kiến thức sẽ ôn tập trong mỗi tiết. Nếu là giáo viên mới vào nghề còn ít kinh nghiệm hoặc sự chuẩn bị của giáo viên không chu đáo thì tiết dạy sẽ trở nên đơn điệu và trở thành tiết giải bài tập của chương (thầy và trò lần lượt nhắc lại các kiến thức đã học sau đó giải một số bài tập trong sách). Rất khó làm cho học sinh tích cực hoạt động khi mà những kiến thức trong bài các em đã được học qua.
	Vậy làm thế nào để giảng dạy bài ôn tập chương đạt được mục tiêu ? Từ những trăn trở trên, bản thân tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi đúc rút kinh nghiệm từ giảng dạy thực tế và tham khảo ý kiến đồng nghiệp, từ đó tôi chọn phương pháp giảng dạy một bài ôn tập chương làm sáng kiến kinh nghiệm nhằm đưa ra ý tưởng xây dựng các hoạt động của thầy và trò trong tiết ôn tập chương một cách rõ ràng hơn.
	II./ NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
	1) Cơ sở lý luận.
	Bài ôn tập chương là bài dạy có nội dung kiến thức rất đa dạng, các kiến thức kết nối, đan xen lẫn nhau nên việc giảng dạy giáo viên cần nghiên cứu kỹ về nội dung bài, về lý thuyết lẫn bài tập, lý thuyết áp dụng cho việc tính toán, chứng minh, rút gọn, ... nội dung nào, bài tập áp dụng kiến thức lý thuyết nào để giải. Có thể trình bày hết lý thuyết rồi làm bài tập hay ôn một phần lý thuyết rồi làm bài tập áp dụng sau đó tiếp tục ôn lý thuyết tiếp ... là vấn đề mà mỗi giáo viên phải nghiên cứu và chọn hình thức phù hợp cho lượng kiến thức trong bài nhằm mục đích cuối cùng là học sinh nắm vững các kiến thức một cách hệ thống.
	2) Giải pháp thực hiện.
	Dù chương trình quy định bài ôn tập trên lớp là một hay nhiều tiết thì cấu trúc của bài ôn tập chương vẫn có hai phần chủ yếu. Đó là:
	- Hệ thống kiến thức (gồm các câu hỏi lý thuyết, các công thức) và kỹ năng vận dụng các kiến thức (vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề nào?).
	- Bài tập rèn luyện kỹ năng - Trong đó có bài tập vận dụng các phép toán và phương pháp giải bài tập luyện tập tổng hợp.
	Tuy nhiên phải căn cứ vào khối lượng kiến thức phải ôn tập và thời lượng trên lớp mà phân phối hai phần của bài ôn tập cho cân đối.
	Bài ôn tập chương được tiến hành bằng hai khâu chính:
	- Ôn tập ở lớp.
	- Ôn tập ở nhà (trước và sau giờ ôn tập ở lớp).
	Để tiến hành giảng dạy bài ôn tập chương ta có thể thực hiện theo các bước như sau:
	Bước 1: Ôn tập hệ thống hoá kiến thức trong chương.
	- Để hệ thống kiến thức trong chương, giáo viên có thể sử dụng bảng hoặc sơ đồ, trong đó tuỳ theo ý đồ của giáo viên mà bảng và sơ đồ có những phần còn bỏ trống để học sinh phải hoàn chỉnh bảng và sơ đồ đó.
	Thông qua công việc này, không những học sinh được củng cố, hệ thống lại kiến thức trong chương mà giáo viên còn nắm vững thông tin ngược, biết rõ mức độ nắm kiến thức của học sinh để từ đó có biện pháp điều chỉnh các hoạt động trên lớp cho phù hợp. Trong tiến trình lên lớp, giáo viên giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ, bảng hệ thống kiến thức đã học bằng cách dùng câu hỏi dẫn dắt hoặc giao việc để học sinh tự củng cố.
	Cố gắng tránh nhắc lại các kiến thức một cách đơn thuần.
	- Nếu các đơn vị kiến thức trong chương có sự liên kết chặt chẽ theo hệ thống thì giáo viên gợi ý cho học sinh tìm ra mối liên kết đó và sắp xếp thành chuỗi kiến thức.
	Bước 2: Các phép toán và kỹ năng giải toán.
	- Vận dụng kiến thức về các phép toán và phương pháp giải toán để giải các bài tập minh hoạ.
	- Trong trường hợp bài toán hình học có nhiều câu hỏi, nên tập trung minh hoạ vài câu hỏi trọng tâm.
	- Đối với các bài toán luyện tập dù thuộc khâu nào của bài ôn tập thì giáo viên vẫn phải lưu ý học sinh các vấn đề:
	+ Suy nghĩ tìm cách giải (phân tích đề bài, tổng hợp các kiến thức trong bài đó).
	+ Tìm các cách giải khác nhau (nếu có) và chọn cách hay nhất để giải.
	+ Chú ý khai thác bài tập tổng quát hoá, tương tự và mở rộng bài toán để ra các bài toán khó hơn.
	* Lưu ý:
	Trong quá trình ôn luyện kỹ năng, giáo viên quan tâm sửa chữa những sai sót học sinh thường gặp như: vẽ hình thiếu chính xác, lập luận chứng minh thiếu chặt chẽ, ... (trong hình học); nhầm lẫn trong việc sử dụng các phép tính (các phép tính về luỹ thừa, về thứ tự thực hiện các phép tính, ...), nhìn nhận các hạng tử đồng dạng (đơn thức đồng dạng, căn thức đồng dạng, ...), ... (trong đại số).
	Tuy được phân chia thành hai bước, nhưng khi giảng dạy bài ôn tập chương giáo viên cần chú ýù nếu trong hệ thống bài tập có những dạng bài chỉ liên quan đến một số ít kiến thức trong chương thì sau khi củng cố kiến thức đó, cho học sinh vận dụng làm bài tập ngay, sau đó mới tiếp tục củng cố các kiến thức tiếp theo và cuối cùng cho học sinh làm các bài tập tổng hợp. 
	Tóm lại:
	Khi dạy bài ôn tập chương, giáo viên nên tuân thủ các quy tắc sau:
	- Tiết ôn tập không phải là tiết nhắc lại các kiến thức đã học mà phải tìm ra "sợi chỉ" liên kết các kiến thức ấy với nhau.
	- Nên có các bảng hệ thống mà kiến thức trong bảng liên quan với nhau cả theo hàng lẫn theo cột. Tận dụng các sơ đồ để hệ thống kiến thức.
	- Nên chọn các bài tập có nội dung tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức cần ôn tập, qua đó khắc sâu, hệ thống và nâng cao các kiến thức cơ bản.
	- Chú ý thay đổi các hình thức ôn tập cho phong phú, đa dạng và hiệu quả. Trong bất cứ hình thức nào, học sinh cũng phải được chủ động tham gia vào quá trình ôn tập kiến thức.
VÍ DỤ BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG I - HÌNH HỌC LỚP 9
	Bài ôn tập chương I - Hình học 9 gồm hai tiết:
Trong đó:
	Tiết 1: Ôn tập cho học sinh (tại lớp)
	- Hai câu lý thuyết đầu nhằm củng cố các bài 1, 2 và 3
	Câu hỏi 1: Nhằm hình thành công thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông.
	Câu hỏi 2: Nhằm củng cố khái niệm tỷ số lượng giác của góc nhọn và tính chất hai góc phụ nhau của các tỷ số lượng giác.
	- Làm các bài tập ứng dụng các kiến thức lý thuyết đó.
	* Loại trắc nghiệm: Bài tập 33 tr 93 SGK và bài tập 34 tr 93, 94 SGK củng cố định nghĩa tỷ số lượng giác.
	* Bài tập vận dụng kỹ năng: Bài tập 35 tr 94 SGK nhằm rèn luyện kỹ năng nhận biết tỷ số lượng giác và sử dụng bảng lượng giác hay máy tính tìm số đo của góc nhọn khi biết tỷ số lượng giác, bài tập 37 tr 94 SGK nhằm củng cố hệ thức liên quan giữa cạnh góc vuông và đường cao trong tam giác vuông, bài tập 80 (a) tr 102 SBT nhằm khai thác sâu hơn định nghĩa về tỷ số lượng giác của góc nhọn, bài tập 61 tr 102 SBT nhằm rèn luyện kỹ năng phân tích, biến đổi biểu thức dạng lượng giác.
	Hướng dẫn ôn về nhà: Ôn theo bảng tóm tắt các kiến thức của chương, làm các bài tập 38, 39, 40 tr 95 SGK, bài tập 82, 83, 84, 85 tr 102, 103 SBT.
	Tiết 2: Dạy học trên lớp:
	- Ôn lý thuyết bài 4, bài 5, câu hỏi 3 nhằm củng cố lại các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông.
	Chữa bài tập 90 tr 95 SGK nhằm ứng dụng hệ thức về cạnh và góc tam giác vuông.
	Trả lời câu hỏi 4 SGK nhằm khắc sâu lại việc giải tam giác vuông (có lưu ý về cạnh).
	Làm bài tập trắc nghiệm áp dụng.
	- Bài tập áp dụng kỹ năng: Bài tập 35 tr 94 SBT củng cố lại cách dựng góc nhọn khi biết tỷ số lượng giác, bài tập 38 tr 95 SBT nhằm rèn luyện kỹ năng áp dụng hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông, bài tập 39 tr 95 SGK nhằm rèn luyện hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông biến đổi tính khoảng cách trong thực tế, bài tập 83 tr 102 SBT nhằm rèn luyện kỹ năng tính toán tìm độ dài cạnh trong tam giác, bài tập 97 tr 105 SBT nhằm áp dụng hệ thức và chứng minh tổng hợp.
	Hướng dẫn ôn ở nhà: Ôn tập lại lý thuyết và bài tập của chương.
	Làm các bài tập 41, 42 tr 96 SGK, bài tập 87, 88, 90, 93 tr 103, 104 SBT.
SAU ĐÂY LÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP DẠY TIẾT 1 
BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG I - HÌNH HỌC 9
	* Hoạt động 1:	Ôn tập lý thuyết bài 1, 2 và 3 (13 phút)
	Giáo viên đưa bảng phụ ghi tóm tắt những kiến thức cần nhớ:
	1- Các công thức về cạnh và đường cao của tam giác vuông
	a) 	b2 = .....	c2 = ..... A
	b) 	h2 = .....
	c) 	ah = ..... c h b
	d) 	 B c' H b' C
 	 a
	Một học sinh lên bảng điền vào chỗ ( ... ) để hoàn chỉnh các hệ thức, công thức.
	Giáo viên cho học sinh dưới lớp nhận xét.
	2- Định nghĩa các tỷ số lượng giác của góc nhọn 
	Sin = 	 A
	Cos = 	 B	 C
	tg = 
	cotg = 
	Hai học sinh lên bảng điền Sin = 
(Các tỷ số lượng giác khác điền theo mẫu như trên)
	3- Một số tính chất của các tỷ số lượng giác.
	- Cho và là hai góc phụ nhau. Khi đó
	Sin = ..... 	tg = .....
	Cos = ......	cotg = .....
	Học sinh lên bảng điền vào chỗ ( ... ) để hoàn chỉnh các hệ thức.
	Ví dụ	Sin = Cos	
	- Cho góc nhọn 
	Giáo viên: Ta còn biết những tính chất nào của các tỷ số lượng giác của góc ? 
	Học sinh: Ta còn biết 	0 < Sin < 1 ;	0 < Cos < 1
	Sin2+ Cos2 = 1; 	tg . cotg = 1
	tg = ; cotg = 
	Giáo viên điền vào bảng tóm tắt các kiến thức cần nhớ
	- Khi góc tăng từ 00 đến 900 ( 00 < < 900 ) thì những tỷ số lượng giác nào tăng ? Những tỷ số lượng giác nào giảm ?
Khi góc tăng từ 00 đến 900 thì Sin và tg tăng còn Cos và cotg giảm.
	* Hoạt động 2: Luyện tập (30 phút)
	Dạng bài tập trắc nghiệm:
	Bài tập 33 tr 93 SGK
	Giáo viên đưa bảng phụ ghi đề bài và hình vẽ. Yêu cầu học sinh chọn kết quả đúng trong các kết quả đã cho.
	Học sinh quan sát, chọn kết quả đúng:
	a) Câu C.	b) Câu D.	c) Câu C.	
	Bài tập 34 tr 93,94 SGK
	Giáo viên đưa bảng phụ ghi đề bài, yêu cầu học sinh trả lời miệng.
	Học sinh trả lời:
	a) 	C.	tg =
	b)	C.	cos=sin(900-)
	Nếu cần, giáo viên có thể cho học sinh làm thêm bài tập bổ sung do giáo viên tự ra đề.
	Bài tập 35 tr 94 SGK
Tỷ số giữa hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông bằng 19:28. 
Tính các góc của nó ?
	Giáo viên vẽ hình lên bảng rồi hỏi học sinh chính là tỷ số lượng giác nào ? Từ đó hãy đi tính các góc của tam giác.
	Một học sinh lên bảng làm bài, học sinh dưới lớp làm bài, nhận xét.
	Đáp số: 
	34010' 19
	=55050' 28 
	Bài tập 37 tr 94 SGK 
	Giáo viên cho học sinh đọc đề bài.
	Yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ hình, ghi giả thiết kết luận.
	Cho học sinh trình bày cách chứng minh bài toán.
	Nếu học sinh gặp khó khăn, giáo viên có thể gợi ý bằng các câu hỏi
	- ΔMBC và ΔABC có đặc điểm gì chung ?
	- Đường cao ứng với cạnh BC của hai tam giác này phải như thế nào ?
	- Điểm M nằm trên đường nào ?
	Bài tập 80(a) tr 102 SBT
	Hãy tính Sin và tg nếu Cos = 
	Giáo viên nêu câu hỏi: Có hệ thức nào liên hệ giữa Sin và Cos? 
Từ đó hãy tính Sin và tg ?
	Từ gợi ý, học sinh trình bày cách giải bài toán:
	Hệ thức liên hệ:	Sin2+ Cos2 = 1
	Suy ra	Sin2 = 1 - Cos2
	Sin2 = 1 - 
	Sin2 =
	Vậy	Sin = và tg = 
	Hướng dẫn ôn tập ở nhà (2 phút)
	- Ôn tập theo bảng "Tóm tắt các kiến cần nhớ" của chương.
	- Về nhà làm các bài tập 38, 39, 40 tr 95 SGK, bài tập 82, 83, 84, 85 tr 102, 103 SBT.
	- Chuẩn bị các dụng cụ cho tiết sau tiếp tục ôn tập chương.
	3) Kết quả qua thực nghiệm.
	Trong hai năm học gần đây tôi đã đưa sáng kiến kinh nghiệm này vào áp dụng thử nghiệm ở các khối lớp mà tôi được phân công trực tiếp giảng dạy - Kết quả đạt được rất khả quan. Đặc biệt trong thời gian mới đây, tôi đã áp dụng phương pháp nói trên vào việc giảng dạy bộ môn toán 9 ở các bài ôn tập chương, cụ thể như bài ôn tập chương I - Hình học 9, phần lớn học sinh nắm được kiến thức trong chương vững chắc, từ đó qua bài kiểm tra chương kết quả như sau:
- Lớp 9A:	Tổng số:	35 em trong đó trên trung bình 32 em 
- Lớp 9B:	Tổng số:	37 em trong đó trên trung bình 34 em 
	Qua kết quả thực tế đạt được sau hơn hai năm áp dụng phương pháp đổi mới trong bài ôn tập chương đã có tác động rất lớn tới chất lượng học tập của học sinh, đa số các em nắm kiến thức chắc chắn, có hệ thống, kỹ năng vận dụng giải quyết các bài toán được nâng cao. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được các đồng nghiệp đánh giá có chất lượng cao và năm học này tổ chuyên môn chú trọng phát triển sáng kiến kinh nghiệm này đến với mọi thành viên trong tổ. 
Trên thực tế trong hai năm học qua sáng kiến kinh nghiệm này mới chỉ áp dụng trong nội bộ của tổ Toán - Lý. Sáng kiến kinh nghiệm này điều kiện thực hiện rất đơn giản và cũng không xa lạ gì đối với các giáo viên nên có thể áp dụng cho bất cứ bộ môn nào trong trường học và bất cứ giáo viên nào cũng có thể thực hiện được.
	4) Điều kiện để thực hiện.
	Để thực hiện được phương pháp nêu trên chỉ cần giáo viên thật sự yêu nghề, giảng dạy bằng cả sự nhiệt tình đặc biệt là có lòng mong muốn cho tất cả học sinh của mình đều tiến bộ, chịu khó nghiên cứu trước tất cả các bài tập trong phầ ôn tập chương để đưa ra những bài tập mang tính chất tổng quát nhằm giúp học sinh củng cố sâu kiến thức trong chương. Vì vậy việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế là hoàn toàn có thể được và có thể vận dụng ở tất cả mọi trường kể cả vùng sâu, vùng xa nhất.
	III./ KẾT LUẬN 
	Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ được rút ra từ thực tế giảng dạy trong năm học vừa qua. Mặc dù bản thân áp dụng kinh nghiệm này thấy hiệu quả rất cao song chắc chắn vẫn còn những thiếu sót. Tôi mong muốn các đồng nghiệp đóng góp thêm để cho sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn để có thể phổ biến rộng rãi nhằm góp phần nhỏ nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.
	Tôi xin chân thành cảm ơn !
Trần Hợi, ngày .... tháng .... năm 200
	 NGƯỜI VIẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN TOAN TOT.doc