Ôn tập Ngữ văn 8 - Một số đoạn văn hay

Ôn tập Ngữ văn 8 - Một số đoạn văn hay

ĐỀ SỐ 1.

“ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, các bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ song chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cai mùi nồng mặm quá”.

a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?

b. Hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu ngắn gọn về tác giả và tác phẩm đó?

c. Dựa vào đoạn thơ trên hãy viết một đoạn văn cho cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của Tế Hanh?

BÀI LÀM

a. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.

b. Tế Hanh tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh năm 1921, quê ở một vùng ven biển thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Ông là nhà thơ đã có mặt trong phong trào thơ mới, và tiếp tục sang tác dồi dào bền bỉ sau cách mạng. Quê hương là nguồn cảm hứng sang tác chủ đạo trong thơ Ông.

Bài thơ Quê hương là sáng tác mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ của Ông.Bài thơ này ban đầu được in trong tập thơ “ Nghẹn ngào”(1939) sau đó được in lại trong tập “ Hoa niên”(1945). Nhà thơ đã viết Quê hương bằng cả tấm long yêu mến thiên nhiên thơ mộng mà hung tráng của quê hương, mến yêu những con người lao động tràn trề sức lực, bằng những kỉ niệm sâu đậm, nồng nàn của thời niên thiếu.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 8 - Một số đoạn văn hay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP NGỮ VĂN 8
ĐỀ SỐ 1.
“ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, các bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ song chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cai mùi nồng mặm quá”.
Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?
Hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu ngắn gọn về tác giả và tác phẩm đó?
Dựa vào đoạn thơ trên hãy viết một đoạn văn cho cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của Tế Hanh?
BÀI LÀM
Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
 Tế Hanh tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh năm 1921, quê ở một vùng ven biển thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Ông là nhà thơ đã có mặt trong phong trào thơ mới, và tiếp tục sang tác dồi dào bền bỉ sau cách mạng. Quê hương là nguồn cảm hứng sang tác chủ đạo trong thơ Ông.
Bài thơ Quê hương là sáng tác mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ của Ông.Bài thơ này ban đầu được in trong tập thơ “ Nghẹn ngào”(1939) sau đó được in lại trong tập “ Hoa niên”(1945). Nhà thơ đã viết Quê hương bằng cả tấm long yêu mến thiên nhiên thơ mộng mà hung tráng của quê hương, mến yêu những con người lao động tràn trề sức lực, bằng những kỉ niệm sâu đậm, nồng nàn của thời niên thiếu.
 Bốn câu thơ cuối nhà thơ trực tiếp nói lên nỗi nhớ quê hương khôn nguôi của mình:
“ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, các bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ song chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cai mùi nồng mặm quá”.
Nếu không có mấy câu thơ này khó có thể biết bài thơ được viết trong xa cách, trong niềm tưởng nhớ khôn nguôi – bởi những cảnh tượng bên trên được miêu tả quá sống động, hệt như chúng đang diễn ra trước mắt nhà thơ. Nỗi nhớ thiết tha trong xa cách bật thành lời nói giản dị, tự nhiên như một lời tự nói từ đáy lòng: “ Tôi thấy cái mùi nồng mặn quá”. Cậu học trò xa quê Tế Hanh nhớ về làng quê mình với tất cả những thứ thật bình dị gần gũi: là màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm trắng, với những con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, nhưng nhớ nhất là cái mùi nồng mặn quá dặc trưng của quê hương. Với Tế Hanh cái hương vị đó là hương vị riêng đầy khuyến rũ của quê hương, là chất thơ bình dị mà khỏe khoắn toát lên từ bức tranh thiên nhiên tươi sang, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động thường ngáy của người dân.
ĐỀ SÓ 2.
Hai câu thơ: “Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu” trong Ông Đồ của Vũ Đình Liên.
a. Viết đoạn văn ngăn giới thiệu về Vũ Đình Liên và bài thơ Ông Đồ( khoảng 5-7 câu )trong đó có sử dụng phép thế- gạch chân những từ sử dụng phép thế?(4đ)
b. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong hai câu trên.(1đ)
c. Viết một đoạn văn ngắn nói rõ cái hay của hai câu thơ trên.(5đ)
Bài làm.
a. Vũ Đình Liên ( 1913 – 1996), quê ở Hà Nội là một trong những nhà thơ thuộc lớp đầu tiên trong phong trào Thơ mới 1932-1945. Thơ Ông thường mạng nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Ngoài sáng tác thơ Ông còn tham gia dịch thuật, nghiên cứu và giảng dạy văn học. Ông đồ của Vũ Đình Liên là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ da diết của tác giả về cảnh cũ người xưa.
b. Hai câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa: Buồn – Sầu
c. Cái hay của hai câu thơ “Giấy đỏ buồn không thắm- mực đọng trong nghiên sầu” là khi mới đọc qua ta ngỡ đó là những câu thơ tả cảnh nhưng thực ra câu thơ đã mượn đồ vật để bộc lộ tâm trạng con người( tả cảnh ngụ tình). Tác giả đã nhân hóa giấy, mực, nghiên những vật liệu gắn bó thân thiết, là máu thịt là linh hồn của cuộc đời ông đồ, để nói lên tình cảm của ông lúc bấy giờ và tâm trạng sâù buồn của một lớp người đang tàn tạ và bị lãng quên. Những tờ giấy đỏ bầy ra không còn ai để ý đến, nghiên mực không được chiếc bút lông động vào, nỗi buồn tủi sầu não như đã thấm cả vào những vật vô tri vô giác. Hay nói một cách khác nỗi buồn, nỗi tủi từ lòng ông đồ làm cho mực khô và đọng lại trong nghiên sầu , như làm cho giấy đỏ buồn nhạt nhòa buông không thắm . Cách nói như vậy vừa cụ thể, vừa sâu lắng, làm nên cái hay của câu thơ, có sức lay động mạnh mẽ người đọc.
ĐỀ SỐ 3.
“ Khi con tu hú gọi bầy
..
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
a. Đây là câu thơ đầu tiên và là câu thơ cuối cùng được trích trong bài thơ nào? Của ai? Câu đầu và câu cuối đầu xuất hiện hình ảnh chim tu hú em cho biết bài thơ được sang tác theo kiểu kết cấu gì? 
b. Hãy viết một đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
c. Hãy viết đoạn văn giải thích nhan đề của bài thơ.
Bài làm:
a. Đây là hai câu thơ được trích trong bài thơ “ Khi con tu hú” của Tố Hữu. Câu đầu và câu cuối đều xuất hiện hình ảnh chim tu hú cho thấy tác giả đã sang tác bài thơ theo kiểu kết cầu đầu cuối tương ứng. 
b. “Khi con tu hú” được nhà thơ Tố Hữu sáng tác khi ông 19 tuổi ( tháng 7/1939). Lúc đó Tố Hữu là một thanh niên đang mê say hoạt động cách mạng thì bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ. Bài thơ ra đời trong nhữn ngày đầu tiên bị bắt giam, sau này được đưa vào phần “ Xiêng xích” trong tập thơ Từ ấy năm 1946.
c. Bài thơ có một nhan đề khá lạ: “Khi con tu hú”. Bốn chữ ấy chỉ là một mệnh đề phụ - một vế của câu nên chưa trọn ý. Tuy nhiên, chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liêng tưởng. Căn cứ vào nội dung bài thơ có thể hiểu là: Khi chim tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cuộc sống cháy bỏng, tự do tưng bừng ở bên ngoài. Tiếng chim tu hú đã gợi mở mạch cảm xúc cho bài thơ .Đối với người tù, sự liên hệ với cuộc sống bên ngoài chi qua những âm thanh, tiếng chim ấy là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng ở bên ngoài, của trời cao tự do, lồng lộng. Cách đặt tên bài thơ như vậy đã là một sự gợi ý cho người đọc về tâm trạng của người tù cách mạng khi nghe tiếng tu hù từ ngoài vọng lại.
ĐỀ SỐ 4.
“Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội.”
 Đoạn văn trên được trích trong phần cuối trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, nói về cái chết của Lão Hạc.
a. viết một đoạn văn ngắn cho biết lý do tại sao Nam Cao lại mô tả cái chết của Lão Hạc dữ dội vậy?
b. Hãy viết đoạn văn ngắn cho biết cái chết của Lão Hạc có ý nghĩa gì?
c. Hãy viết một đoạn văn ngắn chứng minh rằng Lão Hạc là người cha rất mực yêu thương con trong đó sử dụng một tình thái từ , một từ cảm thán, và một dấu ngoặc đơn?
BÀI LÀM
a. Để đặc tả cái chết của Lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã miêu tả rất tỉ mỉ, cụ thể, chi tiết, cận cảnh,với việc sử dụng liên tiếp nhiều từ tượng hình, tượng thanh như: vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long xòng xọc, tru tréo. Cách miêu tả như vậy đã tạo ra mmotj hình ảnh cụ thể, sinh động về một cái chết thê thảm, dữ dội, giúp người đọc chứng kiến và cảm nhận đầy đủ hơn về bi kịch của người nông dân nghèo trước cách mạng, đồng thời cái chết như vậy có sức tố cáo mạnh mẽ một xã hội phi nhân tính, tàn ác đối với con người, gợi lên một niềm thương cảm sâu sắc cho người đọc.
b. Cái chết của Lão Hạc có ý nghĩa sâu sắc: một mặt nó góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của Lão Hạc, cũng là số phận và tính cách của nhiều người nông dân trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945:nghèo khổ bế tắc cùng đường, giàu tình yêu thương và đầy tự trọng. Mặt khác, cái chết của Lão Hạc có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đã khiến chúng ta trở thành nô lệ, có cuộc sống tối tăm, tàn tệ, buộc những người nghèo hoặc đưa dẫn họ đến con đường cùng của xã hội , con đường cùng của cuộc sống.Họ chỉ có thể sa đọa hoặc tha hóa biến chất hoặc giữ bản chất lương thiện, trong sạch tìm lại tự do bằng chính cái chết của bản thân. Cái chết của Lão Hạc cũng góp phần làm cho những người xung quanh hiểu rõ con người của Lão hơn, quý trọng và thương tiếc lão hơn.
 c. Lão Hạc là người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão chấp nhận để con đi đồn điền cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình lão dành tất cả tình yêu thương con chó vàng(kỉ vật thiêng liêng mà con trai lão để lại): gọi nó là câu vàng, ăn cũng cho nó ăn, coi nó là một báu vật, một đứa cháu, một người bạn, lão đau khổ, khóc lóc khi chót lừa để bán nó.Lão yêu con chó vàng đơn thuần chỉ là lão yêu loài chó ư? Không lão yêu nó là vì câu vàng là do con trai lão để lại. Đặc biệt lão đã chủ động tìm đến cái chết – một cái chết bi thương- cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con nó trở về có vườn có đất mà làm ăn sinh sống.Chao ôi! Tình phụ tử cua lão Hạc thật khiến ta cảm động.
ĐỀ SỐ5.
a.Chép lại chính xác bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
b. Bài thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Hãy viết một đoạn văn giải thích hai lớp nghĩa đó?
BÀI LÀM
 a. 	“Đi đường mới biết gian lao
 	Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”
b.	Bài thơ đi đường có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen của bài thơ là nói về việc đi đường : “Đi đường mới biết gian lao
 Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” Đó là suy ngẫm của nhà thơ về nỗi gian lao của người đi đường. Cái trập trùng của núi núi cao rồi lại núi cao ấy, ai trải qua rồi mới thấm thía hết nỗi vất vả, gian lao của việc đi đường núi. Và điều đó rất dễ làm cho ngường ta nản lòng vì khó khăn vô tận trước mắt, nhưng nếu ai kiên nhẫn vượt qua thì sẽ đến đỉnh cao nhất.Đó là một kinh nghiệm quý báu được rut ra từ thực tiễn. Ngĩa bóng của bài hơ ngụ ý sâu xa về con đường đời của mỗi người và con đường cách mạng. Con đường đời của mỗi người người cũng như con đường lên núi.Hễ ai kiên gan, bền chí vượt lên trên mọi gian nan thử thách để đi đến đích cuối cùng thì sẽ thành đạt. Con đường cách mạng cũng vậy, cách mạng sẽ còn gặp hết khó khăn này đến khó khăn khác, nhưng vượt qua tất cả thì sẽ đi đến thắng lợi.Bài thơ thể hiện một triết lý và niềm tin tưởng sâu sắc.
ĐỀ SỐ6.
a.Hịch là gì? Viết đoạn văn nêu đặc điểm của thể hịch trong đó có sử dụng một câu phủ định, dấu ngoặc đơn.
b. Hãy tìm câu nói thể hiện nỗi lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn trong Hịch tướng sĩ. Hãy viết một đoạn văn nói nên nỗi lòng của tác giả? 
Bài làm
a. Hịch là một loại văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người thủ lĩnh một tổ chức, một phong trào dung để kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu kêu gọi kẻ thù. Như vậy, hịch không phải là thể văn được sử dụng thông dụng trong thời bình như cáo , chiếu, phú, tấu, sớHịch thường được viết theo thể văn biền ngẫu( từng cặp câu cân xứng với nhau). Hịch có kết cấu chặt chẽ, có lý lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục. Đặc điểm của hịch là khích lệ tình cảm tinh thần người nghe. Một bài Hịch thường được cấu trúc theo cá phần sau: phần đầu có tính chất nêu vấn đề, phần thứ hai nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng, phần thứ ba nhận định tình hình, phân tích phải trái để gây lòng căm thù giặc, phần kết thúc nêu chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh.
b. Trước tội ác của kẻ thù và nỗi nhục quốc thể, Trần Quốc Tuấn bày tỏ nỗi lòng “ Ta thường tới bữa quên ăn; nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căn tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăn thân này phơi ngoài nội cỏ,nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Đoạn văn như trào ra từ trái tim tha thiết yêu nước và sôi sục sự căm thù, như được viết lên bằng máu và nước mắt. Đau xót, căm thù đến quên ăn, mất ngủ, trở thành nỗi ám ảnh thường trực ngày cũng như đêm. Nỗi căm thù dồn nén thành khát khao hành động giết giặc, tình yêu nước đốt cháy lên lòng quyết tâm hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Câu văn chính luận mà giàu cảm xúc và đầy hình ảnh đã khắc họa được hình tượng người anh hùng yêu nước, tác động sâu sắc vào tình cảm của các tướng sĩ nhà Trần.
ĐỀ SỐ 7: Hãy viết một đoạn văn khoảng 15 câu nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản thuế máu(Trích bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc)Sử dụng phép thế và dấu ngoặc kép.
Bài làm
 Trong văn bản “Thuế máu”, Nguyễn Ái Quốc đã có cách đặt tên chương, tên các phần rất ấn tượng.Chúng đã phản ánh chính xác cuộc sống, gợi được sự căm phẫn trong lòng người đọc cũng như chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và sự phê phán triệt để của tác giả đối với bè lũ thực dân đế quốc. “Thuế máu” là cái tên chương rất sắc xảo khi phản ánh rất đúng thực tế ở thuộc địa khi dân chúng phải chịu những thứ thuế bất công vô lý. “Thuế ” là phần thu bắt buộc cố định theo kì hạn mà chính quyền yêu cầu người dân phải nộp. Ở các nước thuộc địa, nhân dân phải đóng thuế đất, thuế muối, thuế lúarồi bất công hơn là thuế thân. Nhưng xót xa hơn cả, tàn nhẫn hơn cả là khi họ bị rơi vào hoàn cảnh bị bóc lột xương máu, phải đem cả xương, máu và mạng sống của mình để cống nạp cho chính quyền cai trị. Lúc ấy, thứ thuế họ phải đóng chính là dòng máu của mình – “ Thuế máu”. Trong chương sách, trình tự và tên gọi các phần cúng rất mạch lạc và biểu cảm. Nó gợi lên rất rõ quá trình lừa bịp , bóc lột tàn tệ của chế đọ thực dân. Đó là một quá trình bóc lột rất tinh vi. Chiến tranh và những người bản xứ phản ánh thực trạng người dân thuộc địa trong thời kì trước và trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra. Phần chế đọ lính tình nguyện phân tích bản chất chế độ lính mà khi chiến tranh nổ ra, người dân thuộc địa “tình nguyện” đầu quân. Và rồi, cuối cùng tác giả chỉ ra kết quả của sự hy sinh rất vô nghĩa của người dân bản địa trong cuộc chiến ấy đồng thời chua xót lên án cách đối xử của chính quyền với binh lính thuộc địa sau mỗi cuộc chiến tranh ăn cướp. Cách đặt tên chương, tên cá phần trong văn bản chẳng những tạo ra sự hấp dẫn đối với người đọc, người nghe mà còn khẳng định tài năng bậc thấy của Nguyễn Ái Quốc trong lĩnh vực văn học.
ĐỀ SỐ 8:
Hãy viết một đoạn văn cho biết kết quả sự hi sinh của người dân các nước thuộc địa trong văn bản “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc.
BÀi làm:
 Trong văn bản “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc, kết quả sự hi sinh của những người dân thuộc địa được trả bằng cái giá thật tần tệ. Chiến tranh kết thúc cũng là lúc những lời hứa trước đây của các ngài cũng tự dưng biến mất. Những người từng hi sinh xương máu cho mẫu quốc , những người trước đây đã từng được tâng bốc thì giờ đây, hỡi ôi, họ lại trở về “cái giống người hèn hạ” như xưa.Bộ mặt lừa bịp của bon thực dân được bộc lộ trắng trợn khi bon chúng cướp hết những của cải mà những người lính đẫ tự mua sắm được, đánh đập họ vô cớ hay đối xử với họ như súc vật vậy. Bỉ ổi hơn, nhằm nhơ vét cho đầy túi, bon thực dân còn cấp cả môn bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh người Pháp hay vợ con của tử sĩ người Pháp.Cách “báo ơn” ấy không chỉ làm cho người lính Pháp nhục nhã mà còn làm cho cả một nền dân tộc kiệt quệ suy vong.
ĐỀ SỐ 9:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sang
Bàn đá chông chênh dịch sử đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”
a. Bài thơ trên có tên là gì? Do ai sáng tác? Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ được sáng tác theo thể thơ đó ma em đã được học.
b. Hãy viết một đoạn văn nhận xét chung về giọng điệu của bài thơ.
BÀi làm
BÀi thơ trên có tên là “ Tức cảnh Pác Bó” – của Hồ Chí Minh, dược sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Một số bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là: Nam quốc sơn hà- Lý Thường Kiệt; Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương;Cảnh khuya – Hồ Chí Minh; Hồi hương ngẫu thư- Hạ Tri Chương
 Thông thường, thể thất ngôn tứ tuyệt được viết với giọng nghiêm trang, pha nét buồn. Còn giọng điệu chung của bài thơ tức cảnh Pác Bó là giọng sảng khoái tự nhiên, hóm hỉnh, pha chút vui đùa. Điều đó cho thấy, dù sống trong gian khổ nhưng tâm trạng của Bác vẫn luôn lạc quan, hơn thế Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống hoang vu. Làm cách mạng và được sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn của nhà làm cách mạng, nhà thơ Hò Chí Minh. Những năm tháng sống và làm việc ở Pác Bó, thực tế BÁc đã trải qua rất nhiều những khó khăn. Thế nhưng những gian khổ áy, những cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh,không làm mờ đi được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì những gian khổ nho nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lý gì, thậm chí tất cả đều trở nên sang trọng cả. Giọng điệu của bài thơ là nét đặc sắc tạo nên cái hồn của bài thơ, đồng thời cho thấy nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của Người cho dân tộc, cho đất nước.
ĐỀ SỐ 10:
Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố và Lão Hạc của Nam Cao,em hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ cảm mình về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945?( có sử dụng phép thế)
Bài làm
 Đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng, chịu nhiều đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần và vật chất. Cuộc sống của Họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc.Tuy vậy, hộ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tang một sức mạnh tình cảm , một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức bất công.

Tài liệu đính kèm:

  • docmot so doan van hay lop 8.doc