Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 24: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 24: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản.

Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả , biểu cảm trong một văn bản tự sự.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. Kĩ năng viết đoạn văn kết hợp ba yếu tố trên.

3. Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập

B Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Soạn bài,bảng phụ.

2. Học sinh: Tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý ở SGK.

C Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(3P)

II. Bài cũ : (3p)

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

III Bài mới:

Hoạt động 1:(3p) Khởi động

Trong bài văn tự sự, sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm là rất cần thiết, bởi nó làm cho bài văn thêm sinh động. Vậy bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 24: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/10/06
Tiết 24: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN 
 TỰ SỰ 
A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản.
Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả , biểu cảm trong một văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. Kĩ năng viết đoạn văn kết hợp ba yếu tố trên.
3. Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập
B Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài,bảng phụ.
2. Học sinh: Tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý ở SGK.
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(3P)
II. Bài cũ : (3p) 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III Bài mới:
Hoạt động 1:(3p) Khởi động
Trong bài văn tự sự, sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm là rất cần thiết, bởi nó làm cho bài văn thêm sinh động. Vậy bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2:(16 p) Tìm hiểu sự kết hợp giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn tự sự.
GV gọi 1hs đọc đoạn trích văn bản Trong lòng mẹ.
Hs tổ chức cho hs làm việc theo nhóm:
Nhóm 1: Tìm các yếu tố tự sự?
Nhóm 2; Tìm các yếu tố miêu tả?
Nhóm 3: Các yếu tố biểu cảm?
Nhóm 4: Tìm chi tiết đan xen giữa các yếu tố?
 Đại diện từng nhóm lên bảng trình bày.
GV nêu câu hỏi 2, 3(SGK)
HS làm việc độc lập.
GV chốt lại.
Gọi 1hs đọc to phần ghi nhớ.
Hoạt động 3(13p) : Luyện tập.
Gọi hs đọc bài tập 1.
Gv giao nhiệm vụ cho từng tổ.
Hs làm việc theo nhóm.(6P)
Đại diện nhóm lên trình bày, lớp nhận xét và sữa chửa(7P)
Nội dung ghi bảng
I.Sự kết hợp giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
1. - Các yếu tố kể: Mẹ tôi vẫy tôi, tôi chạy theo xe, mẹ kéo tôi lên xe, tôi khóc mẹ cũng khóc, tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ.
 - Các yếu tố miêu tả: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, mẹ tôi không còm cỏi xơ xác, gương mặt tươi sáng, nước da mịn
- Các yếu tố biểu cảm: hay tại sự sung sướngmẹ tôi lại tươi đẹp; Tôi thấy những cảm giác; phải bé lại
- Sự đan xen giữa các yếu tố: Tôi ngồi trên đệm xelạ thường.
2. Yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thêm sinh động.
- yếu tố biểu cảm giúp biểu hiện tình mẫu tử.
Nếu bỏ các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì bài văn rất khô khan.
3. Nếu bỏ các yếu tố kể thì không còn chuyện, không có cốt truyện.
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
-Trong Tắt Đèn: “Người Nhà Lí trưởngcon mọn”.
- Trong Tôi đi học: “ Buổi maiTôi đi học”.
- Trong Lão Hạc: “ Tôi xồng xộc chạy vàoBinh Tư hiểu”
D. Củng cố, dặn dò:(7p)
	* Củng cố:
	- Mối quan hệ giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự 
	sự.	 
*Dặn dò: Học bài. Làm bài tập 2. Gợi ý:
- Nên bắt đầu từ chỗ nào? Lại gần thấy ra sao? Những biểu hiện tình cảm của hai người sau khi đã gặp nhau?
- Đọc và soạn bài “Đánh nhau với cối xay gió”.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 24.doc