Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 2: Bài tập về vận tốc

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 2: Bài tập về vận tốc

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Ôn lại được công thức xác định vận tốc, cũng như các công thức suy diễn.

- Nắm được phương pháp giải bài tập về vận tốc.

- Giải được một số bài tập cớ bản về vận tốc.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giả bài tập vật lí.

3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, kiên trì, hợp tác nhóm.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tóm tắt nội dung bài vận tốc

- Phương pháp giải bài toán vận tốc.

- Một số bài tập cơ bản và nâng cao (sách nâng cao)

2. Học sinh: Ôn lại kiến thức bài, làm các bài tập trong SBT

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 800Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 2: Bài tập về vận tốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Lớp 8: 
Tiết 2
Bài tập về vận tốc
Mục tiêu:
Kiến thức:
Ôn lại được công thức xác định vận tốc, cũng như các công thức suy diễn.
Nắm được phương pháp giải bài tập về vận tốc.
Giải được một số bài tập cớ bản về vận tốc.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giả bài tập vật lí.
Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, kiên trì, hợp tác nhóm.
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Tóm tắt nội dung bài vận tốc
Phương pháp giải bài toán vận tốc.
Một số bài tập cơ bản và nâng cao (sách nâng cao)
Học sinh: Ôn lại kiến thức bài, làm các bài tập trong SBT
Tiến trình dạy học:
ổn định tổ chức lớp (1’):
Lớp 8: ..
Kiểm tra bài cũ (5’):
Câu hỏi: Viết công thức tính vận tốc và nêu rõ các đại lượng trong công thức?
Trả lời: Công thức: . Trong đó: S là quãng đường (m); t là thời gian (s); v là vận tốc (m/s).
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 ( 10’): Phương pháp giải bài tập.
GV: Hãy viết công thức tính vận tốc, sau đó viết công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian và tính thời gian khi biết vận tốc và quãn đường?
HS: Trả lời
GV: Nêu cách đổi đơn vị vận tốc.
HS: Ghi nhớ và lưu ý khi làm bài tập phải đổi về cùng một đơn vị (thường đổi về đơn vị m/s
GV: Muốn biết vật nào chuyển động nhanh hơn ta căn cứ và cái gì? Lấy VD.
HS: Căn cứ vào vận tốc. Vật nào có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh hơn
VD: Hai ô tô chuyển động 50km/h; xe máy chuyển động 60km/h. thì xe máy chuyển động nhanh hơn.
GV: Nêu phương pháp giải bài toán hai vật gặp nhau.
Học sinh ghi nhớ để vận dụng giải các bài tập.
GV: Nêu phương pháp giải bài toán dạng chuyển động của thuyền khi xuôi dòng hay ngược dòng trên hai bến sông.
Hoạt đông 2 (25’): Bài tập vận dụng.
GV: Yêu cầu hs làm việc nhóm trả lời các câu hỏi và bài tập từ 2.1 đến 2.5 trong SBT
HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trình bày.
GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo nhau sau đó nhận xét và chuẩn hoá kiến thức.
GV: Phát phiếu học tập gồm các bài 1, 2, 3, 4 Tr 11 sách nâng cao
HS: Làm việc nhóm để trả lời các cầu hỏi và bài tập trong SNC.
GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo nhau sau đó nhận xét chung rồi chuẩn hoá kiến thức.
I. Phương pháp giải bài tập.
1. Công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Công thức tính vận tốc: 
- Công thức tính quãng đường đi được khi biết vận tốc và thời gian: S = v.t
- Công thức tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường đi được: t = 
2. Cách đổi đơn vị của vận tốc:
1km/h=
3. So sánh chuyển động nhanh hay chậm.
- Muốn biết chuyển động nào là nhanh hơn thì ta so sánh số đo vận tốc của các chuyển động trong cùng một đơn vị.
4. Bài toán hai vật gặp nhau.
- Nếu hai vật chuyển động ngược chiều: khi gặp nhau tổng quãng đường các vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa hai vật.
- Nếu hai vật chuyển động ngược chiều: Khi gặp nhau hiệu quãng đường các vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa hai vật.
5. Phương pháp giải bài toán dạng chuyển động của thuyền khi xuôi dòng hay ngược dòng trên hai bến sông.
II. Bài tập vận dụng:
1. Các bài tập trong sách bài tập.
2.1: C
2.2: Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của trái đất là: 28800km/h = 28800000m/3600s = 800m/s. Vậy vệ tình nhân tạo cđ châm hơn.
2.3: Thời gian ô tô đi từ HN đến HP là 10h – 8h = 2h. Vì vậy vận tốc của ôtô là:
V = 100km/2h = 50km/h.
2.4: t = S/v = 1400/800 = 1,75h
2.5: a) Vận tốc của người thứ nhất là:
V = S/t = 300m/60s = 5m/s
Vận tốc người thứ 2 là: v = 7500m/1800s = 4,17m/s. Vậy người thứ nhất đi nhanh hơn.
b) Quãng đường người thứ nhất đị được sau 20p = 1200s là: S1 = v1.t = 5.1200 = 6000m.
Quãng đường người thứ 2 đi được sau 20 phút = 1200s là: S2 = v2t = 4,17.1200 = 5004 m
Vậy, hai người cách nhau một khoảng là:
S = S1 – S2 = 6000 – 5004 = 996 m
2. Các bài tập trong sách nâng cao
Bài 1: 36km/h = 10m/s; 15m/s = 54km/h; 45km/h = 12.5m/s; 300cm/s = 3m/s = 10,8 km/h; 72km/h = 20m/s = 2000cm/s.
Bài 3: Thời gian của hs đó là: t = 10’ = h. Vậy quãng đường từ nhà đến trường là: S = v.t = 9. = 1.5 km.
Bài 4: Vận tốc chạy bộ của người đó là: v = 5,4 km/h = 1,5m/s. Thời gian cần thiết để người đó chạy từ nhà đến công viên là: t = s/v = 900/1.5 = 600s = 10 phút
Củng cố (2’): Yêu cầu HS nhắc lại các phương pháp giải bài tập. Nhấn mạnh cách tính v, s,t
Hướng dẫn học ở nhà (2’): ôn lại bài cũ, chuẩn bị các bài tập của bài 3

Tài liệu đính kèm:

  • docT2 Bai tap ve van toc.doc