Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 16, Bài 14: Định luật về công - Năm học 2009-2010

Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 16, Bài 14: Định luật về công - Năm học 2009-2010

II. Định luật về công.

Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố (11 phút)

III. Vận dụng.

C5: a) Trường hợp thứ nhất lực kéo nhỏ hơn 2 lần.

 b) Công bằng nhau.

 c) A = F.s = 500.1 = 500J

C6: a)

l = 2h = 8m

 b) A = P.h = 420.4 = 1680J

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 16, Bài 14: Định luật về công - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Ngày soạn: 27/12/2009
Tiết PCCT: 16	 Ngày dạy: 29/12/2009
Bài 14: ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
-Phát biểu được định luật về công dưới dạng lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
-Vận dụng được định luật để giải các BT về mặt phẳng nghiêng và ròng rọc động.
 2. Kĩ năng: 
Quan sát TN để rút ra mối liên hệ giữa các yếu tố: lực tác dụng và quãng đường vật dịch chuyển để xây dựng được định luật về công.
 3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác.
II. CHUẨN BỊ: 
 1. Cả lớp: Bảng phụ bảng 14.1
 2. Mỗi nhóm HS: 1 thước đo, 1 giá đỡ, 1 ròng rọc, 1 quả nặng, 1 lực kế, 1 dây kéo.
III. PHƯƠNG PHÁP:
 ØPhương pháp: Vấn đáp, thí nghiệm, diễn giảng.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ho¹t ®éng cđa ThÇy
Ho¹t ®éng cđa trß
Néi dung ghi b¶ng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (6 phút)
HS: * Chỉ có công cơ học khi nào? Viết biểu thức tính công cơ học. Nêu tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức. 
* Làm BT 13.4- SBT-18
+Trả lời theo bài học.
+BT 13.4: 
Quãng đường xe đi được:
Vận tốc của xe là:
m/phút
Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập (2 phút)
-Tổ chức tình huống học tập: Ở lớp 6 các em đã được học các loại máy cơ đơn giản nào? Máy cơ đó giúp ta có lợi như thế nào?
Máy cơ đơn giản giúp ta nâng vật lên có lợi về lực nhưng công của lực nâng vật lên có lợi hay không?
-Mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy. Chúng cho ta lợi về lực hoặc thay đổi hướng tác dụng lực giúp ta nâng vật lên được dễ dàng
Hoạt động 3: TN nghiên cứu để đi đến định luật về công (15 phút)
-Yêu cầu HS nghiên cứu TN ở SGK.
-Hãy trình bày tóm tắc các bước tiến hành TN.
-Làm TN mẫu.
-Đưa bảng phụ bảng 14.1 và cùng HS tiến hành TN.
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để trả lời C1, C2, C3.
-Do có ma sát nên A2 > A1. Bỏ qua ma sát và trọng lượng của ròng rọc thì A2 = A1
-Đọc TN ở SGK.
-2-3 HS trình bày tóm tắc các bước tiến hành TN.
-Tiến hành TN theo nhóm và ghi kết quả vào bảng 14.1.
-Thảo luận nhóm và trả lời C1, C2, C3.
-Trả lời C4.
I. Thí nghiệm.
C1: 
C2: 
C3: 
C4: (1) lực
 (2) đường đi
 (3) công
Hoạt động 4: Phát biểu định luật về công (10 phút)
-Thông báo: Nếu ta tiến hành TN với các máy cơ đơn giản khác thì cũng có kết quả tương tự.
-Vậy em nào có thể phát biểu định luật về công?
-Uốn nắn lại câu phát biểu của HS.
-Cụm từ “và ngược lại” trong định luật có nghĩa như thế nào?
-Làm TN về đòn bẩy cho HS quan sát.
-Chú ý lắng nghe.
-Phát biểu định luật về công theo SGK.
-Ghi vở.
-Được lợi bao nhiêu lần về đường đi thì thiệt bấy nhiêu lần về lực.
-Quan sát TN về đòn bẩy.
II. Định luật về công.
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố (11 phút)
-Yêu cầu HS đọc và trả lời C5.
Công của lực kéo thùng hàng ở mặt phẳng nghiêng bằng công của lực kéo thùng hàng theo phương thẳng đứng.
-Yêu cầu HS đọc và trả lời C6.
Khi người công nhân kéo thì lực kéo và trọng lượng của vật như thế nào?
-Yêu cầu HS làm câu b bằng cách khác.
-Hướng dẫn HS tính hiệu suất:
%
-Làm việc cá nhân và trả lời C5.
-Chú ý lắng nghe GV hướng dẫn để làm câu c
-Làm việc cá nhân và trả lời C6.
A = F.l = 210.8 = 1680J
-Đọc mục “có thể em chưa biết” và chú ý nghe GV hướng dẫn.
III. Vận dụng.
C5: a) Trường hợp thứ nhất lực kéo nhỏ hơn 2 lần.
 b) Công bằng nhau.
 c) A = F.s = 500.1 = 500J
C6: a) 
l = 2h = 8m
 b) A = P.h = 420.4 = 1680J
Hoạt động 6: Dặn dò (1 phút)
-Học bài.
-Làm BT 14.1à14.7 SBTtrang 19-20
-Đọc mục “có thể em chưa biết”.
Cả lớp chú ý lắng nghe và ghi nhận sự hướng dẫn của GV để về nhà thực hiện.
Tân Tiến, ngày 28 tháng 12 năm 2009
KÝ DUYỆT
˜Trả lời bài tập:
14.1. Chọn E.
14.2. Trọng lượng của người và xe là:
P = 60.10 = 600N
 Công để thắng lực ma sát là:
A1 = Fms.l = 20.40 = 800J
 Công để đưa người và xe lên cao 5m là:
A2 = P.h = 600.5 = 3000J
 Công của người sinh ra là:
A
PB
PA
O
B
B
A
A = A1 + A2 = 800 + 3000 = 38000J
14.3. 
 Quả cầu A tác dụng lên đầu A một lực PA, quả cầu B tác dụng lên đầu B một lực PB. Đòn bẩy ở trạng thái cân bằng với 
 Như vậy quả cầu B nặng hơn quả cầu A, do đó quả cầu A là rỗng.
14.4. Kéo một vật lên cao nhờ một ròng rọc động thì được lợi 2 lần về lực nhưng lại thiệt 2 lần về đường đi.
Vật được nâng lên cao 7m thì đầu dây tự do phải kéo đi một đoạn bằng 14m.
Công do người công nhân thực hiện là:
P
A = F.s = 160.14 = 2240J
14.5*. 
 Cách 1: Gọi trọng lượng của vật là P. Lực căng của sợi dây thứ nhất là . Lực căng của sợi dây thứ hai là . Lực căng của sợi dây thứ ba sẽ là . Vậy lực kéo do lò xo chỉ bằng . Vật có khối lượng 2kg thì trọng lượng P = 20N
 Do đó lực kế chỉ 	
 Như vậy ta được lợi 8 lần về lực (chỉ cần dùng lực kéo nhỏ hơn 8 lần so với khi kéo trực tiếp) thì phải thiệt 8 lần về đường đi, nghĩa là muốn vật đi lên 2cm, tay ta phải kéo dây một đoạn dài hơn 8 lần, tức là kéo dây một đoạn dài 18cm.
 Cách 2: Muốn cho vật đi lên 2cm thì đầu dây thứ nhất phải đi lên 4cm, đầu dây thứ hai phải đi lên 8cm và đầu dây thứ ba phải đi lên 16cm. Vậy tay ta phải kéo lực kế đi 16cm. Như vậy đã thiệt về đường đi 8 lần thì được lợi về lực 8 lần. Thế nghĩa là lực kéo chỉ bằng trọng lượng của vật A.
Vậy lực kéo chỉ là 
P
14.6*. -Bố trí một ròng rọc cố địn và hai ròng rọc động như hình bên
sẽ được lợi về lực bốn lần.
P
	 -Bố trí ba ròng rọc cố định và ba ròng động thành hệ 
thống như hình bên để nâng vật nặng sẽ được lợi 6 lần về lực.
Bổ sung:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
---ĩ---

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an vat ly 8 tuan 16.doc