Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2011-2012

Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2011-2012

- Gv: Ở lớp 6, chúng ta đã nghiên cứu 1 số hiện tượng cơ và nhiệt, nhưng chỉ dừng lại ở việc mô tả những hiện tượng này. Chương trình vật lý 8 sẽ bắt đầu tìm hiểu cc hiện tượng trên về mặt bản chất và định lượng, qua 2 chương: Cơ học và nhiệt học.

Hằng ngày, chúng ta luôn luôn gặp những hiện tượng: vật chuyển động, đứng yên; nổi lên, chìm xuống, phải dng ơ tơ để vận chuyển hàng hóa Nhiều câu hỏi được đặt ra: Làm thế nào để vật chuyển động được? Tại sao tàu thủy chở hàng hóa nặng mà vẫn nổi? Máy ô tô phải như thế nào mới vận chuyển được nhanh và nhiều hàng hóa?. Những câu hỏi đó sẽ lần lượt được giải đáp trong chương Cơ học.

Gv: yêu cầu HS quan sát hiện tượng H1.1 SGK: Mặt trời mọc đằng đông, lặn đằng tây. Như vậy có phải là Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên không?

Gv: nêu mục tiêu bài học

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:01Tiết:01
NS:15/08/2011
ND:22/08/2011
 Bài 1 
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học.
- Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
- Biết được các dạng của chuyển động.
2. Kỹ năng: 
 - Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học
- Nêu được những ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
3. Thái độ:
 - Rèn luyện tính độc lập, tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập.
 II. Chuẩn bị:
Gv: cho cả lớp.
- Tranh vẽ: 1.2; 1.4; 1.5 phóng to thêm để hs xác định quĩ đạo chuyển động của một số vật.
- Bảng phụ ghi sẳn nội dung điền từ cho C6 và thí nghiệm.
Cho mỗi nhóm hs:
- Một xe lăn. - Một khúc gỗ, một quả bóng bàn. - Một con búp bê.
 III. Hoạt động học của học sinh.
1. On định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Tg 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung ghi
2’
HĐ1:Tổ chức tình huống học tập.
2hs nêu dự đoán
- Gv: Ở lớp 6, chúng ta đã nghiên cứu 1 số hiện tượng cơ và nhiệt, nhưng chỉ dừng lại ở việc mô tả những hiện tượng này. Chương trình vật lý 8 sẽ bắt đầu tìm hiểu cc hiện tượng trên về mặt bản chất và định lượng, qua 2 chương: Cơ học và nhiệt học.
Hằng ngày, chúng ta luôn luôn gặp những hiện tượng: vật chuyển động, đứng yên; nổi lên, chìm xuống, phải dng ơ tơ để vận chuyển hàng hóaNhiều câu hỏi được đặt ra: Làm thế nào để vật chuyển động được? Tại sao tàu thủy chở hàng hóa nặng mà vẫn nổi? Máy ô tô phải như thế nào mới vận chuyển được nhanh và nhiều hàng hóa?... Những câu hỏi đó sẽ lần lượt được giải đáp trong chương Cơ học.
Gv: yêu cầu HS quan sát hiện tượng H1.1 SGK: Mặt trời mọc đằng đông, lặn đằng tây. Như vậy có phải là Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên không?
Gv: nêu mục tiêu bài học
12’
HĐ2: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên.
- Hs đọc SGK – hoạt động nhóm.
-Các nhóm trình bày phương án để giải quyết câu C1.
- Hs trả lời C1: khi vị trí của vật thay đổi so với vật chọn làm mốc theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
Hs: Sự thay đổi vị trí của 1 vật so với 1 vật khác goị là chuyển động cơ học
Hs: trả lời C2, C3 
- Hs: Nêu ví dụ và chỉ rõ vật được chọn làm mốc?.
- Hs: Khi vị trí cua vật so với vật làm mốc không đổi theo thời gian thì vật đó đứng yên so với vật làm mốc. 
Hs: trả lời
Hs: trả lời
- Gv: Ta nói là vật chuyển động hay đứng yên, nhưng làm thế nào để biết được 1 ô tô trên đường, 1 chiếc thuyền trên sông, 1 đám mây trên trời, dang chuyển động hay đứng yên? Các nhóm thảo luận trả lời C1 trong thời gian 2’
- Gv thông báo: Trong vật lý, muốn nhận biết xem 1 vật đang chuyển động hay đứng yên, người ta dựa vào vị trí của vật đó so với 1 vật khác. Nếu vị trí đó thay đổi (nghĩa là khoảng cách từ vật đang xét đến 1 vật khác thay đổi) thì vật đó đang chuyển động. Vật được chọn để so sánh gọi là vật mốc.
Gv: chuyển động đó gọi là chuyển động cơ học. Vậy chuyển động cơ học là gì?
Gv: chuyển động cơ học gọi tắt là chuyển động
Gv lưu ý: cần phải nói rõ là vật chuyển động so với vật mốc cụ thể đã chọn
Gv nêu VD: Em đi xe đạp từ nhà đến trường. Chọn xe đạp làm vật mốc, hỏi: Em so với xe là chuyển động hay đứng yên?
Gv: xét 2 vật: xe đang chạy trên đường với cái bàn. Chọn xe làm vật mốc, hỏi: Cái bàn là chuyển động hay đứng yên so với xe?
Gv: vậy chuyển động ở đây không hẳn là thấy vật d coó thay đổi i động, nhúc nhích, cử động. Còn đứng yên cũng không hẳn là im lìm, bất động. Chuyển động hay đứng yên là giữa 2 vật với nhau.
Gv chuyển ý: Như trên đã thấy, muốn xét xem 1 vật đứng yên hay chuyển động ta phải xét xem vị trí của vật đến vật mốc có thay đổi hay không. Nhưng vật mốc có thể tùy ý chọn. Vậy có thể xảy ra trường hợp chọn 2 vật mốc khác nhau lại đưa đến 2 kết luận khác nhau không?
1. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên.
Khi vị trí của vật so với vật làm mốc thay đổi theo thời gian thì vật đó chuyển động so với vật làm mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
Khi vị trí của một vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc. 
10’
HĐ3: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
- Hs quan sát hình 1.2 SGK và cá nhân lần lượt trả lời C4, C5 
- C4: Hành khách chuyển động so với nhà ga vì vị trí của hành khách so với nhà ga là thay đổi.
- C5: So với toa tàu, hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách so với toa tàu là không đổi.
C6: một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật kia.
Hs: không phải luôn luôn đúng vì còn phụ thuộc vào vật mốc được chọn
- Hs trả lời C8: Nếu coi một điểm gắn với trái đất làm mốc thì vị trí của mặt trời thay đổi từ đông sang tây.
Hs: không vì mọi người đều ngầm nghĩ với nhau là so với vật mốc là Trái Đất (hay những vật gắn liền với Trái Đất)
- Gv treo tranh 1.2 lên bảng
Yêu cầu cá nhân hs trả lời C4, C5
Gv: C4: chọn Nhà ga làm vật mốc
 C5: chọn toa tàu làm vật mốc
Vậy chọn 2 vật mốc khác nhau đưa đến 2 kết luận giống nhau hay khác nhau?
Gv: Từ những phân tích trên, hãy rút ra nhận xét hoàn chỉnh C6 và C7
-Gv: Như vậy khi ta nói một vật là chuyển động hay đứng yên thì có phải là tuyệt đối đúng không? Vì sao?
Gv: Nên ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối, tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc
Gv: yêu cầu hs trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài – C8
Gv: Trong cuộc sống, con người nói vật chuyển động hay đứng yên có nói so với vật mốc nào không?
Gv: vì thế người ta thường chọn những vật gắn với mặt đất làm vật mốc. VD như : nhà cửa, cây cối, núi, Nếu 2 vật ta xét có 1 vật đứng yên (so với Trái Đất) thì ta chọn vật mốc là vật đứng yên.
Chuyển ý: khi các vật chuyển động thì dạng đường đi của chúng như thế nào?
2. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật kia.
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối, tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc
Người ta thường chọn vật gắn với mặt đất là vật làm mốc.
5’
HĐ 4: Nghiên cứu một số chuyển động thường gặp.
- Hs trả lời được:
- Quỹ đạo chuyển động là đường mà vật chuyển động vạch ra.
- Quỹ đạo: thẳng, cong, tròn, - C9: Hs nêu thêm một số quỹ đạo, 
Gv: cho hs xem các dạng chuyển động h1.3 SGK
Hs nghiên cứu tài liệu để trả lời câu hỏi:
- Quỹ đạo chuyển động là gì?
- Nêu các quỹ đạo chuyển động mà em biết?
3.Một số chuyển động thường gặp.
Dạng chuyển động cơ học thường gặp là dạng chuyển động thẳng, chuyển động cong 
15’
HĐ 5: Vận dụng.
- Hs điền vào vở bài tập.
C10: 
C11: Nhận xét như thế là chưa thật sự hoàn toàn đúng mà muốn xét một vật chyển động hay đứng yên là phải xét vị trí của vật đó với vật làm mốc.
- Hs trả lơì
- Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
- Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
- Treo tranh vẽ hình 1.4. cho cá nhân hs làm C10.
- Gọi một số hs trình bày.
- Treo tranh vẽ hình 1.4 cho cá nhân hs làm câu C10.
Củng cố bài:
1/ Chuyển động cơ học là gì? Căn cứ vào đâu mà ta biết được rằng một vật đang đứng yên hay đang chuyển động?
2/ Làm thế nào để mọi người khi quan sát 1 ô tô đang chạy có thể thống nhất được nhận định là ô tô đang chuyển động?
3/ vì sao khi nói một vật chuyển động lại phải nói rõ là chuyển động so với vật nào được dùng làm vật mốc?
BT trắc nghiệm
4.Vận dụng.
-Mở rộng:
-Gv cho Hs biết: Vệ tinh đĩa tĩnh là gì?
Có một vệ tinh mà thời gian được đúng một vòng quanh trái đất là 24 giờ. Giả sử lúc đầu, người ở một vị trí trên mặt đất thấy vệ tinh ở trên đỉnh đầu. Do Trái đất tự quay, 6 giờ sau, người đi được 1oooo km, thì vệ tinh di chuyển được 67000 km và người vẫn thấy vệ tinh trên đỉnh đầu. Nói cách khác, người trên mặt đất thấy vệ tinh dường như cố định trên bầu trời, nên có tên là vệ tinh địa tĩnh (đứng yên so với mặt đất). Vệ tinh địa tĩnh cách mặt đất khoảng 36000 km và có nhiều ứng dụng trong viễn thông và quân sự.
* Ai có lý: Hai bạn Thảo và Phương đang cùng ngồi trên một xe buýt đang chuyển động.
- Bạn Thảo chỉ hàng cây bên đường và nói: “nhìn kìa hàng cây đang đứng yên”
- Bạn Phương cho rằng: “ ồ theo mình hàng cây đang lùi xa chúng ta đó chứ!” 
	Theo em bạn nào có lý?
1’ 
4.Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập từ 1.1 – 1.6 SBT
- Đọc thêm mục “ Có thể em chưa biết”. Treo hình 1.5 để hs đoán quỹ đạo chuyển động của đầu van xe đạp.
- Hãy tìm một vật vừa chuyển động thẳng vừa chuyển động cong – quỹ đạo chuyển động của nó là gì?
- Câu hỏi thêm: ban đêm nhìn lên bầu trời nếu không có mây thì thấy mặt trăng đứng yên. Nếu có mây và gió ta thấy mặt trăng chuyển động. Gió thổi càng mạnh mặt trăng chuyển động càng nhanh. Tại sao?
 - Đọc và tìm hiểu bài 2 “Vận tốc” – Công thức tính vận tốc (học ở tiểu học
- Cách đổi đơn vị
IV.Rút kinh nghiệm:
	Hoàn thành tốt theo kế hoạch

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet1.doc