Tuần 1
CHỦ ĐỀ 1: VIẾT TẮT VÀ MỘT SỐ TỪ NGỮ
VIẾT TẮT THÔNG DỤNG
I./ LOẠI CHỦ ĐỀ: Bám sát
II./ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm hệ thống một số từ ngữ viết tắt thông dụng, các quy tắc viết tắt và cách nhận diện các từ ngữ viết tắt
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện, sử dụng từ ngữ viết tắt thông dụng một cách thành thạo trong nói và viết.
3. Thái độ: Giáo dục tính thận trọng khi sử dụng từ ngữ viết tắt trong nói và viết.
III./ PHÂN LOẠI: 10 tiết
· Tiết 1,2: Hệ Thống Hoá Một Số Từ Ngữ Viết Tắt Thông Dụng
· Tiết 3,4: Các Quy Tắc Viết Tắt Và Cách Nhận Diện Từ Ngữ Viết Tắt
· Tiết 5,6: Tác Dụng, Hiệu Quả Của Viết Tắt Trong Các Lĩnh Vực Giao Tiếp
· Tiết 7,8: Thực Hành Về Viết Tắt
· Tiết 9,10: Ôn tập – Kiểm Tra Chủ Đề 1
KẾ HOẠCH DẠY CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN MÔN: NGỮ VĂN - HỌC KÌ I LỚP: 8 NĂM HỌC: 2007-2008 TÊN CHỦ ĐỀ TUẦN TÊN BÀI DẠY Số tiết dạy Cộng VIẾT TẮT VÀ MỘT SỐ TỪ NGỮ VIẾT TẮT THÔNG DỤNG 1 2 3 4 5 Tiết 1,2: Hệ Thống Hoá Một Số Từ Ngữ Viết Tắt Thông Dụng Tiết 3,4: Các Quy Tắc Viết Tắt Và Cách Nhận Diện Từ Ngữ Viết Tắt Tiết 5,6: Tác Dụng, Hiệu Quả Của Viết Tắt Trong Các Lĩnh Vực Giao Tiếp Tiết 7,8: Thực Hành Về Viết Tắt Tiết 9,10: Ôn tập – Kiểm Tra Chủ Đề 1 2 2 2 2 2 10 RÈN LUYỆN LÀM VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP YẾU TỐ MIÊU TẢ, BIỂU CẢM 6 7 8 9 10 11 12 Tiết 1,2: Ôn Tập Khái Niệm Văn Tự Sự – Miêu Tả – Biểu Cảm Tiết 3,4: Ôn Tập Cách Làm Bài Văn Tự Sự – Miêu Tả – Biểu Cảm Tiết 5,6: Củng Cố Kiến Thức, Kĩ Năng Kết Hợp 3 Yếu Tố: Tự Sự, Miêu Tả Và Biểu Cảm Tiết 7,8: Bài Tập Thực Hành. Tiết 9,10: Xây Dựng Đoạn Văn Tự Sự Kết Hợp Miêu Tả, Biểu Cảm Tiết 11,12: Xây Dựng Bài Văn Tự Sự Kết Hợp Miêu Tả, Biểu Cảm Tiết 13,14: Ôn tập - Kiểm tra chủ đề 2 2 2 2 2 2 2 2 14 NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA VĂN MIÊU TẢ VÀ VĂN THUYẾT MINH 13 14 15 16 17 18 Tiết 1,2: Ôn Tập Văn Miêu Tả Và Văn Thuyết Minh Tiết 3,4: Luyện Tập Tiết 5,6: Những Điểm Giống Và Khác Nhau Giữa Văn Miêu Tả Và Văn Thuyết Minh. Tiết 7,8: Bài Tập vận dụng Tiết 9,10: Ý nghĩa, giá trị, phạm vi sử dụng của hai loại văn bản: Miêu tả và thuyết minh. Tiết 11,12: Ôn tập – kiểm tra chủ đề 3 2 2 2 2 2 2 12 Tổng cộng học kì I : 36 tiết Trường Hòa, ngày tháng 9 năm 2007 GVBM Tuần 1 CHỦ ĐỀ 1: VIẾT TẮT VÀ MỘT SỐ TỪ NGỮ VIẾT TẮT THÔNG DỤNG I./ LOẠI CHỦ ĐỀ: Bám sát II./ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm hệ thống một số từ ngữ viết tắt thông dụng, các quy tắc viết tắt và cách nhận diện các từ ngữ viết tắt 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện, sử dụng từ ngữ viết tắt thông dụng một cách thành thạo trong nói và viết. 3. Thái độ: Giáo dục tính thận trọng khi sử dụng từ ngữ viết tắt trong nói và viết. III./ PHÂN LOẠI: 10 tiết Tiết 1,2: Hệ Thống Hoá Một Số Từ Ngữ Viết Tắt Thông Dụng Tiết 3,4: Các Quy Tắc Viết Tắt Và Cách Nhận Diện Từ Ngữ Viết Tắt Tiết 5,6: Tác Dụng, Hiệu Quả Của Viết Tắt Trong Các Lĩnh Vực Giao Tiếp Tiết 7,8: Thực Hành Về Viết Tắt Tiết 9,10: Ôn tập – Kiểm Tra Chủ Đề 1 IV./ TÀI LIỆU BỔ TRỢ: Chủ đề tự chọn Ngữ Văn 8 - Năm 2004 Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 8 V./ NỘI DUNG: HỆ THỐNG HÓA MỘT SỐ TỪ NGỮ VIẾT TẮT THÔNG DỤNG Tiết 1,2: HĐ1: Hệ Thống Hóa Một Số Từ Ngữ Viết Tắt Thông Dụng (?) Ta thường thấy những lĩnh vực nào có sử dụng từ ngữ viết tắt thông dụng? O Nhà trường, xã hội và văn bản hành chính. (?) Trong nhà trường, em thường thấy những từ ngữ nào được viết tắt ? O GV cung cấp cho HS (?) Trong các cơ quan, báo chí, thường viết tắt những từ ngữ nào? (?) Những chức danh của giáo sư, tiến sĩ thường được viết như thế nào trước tên? O viết tắt chức danh trước họ tên (?) Trong văn bản hành chính, những từ ngữ ở góc trái trên, những quy định, quyết định, thường được viết như thế nào? HĐ 2: Củng cố và luyện tập @ GV gợi ý: Lưu ý trang bìa, trang cuối, thông tin về nhà xuất bản, tác giả, BT 2: GV hướng dẫn HS lựa chọn từ ngữ phù hợp nội dung văn bản. Cho một số HS trình bày miệng * Gọi 2 HS khá lên bảng ghi đoạn văn của mình * GV nhận xét, rút kinh nghiệm cho HS BT 3: Tìm từ ngữ có thể viết tắt I/. HỆ THỐNG HÓA MỘT SỐ TỪ NGỮ VIẾT TẮT THÔNG DỤNG: 1) Trong nhà trường: SGK: sách giáo khoa THCS: trung học cơ sở GD ĐT: giáo dục – đào tạo PGD: phòng giáo dục SGD: sở giáo dục NXB: nhà xuất bản NBS: nhà biên soạn BGD: bộ giáo dục THPT: trung học phổ thông THCS: trung học cơ sở TH: tiểu học HS: học sinh GV: giáo viên HT: hiệu trưởng P.HT: phó hiệu trưởng TPT: Tổng Phụ Trách TNTP HCM: thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh TNCS HCM: thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh BGH: ban giám hiệu GVCN: giáo viên chủ nhiệm CSVC: cơ sở vật chất CB – GV: cán bộ giáo viên CNV: công nhân viên 2) Trong xã hội: BHYT: bảo hiểm y tế BHXH: Bảo hiểm xã hội GDP: thu nhập bình quân đầu người TNXH: tệ nạn xã hội TH.S Lê Sơn: Thạc sĩ Lê Sơn TS Hồ Bá: tiến sĩ Hồ Bá NGƯT Phan Hồng Anh: nhà giáo ưu tú GS. Hà Văn Tâm: Giáo sư PGS.TS phó giáo sư tiến sĩ GDMN: giáo dục mầm non ĐH: đại học CĐ: cao đẳng ĐHSP: đại học sư phạm GDMT: giáo dục môi trường CĐ – GD Việt Nam: công đoàn giáo dục Việt Nam ĐT: điện thoại ĐC: địa chỉ HTX: hợp tác xã KHKT: khoa học kỹ thuật GDTX: giáo dục thường xuyên 3) Trong văn bản hành chính: QĐ: quyết định QĐ 12/2007/QĐ-TTg: quyết định của thủ tướng chính phủ 01/GP-Bộ VHTT: giấy phép bộ văn hóa thông tin V/v: Về việc UBND: ủy ban nhân dân UBMT TQ: ủy ban mặt trận tổ quốc II/. LUYỆN TẬP: 1) Bài tập 1: Tìm trong sách giáo khoa những từ ngữ viết tắt thông dụng 2) Bài tập 2: Viết đoạn văn có sử dụng một số từ ngữ viết tắt dùng trong nhà trường. 3) Bài tập 3: Đọc đoạn văn sau và tìm những từ ngữ có thể viết tắt, ghi ra: " Với tầm quan trọng tính đa dạng và phong phú của chương trình Ngữ Văn đòi hỏi giáo viên phải biết vận dụng các phương pháp một cách nhuần nhuyễn và khéo léo để giúp học sinh chủ động sáng tạo, tích cực học tập, tư duy độc lập để tìm ra kiến thức trọng tâm bài học. Thực tế khi lên lớp giáo viên cơ bản có nắm được tinh thần đổi mới nhưng chưa thể hiện đúng mức còn làm thay cho học sinh dẫn tới học sinh thụ động, nhàm chán không hứng thú học tập. Cải tiến phương pháp dạy Ngữ Văn nhằm đáp ứng kịp thời tinh thần đổi mới phù hợp với trình độ, tâm lý lứa tuổi để giúp các em tiếp thu thật tốt kiến thức bộ môn và nhằm giúp cho tiết học tự nhiên hơn, nhẹ nhàng hơn và đạt chất lượng hơn. Muốn vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tham khảo, nghiên cứu áp dụng các phương pháp sao cho hiệu quả." @ Gợi ý trả lời: Giáo viên Học sinh III./ RKN: Tuần 2 CÁC QUY TẮC VIẾT TẮT VÀ CÁCH NHẬN DIỆN CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Tiết 3,4 : HĐ 1: Các quy tắt viết tắt và cách nhận diện từ ngữ viết tắt (?) Khi viết tắt, ta lấy chữ cái nào để viết, cách viết như thế nào? (?) Cho ví dụ về từ ngữ viết tắt trong các lĩnh vực mà em biết? GV gọi HS lên bảng ghi ra các từ ngữ viết tắt (?) Khi đọc văn bản có từ ngữ viết tắt, làm thế nào để ta có thể hiểu ý nghĩa của từ? O Từ ngữ viết tắt phù hợp nội dung văn bản, viết bằng chữ cái đầu, (?) Cho ví dụ về từ ngữ viết tắt dùng trong nhà trường? HĐ 2: Củng cố và luyện tập @ GV gợi ý cho HS: các thông báo ở địa phương (ấp, xã) đến gia đình HS, giấy báo tiền điện, điện thoại, @ GV lưu ý HS : - Đoạn văn có từ ngữ viết tắt phải thông dụng, dễ hiểu - Lưu ý cách viết tắt đối với văn bản nghệ thuật (chú thích rõ ở từ đầu tiên) - Nếu là văn bản hành chính thì chú thích cuối đoạn văn @ GV cho 3 HS lên bảng trình bày đoạn văn, Gv nhận xét, RKN. GV có thể gợi ý chia nhóm cho HS giải quyết bài tập theo nhiều cách. Nhóm 1,2: tìm, liệt kê từ ngữ có thể viết tắt: từ đầu .."học sinh trung học" Nhóm 3,4: tìm, liệt kê từ ngữ có thể viết tắt: phần còn lại I/. Các quy tắt viết tắt và cách nhận diện từ ngữ viết tắt: 1) Các quy tắc viết tắt: Chữ viết tắt phải viết bằng chữ in, lấy chữ cái đầu của từ viết tắt để viết. Khi viết tắt, phải viết những từ thông dụng, nhiều người biết hay thường dùng trong lĩnh vực chuyên môn nào đó cho phép Chữ viết tắt thường dùng nhiều trong văn bản hành chính công vụ. Trong các tổ chức ở nhà trường, địa phương, chữ viết tắt phải được thống nhất và công bố cho tất cả những người tham gia hiểu ý nghĩa. Trong văn bản nghệ thuật, nếu sử dụng viết tắt thì từ ngữ đó phải ghi rõ nghĩa ở từ đầu tiên được dùng để người đọc hiểu rõ, về sau chỉ cần ghi từ viết tắt. @ Ví dụ: Di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi (DTLS ĐĐCC) @ Trong quân đội: BCH (bộ chỉ huy) QK (quân khu) Anh hùng LLVT (Anh hùng lực lượng vũ trang) @ Trong tổ chức Đoàn, Đội, BCH (Đoàn: Ban chấp Hành, Đội: Ban chỉ huy) TNTP HCM (Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh) TNCS HCM (Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh).. 2) Cách nhận diện từ ngữ viết tắt: Những chữ viết tắt thường được viết bằng chữ cái đầu Viết tắt dùng trong nội bộ cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp nào đó đều có những quy định nhất định về ý nghĩa và cách viết. Tùy vào môi trường làm việc mà có những cách nhận diện riêng. Trong nhà trường, viết tắt dùng khi thông báo, phổ biến những nội quy, quy định, công việc trong tuần, kết quả học tập,. @ Ví dụ: GV, HS tham dự lễ trao học bỗng. NQTƯ 8 (Nghị quyết trung ương 8) II/. Bài tập: 1) Bài tập 1: Tìm các ví dụ về sử dụng viết tắt thường gặp ngoài xã hội 2) Bài tập 2: Chọn một văn bản nghệ thuật ở Sgk đã học, viết lại một đoạn trong văn bản có từ ngữ lặp lại nhiều lần có thể thay thế bằng từ ngữ viết tắt. 3) Bài tập 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới "Trong suốt quá trình dạy học, hoạt động học của trò là đối tượng điều khiển hoạt động dạy của giáo viên và đối tượng lĩnh hội của hoạt động học tập là nội dung môn học. Về nội dung môn học là các kiến thức mở đầu của toán học, tuy đơn giản nhưng lại là các kiến thức cơ bản làm nền tảng cho quá trình học tập tiếp tục sau này đối với mỗi học sinh trung học. Hoạt động học tập là hình thức hoạt động mới mẻ đối với học sinh trung học, bước chân vào học trung học là các em đã chuyển từ hoạt động chủ đạo vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập, nên ... / Bài tập 1: Đọc 2 văn bản đọc văn bản "Huế" (Ngữ Văn 8 – tập 1 – trang 115) và văn bản "Tôi đi học", đoạn đầu (buổi mai hôm ấy,) và trả lời các câu hỏi: - Nêu phương thức biểu đạt của 2 văn bản? - Những cảnh gì được tái hiện trong mỗi văn bản? Cảnh đó có những đặc điểm nổi bật nào? - Nêu diểm giống và khác nhau giữa 2 văn bản? - Văn bản 1: Thuyết minh về địa danh Huế - Đặc điểm nổi bật: Sông Hương, núi ngự, cầu Tràng Tiền 12 nhịp, - Văn bản 2: Miêu tả cảnh mẹ dắt tay con đến trường vào buổi sớm mai khai trường đầu tiên của con. - Đặc điểm nổi bật: Buổi sớm mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ âu yếm dắt tay, con đường làng quen thuộc, con hồi hộp lo âu, - Miêu tả và thuyết minh: Nhằm làm nổi bật đặc điểm của đối tượng. - Phải quan sát đối tượng, nêu giá trị và công dụng của đối tượng. @ Giống và khác nhau: - Đều làm nổi bật đặc điểm của đối tượng: + Văn bản: "Huế" : giới thiệu về các địa danh ở Huế, có đầy đủ các tính chất, đặc trưng của cảnh thông qua sự quan sát rất tinh tế của ngưởi viết + Văn bản: "Tôi đi học" : tái hiện lại quang cảnh, không khí ngày đầu tiên đi học của cậu bé học trò bỡ ngỡ, lo sợ,làm nổi bật quang cảnh bằng những chi tiết cụ thể do sự quan sát tinh tế và sự cảm nhận sâu sắc của người viết. + Hai văn bản đều nêu giá trị và công dụng của đối tượng. 2./ Bài tập 2 Chọn 2 đoạn văn hoặc 2 văn bản miêu tả và thuyết minh đã học, tìm sự giống và khác nhau của 2 loại văn bản đó. 3./ Bài tập 3: (Về nhà) Viết 2 đoạn văn miêu tả và thuyết minh về: cây dừa quê em @ RÚT KINH NGHIỆM: Ý NGHĨA, GIÁ TRỊ, PHẠM VI SỬ DỤNG CỦA HAI LOẠI VĂN BẢN: MIÊU TẢ – THUYẾT MINH TUẦN 17 TIẾT 9,10 HĐ 1: Sửa bài tập về nhà: GV gọi 2 HS lên bảng sửa bài tập, 1 HS viết đoạn miêu tả, 1 HS viết đoạn thuyết minh. GV nhận xét, sửa chữa HS ghi bài sửa vào tập GV cung cấp 2 đoạn văn mẫu cho HS tham khảo (ghi bảng phụ) HĐ 2: LÝ THUYẾT: 1. Ý nghĩa, giá trị của 2 loại văn bản miêu tả và thuyết minh @ GV gọi HS đọc quan sát 2 đoạn miêu tả và thuyết minh về cây dừa (?) Văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc những điều gì về đối tượng? (?) Giúp cho người đọc hiểu thêm những điều gì về đối tượng được nói đến? (?) Văn bản miêu tả tái hiện lại điều gì? Giúp người đọc có cảm nhận gì về đối tượng? 2. Phạm vi sử dụng (?) Khi nào dùng văn bản miêu tả? HĐ 3: BÀI TẬP: GV cho HS lên ghi đoạn văn trên bảng. Gọi HS trả lời 2 câu hỏi. GV sửa chữa, nhận xét a) Đoạn văn thuyết minh về "Đoạn sông chết Thị Vải" b) Các chi tiết: có số liệu cụ thể, cung cấp cho người đọc lượng tri thức về hiện tượng và sự thật trong tự nhiên: sông Thị Vải bi ô nhiễm nặng. Đoạn trích thuộc văn bản nhật dụng (tin tức báo chí), được văn bản sử dụng hàng ngày, gắn kết với cuộc sống con người. - @ Sửa bài tập về nhà Viết 2 đoạn văn miêu tả và thuyết minh về: cây dừa quê em Đoạn văn gợi ý: @ Miêu tả: "Quê tôi, dừa là hình ảnh quen thuộc không thể tách rời khỏi tuổi thơ cũng như cuộc sống chúng tôi. Tôi nhớ lúc đi học cô giáo đọc cho chúng tôi nghe bài thơ về cây dừa: "Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió Tôi hỏi nội tôi dừa có tự bao giờ" Dừa không chỉ gắn bó với chúng tôi trong thơ mà còn mang lại cho chúng tôi biết bao lợi ích: còn gì bằng được uống nước dừa mát lạnh, ngọt lịm vào buổi trưa hè nóng nực, cơm dừa vừa béo vừa ngọt, có thể làm mứt ngày tết. Còn những trò chơi từ lá dừa: thắt con cào cào, con rít, những chiếc nhẫn xinh xắn, thú vị vô cùng. Cọng dừa có thể làm nên những cây chổi quét sân cứng cáp mà dẻo dai làm sạch sân vướng, nhà cửa. Thế đấy, cây dừa luôn luôn và sẽ tồn tại mãi bên cạnh cuộc sống con người" @ Thuyết minh: "Việt Nam có một vùng nổi tiếng với loài cây mang lại nhiều lợi ích. Đó là Bến Tre với những rừng dừa bạt ngàn. Nói dừa mang lại nhiều lợi ích rất đúng. Đầu tiên là nước dừa, có thể dùng để uống, làm nước màu, làm gia vị,rồi đến cơm dừa: làm mứt, làm kẹo dừa; kế đến là cọng dừa dùng làm chổi, làm giỏ xách, cả gáo dừa cũng được tận dụng: làm gáo múc nước, làm đồ trang trí lưu niệm, làm hoa tai, trang sức,Dừa gắn bó với cuộc sống người dân Bến Tre từ lâu nay không thể tách rời" I/ Lý Thuyết: 1./ Ý nghĩa, giá trị của 2 loại văn bản miêu tả và thuyết minh: + Văn bản thuyết minh: cung cấp cho người đọc lượng tri thức về các hiện tượng và sự thật trong tự nhiên, xã hội một cách khách quan, giúp người đọc hiểu biết đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách dùng chúng có lợi cho con người. + Văn bản miêu tả: Tái hiện lại sự vật, sự việc, quang cảnh, giúp người đọc cả nận được vẻ đẹp của cảnh vật đang tả và hiểu được những tình cảm, cảm xúc của người viết gởi gắm vào đối tượng được miêu tả 2./ Phạm vi sử dụng: - Văn bản miêu tả được dùng nhiều trong văn bản nghệ thuật. - Văn bản thuyết minh chủ yếu được dùng văn bản nhật dụng hay những loại văn bản sử dụng hàng ngày, gắn kết với cuộc sống con người. II/ Bài tập: 1) Bài tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: "Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai gồm TP.HCM và 11 tỉnh. Sông Đồng Nai là sông chính, cùng với các nhánh lớn quan trọng là sông La Ngà, Sông Bé, Sài Gòn, Thị Vải, Vàm Cỏ. Theo cục bảo vệ môi trường, sông Thị Vải (Bà Rịa Vũng Tàu) là sông ô nhiễm nhất trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Sông Thị Vải có một đoạn "sông chết" dài trên 10 km, từ sau khu vực hợp lưu Suối Cả – sông Thị Vải khoảng 3 km đến khu công nghiệp Mỹ Xuân. Gọi là "sông chết" vì không có loài sinh vật nào có thể sống được trên đoạn sông này. Nước sông ở đây bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối kể cả thời gia triều lên và triều xuống." a) Đoạn văn trên thuyết minh về điều gì? b) Điều gì thể hiện đặc điểm đây là đoạn văn thuyết minh? 2) Bài tập 2: Tìm 1 đoạn văn miêu tả trong văn bản nghệ thuật, chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn @ RÚT KINH NGHIỆM: Tuần 18 ÔN TẬP KIỂM TRA CHỦ ĐỀ 3 (15 ') Tiết 11,12 : HĐ 1: Ôn tập GV nêu các câu hỏi, hs trả lời, có thể lấy điểm miệng. BT1: GV cho 3 HS lên bảng ghi ra đoạn văn BT 2: @ GV lưu ý HS: - Kiểm tra chính tả, trình bày sạch đẹp. - Tránh làm giống nhau. Gọi 2 HS lên bảng chép lại đoạn văn, GV sửa, nhận xét, rút kinh nghiệm cụ thể. HĐ 2: Kiểm tra GV ghi đề lên bảng HS đọc kĩ đề và làm bài I./ Ôn tập: 1) Lý thuyết: Khái niệm văn miêu tả, văn thuyết minh? Nêu điểm giống nhau giữa văn miêu tả, văn thuyết minh? Nêu điểm khác nhau giữa văn miêu tả, văn thuyết minh? Ý nghĩa, giá trị của 2 loại văn bản miêu tả và thuyết minh? Phạm vi sử dụng? 2) Bài tập: 1./ Tìm 1 đoạn văn thuyết minh, 1 đoạn văn miêu tả trong các văn bản đã học. 2./ Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi "Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bỏm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. a) Đoạn văn trên viết theo phương thức gì? b) Liệt kê những chi tiết miêu tả trong đoạn? c) Chi tiết nào biểu cảm? Chỉ ra? d) Viết lại đoạn trên thành đoạn văn thuyết minh? 3./ Viết 2 đoạn văn ngắn đoạn miêu tả và đoạn thuyết minh (nội dung tuỳ ý) Đoạn văn mẫu: @ Miêu tả: "Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây Bốn giây rồi năm giây Ong xanh bay lên. Dế bay theo. Cả hai lượn vòng trên miệng tổ dế. []" @ Thuyết minh: "Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ơû các nước thứ ba, hơn 1 tỷ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước." II/. Kiểm tra: Câu 1 : Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hai loại văn bản miêu tả và thuyết minh? (3đ) Câu 2 : Hãy cho biết đoạn văn sau viết theo phương thức miêu tả hay thuyết minh? Hãy viết một đoạn văn tương ứng bằng phương thức còn lại về đối tượng được nói đến trong đoạn văn. (3đ) "Dưới gốc tre tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắc như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lầm trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên mà không có tình mẫu tử?." Câu 3: Chỉ ra điểm giống và khác nhau của 2 đoạn văn làm ở câu 2. (3đ) Trình bày 1đ ĐÁP ÁN : Câu1: (3đ) . @: Giống nhau: - Đều làm nổi bật đặc điểm của đối tượng - Cần Phải quan sát đối tượng - Nêu giá trị và công dụng của đối tượng. @ Khác nhau Văn miêu tả Có hư cấu, tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật. Dùng các biện pháp tu từ: so sánh, liên tưởng, Mang nhiều cảm xúc chủ quan của ngưởi viết. Ít dùng số liệu Văn thuyết minh Trung thành với đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Ít dùng các biện pháp tu từ: so sánh, liên tưởng, Ưùng dụng trong nhiều tình huống Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết. Câu 2 ( 3đ) Đoạn văn có phương thức miêu tả (0,5đ) Viết đoạn văn thuyết minh đúng thể loại, đối tượng, mạch lạc (2,5đ) Câu 3: Chỉ ra điểm giống nhau của 2 đoạn văn làm ở câu 2: 1,5 đ ; điểm khác nhau: 1,5đ III./ RKN:
Tài liệu đính kèm: