Giáo án học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài 6: Cô bé bán diêm - Năm học 2021-2022

Giáo án học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài 6: Cô bé bán diêm - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

- Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh, cách tạo dựng tình huống và nghệ thuật kể chuyện xúc động; hấp dẫn của tác phẩm “Cô bé bán diêm”.

- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.

2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.

- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau)

- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.

3.Thái độ

- Giáo dục HS lòng thông cảm và yêu thương, quan tâm đối với những em bé có hoàn cảnh bất hạnh.

 

doc 18 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài 6: Cô bé bán diêm - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔ BÉ BÁN DIÊM
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức 
- Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh, cách tạo dựng tình huống và nghệ thuật kể chuyện xúc động; hấp dẫn của tác phẩm “Cô bé bán diêm”.
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
2. Kĩ năng 
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau)
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
3.Thái độ 
- Giáo dục HS lòng thông cảm và yêu thương, quan tâm đối với những em bé có hoàn cảnh bất hạnh.
4. Năng lực cần đạt
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề- sáng tạo
- Năng lực hợp tác	
* Tích hợp kĩ năng sống:
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, phản hồi, lắng nghe tích cực về tình cảnh đáng thương của cô bé bất hạnh.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về các tình tiết trong câu chuyện.
- Tự nhận thức: xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh
II. CHUẨN BỊ .
1. Giáo viên
- Nghiên cứu nội dung bài, tham khảo tài liệu có liên quan.
- Soạn giáo án
2. Học sinh
- Đọc bài, xem phim, soạn bài theo hướng dẫn của GV.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOC CHO HỌC SINH.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
HĐCN: Giới thiệu ngắn gọn truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật trẻ em gây ấn tượng với em? ? Chia sẻ cảm nhận của em về nhân vật đó?
- Cho HS xem đoạn video câu chuyện cô bé bán diêm
	- GV chiếu video bài hát: Em bé bán diêm. Tên bài hát cũng chính là tên một truyện ngắn nổi tiếng người Đan Mạch - nhà văn An - đéc – xen. Hẳn các em đã từng đọc truyện của ông và bị lôi cuốn bởi sức mạnh kì diệu toát lên từ những trang truyện đậm đà chất cổ tích. Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu văn bản “Cô bé bán diêm” của tác giả An – đéc – xen.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (20 phút)
1. Tác giả: An – đéc – xen 
HĐCN: Giới thiệu một vài nét chính về nhà văn An – đéc – xen. 
- HS trình bày kết quả của các nhân;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Chân dung tác giả
Vài nét tiêu biểu (Ghi)
- Nhà văn An – đéc – xen (1805-1875). - Tên đầy đủ: Hans Christian Andersen.
- Là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với những truyện viễn tưởng, truyện cổ tích viết cho tuổi thơ. Nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra.
 - GV mở rộng thêm :- Tác giả: An- đéc- xen( 1805- 1875)là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. 
Ông sinh ra trong một gđ nghèo, bố là thợ giày, bố mất khi ông mới 11 tuổi. ông phải sống một cuộc sống khổ hạnh, có lẽ vì thế mà ông đã có sự đồng cảm sẻ chia với số phận bất hạnh trong cuộc sống. 
Có một điều đặc biệt rằng ông là người ham thích thơ văn từ nhỏ nhưng ông được học hành rất ít. Ông đã từ mơ ước trở thành một nhà soạn kịch, một diễn viên nổi tiếng nhưng những hoài bão ấy đã không mỉm cười với ông .
Đến năm 1835 ông bắt đầu sáng tác những truyện kể lấy nhan đề là: Những truyện kể dành cho trẻ em và thành công rất nhiều với những truyện amng dáng dấp truyện cổ tích. Điều này đã đưa ông trở thành người nổi tiếng.
* Sự nghiệp văn học
- Ông được mệnh danh là thiên tài sáng tác truyện thần tiên với tổng số 168 truyện được khơi từ nhiều nguồn khác nhau như văn học dân gian, văn học viết và cả những hư cấu độc lập của bản thân. Nhân vật của ông từ muôn thú đến người đời, từ muông thú đến vạn vật tưởng trừng như vô tri vô giác lại đều mang một linh hồn, một số phận vô cùng phong phú. Thế nên các tp của ông ra đời đã gần 2 thế kỉ nhưng người đọc vẫn cảm thấy trân thực, gần gũi.
Đúng như nhà văn Liên xô Tr- Cốp-xi- ki đx từng nói “ trong các truyện cổ tích viết cho trẻ con của ông còn có một truyện cổ tích khác nữa mà chỉ người lớn mới có thể hiểu hết ý nghĩa. Cả cuộc đời của An -đéc xen đã chứng tỏ rằng, kho báu của nghệ thuật chân chính chỉ có trong tri thwucs của nhân dân chứ không hề có ở một nơi nào khác.
- Là nhà văn có tác phẩm được dịch nhiều nhất trên thế giới: Theo thống kê của thư viện hoàng gia Đan Mạch, các tác phẩm của An -đéc -xen được xuất bản trên khắp thế giới và được dịch ra 91 thứ tiếng.
- Các tác phẩm của ông nhẹ nhàng, tươi mát, toát lên lòng thương yêu con người, nhất là những người nghèo khổ và niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của những điều tốt đẹp trên thế gian.
- Nhiều truyện đã trở thành quen thuộc với bạn đọc khắp năm châu không chỉ ở trẻ em mà ở mọi lứa tuổi : Nàng tiên cá, Bầy chim thiên nga, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu,.. với những câu truyện cổ tích đó làm cho tên tuổi của ông trở nên bất tử.
2. Tác phẩm: 
* Xuất xứ
HĐCN: Nêu xuất xứ văn bản “ Cô bé bán diêm”
- Sáng tác năm 1845, là một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của An- đéc-xen, vô cùng quen thuộc với bạn đọc khắp năm châu.
- Vị trí đoạn trích: Văn bản trích gần hết truyện Cô bé bán diêm, là phần cuối của truyện.
GV bổ sung: Trên đường du lịch, An-đéc-xen nhận được thư của một người bạn, trong đó có bức tranh về cô bé xinh đẹp, mái tóc dài vàng óng thả xuống từng cuộn bên bờ vai, trong tay cầm que diêm, đôi mắt mở to, hình như đang suy nghĩ một điều gì. Người bạn đề nghị nhà văn nhìn tranh mà viết một câu chuyện và Cô bé bán diêm ra đời( Trần Đình Sử)
* Đọc và tóm tắt
HĐCN: Với vb này, theo em ta nên đọc với giọng như thế nào?
HS: Đây là một câu chuyện cảm động vì vậy ta cần đọc chậm rãi, tình cảm thể hiện sự cảm thông sâu sắc với cuộc đời và số phận của cô bé bán diêm.
- GV tổ chức cho HS đọc: (2 em)
- GV gợi ý một số từ khó cho HS hiểu thêm: 4,7,9,12.
HĐCN: Hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản Cô bé bán diêm?
HS: Truyện kể về một cô bé mồ côi mẹ, sống với một ông bố khắc nghiệt và phải đi bán diêm để kiếm sống. Vào ngày cuối năm, đã nửa đêm em vẫn không bán được que diêm nào và không dám về nhà. Vì quá lạnh nên em đã đốt những que diêm của mình lên để sưởi ấm, mỗi một que đốt lên là một ước mơ của em hiện ra và khi que cuối cùng cháy hết là lúc em lìa đời. Ngày đầu năm, mọi người tìm thấy một cô bé đã lạnh cóng với nụ cười nở trên môi.
* Phương thức biểu đạt
HĐCN: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm
* Bố cục:
HĐCĐ: Văn bản trên chia làm mấy phần ? nêu nội dung từng phần?
HS: - Gồm 3 phần
+ Từ đầu đến "đã cứng đờ ra": Hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm
+ Tiếp đến "về chầu thượng đế": Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng của em.
+ Phần còn lại: Cái chết thương tâm của em bé.
Qua bố cục của văn bản ta có thể thấy rằng, truyện được viết theo thời gian và sự việc, Đây chính là mô típ của truyện cổ tích mà các em đã được tìm hiểu trong chương trình ngữ văn 6.
G. Chuyến ý: Qua ngòi bút của nhà văn An-đéc-xen, Cô bé bán diêm được miêu tả như thế nào? Cô và các em tiếp tục tìm hiểu sang phần
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản.
1. Hoàn cảnh của em bé bán diêm và em bé trong đêm giao thừa (21 phút)
a. Cuộc sống của em bé bán diêm
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi và hoàn thành phiếu bài tập:
HĐN: Nêu các chi tiết miêu tả ngoại hình và cảnh ngộ của cô bé bán diêm. Những chi tiết đó giúp em hình dung như thế nào về cuộc sống của nhân vật?.
HS thảo luận nhóm 2 bàn – trình bày – nhận xét.
GV nhận xét – bổ xung – chốt.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Phương diện
Chi tiết
Nhận xét
Ngoại hình
- Đầu trần, bông tuyết bám đầy trên tóc xõa thành từng búp trên lưng
- Đi chân đất, đỏ ửng lên rồi tím bầm lại;
- Dò dẫm trong đêm, bụng đói rét.
-> Hoàn cảnh, gia cảnh khốn khó .
Cảnh ngộ
- Mồ côi mẹ, bà nội hiền hậu cũng đã mất, gia sản tiêu tán;
- Sống với cha trong một xó tối tăm, luôn bị mắng nhiếc chửi rủa;
- Phải đi bán diêm để kiếm sống.
-> Tội nghiệp, đáng thương, thiếu vắng sự yêu thương, quan tâm, sự chia sẻ.
GV: Em bé đáng thương không tên, không tuổi này giống như kẻ lạc loài bơ vơ trên mặt đất đầy tuyết phủ. Trước kia, cô bé được sống hạnh phúc bao nhiêu thì giờ đây bơ vơ, côi cút bấy nhiêu. Mường tượng hình ảnh cô bé bán diêm côi cút đói khổ giữa đêm giao thừa ta chợt nhớ tới mấy câu thơ trong bài " Mồ côi" của Tố Hữu:
Con chim non rũ cánh
Đi tìm tổ bơ vơ
Quanh nẻo rừng hiu quạnh
Lướt mướt dưới dòng mưa
GV bình: Cô bé bán diêm sống trong một gia đình mà những ngày tháng đẹp đẽ, được sống trong một ngôi nhà ấm cúng, được bà chăm sóc yêu thương chỉ còn là dĩ vãng. Giờ đây em phải sống trong một xõ tối tăm, lạnh lẽo, với người cha lạnh lùng, khó tính, vì cuộc sống khốn khó mà luôn mắng chửi em. Trong cảnh nghèo khổ, em bị tước đi hạnh phúc gia đình, bị đẩy ra đường vật lộn trong cuộc sống mưu sinh trong khi còn quá nhỏ tuổi. Thay vì cắp sách đến trường thì em phải cầm giỏ đi bán diêm trên vỉa hè, mong kiếm được những đồng xu lẻ từ sự thương hại của người đời.
- Tương phản giữa cái xó tối tăm em sống hiện tại với ngôi nhà có dây thường xuân bao quanh năm xưa và hình ảnh c/s khi bà nội em còn sống được đón giao thừa ở nhà. Những hình ảnh này không chỉ làm nổi bật sự thiếu thốn về vật chất mà còn mất mát cả về chỗ dựa tinh thần (vì chỉ có bà là thương em nhất). 
Hoàn cảnh gia đình và c/s của cô bé thật đáng thương, người bà hiền hậu thương cháu đã mất lại mồ côi mẹ, gia sản tiêu tán không còn gì, em phải đi bán diêm để kiếm sống. Nếu c/s thể hiện rõ nhất ở căn nhà thì căn nhà ấy đã hiện lên đầy xót xa và thương cảm qua ngòi bút miêu tả của tác giả.
Gia cảnh của cô bé vốn đã đáng thương bất hạnh thì tình cảnh của cô bé lại càng thảm thương, bi đát đến xúc động lòng người.
Đó là gia cảnh của cô bé vậy còn tình cảnh của cô bé xuất hiện trong đêm giao thừa này như thế nào, ta cùng tìm hiểu tiếp.
b. Trong đêm giao thừa
HĐCN: Cô bé bán diêm đã xuất hiện trong thời gian, không gian nào?Những hình ảnh tương phản đối lập nào được nhà văn sử dụng trong đoạn trích?
HS: - Thời gian: Đêm giáo thừa.
- Không gian: Trời rét mướt.
GV phân tích – mở rộng thêm:
+ Thời gian truyện đây là một thời điểm rất ấn tượng. Đêm giao thừa cũng là đêm cuối cùng của năm cũ và cũng là thời khắc quan trọng chuyển giao để mọi người đón chào một năm mới, mọi người sum vầy, đoàn tụ bên nhau đê tổng kết lại tất cả những gì năm cũ đã qua, những điều xui xẻo và cả những thành công thời điểm để mọi người cùng hi vọng vào một năm mới, một tương lai mới, một hy vọng mới đang mở ra. Thời điểm giao thừa dẫu cho ở phương Đông,hay ở phương Tây cũng như nhau, đêm giao thừa là một thời khắc rất thiêng liêng của gia đình.
+ Đêm giao thừa ở các quốc gia ở phương Tây, nhất là các quốc gia Bắc Âu thường tổ chức một bữa tiệc, bữa tiệc đó chắc chắn không thể thiếu ngỗng quay. Đây là thời điểm gợi nhớ đến những bữa tiệc đông vui no đủ,sau 1 năm có thể có những thời điểm khó khăn vất vả, các gđ đều cố gắng chuẩn bị một bữa tiệc chu đáo vào đêm cuối năm. Hào hứng chào đón năm mới sang
+ Không gian: ở các nước Bắc Âu như Đan Mạch ... c mơ bình bị, kì diệu của tuổi thơ. 
GV: Liên hệ: Sau này học lên cấp 3 các em sẽ được so sánh với những tác phẩm khác để thấy được ý nghĩa biểu tượng của ánh sáng. Những lần khêu đèn lên cho sáng phòng của cô Mị ( vợ chồng A Phủ), những ánh sáng leo lét của những cư dân trong phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻĐiều đó cho thấy Hàng loạt con người trong đêm tối cùng cực, trong tuyệt vọng nghèo đói khổ cực đã luôn tìm cho mình 1 thứ ánh sáng dù nhỏ thôi nhưng để thắp lên những khát khao, hy vọng trong cuộc sống.
HĐCN: Hình ảnh cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những cảnh ngộ nào đã gặp đâu đó trong cuộc sống? Nếu gặp một người có hoàn cảnh giống em bé bán diêm ngoài đời em sẽ làm gì?( Tích hợp KNS: trình bày suy nghĩ, tình cảnh đáng thương trong cuộc sống, Hành động tích cực của ản thân).
HS tự bộc lộ.
* Những câu chuyện cổ tích về cô Tấm, nàng Lọ lem,Những cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh của em bé mồ côi, lang thang cơ nhỡ phải bán báo, bán tăm, đánh giày,kiếm sống.
* Giúp đỡ: mua tăm, ủng hộ sách vở, quần áo; nói với cha mẹ tạm cưu mang các em nhỏ giữa trời đông giá rét, thấy người bị hoạn nạn phải tìm cách giúp đỡ,...
GV. Cô đồng ý với việc làm của các con, khi các con cho đi yêu thương dù là nhỏ bé nhưng đó là tấm lòng tương thân, tương ái. Liên hệ tại trường (Ủng hộ SGK cho trường PTDTBT THCS Nà Ớt; đợt lũ lụt vừa qua, trong ngày khai giảng thầy trò đã ủng hộ một bạn HS trong trường gia đình bị lũ cuốn trôi, ủng hộ hai trường vùng 3 bị lũ quét. Cô tin rằng sau bài học hôm nay, các con sẽ biết chia sẻ và đồng cảm hơn...
Chuyển ý: Ứớc mơ của cô bé chính đáng, giản dị, trong sáng như thế đấy nhưng mơ ước vẫn chỉ là ước mơ người được vẫn phải chứng kiến một cảnh tượng thương tâm. Điều đó được thể hiện như thế nào? Ta chuyển
3. Một cảnh thương tâm (10 phút).
GV dẫn dắt: Kết thúc câu truyện người đọc được chứng kiến một cảnh thương tâm. 
Ngày hôm sau, tuyết vẫn phủ trắng mặt đất, mặt trời chói chang...mọi người vui vẻ.., ở một xó tường ... một em bé có đôi má và đôi môi đang mỉm cười ... đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
Mọi người bảo nhau “chắc nó muốn sưởi ấm” 
HĐCN:Trong câu chuyện cô bé bán diêm, nghệ thuật đối lập tương phản được sử dụng từ đầu đến cuối tác phẩm. Vậy nghệ thuật ấy được thể hiện như thế nào trong đoạn văn cuối truyện? Từ đó em cảm nhận như thế nào về cái chết của cô bé bán diêm?
	- Dùng hình ảnh đối lập tương phản rất đặc sắc:
Thiên nhiên
Đối lập
Con người
Thiên thiên của buổi sáng mùng 1 đầu năm tươi sáng, ánh nắng chói chang mặc dù sương vẫn còn phủ (khởi đầu – cảnh đời vui vẻ)
><
Em bé đã chêt (kết thúc – cái chết bi thảm)
=> Cái chết bi thảm, thương tâm.
HĐCN: Em bé bán diêm đã chết nhưng cái chết ấy được tác gỉa miêu tả rất khác thường “một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười” theo em điều này có ý nghĩa như thế nào ?
Đó không phải là sinh linh đã chết lạnh ngắt, tím tái mà là một cô bé xinh xắn vớiđôi má đỏ hồng, đôi môi như mỉm cười, phải chăng là sự chiến thắng cái đói, cái rét và tất cả những buồn đau, bất hạnh. Em đã trở về với đức chúa chí nhân với bầu ánh sáng vĩ đại, về với vòng tay ấm áp của những người thân yêu.Có lẽ với em cuộc sống trên thế gian này chỉ là buồn đau và đói rét với những người nghèo khổ. Chỉ có cái chết mới giải thoát, mới đưa họ về nơi hạnh phúc vĩnh hằng. Thế gian không có hạnh phúc, hạnh phúc chỉ có ở nơi thượng đế chí nhân , theo quan niệm của đạo thiên chúa.
Đúng là tác phẩm khép lại bằng cái chết của cô bé bán diêm. Người đọc cảm thấy ngậm ngùi chua xót nhưng ta vẫn thấy một chút gì đó ấm áp,nhẹ nhàng. Cũng là nói về cái chết nhưng cái chết của lão Hạc Hạc dằn vặt, đau đớn còn cái chết của cô bé lại gợi lên một sự nhẹ nhàng, ấm áp: 
 + Thứ nhất: Sự nhẹ nhàng, ấm áp đến từ thiên nhiên. Mặt trời đã lên trong sáng, chói chang. Mặc dù sương vẫn phủ trên mặt đất, hiện tại vẫn còn u ám nhưng tác giả đã hướng người đọc tới một lương lai tươi sáng hơn.
+ Thứ hai là ở hình hài cô bé. Thực ra đây chỉ là tấm lòng của nhà văn dành cho em bé bán diêm, vì thương em nên nên mới mới tạo nên một bức họa như vậy, để còn thực tế em bé đã chết trong cô độc, sự thờ ơ của con người.
Đây cũng chính là một sự đối lập: cái chết của em bé trong mộng tưởng cảu tác giả và trong thực tế.
HĐCĐ:Có ý kiến cho rằng, câu chuyện có thể kết thúc ở đoạn hai bài cháu nắm tay nhau bay lên cao để về chầu thượng đế. Nhưng tác giả đã viết thêm đoạn cuối về cái chết của cô bé bán diêm nhằm mục đích gì?
Có lẽ lết thúc ở đó, truyện sẽ mang đậm màu sắc cổ tích, người đọc bớt đau xót hơn, vì truyện cổ tích thường kết thúc có hậu.( Nhân vật khổ hạnh thường được Tiên, Bụt giúp đỡ). Em bé được bay lên với bà nhưng thực tế em đã chết trước sự vô cảm của mọi người. Đây là một dụng ý nhằm thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, thể hiện:
 Sự đồng cảm, thương xót, bênh vực trước số phận bất hạnh của cô bé bán diêm. 
Thể hiện sự trân trọng những ước mơ, giản dị, chân thành của con người nhỏ bé.
=> Đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả: lên án sự lạnh lùng, thờ ơ, thiếu tình thương của một lớp người trong xã hội.
- Người đáng lên án đầu tiên đó chính là cha của cô bé, một người cha ích kỉ, tàn nhẫn 
- Người đời thơ ơ, vô cảm với em. Họ không thể mua cho cô bé lấy 1 bao diêm hay cho cô bé bất cứ một thứ gì. Họ chỉ quan tâm đến bản thân họ. Em cô đơn, đói rét co ro giữa đêm giao thừa, mọi người thì tấp nập đi qua, ngày cuối năm ai cũng vội vàng để trở về nhà mình. Bàn tay nhỏ run rẩy chìa tay ra mong mọi người ban ơn nhưng k ai thèm đoái hoài đến. Khi thấy xác cô bé bên đường, họ cũng chỉ buông 1 câu buông một câu vô cảm, lạnh lùng “Chắc nó muốn sưởi ấm!”.Đó là một xã hội lạnh lùng vô cảm khủng khiếp quay lưng lại với bất hạnh của con người. Đẩy em bé vào một cái chết vô tội, không đáng có, đó là một bi kịch đáng thương.
-> Em bé không chỉ chết vì đói, rét mà còn vì sự lạnh lùng vô cảm của những người xung quanh. 
GV: Trong hoàn cảnh này ta thấy câu nói M.Gook- ki thật đúng: “Nơi lạnh giá nhất trên trái đất nào đã phải là bắc cực mà đó là nơi thiếu vắng đi tình yêu thương giữa con người, với con người.” Và sống trong một xã hội lạng lùng như thế thì con người ta nếu không bị thiếu vắng về vật chất thì cũng sẽ bị cô độc , lẻ loi lạnh giá về tâm hồn. Cái chết nguy hiểm nhất là cái chết về tâm hồn của chính con người.
Quả là trớ trêu: cô bé là người đi trao bán ánh sáng cho người khác lại phải chịu sự tối tăm. Cô bé là người trao đi trao bán sự ấm áp cho người khác cuối cùng lại phải chết trong cô đơn, giá lạnh.
Qua câu chuyện em bé bán diêm tác giả đã gủi đến ta bức thông điệp:
+ Con người phải biết yêu thương đùm bọc nhau. Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
+ Hãy yêu thương con trẻ, yeu thương những mảnh đời bất hạnh. Trẻ em như búp trên cành( theo lời Bác dạy) trẻ em là mầm non của đất nước. Mầm non ấy phải được chăm sóc và yêu thương thì chúng mới lên lên và phát triển toàn diện. Nơi nào có tình thương yêu, nơi đó có điều kì diệu.
GV. Liên hệ với cuộc đời nhà văn: Có lẽ chính vì An-đéc-xen sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, 11 tuổi đã mồ côi cha, sống với bà; 14 tuổi đã rời xa quê hương đi lập nghiệp, không lập gia đình. Cho nên truyện Cô bé bán diêm ẩn chứa nỗi niềm tâm sự sâu kín của nhà văn.
* Tích hợp ĐĐHCM:Liên hệ câu chuyện: Chú ăn no mới cày được, sao để trâu gầy đói thế? (Học tập lối sống, biết yêu thương, quan tâm đến mọi người, mọi vật xung quanh.)
HĐCN: Nếu được tưởng tượng một kết thúc khác cho truyện, em sẽ định kể ntn?( Tích hợp KNS: Tự nhận thức: xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh)
HĐCN: Nếu được tưởng tượng một kết thúc khác cho truyện, em muốn câu chuyện ấy kết thúc ntn?
	1. Người cha tỉnh rượu, ông hối hận, đi tìm con gái..
	2. Cô bé bán diêm được một người tốt bụng cứu sống, sau đó được nuôi ăn học, cuối cùng trở thành một nhà văn nổi tiếng 
III. Tổng kết, ghi nhớ (3 phút)
1. Nghệ thuật
- Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.
- Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.
- Sáng tạo trong cách kể chuyện mang tính song song đối lập.
- Sáng tạo trong cách viết kết truyện.
2. Nội dung, ý nghĩa
Truyện không có một lời trữ tình ngoại đề nào của tác giả, nhưng đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh. Là một cách nhắc nhở về thái độ của con người đối với cuộc sống.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
I: Câu hỏi trắc nghiệm: (Trò chơi: Bán diêm) 
Câu 1: An-đéc-xen là nhà văn của nước nào?
A. Đan Mạch.
B. Thuỵ Sĩ.
C. Pháp.
D. Thuỵ Điển.
Câu 2: Điều nào sau đây không đúng về gia cảnh của cô bé bán diêm?
A. Gia đình sa sút, gia sản tiêu tan, phải rời khỏi chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước.
B. Cô bé mồ côi mẹ, bà mất và chỉ ở với người cha
C. Người cha yêu thương cô bế hết lòng.
D. Cô phải đi bán diêm kiếm sống
Câu 3: Trong lần quẹt diêm thứ mấy, cô bé đã thấy bà mỉm cười với em?
A. Lần thứ nhất
B. Lần thứ hai
C. Lần thứ ba
D. Lần thứ tư
Câu 4: Trong văn bản Cô bé bán diêm, các mộng tưởng của cô bé bán diêm mất đi khi nào?
A. Khi bà nội em hiện ra.
B. Khi trời sắp sáng.
C. Khi em bé nghĩ đến việc sẽ bị người cha mắng.
D. Khi các que diêm tắt.
Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm?
A. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có hậu
B. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có hậu
C. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có tính bi kịch
D. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích thần kì
II: Qua bài hát: Đứa bé, chiếu hành ảnh về trẻ lang thang cơ nhỡ, mồ côi,...Mỗi học sinh cần có thái độ và thể hiện sự quan tâm như thế nào với những đứa trẻ bất hạnh, gặp khó khăn trong cuộc sống?
GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
	GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm.
- Một số gợi ý: 
	+ Hình thức: đoạn văn là một bức thư. 
	+ Nội dung: Em có thể viết về niềm thương cảm của em dành cho cô bé bán diêm, có thể viết về sự đồng tình của em với suy nghĩ của nhà văn, hay em cũng có thể bày tỏ quan điểm của mình về cái kết không có hậu giống như trong truyện cổ tích.
GV nhận xét, đánh giá.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
1. Tập làm nhà báo
- Thực hiện một phóng sự ảnh, đoạn phim ngắn, hoặc một bài viết, phỏng vấn một em nhỏ bán báo, đánh giầy em thường gặp trên đường đi học.
- Tìm kiếm các tư liệu, tin tức  để viết một bài báo về thực trạng trẻ em nghèo ở Việt Nam hiện nay.
2. Tập làm nhà văn
a. Viết tiếp truyện Cô bé bán diêm.
b. Nhập vai cô bé bán diêm kể lại câu chuyện.
c. Từ câu chuyện về cô bé bán diêm, hãy viết lại một câu chuyện khác với nhân vật khác, cách kết thúc khác.
-----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_8_bai_6_co_be_ban_diem_nam.doc