Giáo án Tự chọn Âm Nhạc - Trường THCS Hồi Xuân

Giáo án Tự chọn Âm Nhạc - Trường THCS Hồi Xuân

Chủ Đề I : BÁC HỒ KÍNH YÊU

Bài 1: Tìm hiểu và học hát Bài Ai Yêu Bác Hồ Chí Minh Hơn Thiếu niên nhi đồng

Tiết 1:Giới Thiệu Nhạc Sĩ Phong Nhã và xuất xứ bài hát

A.Mục tiêu: Giúp học sinh:

-Tìm hiểu thêm về tác giả Phong Nhã

-Được nghe một số ca khúc viết cho thiếu nhi của nhạc sĩ Phong Nhã

 Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo Án

C. Tiến trình dạy học:

I. Ổn định lớp:

II. Bài mới: GV giới thiệu vào nội dung bài học:

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1121Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Âm Nhạc - Trường THCS Hồi Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
Tiết 1:
Ngày soạn: 19/08/2012
Ngày dạy: 20/08/2012
Chủ Đề I : BÁC HỒ KÍNH YÊU
Bài 1: Tìm hiểu và học hát Bài Ai Yêu Bác Hồ Chí Minh Hơn Thiếu niên nhi đồng
Tiết 1:Giới Thiệu Nhạc Sĩ Phong Nhã và xuất xứ bài hát
A.Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Tìm hiểu thêm về tác giả Phong Nhã
-Được nghe một số ca khúc viết cho thiếu nhi của nhạc sĩ Phong Nhã
 Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo Án
C. Tiến trình dạy học:
I. Ổn định lớp:
II. Bài mới: GV giới thiệu vào nội dung bài học:
III. Dạy và học:
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
GV yêu cầu
GV hỏi
GV thuyết trình
GV ghi bảng
GV thuyết trình
GV ghi bảng
GV giới thiệu
GV thuyết trình
I. Giới thiệu về nhạc sĩ Phong Nhã
Nhạc sĩ Phong Nhã tên thật là: Nguyễn Văn Tường
Sinh ngày 4/4/1924 Quê Quán Duy Tiên _Hà Nam
Đầu những năm 40, ông hoạt động  âm nhạc quần chúng trong Hướng đạo sinh. Sau đó ông liên tục hoạt đọng âm nhạc thiéu nhi và là một trong những  người đàu tiên sáng  tác nhạc cho thiếu nhi từ những ngày đầu Cách mạng với ca khúc Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Nhanh bước nhanh nhi đồng, Kim Đồng. Ông là người sáng lập và là Tổng Biên tập đầu tiên của báo Thiếu niên Tiền phong, là uỷ viên Uỷ ban Thiếu niên nhi đồng trung ương, U ỷviên Hội đồng  Đội trung ương. Ông còn là Uỷ viên BCH Trung ương Đoàn khoả II và III. Nhiều ca khúc của ông trở thành bài hát truyền thống của thiếu niên nhi đồng 
II.Những tác phẩm chính:
Những tác phẩm chính : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Nhanh bước nhanh nhi đồng, Cùng nhau ta đi lên. Kim Đồng, Lê Văn Tám, Anh còn sống mãi, Đội ta lớn lên cùng đất nước, Làng em xanh tươi,  Em yêu Đội nhi đồng, Bác sống đời đời, Hành khúc Đội, Tiếng hát trên sông Cửa Việt, Ngàn hoa việc tốt dâng Đảng quang vinh, Bài ca xum họp
Nhiều thế hệ người Việt Nam có lẽ ai cũng thuộc và từng hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” và mỗi khi ngân lên âm hưởng đó, trong mỗi người lại nhớ về Mùa thu Cách mạng, mùa thu năm 1945.
III.Xuất xứ bài hát:
Bài hát này được viết cuối năm 1945 và chính không khí sục sôi khí thế cách mạng của Mùa thu Tháng Tám lịch sử và công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tạo nguồn cảm hứng để tôi viết: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh” và để tác phẩm sống mãi với thời gian.
Ngày 2/9/1945, một ngày đã đi vào lịch sử của dân tộc. Bác Hồ ra mắt lần đầu tiên ở Thủ đô Hà Nội và đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, long trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam đã độc lập, người Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập ấy. Với nhạc sĩ Phong Nhã đó là một khoảnh khắc lịch sử, một dấu ấn không bao giời phai.
 Bác chúng em dáng cao cao người thanh thanh
Bác chúng em mắt như sao râu hơi dài
Ngày 5/9/1945, chỉ sau 3 ngày chính quyền về tay nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các cháu thiếu nhi với những lời lẽ thật tâm huyết: “Non sông ViệtNamcó trở lên vẻ vang hay không. Dân tộc ViệtNamcó vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”
Tiếp đến Tết Trung thu độc lập đầu tiên – ngày 20/9/1945, Người lại viết thư gửi các cháu và căn dặn: Các cháu vào Hội Nhi đồng cứu quốc để “tập làm quen với đời sống chiến sĩ và giúp đỡ một vài việc nhỏ cho Cách mạng”. Cũng Tết Trung thu năm ấy, Bác còn bày cỗ để đón một số các cháu vào vui Tết Trung thu cùng Bác và được Bác tặng kẹo!
Bác chúng em nước da nâu vì sương gió
Bác chúng em thề cương quyết trả thù nhà
Sự chăm sóc ân cần của Bác đối với thiếu nhi, nhất là với các cháu thiếu nhi nghèo khổ trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám đã thấm vào tâm hồn mỗi người ViệtNam, vào tâm hồn nhạc sĩ Phong Nhã. Tất cả những điều đó chính là khởi nguồn ra đời một sáng tác bất hủ, thể hiện tình cảm sâu nặng của thiếu nhi ViệtNamđối với vị Cha già kính yêu của dân tộc.
Thời điểm ấy, mới có ba bài hát về Bác Hồ: “Hồ Chí Minh muôn năm”(Minh Tâm), “Dân Nam ơi nhớ ơn Cụ Hồ” (Lưu Bách Thụ), “Bé yêu già Hồ” (Đỗ Nhuận) và trong suy nghĩ của tác giả, là phải tìm được từ nào đó xưng hô với Chủ tịch Hồ Chí Minh thân mật nhất, kính yêu nhất.
Thế là hai tiếng Bác Hồ lần đầu tiên được đưa vào bài hát và được nhấn nhiều lần “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, đây cũng là dấu ấn tạo nên sự thành công của bài hát.
Ngày 19/5/1946, lễ kỷ niệm ngày sinh nhật Bác lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội. Các cháu thiếu nhi Thủ đô đến chúc thọ Bác tại Phủ Chủ tịch (Nhà khách Chính phủ bây giờ).
Hồ Chí Minh chúng em kính yêu Bác Hồ Chí Minh trọn cuộc đời
Hồ Chí Minh kính yêu chúng em kính yêu Bác Hồ Chí Minh sống muôn năm
Lần đầu tiên các cháu trình diễn tập thể bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” kính tặng Người. Khi Bác nghe đến câu hát:“Bác nay tuy đã già rồi, già rồi nhưng vẫn vui tươi”, Bác cười và nói:“Bác đã già đâu, Bác mới 56 tuổi”! Mọi người người đến dự sinh nhật Bác đều vui với lời nói dí dỏm của Bác.
Bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” ra đời như vậy. Bài hát đã được chọn là một trong những bài hát hay nhất của thế kỷ XX.
HS ghi bài
HS đọc SGK
HS trả lời
HS nghe và ghi bài
HS ghi bài
HS nghe
HS ghi bài
HS nghe
HS lắng nghe
IV.Kết thúc:
Nhắc HS về chuẩn bị bài mới và sưu tầm một số bài hát của nhạc sĩ Phong Nhã

Tài liệu đính kèm:

  • doctu chon Am Nhac.doc