Giáo án Âm nhạc 8 kì 1 - Trường THCS Thái Thuần

Giáo án Âm nhạc 8 kì 1 - Trường THCS Thái Thuần

TUẦN 1: TIẾT 1:

Học hát bài Mùa thu ngày khai trường

I. Mục tiêu:

- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát “Mùa thu ngày khai trường”. Lưu ý tập hát đúng chỗ đảo phách và những dấu luyến trong bài.

- Học sinh biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng, hát đối đáp.

- Qua nội dung bài hát, hướng các em đến tình cảm yêu mến tháng năm đi học, để những kỉ niệm đẹp về mái trường sẽ khắc sâu trong trí nhớ các em.

II. Chuẩn bị

- Nhạc cụ quen dùng.

- Đàn và hát thuần thục bài “Mùa thu ngày khai trường”

III. Lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:

Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ.

? Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 

doc 43 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc 8 kì 1 - Trường THCS Thái Thuần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Tiết 1:
Học hát bài Mùa thu ngày khai trường
I. Mục tiêu:
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát “Mùa thu ngày khai trường”. Lưu ý tập hát đúng chỗ đảo phách và những dấu luyến trong bài.
- Học sinh biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng, hát đối đáp.
- Qua nội dung bài hát, hướng các em đến tình cảm yêu mến tháng năm đi học, để những kỉ niệm đẹp về mái trường sẽ khắc sâu trong trí nhớ các em.
II. Chuẩn bị
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục bài “Mùa thu ngày khai trường”
III. Lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ. 
? Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Nội dung
Hoạt động của trò
Giáo viên ghi lên bảng
Giáo viên thuyết trình 
Giáo viên điều khiển 
Giáo viên hỏi 
Giáo viên hướng dẫn chia câu 
Giáo viên đàn 
Giáo viên hướng dẫn 
Giáo viên đàn
Giáo viên yêu cầu
Giáo viên chỉ định 
Giáo viên điều khiển 
Giáo viên thao tác và yêu cầu 
Giáo viên hướng dẫn 
Giáo viên chỉ định
Giáo viên yêu cầu
Học hát bài : 
“Mùa thu ngày khai trường”
1. Giới thiệu về bài hát và tác giả : Những tháng năm đi học là thời gian rất đẹp trong cuộc đời mỗi chúng ta. Khi thời gian đó trôi qua, chúng ta mới nhận thấy điều đó. Hình ảnh về mái trường, về thầy cô giáo, kỷ niệm về những người bạn thân sẽ lắng đọng trong tâm trí mỗi người. Bài hát đầu tiên trong năm học sẽ làm ta nhớ về mái trường thân thuộc trong một ngày khó quên - ngày khai trường.
2. Nghe băng hảt mẫu hoặc giáo viên tự trình bày.
3. Chia đoạn : Bài hát có mấy đoạn ?
Chia câu: Đoạn 1 gồm 2 câu, mỗi câu 8 nhịp. Đoạn 2 (Điệp khúc) gồm 4 câu, mỗi câu cũng có 8 nhịp.
4. Luyện thanh : 1- 2 phút
5. Tập hát từng câu : GV hát mẫu 1 câu, sau đó đàn giai điệu câu này 2- 3 lần, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo 
GV tiếp tục đàn câu 1 và bắt nhịp (đếm 1- 2) cho HS hát cùng với đàn.
Tập tương tự với các câu tiếp theo. 
Khi tập xong hai câu thì giáo viên cho hát nối liền hai câu với nhau.
Giáo viên hát hai câu, đàn giai điệu và yêu cầu HS hát cùng với đàn.
Giáo viên chỉ định 1- 2 học sinh hát lại hai câu này, tiến hành dạy đoạn 2 theo cách tương tự.
6. Hát đầy đủ cả bài : Nửa lớp hát đoạn 1, nửa kia hát đoạn 2, rồi đổi ngược lại.
7. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh : tốc độ = 124. Đoạn đầu dùng tiết tấu Cha cha cha, đoạn điệp khúc chuyển sang tiết tấu Bhrumba.
Thể hiện sắc thái : Đoạn 1 bài hát là hình ảnh mùa hè còn vương lại; các em hát với sự sôi nổi, nhiệt tình. Đoạn 2 là hình ảnh mùa thu, cần thể hiện sự tha thiết, mênh mang.
Hát lần 1: Đoạn 1 hát đối đáp theo 2 dãy. Đoạn 2 cả lớp hát hoà giọng.
Hảt lần 2: Đoạn 1 học sinh nữ lĩnh xướng. Đoạn 2 hát hoà giọng.
8. Củng cố bài :
Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, tổ trưởng cử 1 HS bắt nhịp. 
Học sinh ghi bài
HS lắng nghe
Học sinh nghe và cảm nhận
Học sinh trả lời theo SGK
Học sinh luyện thanh 
Tập hát từng câu 
Học sinh tập hát 
Học sinh thực hiện 
Học sinh trình bày 
Học sinh thực hiện 
Học sinh trình bày 
Học sinh ghi nhớ 
Học sinh thực hiện 
Học sinh thực hiện
Tuần 2: Tiết 2
Ôn tập bài hát : Mùa thu ngày khai trường
Tập đọc nhạc : TĐN số 1
I. Mục tiêu:
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát “Mùa thu ngày khai trường”. Lưu ý tập hát đúng chỗ đảo phách và những dấu luyến trong bài.
- Học sinh tiếp tục trình bày bài hát cách hát hoà giọng, lĩnh xướng, đối đáp.
- Củng cố cho học sinh nắm vững vị trí các nốt nhạc trên khuông.
- Học sinh đọc nhạc và hát lời bài “Chiếc đèn ông sao”
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đọc nhạc, đàn và hát thuần thục đoạn trích trong bài “Chiếc đèn ông sao”.
III. Lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ.
? Trình bày bài hát: Mùa thu ngày khai trường 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Nội dung
Hoạt động của trò
Giáo viên ghi lên bảng
Giáo viên thực hiện 
Giáo viên chỉ định 
Giáo viên đệm đàn 
Giáo viên ghi lên bảng
GV ôn lại kiến thức 
Giáo viên hỏi
Giáo viên chỉ định 
Giáo viên đàn
Ôn tập bài hát : 
“Mùa thu ngày khai trường”
Giáo viên đệm đàn và thể hiện bài hát, Học sinh nghe để so sánh và sửa những chỗ còn hát sai.
Một vài học sinh trình bày bài hát, giáo viên tiếp tục chỉ ra những chỗ chưa đạt và hướng dẫn các em sửa chữa.
Tất cả trình bày hoàn chỉnh bài hát.
- Hát lần 1: Đoạn 1 HS nam, nữ hát đối đáp. Đoạn 2 cả lớp hát hoà giọng.
- Hát lần 2: Đoạn 1, GV lĩnh xướng. Đoạn 2 cả lớp hoà giọng 
Tập đọc nhạc.
“Chiếc đèn ông sao”
1. Ghi nhớ cao độ các nốt nhạc trên khuông 
 Son La Si Đô Rê Mi Pha Son
2. Tìm hiểu về đoạn nhạc :
- Đoạn nhạc sử dụng những kí hiệu nào ? (sắc thái vừa phải, dấu nhắc lại, dấu chấm dôi, dấu luyến).
- Đoạn nhạc này có thể chia làm mấy câu ? (4 câu)
3. Tập đọc tên nốt nhạc từng câu.
4. Đọc gam Đô trưởng.
Học sinh ghi bài
Học sinh ghi bài 
Học sinh trả lời 
Học sinh đọc tên nốt 
Học sinh đọc gam
 Hoạt động của thầy
Nội dung
Hoạt động của trò
Giáo viên hướng dẫn 
Giáo viên đàn 
Giáo viên điều khiển
Giáo viên hướng dẫn
GV điều khiển
Giáo viên đàn
Giáo viên điều khiển
5. TĐN từng câu : Dịch giọng = -7 (thực chất là đọc ở giọng pha trưởng)
- Giáo viên đàn giai điệu câu 1khoảng 3 lần, yêu cầu học sinh lắng nghe và TĐN nhẩm theo 
- Giáo viên tiếp tục đàn giai điệu câu một 3 lần, yêu cầu học sinh đọc nhạc hoà với tiếng đàn. 
Trong quá trình học sinh tự đọc nhạc hoà với tiếng đàn, nếu chỗ nào sai, giáo viên hướng dẫn sửa cho đúng.
Tiến hành tương tự với các câu còn lại.
Nhận biết từng câu và TĐN: Giáo viên dùng nhạc cụ đàn giai điệu một số nốt nhạc đầu tiên của mỗi câu, yêu cầu học sinh nhận biết đó là câu số mấy và hãy TĐN đầy đủ cả câu (Việc này giáo viên không nên thực hiện theo thứ tự các câu trong bài). Ví dụ giáo viên đàn :
 Câu 4 Câu 1
 Câu 2 Câu 3
6. Tập hát lời ca : Chia lớp học thành 2 phần, một nửa lớp TĐN và gõ tiết tấu, nửa còn lại hát lời và gõ nhịp. Tập riêng cho từng bên để các em nắm vững nhiệm vụ rồi mới ghép hai bên với nhau. Sau đó đổi lại phần trình bày của mỗi bên, giáo viên nhận xét về ưu điểm , nhược điểm của từng bên. Nhắc các em nên TĐN và hát nhẹ nhàng, vừa thực hiện bài tập của mình, vừa nghe phần trình bày của các bạn.
Hoạt động của thầy
Nội dung
Hoạt động của trò
Giáo viên hướng dẫn
Giáo viên điều khiển 
Giáo viên hướng dẫn 
Giáo viên chỉ định
7. TĐN và hát lời : Khi đệm đàn, GV có thể dùng tiết tấu Pop và lấy tốc độ = 108
Chia lớp thành 2 nửa, một nửa TĐN và hát lời, nửa còn lại làm nhiệm vụ gõ đệm theo âm hình sau:
Lưu ý : Trong âm hình này phải gõ bằng hai tay nốt 1, 2, 3, 4, 5 gõ tay phải. Nốt 3, 6 gõ tay trái (có thể gõ hoặc vỗ nhẹ bàn tay xuống mặt bàn).
Cả lớp cùng nhau thực hiệnTĐN và hát lời khoảng 1- 2 lần.
8. Củng cố bài : Tập lối hát đối đáp 
Học sinh nữ hát câu 1 và 3
Học sinh nam hát câu 2 và 4.
Hai học sinh, 1 nữ và 1 nam lên bảng trình bày lối hát đối đáp.
Học sinh trình bày 
Học sinh thực hiện 
Học sinh trình bày 
Học sinh thực hiện
Tiết 3 : Ôn tập bài hát : Mùa thu ngày khai trường
 Ôn tập tập đọc nhạc : TĐN số 1
 Âm nhạc thường thức : Nhạc sỹ Trần Hoàn 
 và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ
I. Mục tiêu.
- Học sinh thuộc lời và hát thuần thục bài “Mùa thu ngày khai trường”
- Học sinh biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng.
- Học sinh đọc nhạc và hát lời bài “Chiếc đèn ông sao” được nhuần nhuyễn. 
- Qua nội dung bài hát, hướng các em đến tình cảm yêu mến mái trường, thầy cô giáo và rộng hơn là tình yêu quê hương, đất nước. 
II. giáo viên Chuẩn bị. 
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục bài “Mùa thu ngày khai trường”
- Đàn, đọc nhạc và hát thuần thục bài “Chiếc đèn ông sao”
- Tập trình bày để giới thiệu một vài bài hát của nhạc sĩ Trần Hoàn : Sơn nữ ca, Tình ca mùa xuân, Lời người ra đi, Hà Nội mua thu,.........
III. Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ. 
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy
Nội dung
Hoạt động của trò
GV ghi lên bảng
Giáo viên đệm đàn 
Giáo viên kiểm tra 
GV ghi lên bảng
Giáo viên thực hiện
Giáo viên chỉ định và hướng dẫn
Giáo viên đàn
GV ghi lên bảng
Giáo viên điều khiển
Giáo viên hỏi
Giáo viên hỏi
Giáo viên hỏi
GV ghi lên bảng
Giáo viên điều khiển
Ôn tập bài hát :
Mùa thu 
ngày khai trường
Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại cả bài.
Giáo viên kiểm tra một vài học sinh trình bày bài hát.
Học sinh ghi bài
Học sinh hát cả bài
Học sinh lên kiểm tra
Ôn tập đọc nhạc :
“Chiếc đèn ông sao”
Giáo viên đàn, đọc nhạc và hát lời bài
TĐN số 1. Học sinh nghe và đọc theo.
Giáo viên chỉ định một vài học sinh khá trình bày bài.
Giáo viên chỉ ra chỗ còn chưa đạt và hướng dẫn các em sửa lại.
Cả lớp cùng trình bày lại bài.
Âm nhạc thường thức : 
Nhạc sĩ Trần Hoàn và
bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ”
Ôn lại một vài kiến thức trong nội dung Âm nhạc thường thức ở lớp 7:
Bản giao hưởng đầu tiên ở Việt Nam tên là gì ? Ai là tác giả ?
Đó là bản “Quê Hương” của nhạc sĩ Hoàng Việt
Vở kịch đầu tiên của Việt Nam tên là gì ? Ai là tác giả ? 
Đó là vở “Cô Sao” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận
Ai là tác giả bài hát “Đường chúng ta đi” ?
Đó là nhạc sĩ Huy Du.
Giới thiệu nhạc sĩ Trần Hoàn : Giáo viên đọc bài viết dưới đây. Sau đó cho học sinh nghe một vài bài hát của nhạc sĩ Trần Hoàn qua băng đĩa hoặc tự giáo viên thể hiện.
Củng cố dặn dò:
Hát lại bài hát và bài TĐN.
Tóm tắt lại phần ÂNTT
HS nghe và đọc theo
Học sinh trình bày
Học sinh thực hiện
Học sinh ghi bài
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh ghi bài
Học sinh theo dõi
Ngày soạn : Ngày tháng năm 2007 
Ngày giảng : Ngày tháng năm 2007
Tiết 4 : Học hát Lý dĩa bánh bò
I. Mục tiêu.
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát “Lý dĩa bánh bò”.
- Học sinh biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như : hát hoà giọng, hát lĩnh xướng.
II. giáo viên Chuẩn bị. 
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục bài “Lý dĩa bánh bò”
III. Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ. 
3. Bài mới. 
Hoạt động của thầy
Nội dung
Hoạt động của trò
Giáo viên ghi lên bảng
Giáo viên thuyết trình
Giáo viên thực hiện 
Học hát bài : 
“Lý dĩa bánh bò”
1. Giới thiệu bài hát : Lý dĩa bánh bò được hình thành từ hai câu thơ :
Hai tay bưng dĩa bánh bò
Giấu cha, giấu mẹ cho trò đi thi.
Lời bài hát gợi lên hình ảnh cô gái tốt bụng, thương anh học trò nghèo ở trọ, nên giấu cha mẹ, mang dĩa bánh bò tới cho anh. Chắc hẳn đây là lần đầu làm việc này nên cô gái còn lúng túng, chân bước ngập ngừng. Nhưng với tình thương chân thật, cô gái đang vượt lên sự rụt rè để thực hiện mong muốn của mình.
2. Nghe băng hát mẫu hoặc giáo viên tự trình bày.
Học sinh ghi bài
Học sinh theo dõi
HS nghe và cảm nhận
Hoạt động của thầy
Nội du ...  Sau đó đổi lại cách trình bày.
- Tiếp theo học sinh nữ hát 2 câu này, phần còn lại học sinh nam hát. Sau đó đổi lại cách trình bày.
6. Củng cố :
Từng tổ trưởng đứng trình bày bài hát, tổ trưởng cử 1 học sinh bắt nhịp.
Giáo viên đánh giá điểm (tượng trưng) để gây không khí thi đua.
Nếu còn thời gian, mỗi tổ lại cử 1 học sinh trình bày tiếp.
Học sinh sử chỗ sai
Học sinh thực hiện
Học sinh nghe và thực hiện đúng quy định
Học sinh thực hiện
HS trình bày theo tổ
S trình bày đơn ca
Ngày soạn : Ngày tháng năm 2007
Ngày soạn : Ngày tháng năm 2007
Tiết 12 : Ôn tập bài hát Hò ba lý
 Nhạc lý : Thứ tự các dấu thăng, dấu giáng
 ở hoá biểu. Giọng cùng tên
 Tập đọc nhạc : TĐN số 4
I. Mục tiêu.
- Học sinh ôn tập để hát bài “Hò ba lý” được thuần thục hơn.
- Học sinh nắm được những kiến thức về hoá biểu và giọng cùng tên.
- Học sinh biết đọc nhạc và hát lời bài “Chim hót đầu xuân”. Rèn kỹ năng đọc các nốt móc kép.
II. giáo viên Chuẩn bị. 
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn, đọc nhạc và hát thuần thục bài “Chim hót đầu xuân”.
III. Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ. 
3. Bài mới. 
Hoạt động của thầy
Nội dung
Hoạt động của trò
GV ghi lên bảng
Giáo viên trình bày
Giáo viên yêu cầu
Giáo viên yêu cầu
Giáo viên kiểm tra
GV ghi lên bảng
GV thuyết trình
Giáo viên hỏi
Ôn tập bài hát :
“Hò ba lý”
- GV đàn và hát lại bài 2 lần, HS nghe và tự điều chỉnh cách hát cho đúng.
- Hát đối đáp như đã luyện tập ở tiết học trước.
Học sinh tự tập trình bày bài theo cách hát đối đáp (nhóm 2 em).
- Kiểm tra : 2 học sinh lên bảng để hát đối đáp.
Nhạc lý :
Thứ tự các dấu thăng, dấu giáng
ở hoá biểu. Giọng cùng tên
Trong Tiết 9, các em đã học về hoá biểu và giọng song song, hãy trả lời các câu hỏi sau, câu nào các em chưa nắm vững thì nên ghi vào vở :
- Để xác định giọng điệu của bản nhạc cần dựa vào yếu tố nào ?
Dựa vào hoá biểu và nốt kết thúc bài.
Học sinh ghi bài
Học sinh nghe
Học sinh thực hiện
Học sinh thực hiện
Học sinh lên kiểm tra
Học sinh ghi bài
Học sinh theo dõi
Học sinh trả lời
Hoạt động của thầy
Nội dung
Hoạt động của trò
Giáo viên hỏi
Giáo viên giải thích
Giáo viên hỏi
Giáo viên hỏi
GV ghi lên bảng
Giáo viên hướng dẫn
Giáo viên hướng dẫn
Giáo viên giải thích và hướng dẫn
GV đàn giai điệu
Giáo viên yêu cầu và làm mẫu
GV đàn và đọc nhạc
Giáo viên điều khiển
- Hoá biểu là gì ? Là những dấu thăng hoặc dấu giáng nằm ở đầu khuông nhạc.
Những dấu thăng và dấu giáng trong hoá biểu cũng xuất hiện theo quy luật nhất định. Nếu bản nhạc có 1 dấu thăng, nó sẽ nằm trên dòng thứ năm - vị trí nốt Pha.
Giáo viên giải thích tương tự với các dấu thăng, dấu giáng khác.
- Thế nào là 2 giọng cùng tên ? 
Là 1 giọng trưởng và 1 giọng thứ cùng chung nốt kết thúc (gọi là chủ âm).
- Lấy một số ví dụ về giọng cùng tên :
Ví dụ như giọng Đô trưởng và Đô thứ; Giọng Rê trưởng và Rê thứ; Giọng Mi trưởng và Mi thứ...
Tập đọc nhạc :
TĐN số 4 “Chim hót đầu xuân”
- Luyện cao độ : Đọc từ nốt Đồ -> La.
- Chia bài TĐN làm 4 câu :
+ Câu 1 : Đến nốt Mi đen, ô nhịp thứ 3.
+ Câu 2 : Đến nốt Đồ đen, ô nhịp thứ 5.
+ Câu 3 : Đến nốt Mi đen, ô nhịp thứ 7.
+ Câu 4 : Còn lại.
- Luyện tập từng câu :
Đây là tiết tấu chính trong bài, nó xuất hiện trong cả 4 câu. Tập gõ tiết tấu này nhiều lần để đọc nhạc đúng trường độ.
- Tập đọc từng câu : Giáo viên đàn giai điệu ở tốc độ chậm, học sinh nghe và nhẩm theo. Giáo viên bắt nhịp cho các em đọc hoà theo tiếng đàn.
Yêu cầu vừa đọc nhạc vừa gõ theo phách. Nối tiếp các cấu tới hết bài.
- Hát lời : Giáo viên đọc nhạc, học sinh tự nhẩm lời hát cho đúng giai điệu.
Giáo viên bắt nhịp để các em tự hát lời. Giáo viên sửa chỗ còn sai nếu có.
- Đọc nhạc và hát lời hoàn chỉnh : Học sinh trình bày một vài lần. Giáo viên chỉ định các em trình bày theo thứ tự từng tổ, từng bàn, cá nhân.
Học sinh trả lời
Học sinh theo dõi và ghi nhớ
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh ghi bài
Học sinh luyện tập
Học sinh nhắc lại đọc tên nốt trong từng câu.
Học sinh theo dõi và thực hiện
Học sinh tập từng câu
Học sinh đọc nhạc và gõ theo phách
Học sinh hát lời trên nền giai điệu
Học sinh trình bày
Ngày soạn : Ngày tháng năm 
Ngày giảng : Ngày tháng năm 
Tiết 13 : Ôn tập bài hát Hò ba lý
 Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 4
 Âm nhạc thường thức : Một số nhạc cụ dân tộc
I. Mục tiêu.
- Học sinh ôn tập để bài hát “Hò ba lý” và đọc nhạc, hát lời bài “Chim hót đầu xuân” được thuần thục hơn.
- Học sinh nắm được những kiến thức sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc ở Việt Nam.
II. giáo viên Chuẩn bị. 
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn, đọc nhạc và hát thuần thục hai bài “Hò ba lý” và “Chim hót đầu xuân”.
- Hình ảnh minh hoạ vài nhạc cụ dân tộc. Băng đĩa nhạc có tiếng đàn T’rưng.
III. Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức.1’
2. Kiểm tra bài cũ.4’
3. Bài mới.40’
Hoạt động của thầy
Nội dung
Hoạt động của trò
GV ghi lên bảng
Giáo viên đệm đàn và hướng dẫn
Giáo viên yêu cầu
Giáo viên kiểm tra
GV ghi lên bảng
Giáo viên chỉ định
Giáo viên hướng dẫn
Giáo viên thực hiện
Ôn tập bài hát :
“Hò ba lý”
Giáo viên đệm đàn để học sinh hát lại bài 2 lần, giáo viên hướng dẫn các em điều chỉnh những chỗ cần thiết.
- Học sinh tự tập trình bày bài theo cách hát đối đáp (nhóm 2 em) như đã luyện tập ở tiết học trước.
- Kiểm tra trình bày bài, 2 học sinh lên bảng để hát đối đáp.
Ôn tập Tập đọc nhạc :
“Chim hót đầu xuân”
- Giáo viên chỉ định một vài học sinh học khá trình bày lại bài “Chim hót đầu xuân”.
- Giáo viên hướng dẫn các em điều chỉnh lại những chỗ cần thiết.
- Giáo viên đàn và đọc nhạc, hát lời lại để các em nghe, tự so sánh và tự điều chỉnh.
Học sinh ghi bài
Học sinh hát và điều chỉnh cho tốt hơn
Học sinh thực hiện
Học sinh lên kiểm tra
Học sinh ghi bài
Học sinh trình bày
Học sinh điều chỉnh cho tốt hơn
HS tự điều chỉnh
Hoạt động của thầy
Nội dung
Hoạt động của trò
Giáo viên yêu cầu
Giáo viên kiểm tra
GV ghi lên bảng
Giáo viên thuyết trình
Giáo viên thựchiện
Giáo viên hỏi
Giáo viên yêu cầu
Giáo viên giải thích
Giáo viên hỏi
Giáo viên hỏi
Giáo viên thực hiện
- Tất cả học sinh cùng đọc nhạc, hát lời bài “Chim hót đầu xuân”.
Kiểm tra HS trình bày bài TĐN số 4.
Âm nhạc thường thức :
Một số nhạc cụ dân tộc
Nhạc cụ là phương tiện để diễn tả âm nhạc. Những nhạc cụ đầu tiên xuất hiện từ thời xa xưa và có nguồn gốc từ các công cụ lao động. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những loại nhạc cụ của riêng mình. Đó là di sản văn hoá quý giá cần được giữ gìn và bảo vệ.
Người Việt Nam đã chế tạo và sử dụng nhiều loại nhạc cụ độc đáo bằng những chất liệu khác nhau. Bài học này chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu kỹ hơn về một vài nhạc cụ trong số đó. Đó là cồng, chiêng, đàn T’rưng và đàn đá. 
Giáo viên treo tranh ảnh về 3 loại nhạc cụ này lên bảng.
- Em nào cho biết người ta dùng những chất liệu nào để làm các nhạc cụ ?
Gồm các chất liệu (Trang 8) :
+ Đá : Ví dụ như đàn đá.
+ Đất : Ví dụ trống đất.
+ Sắt : Nhạc cụ có dây bằng sắt.
+ Gỗ : Nhạc cụ gõ như mõ, song loan.
+ Trúc : Ví dụ như sáo, tiêu.
+ Vỏ quả bầu : Ví dụ đàn bầu, tính tẩu.
+ Dây tơ : Ví dụ như nhị.
+ Da : Dùng làm mặt trống.
Em nào xung phong lên bảng chỉ vào hình vẽ và giới thiệu về cồng và chiêng ?
Giáo viên giải thích : ở mỗi dân tộc, hình thức của cồng và chiêng có sự khác biệt. Dân tộc này làm cồng có núm, dân tộc khác thì ngược lại. Chúng ta gọi chung là cồng và chiêng cho cả 2 loại.
- Em nào có thể lên bảng, giới thiệu về đàn T’rưng.
Em nào có thể lên bảng, giới thiệu về đàn đá ?
Giáo viên mở băng đĩa nhạc, giới thiệu về tiếng đàn T’rưng ?
Học sinh thực hiện
Học sinh lên kiểm tra
Học sinh ghi bài
Học sinh theo dõi
Học sinh trả lời (tham khảo SGK/Trang 8)
HS đọc SGK và lên giới thiệu từng loại nhạc cụ
 Ngày soạn : Ngày tháng năm 
Ngày giảng : Ngày tháng năm 
Tiết 14 : Ôn tập và kiểm tra
I. Mục tiêu.
- Học sinh ôn tập lại những kiến thức đã học để hát và đọc nhạc thuần thục hơn. Ôn tập lại phần nhạc lý để củng cố kiến thức cho học sinh.
- Qua việc ôn tập, giáo viên kiểm tra sự tiếp thu và thể hiện bài hát, bài TĐN cũng như những kiến thức nhạc lý của học sinh.
II. giáo viên Chuẩn bị. 
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn, đọc nhạc và hát thuần thục những bài hát, bài TĐN đã hướng dẫn cho HS.
III. Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Nội dung
Hoạt động của trò
GV ghi lên bảng
Giáo viên yêu cầu
Giáo viên điều khiển
Giáo viên yêu cầu
Giáo viên hỏi
GV ghi lên bảng
Giáo viên hướng dẫn và kiểm tra
Ôn tập :
- Ôn tập hát và TĐN : Mỗi tổ (do tổ trưởng quyết định) tự chọn và trình bày 1 bài hát và 1 bài TĐN trong những bài “Tuổi hồng” và “Hò ba lý”; TĐN số 3 và TĐN số 4.
Các tổ trình bày và giáo viên cho điểm tượng trưng,
- Ôn tập nhạc lý : Trả lời những câu hỏi sau (HS được xem SGK, em nào trả lời đúng cả 3 câu, GV cho điểm tốt).
- Làm thế nào để nhận biết bản nhạc viết giọng Son trưởng ? Giọng Son trưởng song song với giọng nào ? Giọng Son trưởng cùng tên với giọng nào ?
- Làm thế nào để nhận biết bản nhạc viết giọng Rê thứ ? Giọng Rê thứ song song với giọng nào ? Giọng Rê thứ cùng tên với giọng nào ?
- Làm thế nào để nhận biết bản nhạc viết giọng La thứ ? Giọng La trưởng song song với giọng nào ? Giọng La trưởng cùng tên với giọng nào ?
Kiểm tra :
Kiểm tra cá nhân : Mỗi em tự chọn và trình bày 1 bài hát và 1 bài TĐN trong số những bài vừa ôn.
Học sinh ghi bài
Học sinh thảo luận để chọn bài hát và TĐN
Học sinh trình bày
Học sinh thực hiện
Học sinh ghi bài
Học sinh lên bảng 
kiểm tra
Ngày soạn : Ngày tháng năm 
Ngày giảng : Ngày tháng năm 
Tiết 15 + 16 + 17 + 18 : Ôn tập và kiểm tra
I. Mục tiêu.
- Ôn tập lại những kiến thức đã học trong học kỳ I.
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo từng phân môn : Học hát, TĐN, Nhạc lý và Âm nhạc thường thức.
- Tiết 16 : Giới thiệu bài đọc thêm - Sự ra đời và ý nghĩa của bài “Quốc tế ca”.
II. giáo viên Chuẩn bị. 
- Đàn óc gan, bảng phụ.
- Sổ điểm cá nhân.
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động của thầy
Nội dung
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
Giáo viên nhận xét đánh giá
2. Bài mới.
Giáo viên ghi bảng
Giáo viên điều khiển
Giáo viên nhận xét
Giáo viên đàn 1 bài hát.
Trong chương trình Âm nhạc 8 chúng ta học mấy phân môn ?
Giới thiệu bài :
Tiết 15, 16, 17, 18.
Ôn tập kiểm tra học kỳ I
I. Ôn tập hát và kiểm tra hát. 
- Giáo viên đàn 4 bài hát đã học.
Gọi theo danh sách kiểm tra hát từng học sinh.
- Giáo viên nhận xét - cho điểm.
II. Ôn tập đọc nhạc và nhạc lý.
- Giáo viên đàn 4 bài TĐN đã học.
- Tiến hành kiểm tra từng học sinh.
Học sinh hát
3 phân môn :
- Học hát
- Nhạc lý - TĐN
- Âm nhạc thường thức
Học sinh ghi 
HS nghe; HS hát
Học sinh được gọi thực hiện bốc 1 trong 4 bài hát và thực hiện.
Học sinh nghe và đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docamnhac8.doc