Giáo án Tin học THCS Quyển 3 - Nguyễn Thị Vân Anh

Giáo án Tin học THCS Quyển 3 - Nguyễn Thị Vân Anh

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 1. Kiến thức:

 - Củng cố lại kiến thức đã được học:

 + Khái niệm từ khoá, tên

 + Cách khởi động, thoát khỏi chương trình Pascal

 + Cách biên dịch, chạy chương trình Pascal đơn giản.

 + Cách khai báo hằng, khai báo biến, cách sử dụng câu lệnh gán.

 + Các kiểu dữ liệu.

 2. Kĩ năng:

 - Học sinh áp dụng kiến thức đã học vào làm các bài tập Pascal đơn giản.

 3. Thái độ:

 - Học sinh chú ý học tập nghiêm túc

II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:

 - Giáo viên: Nội dung bài dạy

 - Học sinh: Kiến thức đã học.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ

 Kết hợp trong giờ thực hành

 

doc 12 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1389Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học THCS Quyển 3 - Nguyễn Thị Vân Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết 17:
Bài tập
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức:
	- Củng cố lại kiến thức đã được học:
	+ Khái niệm từ khoá, tên
	+ Cách khởi động, thoát khỏi chương trình Pascal
	+ Cách biên dịch, chạy chương trình Pascal đơn giản.
	+ Cách khai báo hằng, khai báo biến, cách sử dụng câu lệnh gán.
	+ Các kiểu dữ liệu.
 2. Kĩ năng:
	- Học sinh áp dụng kiến thức đã học vào làm các bài tập Pascal đơn giản.
 3. Thái độ:
	- Học sinh chú ý học tập nghiêm túc
II. Chuẩn bị bài dạy:
	- Giáo viên: Nội dung bài dạy
	- Học sinh: Kiến thức đã học.
III. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định tổ chức lớp:
Lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ
	Kết hợp trong giờ thực hành
 3. Bài mới:
Bài tập 1: Khoanh tròn vào đáp án đúng:
1. Chương trình dịch:
a. Dịch ngôn ngữ tự nhiên ra ngôn ngữ máy	b. Dịch ngôn ngữ máy ra ngôn ngữ tự nhiên
c. Dịch từ hợp ngữ ra ngôn ngữ bậc cao	 d. Dịch từ ngôn ngữ bậc cao ra ngôn ngữ máy
2. Biên dịch là:
a. Các đại lượng của Pascal	b. Dịch từng lệnh
c. Dịch toàn bộ chương trình	d. Chạy chương trình
3. Hằng:
a. Đại lượng không đổi trong quá trình thực hiện chương trình	b. Đại lượng có thể thay đổi
c. Khai báo bằng từ khóa VAR	 d. Không cần khai báo khi dùng
4. Biến:
a. Là đại lượng không đổi	b. Giá trị có thể thay đổi
c. Tên không cần theo nguyên tắc đặt tên	d. Không cần khai báo trước khi sử dụng
5. Thông dịch:
a. Các đại lượng của Pascal	b. Dịch từng lệnh
c. Dịch toàn bộ chương trình	d. Chạy chương trình
6. Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao có ưu điểm:
a. Thực hiện nhanh	b. Viết mất nhiều thời gian
c. Ngắn gọn dễ hiểu	d. Không cần phải dịch khi chạy
7. Các tên biến sau đây, tên nào là sai:
a. hoten	b. ho_ten	c. ho-ten	d. hoten1
8. Các số sau đây, số nào sai:
a. 12345	b. 12,345	c. 1.2E-3	d. -12.34
9. Số Integer nào đúng
a. 65535	b. -65535	c. 20.4	d. 20000
10. Trong Pascal từ khóa PROGRAM để làm gì?
a. Khai báo thư viện	b. Khai báo biến
c. Khai báo tên chương trình	d. Khai báo hằng
11. Từ khóa CONST dùng để:
a. Khai báo thư viện	b. Khai báo biến
c. Khai báo tên chương trình	d. Khai báo hằng
12. Từ khóa VAR dùng để : 
a. Khai báo thư viện	b. Khai báo biến
c. Khai báo tên chương trình	d. Khai báo hằng
13. Trong các khai báo biến sau, khai báo nào sai:
a. x1,x2:integer;	b. x1,x3:real;
c: x1,x4:longint;	d. x1,x1:char;
14. Khẳng định nào sau đây là sai:
a. Phần tên chương trình không nhất thiết phải có
b. Phần khai báo có thể có hoặc không
c. Phần thân chương trình có thể có hoặc không
d. Phần khai báo thư viện có thể có hoặc không
15. Kiểu nào sau đây có miền giá trị lớn nhất:
a. Byte	b. Word	c. Integer	d. Longint
16. Hằng và biến khác nhau thế nào?
a. Biến phải khai báo còn hằng thì không	b. Hằng và biến đều phải khai báo
c. Hằng phải khai báo còn biến thì không	d. Có thể gán hằng bằng biến
17. Giả sử x là biến kiểu integer, phép gán nào sau đây là đúng:
a. x:=200000;	b. x:=-123;	c. x:=a/b;	d. x:=pi;
18. Để tính diện tích đường tròn bán kính R, biểu thức nào trong PASCAL là đúng:
a. S:=R*R*p 	b. S:=R2*pi	c. S:=sqr(R)*pi	d. S:=sqr(R)*p
19. Biểu thức (sqrt(25) div 4) có kết quả là mấy:
a. 1	b. 2	c. 3	d. 4
20. 
21. Kết quả của biều thức (20 div 3)/(20 mod 4) là:
a. 6	b. 0	c. 4	d. không xác định
22. Lệnh nào sau đây là sai:
a. x:=1.25;	b. x:=(a=5) or (b=7);	c. x:=pi*12;	d. x:=x+1;
23. Câu lệnh Write(‘Ket qua là ‘, a) sẽ đứa ra màn hình:
a. Ket qua là a	b. KQ là a	 c. Ket qua la 	d. Không đưa ra gì cả
24. Biến a được khai báo kiểu Real và có giá trị là 12. Câu lệnh Write(a) sẽ đưa ra màn hình:
a. 12	b. 1.2E+01	c. 12.00	d. a
25. Biến a được khai báo kiểu Real và có giá trị là 12. Câu lệnh Write(a:7:2) sẽ đưa ra màn hình:
a. 12	b. 1.2E+01	c. 12.00	d. Không đưa ra gì cả
26. Để chạy chương trình ta dùng phím:
a. F9	b. Alt-X	c. Ctrl-F9	d. Shift-F9
27. Để thoát khỏi Pascal ta dùng phím:
a. F9	b. Alt-X	c. Ctrl-F9	d. Shift-F9
Bài tập 2: Nêu cách khai báo hằng, khai báo biến, lấy ví dụ minh hoạ
Bài tập 3: Viết các biểu thức toán học sau bằng kí hiệu trong Pascal.
a) x4-3x3+5x2-2	b) 121a-31b ≥0
c) 	d) 
Bài tập 4: Gạch chân các lỗi sai và sửa lại cho đúng:
a.	Program Tinhieu;
	Var a,b:Integer;
	Begin
	Write(‘Nhap a,b);
	Readl(a);
	Readln(b);
	S:=(a-b)/2;
	Writeln(‘S=’,s);
	Readln;
	End.
b.	Var
	a,b,i,j: Integer;
	c,c1,a:Real;
	pi=3.1416;
Bài tập 5: Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật với độ dài hai cạnh được nhập từ bàn phím?
Đáp án
Bài tập 2: 
Khai báo hằng:
Khai báo biến
* Cú pháp
CONST
 Tenhang=giatri cua hang;
VAR
 Ten bien: kieu du lieu;
* Ví dụ
CONST
 X=5;
 Y=3;
VAR
 A:integer;
 B:real;
 TB:char;
 Hoten:String;
Bài tập 3: 
a) x4-3x3+5x2-2	x*x*x*x-3*x*x*x+5*x*x-2	
b) 121a-31b ≥0	121*a-31*b>=0
c) 	3/4*x*x+y*y/20-5
d) 	(x*x-y*y)*(x*x-y*y)*(z-1)*(z-1)
Bài tập 4: Gạch chân các lỗi sai và sửa lại cho đúng:
a.	Program Tinhieu;
	Var a,b:Integer;
	Begin
	Write(‘Nhap a,b);	Thiếu dấu đóng nháy
	Readl(a);	Sai từ khoá Readln
	Readln(b);
	S:=(a-b)/2;
	Writeln(‘S=’,s);
	Readln;
	End	Thiếu dấu chấm; End.
b.	Var
	a,b,i,j: Integer;
	c,c1,a:Real;	a vừa thuộc kiểu Integer và Real
	pi=3.1416;	pi là khai báo hằng viết trong khai báo biến
Bài tập 5:
	Program chuvidientichHCN;
	Var a,b,s,c:integer;
	Begin
 Write(‘Nhap do dai hai canh cua hinh chu nhat’);
	Readln(a,b);
	C:=2*(a+b);
	S:= a*b;
	Writeln(‘chu vi hcn la’,c,’dien tich hinh chu nhat la’,s);
	Readln;
	End.
 4. Củng cố bài dạy
	- Giáo viên chốt lại nội dung cần nắm được trong tiết bài tập.
 5. Hướng dẫn về nhà:
	- Ôn tập kiến thức đã học
	- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 45 phút.
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết:18
Kiểm tra 45 phút ( Lý thuyết)
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức:
	- Học sinh củng cố lại kiến thức đã học trong ngôn ngữ lập trình Pascal
	- Giáo viên nắm được khả năng chú ý và nắm được trọng tâm kiến thức bài học của học sinh.
 2. Kĩ năng:
	- Học sinh có thể áp dụng thành thạo kĩ năng lập trình vào làm bài tập lập trình cụ thể trên ngôn ngữ lập trình Pascal.
 3. Thái độ:
	- Học sinh làm việc nghiêm túc
II. Chuẩn bị bài dạy:
	- Giáo viên: Đề bài
	- Học sinh: Kiến thức đã học
III. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định tổ chức lớp:
Lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới:
Ma trận đề kiểm tra
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Làm quen với chương trình & nn lập trình
4 4/3
1 2
5 10/3
Chương trình máy tính và dữ liệu
4 2
4 2
Sử dụng biến trong chương trình
1/2 1
2 2/3
1/2 1
1 2
4 14/3
Tổng điểm
4 4/3
3/2 3
2 2/3
1/2 1
5 4
13 10
Đề bài
I. Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước mỗi câu trả lời đúng :
Trong các tên sau đây tên nào không hợp lệ trong Pascal ?
 A. Tinh_toan	 B. Tinh toan C. Tinhtoan	 D. Tinhtoan1
2. Để thoát khỏi Pascal ta ấn tổ hợp phím :
A. Alt + F9	 B. Ctrl + F9	 C. Alt + X 	 D. Ctrl + X
3. Để biên dịch chương trình trong Pascal ta ấn tổ hợp phím :
A. Alt + F10	 B. Alt + F9 C. Ctrl + F9	 D. Ctrl + F12
4. Trong các từ sau từ nào không phải là từ khoá trong Pascal?
A. Program	B. write	 C. var D. Begin
5. Trong Pascal khai báo nào sau đây là đúng ?
A. Var x=real;	B. Var x:=real;
C. Var 1x: real; D. Var x : real;
6. Kiểu dữ liệu Integer có giới hạn là:
A. các số nguyên từ 0 đến 32767	 B. các số nguyên từ 0 đến 65535
C. các số nguyên từ 0 đến 255	 D. các số nguyên từ - 32768 đến 32767 
Phần tự luận
Câu 1: Nêu sự khác nhau giữa biến và hằng? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 2: Hãy viết các biểu thức toán học sau bằng kí hiệu trong Pascal :
a) x3 + 2x2 – 5 b) 
c) 21a - 13b d) ( a + b2 )( c + 1 )2
Câu 3: Hãy liệt kê các lỗi nếu có trong chương trình sau đây và sửa lại cho đúng:
 Program Tinh hieu;
 Var a,b: Integer;
 Begin
 Write(‘Nhap a = ‘); readl(a);
 Write(‘Nhap b = ‘); readln(b);
 S:= (a+b)/2 ; Writeln(‘Tong S =’,S)
Readln
End
Câu 4: Lập chương trình tính chu vi và diện tích hình tròn với độ dài hai cạnh nhập từ bàn phím.
Đáp án – thang điểm
I. Trắc nghiệm:
1. C	2. D	3. B	4. B.	5. D	6. D
II. Tự luận:
Câu 1: (2đ)
Hằng
Biến
Giá trị
- Là đại lượng không thể thay đổi giá trị
Là đại lượng có thể thay đổi giá trị trong quá trình thực hiện chương trình
Ví dụ
CONST
 A=5;
( Trong quá trình thực hiện chương trình Pascal thì a luôn bằng 5)
B:=7;
C:=3;
B:=b+c;
Khi đó giá trị b = 7 bị mất đi và thay vào đó là giá trị b=10;
Câu 2 (2đ)
a) x3+2x2-5	*x*x*x+2*x*x-5	
b) 	3/5*y+x/20-12
c) 21a - 13b 	21*a-13*b>=0
d) ( a + b2 )( c + 1 )2	(a-b*b)*(c+1)*(c+1)
Câu 3: (2đ)Hãy liệt kê các lỗi nếu có trong chương trình sau đây và sửa lại cho đúng:
 Program Tinh hieu;
 Var a,b: Integer;
 Begin
 Write(‘Nhap a = ‘); readl(a);	Sai từ khoá Readln
 Write(‘Nhap b = ‘); readln(b);
 S:= (a+b)/2 ; Writeln(‘Tong S =’,S) Thiếu chấm phẩy cuối câu lệnh
Readln
End	Thiếu dấu chấm
Câu 4 (2đ)
Program chuvidientichHTron;
	Var r,s,c:integer;
	Const pi=3.1416;
	Begin
 Write(‘Nhap ban kinh duong tron’);
	Readln(r);
	C:=2*pi*r;
	S:= pi*r*r;
	Writeln(‘chu vi hinh tron la’,c,’dien tich hinh tron la’,s);
	Readln;
	End.
4. Củng cố bài dạy
	Giáo viên thu bài nhận xét giờ kiểm tra của học sinh
 5. Hướng dẫn về nhà:
	- Ôn tập lại kiến thức đã học
Tuần:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết: 19
Tìm hiểu thời gian với phần mềm suntimes
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức:
	- Học sinh làm quen với phần mềm quan sát thời gian Suntimes.
	- Hiểu được toàn cảnh, vị trí trên toàn thế giới
 2. Kĩ năng:
	- Biết biểu tượng của phần mềm Suntimes và khởi động được phần mềm Suntimes để quan sát thời gian
	- Biết phóng to quan sát một vùng bản đồ chi tiết trên màn hình
	- Biết cách nhận biết ngày và đêm của từng vùng
 3. Thái độ:
	- Học tập tự chủ.
II. Chuẩn bị bài dạy:
 - Giáo viên: Bài giảng
 - Học sinh: Nghiên cứu tài liệu
III. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định tổ chức lớp:
Lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ
	Kết hợp trong giờ học.
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh + nội dung
1. Giới thiệu phần mềm
- Giáo viên giới thiệu
Trong môn địa lý, các em đã biết vị trí khác nhau trên thế giới nằm trên các múi giờ khác nhau.
Phần mềm Suntime sẽ giúp em xác định toàn cảnh vị trí thành phố thủ đô các nước và một số thông tin khác.
- học sinh nghe giảng
- Phần mềm Suntimes giúp em nhìn toàn cảnh các vị trí, thành phố thủ đô của các nước trên toàn thế giới.
2. Màn hình chính của phần mềm
2.1. Khởi động phần mềm. /
? Hãy nêu cách khởi động một phần mềm trên màn hình nền desktop?
- Học sinh trả lời
- Nháy đúp chuột vào biểu tượng Suntimes trên màn hình nền desktop.
2.2.Màn hình làm việc chính
? Hãy quan sát màn hình làm việc chính của Suntimes và cho biết đặc điểm màn hình làm việc của phần mềm?
? Đặc điểm của bản đồ?
? Vùng sáng là gì?
? Vùng tối là gì?
? Vị trí đánh dấu trên bản đồ là gì ?
- Màn hình làm việc chính của phần mềm là bàn đồ các nước trên thế giới
- Trên bản đồ có vùng sáng, tối khác nhau
 + Vùng sáng cho biết vùng đó ở thời điểm hiện tại đang là ban ngày.
 + Vùng tối chỉ ra vị trí thuộc vùng đó ở thời điểm hiện tại đang là ban ngày.
- Giữa vùng sáng và vùng tối có một đường viền là ranh giới giữa ngày và đêm
- Trên bản đồ có một số vị trí được đánh dấu là thành phố và thủ đô của các quốc gia.
- Khi nháy chuột tại một vị trí thì thông tin chi tiết của địa điểm đó hiện ra.
2.3. Thoát khỏi phần mềm
? Muốn thoát khỏi phần mềm ta thực hiện thao tác nào?
- Để thoát khỏi phần mềm ta thực hiện một trong hai cách sau:
C1: File/ Exit
C2: Alt + F4
3. Hướng dẫn sử dụng
3.1. Phóng to quan sát một vùng bản đồ chi tiết
? Muốn phóng to quan sát một vùng bản đồ chi tiết ta dùng thao tác nào?
- Yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác vừa học trên máy của nhóm mình.
- Giáo viên quan sát học sinh thực hiện thao tác theo các nhóm
- Muốn phóng to quan sát một vùng bản đồ chi tiết ta nhấn giữ nút phải chuột kéo thả từ một đỉnh đến đỉnh đối diện của hình chữ nhật.
- Học sinh thực hiện thao tác theo nhóm đã được phân công.
 4. Củng cố bài dạy
	- Nhắc lại nội dung kiến thức đã học trong giờ thực hành.
	- Nhận xét rút kinh nghiệm bài học của học sinh trong giờ.
 5. Hướng dẫn về nhà:
	- Xem lại nội dung bài học
	- Nghiên cứu phần b,c,d SGK
	- Giờ sau học trên phòng thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docAA tiet 18 19 THCS QUYEN 3.doc