Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 2, Bài 1: Thông tin và tin học (tt) - Năm học 2011-2012

Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 2, Bài 1: Thông tin và tin học (tt) - Năm học 2011-2012

Gv nêu hoạt động thông tin của con người được tiến hành nhờ vào các giác quan và bộ não. Các giác quan giúp con người trong việc tiếp nhận thông tin. Bộ não thực hiện việc xử lí, biến đổi, đồng thời là nơI để lưu trữ thông tin thu nhận được.Tuy nhiên khả năng của các giác quan và bộ não con người trong hoạt động thông tin chỉ có giới hạn, chính vì vậy con người không ngừng sáng tạo các công cụ và phương tiện giúp mình vượt qua những giới hạn ấy.

- Vậy một trong những nhiệm vụ chính của tin học là gì?

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 2, Bài 1: Thông tin và tin học (tt) - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/8/2011
Ngày giảng: 17/8/2011
Tiết 2
Bài 1: Thông tin và tin học
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Học sinh có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
II. Chuẩn bị:
Phương pháp.
Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh.
Học sinh: Vở, bút.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
Tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 
Kiểm tra bài cũ: Thông tin là gi? Hãy nêu một số ví dụ cụ thể
về thông tin.
	3. Bài mới:
Hoạt động Thầy và trò
Nội dung
- Gv nêu hoạt động thông tin của con người được tiến hành nhờ vào các giác quan và bộ não. Các giác quan giúp con người trong việc tiếp nhận thông tin. Bộ não thực hiện việc xử lí, biến đổi, đồng thời là nơI để lưu trữ thông tin thu nhận được.Tuy nhiên khả năng của các giác quan và bộ não con người trong hoạt động thông tin chỉ có giới hạn, chính vì vậy con người không ngừng sáng tạo các công cụ và phương tiện giúp mình vượt qua những giới hạn ấy.
- Vậy một trong những nhiệm vụ chính của tin học là gì?
- H/s trả lời.
- Gv chốt lại.
- H/s học thuộc ghi nhớ Sgk(5).
- Gv nêu câu hỏi.
- Em hãy nêu 1 số ví dụ về thông tin và cho biết thông tin đó thuộc dạng nào? => Liên hệ đến HĐ1
- Gv đưa ra ví dụ.
- H/ s chú ý lắng nghe.
- Các thông tin được ghi lại bằng các con số, bằng chữ viết hay kí hiệu trong sách vở, báo chí, chúng thuộc dạng nào?
- H/s suy nghĩ trả lời.
- Gv chốt lại.
- Gv đưa ra ví dụ.
- H/s suy nghĩ để trả lời.
- Những hình vẽ minh hoạ trong sách báo, chú chuột Mickey trong phim hoạt hình, tấm ảnh chụp người bạn, ảnh gia đình, những hình ảnh động, hình ảnh kết hợp âm thanh( trong phim ảnh) chúng thuộc dạng nào?
- H/s trả lời.
- Gv chốt lại.
- Ví dụ tiếng đài, ti vi, tiếng Pianô, tiếng chim hót, tiếng còi xechúng thuộc dạng nào?
- H/s học thuộc ghi nhớ Sgk(9)
- Ngoài các cách thể hiện bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh, thông tin còn có thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau. 
- VD: Mỗi 1 dận tộc có hệ thống các chữ cái của riêng mình để biểu diễn thông tin dưới dạng văn bản.
- Để tính toán chúng ta biểu diễn thông tin dưới dạng các con số và kí hiệu toán học.
- Để mô tả 1 hiện tượng vật lí các nhà khoa học có thể sử dụng các phương pháp toán học.
Vậy thông qua những VD trên thì biểu diễn thông tin là gi?
- H/ ssuy nghĩ trả lời.
=> Liên hệ đến HĐ2
- Vậy biểu diễn thông tin có vai trò như thế nào đối với hoạt động thông tin của con người?
- H/s thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Bổ xung 
3. Hoạt động thông tin và tin học:
Với sự ra đời của máy tính, ngành tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ. Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng MTĐT. Nhờ sự phát triển của tin học, máy tính không chỉ là công cụ trợ giúp tính toán thuần tuý mà còn có thể hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
*) Một trongnhững nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của MTĐT.
Hoạt động 1: Các dạng thông tin cơ bản.
Bài 2 cỏc dạng thụng tin cơ bản
1. Các dạng thông tin cơ bản.
- Dạng văn bản.
- Dạng hình ảnh.
- Dạng âm thanh.
Ngoài 3 dạng thông tin cơ bản trên thì trong cuộc sống con người thường thu nhận thông tin dưới dạng: mùi, vị, cảm giác (nóng, lạnh, vui, buồn) thì máy tính chưa thể xử lí được.
Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin.
2. Biểu diễn thông tin.
a) Biểu diễn thông tin.
Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
*) Lưu ý: Cùng 1 loại thông tin có thể có nhiều cách biểu diễn khác nhau, chẳng hạn để biểu diễn 1 ngày đẹp trời thì:
- Hoa sĩ: có thể vẽ bức tranh.
- Nhạc sĩ: lại diễn đạt cảm xúc dưới dạng bản nhạc.
- Nhà thơ có thể sáng tác 1 bài thơ.
b) Vai trò của biểu diễn thông tin: 
Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin và quá trình xử lí thông tin của con người.
4. Củng cố, Dặn dò
- Nhắc lại hoạt động thông tin và tin học.
- Hãy tìm ví dụ về công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua những hạn chế của các giác quan và bộ não.
*) Nhận xét và đánh gia:
- Nhận xét tinh thần và thái độ học tập của cả lớp.
- Khen ngợi các em có ý thức xây dựng bài.
- Về nhà làm bài tập Sgk(5)
- Đọc bài đọc thêm Sgk (6).

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET2.doc