Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương

 THÁNG 9.

 Chủ điểm: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

I. Mục tiêu: Giúp học sinh.

- Hiểu về truyền thống tốt đẹp của trường và những thành tích của lớp.

- Phấn khởi, tự hào và trân trọng, truyền thống của trường và của lớp.

- Có thói quen chấp hành đúng nội quy, kỷ luật của trường của lớp, ra sức học tập, rèn luyện để bảo vệ và vun đắp truyền thống tốt đẹp của trường.

 II. Nội dung và kế hoạch thực hiện các hoạt động trong tháng.

TUẦN 1. Hoạt động: BẦU CÁN BỘ LỚP

TIẾT 1.

 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh.

- Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.

- Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình có trách nhiệm và tôn trọng, ủng hộ cán bộ lớp thực hiện.

2. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động.

a./ Nội dung.

- Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới

b./ Hình thức.

- Biểu quyết (giơ tay)

3. Chuẩn bị hoạt động của giáo viên và học sinh.

a./ Về tổ chức.

- Giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp cũ hoi ý.

- Cử 1 bạn viết biên bản.

- Trang trí: tổ 1

- Văn nghệ: 4 tiết mục (mỗi tổ 1 tiết mục: nội dung về trường, lớp, bạn bè, thầy cô)

b./ Phương tiện hoạt động.

- Các tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.

4. Tiến hành hoạt động.

a./ Ổn định tổ chức.

b./ Tuyên bố lý do.

 - Ong cha ta có câu tục ngữ:

 “Một cây làm chẳng nên non

 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

 

doc 33 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 672Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 24/08/2008
 THÁNG 9.
 Chủ điểm: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Mục tiêu: Giúp học sinh. 
Hiểu về truyền thống tốt đẹp của trường và những thành tích của lớp.
 Phấn khởi, tự hào và trân trọng, truyền thống của trường và của lớp.
Có thói quen chấp hành đúng nội quy, kỷ luật của trường của lớp, ra sức học tập, rèn luyện để bảo vệ và vun đắp truyền thống tốt đẹp của trường.
 II. Nội dung và kế hoạch thực hiện các hoạt động trong tháng.
TUẦN 1. Hoạt động: BẦU CÁN BỘ LỚP
TIẾT 1. 	
	1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh.
 Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình có trách nhiệm và tôn trọng, ủng hộ cán bộ lớp thực hiện.
2. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động.
a./ Nội dung.
- Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới
b./ Hình thức.
- Biểu quyết (giơ tay)
3. Chuẩn bị hoạt động của giáo viên và học sinh.
a./ Về tổ chức.
- Giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp cũ hội ý.
- Cử 1 bạn viết biên bản.
- Trang trí: tổ 1
- Văn nghệ: 4 tiết mục (mỗi tổ 1 tiết mục: nội dung về trường, lớp, bạn bè, thầy cô)
b./ Phương tiện hoạt động.
- Các tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
4. Tiến hành hoạt động.
a./ Ổn định tổ chức.
b./ Tuyên bố lý do.
 - Oâng cha ta có câu tục ngữ:
	“Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Trong một tổ chức, một tập thể, muốn làm việc được tốt, có hiệu quả thì mọi người phải đồng lòng đồng sức, đoàn kết, gắn bó, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau và trong tập thể đó phải có những người tiên phong, gương mẫu trong các hoạt động và phải có người lãnh đạo, có đội ngũ cán bộ để chỉ đạo, theo dõi các hoạt động và đánh giá thi đua kịp thời. Ở tập thể lớp ta cũng vậy, phải có đội ngũ cán bộ lớp để tổ chức đôn đốc các hoạt động của lớp. Do đó, đội ngũ cán bộ lớp là rất quan trọng và cần thiết. Hôm nay lớp ta sẽ tổ chức hoạt động: Bầu cán bộ lớp
c./ Giới thiệu đại biểu và cử 1 bạn ghi biên bản.
d./ Lớp hát tập thể: “Lớp chúng ta đoàn kết” (Mộng Lân).
e./ Tiến hành hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của cán bộ lớp
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
5’
4’
3’
3’
5’
4’
Hoạt động 1: Bạn điều khiển yêu cầu lớp thảo luận để thống nhất chỉ tiêu bầu cán bộ lớp.
 - Học lực: Khá , Hạnh kiểm tốt
 - Tác phong nhanh nhẹn.
 - Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình.
 - Có năng lực hoạt động tập thể.
 Hoạt động 2: 
 - Ứng cử và bầu cử.
 Hoạt động 3: Thư ký ghi ghi tên các bạn ứng cử (nếu có), danh sách đề cử lên bảng.
 - Người điều khiển nêu thể lệ, yêu cầu của việc bầu cử: Lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể, sao đỏ.
 Hoạt động 4: Bầu tổ trưởng, tổ phó theo đơn vị tổ (4 tổ)
 Hoạt động 5:
 - Thư hý công bố kết quả.
 - Bạn ghi biên bản:ghi lại kết quả bầu cử.
 Hoạt động 6: Giáo viên chúc mừng và giao nhiệm vụ.
 - Người điều khiển mời ban cán bộ lớp mới ra mắt, một bạn phát biểu ý kiến.
 Cảm ơn sự tín nhiệm của lớp. Hứa hẹn làm tốt nhiệm vụ được giao. Đề nghị các bạn trong lớp ủng hộ.
 Hoạt động 7:
 - Cả hát lớp hát bài: “lớp chúng ta kết đoàn” (Mộng Lân)
- Cả lớp thảo luận.
- Sau khi thảo luận các bạn ứng cử, đề cử.
- Các bạn giơ tay biểu quyết.
- Bầu theo tổ.
Hoạt động: Bầu cán bộ lớp.
5. Kết thúc hoạt động.
- Người điều khiển.
 + Chúc mừng cán bộ lớp mới.
 + Chúc các bạn đoàn kết, hợp tác trong mọi hoạt động thi đua học tập, rèn luyện đạt kết quả tốt nhất.
- Giáo viên chủ nhiệm: Nhận xét buổi sinh hoạt, dặn dò chuẩn bị cho hoạt động tuần sau.
 “Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học”
 Ngày 30/08/2008
TUẦN 2.	 	 HOẠT ĐỘNG:
TIẾT 2. 	 THẢO LUẬN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC
	1. Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh.
 Hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó.
 Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
a./ Nội dung.
- Nội dung và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy nhà trường.
- Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó.
b./ Hình thức.
- Thảo luận câu hỏi, liên hệ thực tế.
3. Chuẩn bị hoạt động của giáo viên và học sinh.
a./ Về tổ chức.
- Giáo viên chủ nhiệm:
 + Phổ biến yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động.
 + Yêu cầu học sinh nghiên cứu nội quy nhà trường và việc thực hiện nội quy của bản thân và của lớp trong năm học qua.
 + Giúp cán bộ lớp xây dựng câu hỏi và đáp án
- Học sinh: Thảo luận, thống nhất chương trình, hình thức hoạt động và phân công cụ thể.
 + Người điều khiển chương trình và thư ký.
 + Trang trí, kê bàn ghế (Tổ 2).
 + Văn nghệ: mỗi tổ chuẩn bị 1 tiết mục.
 + Từng tổ phân công nhiệm vụ cho tổ viên.
b./ Về phương tiện hoạt động.
- Văn bản nội quy và nhiệm vụ năm học.
- Một số câu hỏi về nội quy, ý nghĩa nội dung, nhiệm vụ năm học và về việc chấp hành nội quy của trường, của lớp trong năm học qua.
 1./ Bạn hãy cho biết nội dung chính của nội quy nhà trường.
2./ Việc tự giác thực hiện đúng nội quy của nhà trường sẽ có tác dụng gì đôí với bản thân bạn?
3./ Theo bạn điều gì sẽ xảy ra nếu trường không có nội quy?
4./ Việc thực hiện nội quy nhà trường trong năm học qua của lớp như thế nào?
5./ Trong năm học này, bạn phải thực hiện tốt những nhiệm vụ gì?
 6./ Mỗi cá nhân và cả lớp phải làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học?
 - Một số tiết mục văn nghệ (4 – 5 tiết mục).
4. Tiến hành hoạt động.
a./ Ổn định tổ chức.
b./ Tuyên bố lý do.
 - Đối với mỗi học sinh, thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học là việc làm thiết thực. Để thực hiện có hiệu quả và chất lượng tốt nội quy nhà trường, hôm nay, lớp ta tổ chức hoạt động:
	“Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học”
c./ Giới thiệu đại biểu, giơí thiệu chương trình và thư ký.
d./ Hát tập thể “Bài ca đi học” Phan Trần Bảng.
e./ Tiến hành hoạt động.
Thời gian
Hoạt động của cán bộ lớp
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
25’
10’
4’
Hoạt động 1: Người điều khiển nêu từng câu hỏi cho lớp thảo luận.
+ Nêu từng câu hỏi – rồi trả lời. 
 + Bạn điều khiển dựa vào đáp án tổng kết lại vấn đề.
 Hoạt động 2: Sau mỗi câu hỏikết hợp trình bày 1 tiết mục văn nghệ ð Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi.
 Hoạt động 3: Thư ký ghi ghi lại những ý kiến thảo luận.
- Chia theo tổ nhóm thảo luận.
- Học sinh xung phong trả lời hoặc cử đại diện, chỉ định.
- Đại diện các tổ biểu diễn
Hoạt động:
- Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học.
5. Kết thúc hoạt động.
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá.
- Bạn điều khiển: nhắc nhở, đôïng viên, khuyến khích các bạn tự giác thực hiện tốt để hoàn thành tôt nhiệm vụ năm học.
- Dặn dò: Sưu tầm các bài hát, bài thơ mừmg năm học mới, mừng thầy cô, bạn bè, trường lớp.
- Chuẩn bị cho hoạt động tuần sau: “Trao đổi nội dung thư Bác gửi HS nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”
Ngày 01/10/2008
 THÁNG 10.
 Chủ điểm: CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
I. Mục tiêu: Giúp học sinh. 
Hiểu được tầm quan trọng của việc học tập và để trở thành người công dân có kiến thức nhằm phục vụ tốt cho xã hội.
Giúp học sinh có ý chí vươn lên để các em đạt được mục đích đã đề ra và có thái độ học tập đúng đắn.
Rèn luyện kỹ năng điều khiển, tự quản hoạt động học tập và kỹ năng tích lũy, trao đổi ý kiến trong học tập.
 II. Nội dung và kế hoạch thực hiện các hoạt động trong tháng.
Tiết 1: Hoạt động: 
TRAO ĐỔI NỘI DUNG THƯ BÁC GỬI HS NƯỚC NHÂN NGÀY KHAI TRƯỜNG ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
	1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh.
 Hiểu được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gửo học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tháng 9/1945.
Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ, giáo dục thái độ học tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập.
Rèn luyện kỹ năng trình bày và trao đổi ý kiến của cá nhân trước tập thể.
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
a./ Nội dung.
- Nội dung thư của Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước tavà ý nghĩa, tác dụng của thư Bác đối với học sinh.
b./ Hình thức.
- Thi trình bày nội dung và ý nghĩa của thư Bác
3. Chuẩn bị hoạt động của giáo viên và học sinh.
a./ Về tổ chức.
- Giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích, yêu cầu, nội dung và cách tiến hành hoạt động, phân công học sinh chuẩn bị.
- Học sinh: mỗi cá nhân có 1 bản thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước ta 9/1945.
- Giáo viên cùng cán bộ lớp chuẩn bị 4 câu hỏi (dành cho 4 tổ) để trao đổi, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa thư Bác và chuẩn bị đáp án. Các tổ bốc thăm câu hỏi để chuẩn bị.
Câu 1. Đọc thư Bác có câu “trước đây cha anh các em và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ  Ngày nay, được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập” bạn có suy nghĩ như thế nào?.
Câu 2. Hãy nêu những tác dụng của việc học tập đối với đời sống con người. Nếu không được và không chịu học sẽ dẫn đến những tác hại gì cho cá nhân và xã hội?
Câu 3. Trong thư Bác dặn học sinh cần phải làm gì? Bác mong muốn ở học sinh những điều gì? Để làm được theo lời Bác dạy học sinh chúng ta cần phải học tập, tu dưỡng rèn luyện như thế nào?
Câu 4. Trong thư đã thể hiện những tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu niên nhi đồng. Những tình cảm nào khiến em xúc độn ... ế hình chữ U, ở giữa có cây hoa trang trí đẹp mắt, có những bông hoa câu hỏi đủ màu sắc.
 4. Tiến hành hoạt động. 
Thời gian
Hoạt động của cán bộ lớp
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
5’
10’
15’
Hoạt động 1: Hái hoa dân chủ.
- Bạn điều khiển chương trình: nêu yêu cầu thảo luận.
- Mời lần lượt đại diện từng tổ lên hái hoa.
(?) Bạn hiểu thế nào là tình đoàn kết hữu nghị
(?) Tình đoàn kết hữu nghị sẽ duy trì và phát triển nền hoà bình như thế nào?
(?) Vì sao phải có tình đoàn kết hữu nghị?
(?) Nếu mỗi người chúng ta đều có ý thức đoàn kết hữu nghị và hợp tác thì sẽ có tác dụng như thế nào cho gia đình, cho cộng đồng, cho dân tộc?
(?) Cần phải làm gì để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị?
Hoạt động 2: Thảo luận.
(?) Thử phác thảo một kế hoạch của tổ trong việc xây dựng tình đoàn kết hữu nghị?
Hoạt động 3: Văn nghệ.
- Hát tập thể: “Thiếu nhi thế giới vui liên hoan”.
- Bạn dẫn chương trình văn nghệ: giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ.
- Ban giám khảo: công khai điểm thi từng phần lên bảng.
- Cổ động viên cho các thi.
- Toàn lớp trao đổi, thảo luận.
- Cả lớp hát.
- Trình diễn như đã chuẩn bị.
Tình đoàn kết hữu nghị
1./ Hái hoa dân chủ.
2./ Thảo luận.
3./ Văn nghệ.
5’ 5. Kết thúc hoạt động.
 - Nhận xét chung về tinh thần tham gia của lớp.
- Đề nghị từng cá nhân, từng tổ tự xây dựng cho mình kế hoạch hành động để tăng cường tình đoàn kết hữu nghị trong lớp.
- Chuẩn bị hoạt động tuần sau: “Hát mừng chiến thắng 30/4”.
Ngày soạn: 14/04/2009
	 HOẠT ĐỘNG
	 HỘI VUI HỌC TẬP
 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh.
- Oân luyện những kiến thức của các môn học, chuẩn bị tốt cho kỳ thi cuối năm học, đồng thời là dịp để các em cùng nhau trao đổi kinh nghiệm học tập tốt.
- Rèn luyện các kỹ năng hoạt động tập thể của các cá nhân như: Trình bày trước tập thể, xử lý các tình huống trong hoạt động, điều khiển tập thể hoạt động.
- Có thái độ tích cực và hứng thú với các hoạt động của hội vui học tập.
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
a./ Nội dung: 
- Kiến thức các môn học, nhất là những môn mà lớp nhận thấy chưa chắc chắn, cần phải cố gắng.
- Phương pháp học tập và cách ôn tập cho kỳ thi cuối năm.
b./ Hình thức hoạt động.
- Thi trả lời nhanh.
- Văn nghệ.
3. Chuẩn bị hoạt động.
a./ Về phương tiện hoạt động.
- Phiếu các câu hỏi của các môn học khác nhau.
b./ Về tổ chức: 
Giáo viên chủ nhiệm:
- Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp tổ chức hoạt động này.
- Liên hệ với giáo viên bộ môn của những môn đã chọn đề nghị cung cấp 1 số câu hỏi cụ thể.
- Định hướng cho học sinh nội dung ôn tập những môn này.
Học sinh:
- Cán bộ lớp bàn kế hoạch thực hiện, phân công công việc cho từng tổ, giao nhiệm vụ cho cán sự môn học chuẩn bị đáp án, xây dựng chương trình hội vui học tập.
- Từng tổ họp phân công, cử 2 bạn tham gia vào đội thi.
- Cử ban giám khảo: 3 cán sự 3 môn Toán, Văn, Lý.
- Điều khiển chương trình: lớp phó học tập.
- Mời giáo viên bộ môn: lớp trưởng.
- Phân công trang trí: tổ 4.
 4. Tiến hành hoạt động. 
Thời gian
Hoạt động của cán bộ lớp
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
5’
35’
5’
Hoạt động 1: 
- Hát tập thể: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
- Bạn điều khiển chương trình: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và mời ban giám khảo lên làm việc.
Hoạt động 2: Thi trả lời nhanh.
- Mời 2 đội thi ngồi vào vị trí.
- Ban giám khảo nêu yêu cầu, nội dung thi, cách thức thi.
+ Yêu cầu: mỗi câu hỏi trả lời trong 2 phút, nói to, rõ ràng.
+ Cách thức thi: nghe câu hỏi, giơ tín hiệu cờ để được quyêng trả lời.
+ Nội dung thi: là những nội dung ôn tập đã được định hướng.
 1. Môn Toán.
 2. Môn Văn.
 3. Môn Sử.
 4. Môn Địa.
 5. Môn Anh Văn.
 6. Môn Vật Lý.
- Mỗi câu đúng: 10 đ.
- Nếu các đội không trả lời được thì mời cổ động viên.
- Ban giám khảo theo dõi, ghi điểm.
- Kết thúc cuộc thi, ban giám khảo công bố điểm cho từng đội.
- Hát tập thể: “Lớp chúng ta đoàn kết”
- Cả lớp hát.
- Lớp theo dõi và cổ động cho cuộc thi.
- Các bạn trong lớp tham gia trả lời.
- Cả lớp hát.
 Trả lời nhanh.
5’ 5. Kết thúc hoạt động.
 - Nhận xét tinh thần tham gia của lớp và thông báo kết quả đạt được sau “Hội vui học tập”.
	- Nhắc nhở, động viên ôn tập tốt hơn để có được kỳ thi cuối năm đạt kết quả cao.
	- Chuẩn bị hoạt động sau: “Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi”
Ngày 01/05/2009
 THÁNG 5.
 Chủ điểm: BÁC HỒ KÍNH YÊU
 I. Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh. 
Nâng cao hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu đối với dân tộc, đặc biệt là tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng, sự quan tâm chỉ bảo của Bác đối với tổ chức đội thiếu nhi Tp. HCM.
Kính trọng và yêu quí Bác Hồ, có thái độ tích cực trong việc phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ.
Có thói quen rèn luyện thường xuyên theo 5 điều Bác Hồ dạy.
 II. Nội dung và kế hoạch thực hiện các hoạt động trong tháng.
Ngày soạn: 01/05/2009
	 HOẠT ĐỘNG
	 BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI;
	 THIẾU NHI VỚI BÁC HỒ
 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh.
- Có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi, về những quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi mặc dù Bác luôn bận trăm công nghìn việc.
- Tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác.
- Rèn luyện một số kỹ năng tham gia hoạt động như trình bày ý kiến, lắng nghe ý kiến của bạn 
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
a./ Nội dung: 
- Những tình cảm đặc biệt mà Bác dành cho thiếu nhi.
- Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.
b./ Hình thức hoạt động.
- Trao đổi thảo luận.
- Vui văn nghệ.
3. Chuẩn bị hoạt động.
a./ Về phương tiện hoạt động.
- Những câu chuyện có nội dung cảm động, những bài thơ, bài hát về Bác có liên quan đến hoạt động.
- Ảnh Bác.
b./ Về tổ chức: 
- Giáo viên xây dựng một vài câu hỏi và định hướng để học sinh có ý thức chuẩn bị phát biểu hoặc báo cáo trước lớp.
- Học sinh suy nghĩ để thảo luận một vài vấn đề có liên quan đến chủ đề này.
- Phân công trang trí: tổ 2.
- Cử điều khiển chương trình cùng với giáo viên chủ nhiệm: Bạn chi đội trưởng, bạn lớp phó học tập, dẫn chương trình văn nghệ: lớp phó văn thể.
- Cử người mời đại biểu: bạn lớp trưởng.
- Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ ca ngợi Bác: mỗi tổ 2 tiết mục, thư ký: 2 bạn.
 4. Tiến hành hoạt động. 
Thời gian
Hoạt động của cán bộ lớp
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
20’
20’
Hoạt động 1: Thảo luận chung.
- Thảo luận về tình cảm và sự quan tâm của Bác đối với thiếu nhi, tình cảm kính trọng và biết ơn của thiếu nhi đối với Bác.
- Kết hợp: kể chuyện, hát.
- Các ý kiến được ghi thành biên bản.
Thư ký đọc cho cả lớp nghe để cùng nhau thống nhất.
- Kết thúc phần thoả luận: Cả lớp hát bài: Hoa thơm dâng Bác.
Hoạt động 2: Vui văn nghệ.
- Bạn dẫn chương trình lần lượt mời các tiết mục văn nghệ của các tổ lên trình bày.
- Cả lớp chú ý: thảo luận hát, kể chuyện.
- Trình diễn như đã chuẩn bị
1./ Thảo luận chung
2./ Văn nghệ.
5’ 5. Kết thúc hoạt động.
 - Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung về ý thức tham gia của các thành viên trong lớp.
	- Giáo viên động viên và chúc học sinh chuẩn bị đón một kỳ nghỉ hè bổ ích, lý thú.
Ngày soạn:15/05/2009
	 HOẠT ĐỘNG
 	 HÁT VỀ BÁC HỒ KÍNH YÊU
 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh.
- Hiểu được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc nói chung, với thiếu nhi nói riêng.
- Tỏ lòng kính yêu và tự hào về Bác Hồ vĩ đại.
- Tích cực rèn luyện các kỹ năng hoạt động tạp thể.
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
a./ Nội dung: 
- Ca ngợi công lao to lớn của Bác Hồ.
- Tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
b./ Hình thức hoạt động.
- Biểu diễn văn nghệ.
- Thi hát liên khúc.
3. Chuẩn bị hoạt động.
a./ Về phương tiện hoạt động.
- Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác.
- Một vài hình ảnh về cuộc đời của Bác.
- Các trang thiết bị phục vụ hoạt động.
b./ Về tổ chức: 
- Giáo viên chủ nhiệm phổ biến, yêu cầu, nội dung hoạt động để lớp nắm được và chuẩn bị.
- Cán bộ lớp giao cho từng tổ chuẩn bị từ 3 – 5 tiết mục văn nghệ, có kế hoạch tập luyện.
- Cán sự văn nghệ tập hợp số tiết mục đăng ký của các tổ để cùng cán bộ lớp xây dựng chương trình biểu diễn và thi.
- Cử ban giám khảo: 3 bạn.
 4. Tiến hành hoạt động. 
Thời gian
Hoạt động của cán bộ lớp
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
5’
20’
15’
Hoạt động 1: 
- Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động và mời ban giám khảo vào vị trí của mình.
Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ.
- Giới thiệu các tiết mục lên trình diễn trước lớp.
Hoạt động 3: Thi hát liên khúc.
Yêu cầu: Tổ đầu tiên hát một đoạn, một câu nào đó về Bác Hồ, tổ tiếp theo phải tiếp nối được ngay, nếu chậm sẽ bị phạt, và tổ khác sẽ hát tiếp.
- Người điều khiển đề nghị một tổ nào đó xung phong hát đầu tiên, trước khi hát phải giới thiệu tên và tác giả của bài hát, có thể hát một đoạn của bài hát đó thì dừng lại. Bạn điểu khiển chương trình mời tổ tiếp theo hát nối, nếu tổ này không hát được thì mời tổ khác.
- Kết thúc cuộc thi: lớp hát tập thể: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.
- Cả lớp chú ý: thảo luận hát, kể chuyện.
- Trình diễn như đã chuẩn bị
1./ Thảo luận chung
2./ Văn nghệ.
5’ 5. Kết thúc hoạt động.
 - Bạn điều khiển nhận xét chung về ý thức tham gia của lớp.
	- Rút kinh nghiệm, động viên toàn lớp chuẩn bị cho một kỳ nghĩ hè vui vẻ, khoẻ mạnh.
HẾT CHƯƠNG TRÌNH

Tài liệu đính kèm:

  • docHDNGLL7.doc