Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 2: Trung thực

Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 2: Trung thực

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến Thức

-Giúp học sinh hiểu thế nào là trung thực , biểu hiện của lòng trung thực và và sao cần phải trung thực .

2. Thái Đo

-Hình thành ở học sinh thái độ quí trọng và ủng hộ những việc làm trung thực và phản đối những hành vi thiếu trung thực .

3. Kỹ năng

-Giúp học sinhphân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hằng ngày . Biết tự kiểm ra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người trung thực

II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP .

A. Tài Liệu

-SGK, SGV , Tranh ảnh , thể hiện tính trung thực .

-Giấy khổ lớn , bút dạ .

-Một số câu ca dao tục ngữ nói về tính trung thực .

B. Phương pháp .

-Phương pháp giải quyết vấn đề , sắm vai , thảo luận , kể truyện , trò chơi , phát vấn .

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 2: Trung thực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2 : TRUNG THỰC
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Kiến Thức 
-Giúp học sinh hiểu thế nào là trung thực , biểu hiện của lòng trung thực và và sao cần phải trung thực .
Thái Độ 
-Hình thành ở học sinh thái độ quí trọng và ủng hộ những việc làm trung thực và phản đối những hành vi thiếu trung thực .
Kỹ năng 
-Giúp học sinhphân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hằng ngày . Biết tự kiểm ra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người trung thực 
TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP .
Tài Liệu 
-SGK, SGV , Tranh ảnh , thể hiện tính trung thực .
-Giấy khổ lớn , bút dạ .
-Một số câu ca dao tục ngữ nói về tính trung thực .
Phương pháp .
-Phương pháp giải quyết vấn đề , sắm vai , thảo luận , kể truyện , trò chơi , phát vấn .
NỘI DUNG BÀI HỌC 
-Cần nhấn mạnh nội dung cốt lõi của tính trung thực và luôn tôn trọng sự thật , chân lý , lẽ phải vì mục đích tốt đẹp, song trung thực không có nghĩa là biết gì , nghĩ gì cũng nói ra bất cứ lúc nào hay ở đâu .
-Người Trung thực luôn sống ngay thẳng thật thà , đối xử với mọi người nhân hậu , không lừ dối , bội bạc .
-Trung thực được biểu hiện qua thái độ , hành động lời nói . Không chỉ trung thực với mọi người mà cần trung thực với bản thân mình .
-Mọi người đều cần phải sống trung thực , vì nhờ đó mà chân lí mới được bảo vệ cái xấu bị đẩy lùi và xã hội sẽ yên bình và phát triển .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ 
-Thế nào là sống giản dị ? Hãy nêu VD về lối sống giản dị của người sống xung qunh em ?
-Biểu hiện của lối sống giản dị ?
Giảng bài mới .
* HOẠT ĐỘNG 1 : GIỚI THIỆU BÀI QUA TRUYỆN ĐỌC "
-GV : Treo tình huống trên bảng : Bạn Nguyễn Thị An học sinh trường THCS thuộc huyện H , nhặt được tiền đã nộp lại cho công an và cơ quan công an đã trả lại cho người mất .
-GV hỏi hành động của An đúng hay sai ? Vì sao 
-HSTL : Hành động của bạn An đúng Vì khi chúng ta nhặt được của rơi trả người bị mất và người bị mất nếu được trả lại thì họ rất mừng Vậy qua tình huống trên ta thấy bạn An là người "Trung Thực" Vậy "Trung Thực " như thế nào sang bài 2
* HOẠT ĐỘNG 2 : PHÂN TÍCH TRUYỆN ĐỌC GIÚP HỌC SINH HIỂU THẾ NÀO LÀ TRUNG THỰC .
-GV cho học sinh đọc câu truyện SGK thảo luận cả lớp .
? MiKen LăngGiơ đã có thái độ như thế nào đối với bà Bramantơ và ngược lại .
? Vì sao MiKenLănggiơ lại xử sự như vậy ? Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào ?
? Em hiểu thế nào là Trung Thực .
=>GV tóm ý để thấy được biểu hiện của Trung Thực chúng ta phần tiếp theo .
-HSTL : Không được ưa thích là một kình địch làm hại đến sự nghiệp của ông . Sợ dnh tiếng của Mikenlănggiơ lấn áp mình .
-Ngược lại : Bramantơ được Mikenlănggiơ được đánh giá cao tư cách nhà kiến trúc .
-HSTL : Ông là người sống thẳng thắn luôn tôn trọng sự thật không để tình cảm bị chi phối . Điều đó chứng tỏ ông là người có đức tính trung thực trọng chân lí và công minh chính trực .
-HSTL : Tôn trọng sự thật lẽ phải tôn trọng chân lí , lẽ phải sống ngaythẳng , thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm . 
1.Phân Tích Truyện Đọc 
-MiKen-Lăng Giơ là người sống thẳng thắn , luôn tôn trọng và nói lên sự thật Điều đó chứng tỏ ông là người có đức tính trung trực , trọng chân lí , và công minh chính trực .
* HOẠT ĐỘNG 3 : LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỂ THẤY ĐƯỢC NHIỀU BIỂU HIỆN KHÁC NHAU TÍNH TRUNG THỰC
-GV cho học sinh thảo luận theo nhóm
+ Nhóm 1 : Em hãy nêu một vài ví dụ biểu hiện tính trung thực trong học tập 
+ Nhóm 2 : Em hãy nêu một vài ví dụ 
biểu hiện tính trung thực trong gia đình ?
+ Nhóm 3 : Em hãy nêu một vài ví dụ biểu hiện tính trung thực trong xã hội 
=>GV tóm ý Vậy chúng ta thấy đây là biểu hiện của tính trung thực .Tuy nhiên tính Trung Thực thể hiện nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống qua thái độ , hành động , không chỉ Trung Thực với mọi người còn phải Trung Thực với chính mình . Là học sinh chúng ta nên học tập những tấm gương đó .
=>GV đưa tình huống cho học sinh Sắm Vai (chuẩn bị trước phần dặn dò bài 1 .
-Tình huống : An mê chơi bóng đá không học bài không chuẩn bị bài .Vì vậy sáng hôm sau đến lớp An đã bị cô giáo gọi trả bài nhưng An đã nói dối là bị bệnh . Bạn An biết được nhưng vẫn che dấu khuyết điểm của An .Vậy hành vi của bạn An đúng hay sai ? Vì sao 
-HSTL : Không quay cóp bài không làm bài cho bạn . không lấy đồ dùng học tập của bạn .
-HSTL : Nghe lời ông bà cha mẹ Biết nhận lỗi (VD : Làm vỡ ly biết nhận lỗi không đỗ lỗi cho người khác 
-HSTL : Không ăn cắp , tham ô móc túi , lừa gạt 
-HSTL : Sai ->Vậy An là người nối dối không thể hiện tính Trung Thực đi đá bóng mà An nói bị bệnh , Còn Bạn của An biết được nhưng vẫn che dấu khuyết điểm cho bạn thái độ của hai bạn không tốt .
II . Biểu Hiện 
-Trong học tập : không quay cóp , không xem hoặc chép bài của bạn làm .
-Trong gia đình : Dũng cảm nhận khuyết điểm khi có lỗi -Trong Xã hội : Đấu tranh phê phán hành vi sai trái .
* HOẠT ĐỘNG 4 : RÚT RA NỘI DUNG BÀI HỌC
-GV Trung Thực là gì ?
? Trái với Trung Thực là gì ?
? Người trung thực thể hiện hành động tế nhị khôn khéo như thế nào ?
? Không nói đúng sự thật mà vẫn là hành vi trung thực ? Cho VD 
? Trung Thực có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống con người ?
-GV cho học sinh làm bài tập a/SGK 
-Trung Thực là tôn trọng sự thật , tôn trọng chân lí , lẽ phải , sống ngay thẳng , thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm .
-HSTL 
-Trái với trung thực là dối trá , xuyên tạc , bóp méo sự thật 
-Không phải điều gì cũng nói ra , không phải nghĩ gì cũng nói , không nói to ồn ào tranh luận gay gắt .
-Che giấu sự thật để có lợi cho xã hội như bác sĩ không nói bệnh tật của bệnh nhân , nói dối kẻ địch ,kẻ xấu . Đây là sự trung thực với tấm lòng với lương tâm . 
-Trung thực là đức tính cấn thiết và quý báu của mỗi con người . Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá , làm lành mạnh các mối quan 
hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu kính trọng .
3. Nội Dung Bài Học 
-Học phần 
a, b/ SGKtrang 7
* HOẠT ĐỘNG 5 :CỦNG CỐ , MỞ RỘNG KIẾN THỨC , GIẢI QUYẾT BÀI TẬP .
-GV cho học sinh làm bài tập : Để cũng cố lại bài học cho học sinh giải thích câu tục ngữ : "Cây ngay không sợ chết đứng"
=>Câu tục ngữ này thể hiện đức tính của con người ,nếu con người chúng ta sống chân thật thẳn thắng thì không sợ sự dèm pha nói xấu của người khác Ngược lại con người sống dối trá xuyên tạc không ngay thẳng thì sẽ bị người khác dèm pha chê bai khinh rẽ .
-GV cho học sinh tham gia trò chơi ghép chữ .
-GV chia làm 2 đội (A,B)
+ Đội A : Đây là một trong những từ đồng nghĩa với Trung Thực .
+ Đội B : Đây một trong những từ trái nghĩa với Trung Thực .
-Nếu còn thời gian GV có thể đưa tranh ảnh để minh hoạ cho bài .
-HSTL GHÉP : THẬT THÀ 
-HSTL GHÉP : DỐI TRÁ 
4 .Dặn Dò 
* Hoạt động 6 : Dặn Dò
-Học bài sgk/7
-Làm bài tập SGK
-Đọc và sắm vai phần truyện đọc .
-Trả lời câu hỏi gợi ý bài 3 
RÚT KINH NGHIỆM GIỜ LÊN LỚP 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd72.doc