I: MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài học này người học có những khả năng sau đây:
- Biết được nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình.
- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc khác nhau tùy theo một điều kiện cụ thể có được thỏa mãn hay không?
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách GK, giáo án
2. Học sinh: Các câu ở dạng Nếu .Thì; Nếu .Thì .Ngược lại
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN.
1. Tổ chức ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số, các điều kiện liên quan đến quá trình học tập.
- Nhận xét chung về tình hình học tập
Tuần: 13 Tiết: 26 Ngày soạn: BÀI 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN I: MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này người học có những khả năng sau đây: - Biết được nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình. - Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc khác nhau tùy theo một điều kiện cụ thể có được thỏa mãn hay không? II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Sách GK, giáo án Học sinh: Các câu ở dạng Nếu.Thì; Nếu.Thì..Ngược lại III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN. Tổ chức ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số, các điều kiện liên quan đến quá trình học tập. Nhận xét chung về tình hình học tập Kiểm tra bài cũ: ? Mô tả thuật toán của bài toán giải phương trình tổng quát ax + b = 0 Tiến trình dạy học: BÀI 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN Hoạt động 1: Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện HĐGV VÀ HĐHS NỘI DUNG GHI BẢNG HS: Nêu các công việc của mình khi ngủ dậy cho đến khi đi học Nêu các công việc làm của em vào những ngày nghỉ ở dạng “NếuThì” Hs: Nêu ví dụ về các công việc ở dạng NếuThì Trong cuộc sống hằng ngày, từ "nếu" trong các câu trên được dùng để chỉ một "điều kiện". Các điều kiện đó là: "Em bị ốm" hoặc "Trời mưa". Hoạt động tiếp theo của em hoặc của bạn Long sẽ phụ thuộc vào các điều kiện đó có được xảy ra hay không. HS: Liệt kê các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Các hoạt động một cách tuần tự theo thói quen hoặc theo kế hoạch đã được xác định từ trước. Tuy nhiên các hoạt động của con người thường bị tác động bởi sự thay đổi của các hoàn cảnh cụ thể. Nhiều hoạt động sẽ bị thay đổi, bị điều chỉnh cho phù hợp. Tóm lại, có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ "nếu". Hoạt động 2: Tính đúng hoặc sai của các điều kiện Điều kiện Kiểm tra Kết quả Hoạt động tiếp theo Trời mưa? Long nhìn ra ngoài trời và thấy trời mưa. Đúng Long ở nhà (không đi đá bóng). Em bị ốm? Buổi sáng thức dậy, em thấy mình hoàn toàn khoẻ mạnh. Sai Em tập thể dục buổi sáng như thường lệ. GV: Đưa ra những ví dụ trong cuộc sống hàng ngày để học sinh Dựa vào bảng biểu trong SGK, yêu cầu học sinh nêu lên điều kiện, làm sao để kiểm tra được điều kiện, hoạt động tiếp theo là gì? HS: rút ra nhận xét về kết quả của Điều Kiện là gì? HS: Lấy ví dụ trong môn tin học: Nếu em kích hoạt vào một biểu tượng nào đó thì sẽ xuất hiện gì? Nếu nháy nút ở góc trên, bên phải cửa sổ, (thì) cửa sổ sẽ được đóng lại. Nếu X > 5, (thì hãy) in giá trị của X ra màn hình. Nếu (ta) nhấn phím Pause/Break, (thì) chương trình (sẽ bị) ngừng Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới dạng một phát biểu. Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả kiểm tra phát biểu đó đúng hay sai Điều kiện trả về 2 giá trị là đúng (True) hoặc sai (False) Khi kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thoả mãn. Hoạt động 3: Điều kiện và phép so sánh GV: Lấy các ví dụ diền vào chỗ trống các phép toán , = HS: Điền các phép toán thích hợp GV?: Nêu những phép toán thường sử dụng trong toán học. HS: Nêu các phép toán thường sử dụng trong toán học Gv: Đưa ra các phép toán sử dụng trong Pascal và so sánh với các phép toán trong toán học. Đặc biệt chú ý tới phép toán lớn hơn >= hoặc bằng hoặc nhỏ hơn ? GV lấy ví dụ để học sinh trả lời được là phép toán so sánh trả về 2 giá trị là đúng hoặc sai Chúng ta biết rằng các phép so sánh có kết quả đúng hoặc sai. Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. Chúng thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện. Phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thoả mãn; ngược lại, điều kiện không được thoả mãn. Ví dụ 1. Ta muốn chương trình in ra màn hình giá trị lớn hơn trong số hai giá trị của các biến a và b. Khi đó giá trị của biến a hoặc b được in ra phụ thuộc vào phép so sánh a > b là đúng hay sai: "Nếu a > b, in giá trị của biến a ra màn hình; ngược lại, in giá trị của biến b ra màn hình." Giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất phụ thuộc vào biểu diễn điều điện Ví dụ 2: Khi giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx + c = 0, để tính nghiệm của phương trình chúng ta cần kiểm tra các điều kiện được cho bằng các phép so sánh b = 0 và c ¹ 0. GV: Yêu cầu học sinh nêu lên thuật toán của bài toán HS: Mô tả thuật toán ax + b = 0 Gv: Nhận xét GV: Nêu lên quy tắc vẽ lưu đồ cho học sinh để học sinh hình dung ra cách đọc bài toán bằng lưu đồ Phép toán trong toán học: =, ≠, và ≥. Phép toán trong Pascal: =, , , > = Phép toán so sánh trả lại giá trị đúng hoặc sai. Phép toán so sánh thường biểu diễn các điều kiện. Phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thoả mãn; ngược lại, điều kiện không được thoả mãn. Ví dụ 1. Ta muốn chương trình in ra màn hình giá trị lớn hơn trong số hai giá trị của các biến a và b. Nếu a>b thì giá trị lớn nhất là b, ngược lại giá trị lớn nhất là a Hoặc Nếu a<b thì giá trị lớn nhất là a, ngược lại giá trị lớn nhất là b Nếu a = 0 thì Nếu b 0 thì PT vô nghiệm Ngược lại PT Vô số nghiệm Ngược lại PT có nghiệm x = - b/a - Khối hình hoặc thể hiện thao tác nhập xuất dữ liệu - Khối hình thể hiện thao tác kiểm tra dữ liệu - Khối hình chữ nhật thể hiện thao tác tính toán - Đường mũi tên Chỉ hướng đi của dữ liệu 4. Củng cố kiến thức đã học - Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ "nếu". - Phép toán so sánh trả lại giá trị đúng hoặc sai. Phép toán so sánh thường biểu diễn các điều kiện. Phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thoả mãn; ngược lại, điều kiện không được thoả mãn. 5. Ra bài tập về nhà: - Làm bài tập 1->4 sgk - Đọc trước phần 4 và 5 nhỏ
Tài liệu đính kèm: