Kế hoạch dạy học Tin học Lớp 8 - Quyển 2 - Năm học 2010-2011 - Hoàng Thị Thanh Ngần

Kế hoạch dạy học Tin học Lớp 8 - Quyển 2 - Năm học 2010-2011 - Hoàng Thị Thanh Ngần

- Hiểu khái niệm bảng tính điện tử và vai trò của bảng tính trong cuộc sống và học tập.

- Biết cấu trúc của một bảng tính điện tử: hàng, cột, địa chỉ của ô tính (địa chỉ tương đối và tuyệt đối).

- Biết các chức năng chủ yếu của phần mềm bảng tính.

- Biết nhập dữ liệu, sử dụng lệnh sao chép (copy) dữ liệu.

- Biết định dạng một trang bảng tính: hàng, cột, ô.

- Biết sửa cấu trúc trang bảng tính: chèn xóa hàng, cột, ô.

- Biết các thao tác: mở tệp bảng tính, đóng tệp, tạo tệp mới, sửa tệp cũ, ghi tệp.

- Biết in một vùng, một trang bảng tính.

 

doc 17 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Tin học Lớp 8 - Quyển 2 - Năm học 2010-2011 - Hoàng Thị Thanh Ngần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PT DTNT THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN
TỔ TOÁN - LÝ - TIN – KCN
&
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn học	: Tin học quyển 2.
Lớp	: 8.
Chương trình	: Cơ bản.
Học kỳ	: I. 
Năm học	: 2010 – 2011.
1. Môn học: 	Tin học quyển 2.
2. Chương trình: Cơ bản.
Học kỳ: I. Năm học: 2010 – 2011.
3. Họ và tên giáo viên: Hoàng Thị Thanh Ngần.
	Điện thoại: 01692063223.
 Địa điểm văn phòng tổ bộ môn: Phòng truyền thống trường.
 Lịch sinh hoạt tổ: 02 lần/tháng.
4. Chuẩn của môn học (theo chuẩn do Bộ GD-ĐT ban hành); 
Chủ đề
Kiến thức
Kĩ năng
1. Khái niệm bảng tính
- Hiểu khái niệm bảng tính điện tử và vai trò của bảng tính trong cuộc sống và học tập.
- Biết cấu trúc của một bảng tính điện tử: hàng, cột, địa chỉ của ô tính (địa chỉ tương đối và tuyệt đối).
- Sử dụng các thành phần trong cấu trúc bảng tính thành thạo.
2. Làm việc với bảng tính điện tử
- Biết các chức năng chủ yếu của phần mềm bảng tính.
- Biết nhập dữ liệu, sử dụng lệnh sao chép (copy) dữ liệu.
- Biết định dạng một trang bảng tính: hàng, cột, ô.
- Biết sửa cấu trúc trang bảng tính: chèn xóa hàng, cột, ô.
- Biết các thao tác: mở tệp bảng tính, đóng tệp, tạo tệp mới, sửa tệp cũ, ghi tệp.
- Biết in một vùng, một trang bảng tính.
- Tạo được một bảng tính theo khuôn dạng cho trước.
3. Tính toán trong bảng tính
- Hiểu cách thực hiện một số phép toán thông dụng.
- Hiểu một số hàm có sẵn để thực hiện phép tính.
- Biết cách sử dụng lệnh copy công thức.
- Viết đúng công thức của một số phép toán.
- Sử dụng được một số hàm có sẵn.
5. Yêu cầu về thái độ:
	Học sinh nhận thức được ưu điểm của chương trình bảng tính trong việc thực hiện các tính toán, rèn luyện tư duy khoa học, tính chính xác, cẩn thận trong công việc. Mạnh dạn trong tìm tòi nghiên cứu, tự khám phá học hỏi
6. Mục tiêu chi tiết:
Mục tiêu
Nội dung
Mục tiêu chi tiết
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Lớp: 8
1. Khái niệm bảng tính
- Biết khái niệm bảng tính điện tử và vai trò của bảng tính trong cuộc sống và học tập.
- Biết cấu trúc của một bảng tính điện tử: hàng, cột, địa chỉ của ô tính (địa chỉ tương đối và tuyệt đối).
Lấy ví dụ về các công việc sử dụng bảng tính điện tử trong cuộc sống, học tập 
- Chỉ được các thành phần trong cấu trúc của một bảng tính điện tử: hàng, cột, địa chỉ của ô tính (địa chỉ tương đối và tuyệt đối).
Tạo được một bảng tính đơn giản trên máy tính.
- Sử dụng thành thạo các thành phần trong cấu trúc của bảng tính vào công việc tạo nội dung cho bảng tính.
2. Làm việc với bảng tính điện tử
- Biết các chức năng chủ yếu của phần mềm bảng tính.
- Biết nhập dữ liệu, sử dụng lệnh sao chép (copy) dữ liệu.
- Biết định dạng một trang bảng tính: hàng, cột, ô.
- Biết sửa cấu trúc trang bảng tính: chèn xóa hàng, cột, ô.
- Biết các thao tác: mở tệp bảng tính, đóng tệp, tạo tệp mới, sửa tệp cũ, ghi tệp.
- Biết in một vùng, một trang bảng tính.
Làm được các thao tác mở tệp bảng tính, nhập dữ liệu, sửa dữ liệu, sao chép dữ liệu, đóng tệp, tạo tệp mới, sửa tệp cũ, ghi tệp, in ấn tệp, sửa độ rộng hàng, độ rộng cột  trên máy tính. 
Thực hành thành thạo các thao tác mở tệp bảng tính, nhập dữ liệu, sửa dữ liệu, sao chép dữ liệu, đóng tệp, tạo tệp mới, sửa tệp cũ, ghi tệp, in ấn tệp, sửa độ rộng hàng, độ rộng cột  trên máy tính.
3. Tính toán trong bảng tính
- Biết cách thực hiện một số phép toán thông dụng.
- Biết một số hàm có sẵn để thực hiện phép tính.
- Biết cách sử dụng lệnh copy công thức.
Lấy ví dụ về sử dụng các phép tính và các hàm có sẵn vào bảng biểu cụ thể như hàm tính trung bình trong bảng điểm, hàm tính tổng trong hóa đơn.
Sử dụng thành thạo các công thức tính toán và hàm có sẵn vào bài tập thực hành.
7. Khung phân phối chương trình (theo PPCT của Sở GD-ĐT ban hành):
Học kì I: 19 tuần, 36 tiết.
Nội dung bắt buộc/số tiết
Tổng số tiết
Ghi chú
Lí thuyết
Thực hành
Ôn tập
Kiểm tra
14
15
03
04
36
8. Lịch trình chi tiết:
Bài học
Tiết
Hình thức tổ chức dạy học
PP/học liệu, PTDH
KT/ĐG
Phần I: Bảng tính điện tử
(Học kỳ I: 14 tiết lý thuyết + 03 tiết ôn tập + 04 tiết kiểm tra +15 tiết thực hành = 36 tiết)
Bài 1: Chương trình bảng tính là gì?
01
- Tự học:
+ Tìm hiểu chương trình học, lập KH học tập môn học.
+ Tìm hiểu khái niệm về bảng tính điện tử và vai trò của bảng tính điện tử trong đời sống và học tập.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Giới thiệu môn học và hướng dẫn phương pháp học môn Tin học.
+ Phát vấn: 2 câu hỏi kiểm tra kiến thức về Tin học của học sinh.
-PP:Thuyết trình và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học:
+ So sánh chức năng giữa chương trình soạn thảo văn bản và chương trình bảng tính.
+ Làm 3 câu hỏi 1,2,3 trong SGK và bài 1.1 đến bài 1.5 trong sách bài tập.
02
- Tự học:
+ Tìm hiểu các thành phần cơ bản trên màn hình làm việc của chương trình bảng tính.
+ Tìm hiểu khái niệm về hàng, cột, ô, địa chỉ ô và trang tính.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Giới thiệu các thành phần trên màn hình làm việc của chương trình bảng tính, cách nhập, sửa, xóa dữ liệu và cách di chuyển trên trang tính.
+ Giải 2 câu 4 và 5 trong SGK.
+ Học sinh thực hành trên máy tính cá nhân theo nhóm.
-PP:Thuyết trình và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học: So sánh về các thành phần có trên màn hình làm việc của chương trình soạn thảo văn bản và chương trình bảng tính. Làm bài 1.6 đến bài 1.11 trong sách bài tập. Đọc trước bài thực hành 1.
Bài thực hành 1: Làm quen với chương trình bảng tính Excel.
03
- Tự học: 
 Nhớ lại các kiến thức cơ bản trong chương trình soạn thảo văn bản như các thao tác khởi động chương trình, lưu trữ, đóng cửa sổ chương trình.
- Trên lớp:
+ Phát vấn: 2 câu hỏi.
+ Thuyết trình: Hướng dẫn cách nhận biết biểu tượng chương trình bảng tính excel, giới thiệu các thao tác khởi động chương trình, lưu trữ, đóng cửa sổ chương trình excel tương tự như chương trình Word.
+ Làm bài tập 1 trong SGK theo nhóm.
+ Học sinh thực hành trên máy tính cá nhân theo nhóm
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học: 
Làm lại bài tập 1 vào vở.
04
- Tự học:
+ Các cách khởi động chương trình, lưu trữ và thoát khỏi excel.
- Trên lớp:
+ Phát vấn: 3 câu hỏi.
+ Hướng dẫn thực hành bài tập 2 và bài tập 3 trong SGK.
+ Quan sát uốn nắn các thao tác thực hành mà học sinh còn làm sai
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học: 
 Làm lại bài tập 2 vào vở. 
 Đọc trước bài 2.
Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính.
05
- Tự học:
+ Tìm hiểu các thành phần chính của trang tính: hàng, cột, ô, hộp tên, khối, thanh công thức.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Giới thiệu các thành phần của trang tính, phân biệt bảng tính với trang tính và chức năng của thanh công thức.
+ Phát vấn: 2 câu hỏi.
+ Học sinh thực hành trên máy tính cá nhân theo nhóm.
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học: 
Làm 2 câu hỏi 1,2 trong SGK và bài 2.1, 2.1, 2.3 trong sách bài tập.
06
- Tự học: 
+ Tìm hiểu khái niệm về các đối tượng trên trang tính và các dữ liệu trên trang tính.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Giới thiệu cách chọn các đối tượng trên trang tính cũng như cách nhận biết khi các đối tượng đang được chọn. Cách nhận biểu kiểu dữ liệu được định dạng mặc định trên trang tính (số - căn phải; kí tự - căn trái).
+ Phát vấn: các câu hỏi trong phần kiến thức bổ sung trong sách bài tập.
+ Học sinh thực hành trên máy tính cá nhân theo nhóm.
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học:
+ Cách cách chọn đối tượng trên trang tính, phân biệt cách nhận biết dữ liệu trên trang tính.
+ Làm 3 câu hỏi 3,4,5 trong SGK và các bài tập từ 2.4 đến 2.13 và bài 2.15 trong sách bài tập. Đọc trước bài thực hành 2.
Bài thực hành 2: Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính.
07
- Tự học:
+ Tìm hiểu cách phân biệt trang tính, bảng tính, nhận biết các thành phần trên trang tính.
+ Nhớ lại các cách mở một tệp mới, một tệp đã lưu trữ và cách lưu trữ một tệp đã có với tên khác trong chương trình Word.
- Trên lớp:
+ Phát vấn: 2 câu hỏi về phân biệt bảng tính với trang tính và cách mở một tệp mới, một tệp đã lưu trữ và cách lưu trữ một tệp đã có với tên khác trong chương trình Word.
+ Thuyết trình: cách mở một tệp mới, một tệp đã lưu trữ và cách lưu trữ một tệp đã có với tên khác trong chương trình Excel tương tự như trong chương trình Word. Hướng dẫn làm bài tập 1 và bài tập 2 trong SGK.
+ Học sinh thực hành trên máy tính cá nhân theo nhóm bài tập 1 và bài tập 2 SGK.
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
KT15’ lý thuyết
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học: 
+ Cách mở một tệp mới, một tệp đã lưu trữ và cách lưu trữ một tệp đã có với tên khác trong chương trình Excel.
08
- Tự học: Cách chọn các đối tượng trên trang tính. Phân biệt sự khác nhau giữa các kiểu dữ liệu.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Hướng dẫn các bước làm bài tập 3, bài tập 4 trong SGK và bài tập 2.14, 2.16 trong sách bài tập.
+ Học sinh thực hành trên máy tính cá nhân theo nhóm.
+ Quan sát uốn nắn các thao tác thực hành mà học sinh còn làm sai
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học: Cách mở một tệp mới, một tệp đã lưu trữ và cách lưu trữ một tệp đã có với tên khác trong chương trình Excel. Đọc trước bài 3.
Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính.
09
- Tự học: Tìm hiểu cách tính toán trong môn Toán học từ đó tìm hiểu về cách tính toán trong bảng tính.
- Trên lớp:
+ Phát vấn: 2 câu hỏi về công thức và các phép toán dùng để tính toán trong môn Toán.
+ Thuyết trình: Giới thiệu cho học sinh cách nhập công thức tính toán vào ô tính (bắt đầu bằng dấu =) và các kí hiệu phép toán tương ứng được sử dụng trong bảng tính như + - * /. Kết quả phép tính hiển thị trong ô tính còn công thức hiển thị trên thanh công thức.
+ Thực hành trên máy tính cá nhân bài 3.3
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học: Làm 2 câu hỏi 1,2 trong SGK và một số bài tập trong sách bài tập.
10
- Tự học: Cách nhập công thức trong bảng tính. Phân biệt dữ liệu kiểu số, kiểu kí tự.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Giới thiệu cách sử dụng và lợi ích (cập nhật tự động kết quả tính toán) của việc sử dụng địa chỉ tương đối của ô tính trong công thức.
+ Phát vấn: 2 câu hỏi.
+ Quan sát uốn nắn các thao tác thực hành mà học sinh còn làm sai
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học:
+ ...  cột trong trang tính (Lưu ý cách làm độ rộng hàng cột cho vừa đủ với dữ liệu bằng cách nháy đúp chuột vào vạch phân cách của cột hoặc hàng).
+ Phát vấn: 2 câu hỏi và gọi học sinh làm mẫu trên máy chiếu.
+ Thực hành các thao tác thay đổi độ rộng, chèn thêm, xóa hàng cột trong trang tính.
+ Quan sát uốn nắn các thao tác thực hành mà học sinh còn làm sai
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học:
+ Các thao tác thay đổi độ rộng, chèn thêm, xóa với cột và hàng.
+ Làm 2 câu hỏi 1,2 trong SGK và một số bài tập trong sách bài tập.
20
- Tự học:
+ Tìm hiểu các thao ác sao chép, di chuyển công thứ và dữ liệu của ô tính trên trang tính. Tính tự động trong tính toán nhanh của Excel.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Giới thiệu cách làm cũng như tác dụng của các thao tác sao chép, di chuyển dữ liệu và công thức của ô tính trong bảng biểu (chú ý với địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối; ô chứa công thức tính toán thường ở ô đầu tiên của bảng).
+ Phát vấn: 2 câu hỏi và gọi học sinh làm mẫu trên máy chiếu.
+ Thực hành các thao tác sao chép, di chuyển dữ liệu và công thức của ô tính trong bảng biểu với dữ liệu đã có từ tệp tin đã lưu trong các bài thực hành trước.
+ Quan sát uốn nắn các thao tác thực hành mà học sinh còn làm sai
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học:
+ Làm câu hỏi 3 trong SGK và một số bài tập trong sách bài tập.
+ Đọc trước bài thực hành 5.
Bài thực hành 5: Chỉnh sửa trang tính của em.
21
- Tự học:
+ Ôn lại các thao tác thay đổi độ rộng cột hàng, các thao tác sao chép, di chuyển dữ liệu và công thức của ô tính trong bảng biểu.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Hướng dẫn cách làm bài tập 1 trên máy chiếu.
+ Thực hành trên máy tính cá nhân bài tập 1.
+ Quan sát uốn nắn các thao tác thực hành mà học sinh còn làm sai
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Kiểm tra 15’ thực hành
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học: Các thao tác thay đổi độ rộng cột hàng, các thao tác sao chép, di chuyển dữ liệu và công thức của ô tính trong bảng biểu.
22
- Tự học: Ôn lại các thao tác thay đổi độ rộng cột hàng, các thao tác sao chép, di chuyển dữ liệu và công thức của ô tính trong bảng biểu.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Hướng dẫn cách làm bài tập 2, và bài tập 3 trên máy chiếu.
+ Thực hành trên máy tính cá nhân bài tập 2, bài tập 3.
+ Quan sát uốn nắn các thao tác thực hành mà học sinh còn làm sai
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học: Các thao tác thay đổi độ rộng cột hàng, các thao tác sao chép, di chuyển dữ liệu và công thức của ô tính trong bảng biểu.
23
- Tự học: Ôn lại các thao tác thay đổi độ rộng cột hàng, các thao tác sao chép, di chuyển dữ liệu và công thức của ô tính trong bảng biểu.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Hướng dẫn cách làm bài tập 4, và tổng hợp nhấn mạnh một số điểm chính trong các bài 1,2,3,4.
+ Thực hành trên máy tính cá nhân BT4.
+ Thuyết trình: Tổng hợp nhấn mạnh một số điểm chính trong các bài 1,2,3,4.
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học: Các thao tác thay đổi độ rộng cột hàng, các thao tác sao chép, di chuyển dữ liệu và công thức của ô tính trong bảng biểu. Đọc trước bài 6.
Bài 6: Định dạng trang tính.
24
- Tự học:
+ Tìm hiểu mục đích của việc định dạng trang tính.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Giới thiệu mục đích của việc định dạng trang tính.
+ Phát vấn: 01 câu hỏi về các thao tác định dạng trong word.
+ Thuyết trình: Hướng dẫn học sinh các bước thực hiện định dạng font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và chọn màu chữ  trên máy chiếu.
+ Gọi 01 học sinh lên làm mẫu trên máy chiếu.
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học:
Các bước thực hiện định dạng về font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và chọn màu chữ.
25
- Tự học:
+ Các bước thực hiện định dạng về font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và chọn màu chữ.
- Trên lớp:
+ Phát vấn: 01 câu hỏi về số chữ số thập phân trong thực tế.
+ Thuyết trình: Hướng dẫn học sinh các thao tác làm tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số, cách kẻ đường biên và tô màu nền cho ô tính.trên máy chiếu.
+ Gọi 01 học sinh lên làm mẫu trên máy chiếu.
+ HS tực hành trên máy cá nhân.
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học: Các bước căn lề trong ô tính, các thao tác định dạng làm tăng giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số, cách kẻ đường biên và tô màu nền cho ô tính.
+ Đọc trước bài thực hành 6.
Bài thực hành 6: Trình bày bảng điểm lớp em.
26
- Tự học: Các thao tác định dạng căn chỉnh dữ liệu trong trang tính.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Hướng dẫn học sinh các thao tác căn chỉnh dữ liệu trong trang tính trên máy chiếu.
+ HS thực hành trên máy cá nhân.
+ Giáo viên quan sát hướng dẫn uốn nắn các thao tác lỗi cho học sinh.
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học: Các thao tác căn chỉnh dữ liệu trên trang tính
27
- Tự học: Các thao tác định dạng trang tính
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Hướng dẫn học sinh các thao tác định dạng trang tính trên máy chiếu.
+ HS thực hành trên máy cá nhân.
+ Giáo viên quan sát hướng dẫn uốn nắn các thao tác lỗi cho học sinh.
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học: Các thao tác định dạng trang tính. Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra thực hành. Đọc trước bài 7
Kiểm tra thực hành.
28
- Tự học: Ôn tập lại các kiến thức và kĩ năng đã học ở các bài trước.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Hướng dẫn các yêu cầu và cách làm trong đề kiểm tra.
- Tự học: Đọc trước bài 7.
-PP:Thuyết trình, HĐ cá nhân.
-Nghiêm túc làm bài kiểm tra.
Bài 7: Trình bày và in trang tính.
29
- Tự học: Tìm hiểu mục đích của việc xem trang tính trước khi in.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Giới thiệu mục đích của việc xem trang tính trước khi in.
+ Thuyết trình: Hướng dẫn học sinh cách xem trang tính trước khi in, cách điều chỉnh ngắt trang tự động và thủ công trên máy chiếu.
+ Gọi 01 học sinh lên làm mẫu trên máy chiếu.
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học: Cách xem trang tính trước khi in. Cách điều chỉnh ngắt trang tự động và thủ công.
30
- Tự học: Tìm hiểu cách đặt lề và hướng giấy in, cách in trang tính.
- Trên lớp:
+ Phát vấn: 01 câu hỏi về cách đặt lề và hướng guấy in trong word.
+ Thuyết trình: Hướng dẫn học sinh các thao tác đặt lề và hướng giấy in, các lựa chọn khi thực hiện in trang tính .trên máy chiếu.
+ Gọi 01 học sinh lên làm mẫu trên máy chiếu.
+ HS thực hành trên máy cá nhân.
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học: Các thao tác đặt lề và hướng giấy in, các lựa chọn khi thực hiện in trang tính. Đọc trước bài thực hành 7.
Bài thực hành 7: In danh sách lớp em.
31
- Tự học: 
Cách xem trang tính trước khi in. Cách điều chỉnh ngắt trang tự động và thủ công.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Hướng dẫn học sinh cách xem trang tính trước khi in. Cách điều chỉnh ngắt trang tự động và thủ công.
+ HS thực hành trên máy cá nhân.
+ Giáo viên quan sát hướng dẫn uốn nắn các thao tác lỗi cho học sinh.
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học: Cách xem trang tính trước khi in. Cách điều chỉnh ngắt trang tự động và thủ công.
32
- Tự học:
+ Các thao tác đặt lề và hướng giấy in, các lựa chọn khi thực hiện in trang tính.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Hướng dẫn học sinh các thao tác đặt lề và hướng giấy in, các lựa chọn khi thực hiện in trang tính trên máy chiếu.
+ HS thực hành trên máy cá nhân.
+ Giáo viên quan sát hướng dẫn uốn nắn các thao tác lỗi cho học sinh.
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học: 
Các thao tác đặt lề và hướng giấy in, các lựa chọn khi thực hiện in trang tính
Ôn tập.
33
- Tự học: 
Làm các bài tập trong sách bài tập.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Hướng dẫn học sinh tóm tắt lý thuyết của từng bài học theo gợi ý của sách bài tập.
+ Hướng dẫn và giải một số bài tập, các câu hỏi trong SGK và sách bài tập theo yêu cầu của học sinh (có thể thực hiện ngay trên máy chiếu).
+ Giải đáp các thắc mắc của học sinh
+ Phát vấn: một số câu hỏi.
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học:
+ Lý thuyết cơ bản các bài theo sách bài tập.
+ Làm các câu hỏi và bài tập giáo viên đã hướng dẫn.
+ Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kỳ I.
34
- Tự học:
+ Làm các bài tập trong sách bài tập.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Hướng dẫn học sinh tóm tắt lý thuyết của từng bài học theo gợi ý của sách bài tập.
+ Hướng dẫn và giải một số bài tập, các câu hỏi trong SGK và sách bài tập theo yêu cầu của học sinh (có thể thực hiện ngay trên máy chiếu).
+ Giải đáp các thắc mắc của học sinh
+ Phát vấn: một số câu hỏi.
-PP:Thuyết trình, HĐ nhóm và vấn đáp.
-PTDH: Máy tính, máy chiếu.
Trả lời câu hỏi + ghi chép cá nhân
- Tự học:
+ Lý thuyết cơ bản các bài theo sách bài tập.
+ Làm các câu hỏi và bài tập giáo viên đã hướng dẫn.
+ Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kỳ I.
Kiểm tra học kỳ I.
35
- Tự học:
+ Ôn tập lại các kiến thức và kĩ năng đã học và thực hành trong học kỳ I.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Hướng dẫn các yêu cầu và cách làm trong đề kiểm tra.
- Tự học: 
Đọc trước bài thực hành 7.
-PP:Thuyết trình, HĐ cá nhân.
-Nghiêm túc làm bài kiểm tra.
36
- Tự học: Ôn tập lại các kiến thức đã học trong học kỳ I.
- Trên lớp:
+ Thuyết trình: Hướng dẫn các yêu cầu và cách làm trong đề kiểm tra.
- Tự học: 
Đọc trước bài thực hành 7.
-PP:Thuyết trình, HĐ cá nhân.
-Nghiêm túc làm bài kiểm tra.
9. Kế hoạch kiểm tra đánh giá:
- Kiểm tra thường xuyên (cho điểm/không cho điểm): kiểm tra bài làm, hỏi trên lớp, làm bài test ngắn
- Kiểm tra định kỳ:
Hình thức KTĐG
Số lần
Hệ số
Thời điểm/ nội dung
Kiểm tra miệng
02
01
Theo bài học trước.
Kiểm tra 15’
02
01
Tiết 7 – BTH2: Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính.
Tiết 22 – BTH5: Chỉnh sửa trang tính của em.
Kiểm tra 45’
04
02
Tiết 16 – Kiểm tra lý thuyết.
Tiết 28 – Kiểm tra thực hành. 
Tiết 35, 36 – Kiểm tra học kỳ I.
Điện Biên, ngày 10 tháng 9 năm 2010.
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
Hoàng Thị Thanh Ngần
TỔ TRƯỞNG
Tổ Toán – Lý – Tin – KCN
Đặng Việt Cường
HIỆU TRƯỞNG
Hà Quang Lịch

Tài liệu đính kèm:

  • docKH bài dạy môn Tin học 8 - quyển 2.doc