Giáo án Tin học 8 - Nguyễn Thị Hậu

Giáo án Tin học 8 - Nguyễn Thị Hậu

I.Mục tiêu:

Học xong bài này hs có thể nhận biết được:

 Máy tính chỉ là công cụ vô tri vô giác, muốn nó thực hiện theo mong muốn của mình, con người phải đưa ra những chỉ dẫn thích hợp.

 Để chỉ dẫn máy tính thực hiện công việc nào đó, con người đưa cho máy tính một hoặc nhiều lệnh, máy tính sẽ thực hiện lần lượt các lệnh đó.

 Viết chương trình nghĩa là ra lệnh cho máy tính làm việc.

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ, hình ảnh trong vd robot nhặc rác.

III. Tiến hành:

Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.

Tạo tình huống học tập:

? Chúng ta sử dụng máy tính để làm những việc gì? hs trả lời

? Làm sao ta có thể giao tiếp hay yêu cầu máy tính làm việc theo ý muốn của ta được?  ra lệnh cho máy tính

? con người đã ra lệnh cho máy tính mhư thế nào? vào bài

 

doc 131 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1325Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Nguyễn Thị Hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIAÙO AÙN TIN HỌC 8
PHẦN 1
 LẬP TRÌNH 
 ĐƠN GIẢN
TUẦN 1 - TIẾT 1
BÀI 1. MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
I.Mục tiêu:
Học xong bài này hs có thể nhận biết được:
Máy tính chỉ là công cụ vô tri vô giác, muốn nó thực hiện theo mong muốn của mình, con người phải đưa ra những chỉ dẫn thích hợp.
Để chỉ dẫn máy tính thực hiện công việc nào đó, con người đưa cho máy tính một hoặc nhiều lệnh, máy tính sẽ thực hiện lần lượt các lệnh đó.
Viết chương trình nghĩa là ra lệnh cho máy tính làm việc.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, hình ảnh trong vd robot nhặc rác.
III. Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
Tạo tình huống học tập:
? Chúng ta sử dụng máy tính để làm những việc gì? àhs trả lời
? Làm sao ta có thể giao tiếp hay yêu cầu máy tính làm việc theo ý muốn của ta được? à ra lệnh cho máy tính 
? con người đã ra lệnh cho máy tính mhư thế nào? àvào bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu con người ra lệnh cho máy tính như thế nào? 
? Các em sử dụng máy tính để làm gì? Sử dụng như thế nào?
? muốn khởi động Excel ta làm thế nào?
? Muốn viết chữ a ta phải làm sao?
Khi gõ chữ “a” từ bphím thì trên màn hình xuất hiện gì?
?Nếu chọn File àOpenàtức là ta đã làm gì?
Nêu các bước để sao chép 1 đoạn vbản?
? nếu thay đổi thứ tự đó, máy tính còn thực hiện đúng k?
Chốt lại: Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh.
Hoạt động 3: Ví dụ về Robot nhặc rác
Hướng dẫn hs tìm hiểu ví dụ về Robot nhặt rác
Hs cần nhận thấy một công việc tuy rất đơn giản với con người nhưng muốn mtính thực hiện thì cần phải chia ra thành nhiều thao tác nhỏ, đơn giản, cụ thể mà mtính có thể thực hiện được.
Yêu cầu hs cho thêm 1 số vd khác (Robot nấu cơm, làm toán, giặt đồ,..)
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò
- Chuẩn bị câu hỏi 1-2 sgk 
- Dặn dò hs học bài và chuẩn bị trước phần 4 cho tiết sau.
-Để đánh chữ, soạn thảo văn bản, vẽ hình, tính toán
-Dùng chuột, dùng bàn phím
-Dùng chuột nháy đúp vào biểu tượng của Excel trên Desktop hoặc dùng bphím
-Gõ phím có chữ a.
- Xuất hiện chữ a.
-Mở file.
Hs nêu(chọn, nhấp phải chọn copy, ..)
Chương trình là tập hợp các câu lệnh
Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh, máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh đó.
Ví dụ về Robot nhặc rác : (sgk)
Trả lời câu hỏi sgk:
Bài 1: Nếu thay đổi thứ tự của lệnh 1 “Tiến 2 bước” và lệnh 2 “Quay trái tiến 1 bước” thì sau 2 lệnh (quay trái tiến 3 bước) àrobot tới chỗ không có rácàkhông thực hiện được việc nhặt rác àcần đưa ra các lệnh theo 1thứ tự xác định sao cho ta đạt được kết quả mong muốn.
- Đưa robot trở lại vị trí ban đầu có thể dùng 2 lệnh: “quay trái,tiến 5 bước” và “quay trái tiến 3 bước”.
IV. Rút kinh nghiệm
TUẦN 1 - TIẾT 2
BÀI 1. MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH (tt)
I.Mục tiêu:
Học xong phần này hs có thể nhận biết được:
Máy tính hiểu chương trình do con người viết bằng cách nào.
Ngôn ngữ lập trình là gì, biết kể tên 1 số NNLT 
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ , hình ảnh minh họa.
Giáo án, sgk, tài liệu (sách C, Basic, Java,..).
III. Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
Kiểm tra bài học trước
Hoạt động của GV
Hđ của HS
Ghi bảng
Hoạt động 3: Tìm hiểu về viết chương trình
-Các lệnh để điều khiển robot chính là chương trình. Vậy chương trình là gì?
-Tất cả những lệnh điều khiển robot nhặc rác được đặt tên là “Hãy nhặc rác”. Đó là ta đã đặt tên cho chương trình
Tên chương trình cũng được xem như 1 lệnh, ta có thể yêu cầu máy tính thực hiện công việc bằng cách gọi tên của nó.
? Nếu ta ra lệnh hãy nhặc rác mà trước đó ta không viết chương trình “Hãy nhặc rác”? thì robot có nhặc rác được k?
? So với nhu cầu thực tế thì một hai dòng lệnh có đáp ứng được k? 
Chốt lại: Vậy một chương trình thường phải chứa rất nhiều câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn mtính thực hiện 1 công việc đơn giản.
Hoạt động 4: Tìm hiểu chương trình và ngôn ngữ lập trình
? Chúng ta giao tiếp với nhau thông qua phương tiện nào?
àcon người giao tiếp với máy thông qua chương trình, chương trình này phải được viết bằng 1 ngôn ngữ nào đóà ngôn ngữ lập trình
àNgôn ngữ máy : là dãy bit, chỉ gồm 0 và 1.
? máy tính có thể trực tiếp hiểu được chương trình gồm các lệnh tiếng việt như “Hãy nhặc rác”?
? Việc viết chương trình bằng ngôn ngữ máy có dễ dàng k?
àCần có những ngôn ngữ gần gũi hơn để viết chương trình 
(Các nhà sx đã viết sẵn ctrình dịch, chúng ta chỉ việc viết tốt các chương trình bằng NNLT)
Chốt lại: Viết chương trình bằng ngôn ngữ máy rất khó khăn và mất nhiều tg vì vậy các ngôn ngữ lập trình ra đời với từ ngữ gần gũi với con người hơn mà máy tính có thể hiểu được.
Tạo ra chương trình máy tính thực chất gồm 2 bước: viết và dịch chương trình 
gthiệu môi trường lập trình (ngôn ngữ lập trình+ctrình dịch+các công cụ giúp tìm kiếm, sửa lỗi và thực hiện ctrình)
Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi và bài tập sgk
Câu 1. 
-Chia nhóm (4 nhóm)
-Yêu cầu hs làm việc và thảo luận theo nhóm trong 5 phút
- Theo dõi
-Yêu cầu treo bảng nhóm 
- Vẽ hình, thống nhất đáp án, tuyên dương các nhóm đúng, rút kinh nghiệm cho nhóm sai. 
Các câu còn lại yêu cầu hs xem lại bài và trả lời.
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò
Đặt câu hỏi để củng cố khắc sâu bài học. 
Lời nói (ngôn ngữ), động tác cơ thể, ánh mắt, chữ viết..
Không.
Các nhóm hoat động, thảo luận và thống nhất rồi ghi vào bảng nhóm hoặc thuyết trình
3. Viết chương trình- ra lệnh cho máy tính làm việc
Chương trình máy tính là một dãy các câu lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể
Ta có thể yêu cầu máy tính thực hiện công việc bằng cách gọi tên chương trình.
Tại sao cần viết chương trình ?
Trong thực tế, con người có những nhu cầu rất phức tạp, một lệnh đơn giản không đủ để chỉ dẫn cho máy tính. Việc viết nhiều lệnh tập hợp lại trong một chương trình giúp con người đk mtính 1 cách đơn giản và hiệu quả hơn.
Chương trình và ngôn ngữ lập trình:
Ngôn ngữ máy: là dãy bit, chỉ gồm 0 và 1.
Ngôn ngữ lập trình: 
-Là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính 
-Có nhiều ngôn ngữ lập trình như: C, C++, Java, Basic,..
Chương trình dịch: 
Là chương trình dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy.
Câu hỏi và bài tập sgk:
Nếu thay đổi vị trí lệnh trong chương trình thì robot không thực hiện được việc nhặc rác
 2 lệnh: 
 -Quay trái, tiến 5 bước;
 -Bỏ rác vài thùng ;
Một lệnh đơn giản không đủ để chỉ dẫn cho máy tính. Việc viết nhiều lệnh tập hợp lại trong một chương trình giúp con người đk mtính 1 cách đơn giản và hiệu quả hơn.
Viết chương trình bằng ngôn ngữ máy rất khó khăn và mất nhiều tg vì vậy các ngôn ngữ lập trình ra đời với từ ngữ gần gũi với con người hơn mà máy tính có thể hiểu được.
Là chương trình dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy.
IV. Rút kinh nghiệm
TUẦN 2 - TIẾT 3
BÀI 2. LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH
VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I.Mục tiêu:
Học xong phần này hs có thể:
Biết NNLT gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các qui tắc để viết chương trình, câu lệnh;
Biết NNLT có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định;
Biết tên trong NNLT là do người lập trình đặt ra, tên phải tuân thủ các qui tắc của NNLT. Tên không được trùng với từ khóa;
Biết cấu trúc của chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ viết sẵn một số chương trình đơn giản; Giáo án, sgk, tài liệu 
III. Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số, kiểm tra kiến thức cũ:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Chương trình máy tính là gì?
 ? NNLT là gì?
 ? Từ ngữ của NNLT như thế nào? 
 ? làm sao mtính có thể hiểu được những từ ngữ như thế? Nhờ vào đâu?
 ? vậy thực chất CTMT gồm mấy bước?
Vậy ctrình được viết như thế nào, bố cục, cấu trúc và cú pháp của nó ra sao hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
-Là một dãy các lệnh mà mtính có thể hiểu và thực hiện được.
-Là ngngữ dùng để viết các ctrình mtính.
-Là những từ có nghĩa, dễ nhớ, dễ hiểu 
-Ctrình dịch là ctrình dịch từ NNLT sang NN máy.
-2 bước: Viết ctrình bằng NNLT và dịch ctrình thành ctrình máy tính
Hoạt động 2: Tìm hiểu chương trình thông qua ví dụ cụ thể.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
-Treo bphụ 2 ví dụ 
 -Giới thiệu đây là các chương trình 
Chương trình thứ nhất: cho phép in ra câu: Chào các bạn
Chương trình thứ hai: cho phép in ra 2câu: Chào các bạn
 Tôi là Turbo Pascal
Giả sử có 1 yêu cầu như sau: hãy viết ctrình sắp xếp dãy số sau theo thứ tự tăng dần: 4,1,6,0,15,8,3,7,9,2.
 ? để viết một ctrình như vậy thì 1,2 dòng lệnh có giải quyết được k?
Khẳng định: thực tế một ctrình thường có nhiều dòng lệnh, thậm chí có thể có tới hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu dòng lệnh. 
-Quan sát theo dõi
-Không thể giải quyết được.
1. Ví dụ về chương trình : 
(sgk)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về NNLT 
? chúng ta có thể tùy tiện viết ctrình bằng bất kì chữ gì được k?
-Thông báo: Các câu lệnh chỉ được viết từ các chữ cái trong bảng chữ cái của NNLT 
-Không 
-Lắng nghe
2. NNLT gồm những gì?
Gồm bảng chữ cái và các quy tắc để viết các câu lệnh có ý nghĩa xác định, cách bố trí các câu lệnh,..sao cho có thể thực hiện được trên mtính 
Hoạt động 4: Tìm hiểu về từ khóa và tên
Yêu cầu hs quan sát 2 ctrình trên bảng phụ.
Thông báo: các từ như Program, uses, begin, end,.. là những từ khóa.
-Giải thích ý nghĩa từng từ khóa
àLà những từ dành riêng, chỉ sử dụng cho mục đích sử dụng do NNLT quy định. Mỗi NNLT có các từ khóa riêng. 
Các từ như VD1, VD2, là tên của ctrình 
? vậy khi đặt tên có cần phải tuân thủ quy tắc nào k?
-Cho vd : tên hợp lệ: Lop4A; ban_kinh.
Tên không hợp lệ: 1a; Tinh tong.
Hs quan sát
3. Từ khóa và tên:
a) Từ khóa: Các từ như Program, uses, begin, end,.. là những từ khóa của NNLT Pascal. 
Ý nghĩa của một số từ khóa thông dụng:
Program : dùng để khai báo tên ctrình 
Uses: dùng để khai báo các thư viện
Begin và end : dùng để thông báo các điểm bắt đầu và kết thúc phần thân ctrình.
b) Tên : Các từ như VD1, VD2 là tên của ctrình.
Đặt tên phải thỏa mãn:
Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau
Tên không được trùng với các từ khóa
Lưu ý: Tên không được bắt đầu bằng chữ số và không được chứa dấu cách.
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò
Chốt lại: 
- Các câu lệnh chỉ được viết từ bảng chữ cái của NNLT và phải tuân thủ đúng cú pháp mà ctrình đã quy định.
- Từ khóa là những từ đặc biệt, chỉ sử dụng đúng mục đích mà NNLT quy định
- Tên trong ctrình và các quy định khi đặt tên.
-Về nhà xem lại bài học và xem trước phần còn lại của bài học.
IV. Rút kinh nghiệm
TUẦN 2 - TIẾT 4
BÀI 2 . LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH
VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH (tt)
I.Mục tiêu:
Học xong phần này hs có thể h ... ình:
Hình tròn
Hình tam giác
Hình trụ
Hình nón
Hình chóp
Hình lăng trụ
Hs tạo
 Gv Kiểm tra, hướng dẫn.
dùng thanh công cụ
dùng nút lệnh để xoay hình
 Dùng nút lệnh để xem hình trong không gian 3D 
Chọn từng lệnh để thay đổi cách xem
 Dùng nút để di chuyển hình
Hs thực hành, tự do khám phá các hình, cách sử dụng các nút lệnh theo nhóm, trao đổi thảo luận, rút ra nhận xét cho bản thân.
Hs thực hành nháy vào 
Dùng thử
Màn hình chính: Hộp công cụ:
Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
Về nhà xem lại bài học, chú ý kỹ phần 4,5 tiết sau thực hành gấp giấy.
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 30 tiết 60
QUAN SÁT HÌNH KHÔNG GIAN VỚI 
PHẦN MỀM YENKA (thực hành-4)
Mục tiêu: 
Học sinh hiểu được các tính năng của phần mềm, biết cách tạo ra các hình không gian cơ bản.
Thông qua phần mềm, học sinh biết và hiểu được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh họa các hình hình học trong chương trình môn toán lớp 8.
Kiến thức cần đạt: Các thao tác chính với tệp Yenka. Khởi tạo, mở, đóng tệp. Thao tác với các hình không gian, thay đổi kích thước của các hình không gian. 
Chuẩn bị:
Phòng máy, máy chiếu, giáo án, sgk.
Tiến hành:
Hoạt động 1: ổn định lớp, kiểm tra sỉ số, sắp xếp học sinh vào chỗ
Hoạt động 2: thực hành
Hoạt động của Gv
Hoạt động của hs
Khám phá, điều khiển các hình không gian:
Thay đổi kích thước hìnhà hs chọn hình và thấy được các nút điều khiển xung quanh để xoay hình và các đường viền để co dãn hình.
Hs phát biểu cách tô màu:
chọn màuàkéo màu vào
Giữa màn hìnhà xuất hiện các chấm đenàtô màu tại chấm đen
Gv Kiểm tra, hướng dẫn cho những hs chưa làm được
Gv Kiểm tra, hướng dẫn.
Gấp giấy thành hình không gian
Có thể gấp tự động bằng cách nháy đúpà chọn fold
Mở hình không gian thành hình phẳng: nháy đúp vào hìnhà chọn flatten
Thay đổi mẫu thể hiện: chọn 
àchọn
Xoay hình theo trục: ngang, dọc
Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
Xem lại cách tạo hình trong không gian
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 31 tiết 61
BÀI 9. LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ (t1)
I.Mục tiêu:
Biết được khái niệm mảng 1 chiều
Biết cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng.
Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất của 1 dãy số.
Chuẩn bị:
Phòng máy, máy chiếu, giáo án, sgk.
Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số
Hình thành khái niệm từ nhu cầu thực tế.
Hoạt động của 
Hđ của Hs
Một số ví dụ nhằm đưa đến nhu cầu cần có biến mảng trong ngôn ngữ lập trình.
Ví dụ 1: ? viết chương trình nhập điểm kiểm tra của các học sinh trong 1 lớp (giả sử có 50 hs) và sau đó in ra màn hình điểm số cao nhất? lưu ý là mỗi biến (ô nhớ) chỉ có thể lưu trữ 1 giá trị duy nhất !!
Yc hs nêu khái quát cách thực hiện? khai báo 
? nhận xét về cách thực hiện? nếu cần làm việc với số lượng lớn hơn: 100, 1000 phần tử thì công việc sẽ như thế nào? 
Nhu cầu đặt ra là liệu chúng ta có thể lưu nhiều dữ liệu liên quan với nhau bằng 1 biến duy nhất và đánh “số thứ tự” cho các giá trị đó, ta có thể sử dụng quy luật tăng giảm của “số thứ tự” và 1 vài câu lệnh lặp để xử lí dữ liệu 1 cách đơn giản
Để giải quyết các vấn đề trên, hầu hết các NNLT đều có 1 kiểu dữ liệu được gọi là kiểu mảng.
Vậy dữ liệu kiểu mảng là dữ liệu như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về kiểu dữ liệu này
Theo dõi và thảo luận, phát biểu
Var Diem_1, Diem_2, Diem_3,..: real;
..
Readln(Diem_1); Readln(Diem_2);
Readln(Diem_3);
.
Phải khai báo 50 biến, mỗi biến 1 tên, và phải readln (biến) 50 lần khác nhau.
àRất khó khăn, vất vả, dễ nhầm lẫn,
Hoạt động : Khái niệm dữ liệu kiểu mảng
Hoạt động của Gv
Hđ của Hs
Ghi bảng
 Gv minh họa hình ảnh của mảng:
gv chỉ rõ : giá trị của biến; chỉ số (để mảng được sắp thứ tự).
bước đầu làm quen, trong bài này, chúng ta chỉ xét các mảng có các phần tử kiểu số nguyên hoặc số thực.
Khi khai báo một biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng, biến đó được gọi là biến mảng. Khi sử dụng biến mảng, về thực chất chúng ta sắp thứ tự theo chỉ số các biến có cùng kiểu dưới 1 tên duy nhất. 
? vậy giá trị của mảng là gì? 
Giá trị của biến mảng là một mảng, tức 1 dãy số có thứ tự. mỗi số là giá trị của biến thành phần tương ứng.
? vậy giá trị của mảng là gì? 
Dãy số và biến mảng:
Ví dụ 1: (sgk)
Dữ liệu kiểu mảng: là 1 tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng 1 kiểu dữ liệu, gọi là kiểu của phần tử. Việc sắp thứ tự được thực hiện bằng cách gán cho mỗi phần tử 1 chỉ số. 
Lưu ý: 
Khi sử dụng biến mảng, về thực chất chúng ta sắp thứ tự theo chỉ số các biến có cùng kiểu dưới 1 tên duy nhất.
Giá trị của biến mảng là một mảng, tức 1 dãy số có thứ tự. mỗi số là giá trị của biến thành phần tương ứng.
Hoạt động 3: một số ví dụ mở rộng nhằm khắc sâu kiến thức
? Yc hs tìm những trường hợp cần phải khai báo biến dưới dạng mảng?
Học sinh thảo luận trong 10phút
Trình bày theo nhóm, giáo viên nhận xét, cùng hs phân tích, ghi điểm cho nhóm đúng.
Hs tìm ví dụ:
Cần nhập số liệu xuất, nhập hàng hóa trong tháng của 1 công ty xuất nhập khẩu và tìm ngày có lượng hàng nhập hoặc hàng xuất nhiều nhất, thấp nhất trong tháng.
Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò 
Xem lại phần 1, đọc và tìm hiểu trước phần 2. ví dụ về biến mảng
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 31 tiết 62
BÀI 9. LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ ( t2)
I.Mục tiêu:
Biết được khái niệm mảng 1 chiều
Biết cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng.
Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất của 1 dãy số.
Chuẩn bị:
Phòng máy, máy chiếu, giáo án, sgk.
Tiến hành:
Để làm việc với các dãy số nguyên hay số thực, chúng ta phải khai báo biến mảng có kiểu tương ứng trong phần khai báo của chương trình.
Khi khai báo cần chỉ rõ: tên biến mảng, số lượng phần tử, kiểu dữ liệu chung của các phần tử.
Ví dụ: Để khai báo 1 biến có tên Chieucao gồm 50 phần tử, mỗi phần tử là biến có kiểu số thực ta khai báo như sau:
Var Chieucao : array [1..50] of real ;
Để khai báo một biến có tên Tuoi gồm 60 phần tử, có kiểu số nguyên:
Var Tuoi : array [20..79] of integer ;
? yc hs hãy khai báo 1 biến mảng có tên là Can_nang gồm 100 phần tử, có kiểu số thực.
? vậy một cách tổng quát, khai báo một mảng có dạng như thế nào?
Hs xem sách giáo khoa, phát biểu.
-Ghi bảng và giải thích cụ thể từng thành phần
Ví dụ 2:
Trở lại với ví dụ 1, em nào có thể khai báo 1 biến mảng để khắc phục những khó khăn trên?
? cách khai báo và sử dụng biến mảng như trên có lợi gì?
Hs phát biểu
? ngoài lợi ích trong việc nhập và lưu trữ dữ liệu của biến mảng, ta còn có thể sử dụng biến mảng một cách rất hiệu quả trong xử lí dữ liệu như so sánh giá trị của các dữ liệu, so sánh giá trị của mỗi học sinh với 1 giá trị nào đó bằng 1 câu lệnh đơn giản, ngắn gọn:
For i:= 1 to 50 do
If Diem[i] > 8.0 then write (‘ gioi);
Ta có thể khai báo khai báo đồng thời nhiều mảng để lưu trữ nhiều môn học khác nữa cho các bạn trong lớp:
Var DiemToan : array [1..50] of real;
Var DiemVan : array [1..50] of real;
Var DiemLy : array [1..50] of real;
.
Hay
Var DiemToan, DiemVan, DiemLy: array [1..50] of real; 
Sau khi 1 mảng đã được khai báo, chúng ta có thể làm việc với các phần tử của nó như làm việc với 1 biến thông thường như gán giá trị, đọc giá trị và thực hiện các tính toán, xử lí với các giá trị đó.
Có thể gán giá trị trực tiếp cho các phần tử của mảng:
Diem[1]:=6; Diem[2]:=9;
Hoặc nhập dữ liệu từ bàn phím:
For i:=1 to 50 do readln( a [ i ] ); 
Var Can_nang : array [1..100] of real ;
Hs khai báo biến mảng:
Var Diem : array[1..50] of real;
Có thể thay rất nhiểu câu lệnh nhập và in dữ liệu ra màn hình bằng 1 câu lệnh lặp:
Ví dụ : For i:=1 to 50 do readln(Diem[i]); để nhập điểm cho các học sinh
Ví dụ về biến mảng:
Trong Pascal, biến mảng được khai báo như sau:
Tên mảng : array [chỉ số đầu.. chỉ số cuối] of ; 
Trong đó: 
Chỉ số đầu, chỉ số cuối là 2 số nguyên thỏa: Chỉ số đầu chỉ số cuối.
Kiểu dữ liệu có thể là real hoặc integer.
Ví dụ 2: 
Lưu điểm số của các học sinh , ta khai báo biến mảng Diem như sau: 
Var Diem : array[1..50] of real;
Lưu ý:
So sánh giá trị của các dữ liệu hoặc so sánh giá trị của mỗi phần tử với 1 giá trị nào đó bằng 1 câu lệnh đơn giản, ngắn gọn:
For i:= 1 to 50 do
If Diem[i]> Max then 
Max : =Diem[i] ;
Hay 
For i:= 1 to 50 do
If Diem[i] > 8.0 then write (‘ gioi);
Ta có thể khai báo khai báo đồng thời nhiều mảng để lưu trữ nhiều môn học khác nữa cho các bạn trong lớp:
Var DiemToan : array [1..50] of real;
Var DiemVan : array [1..50] of real;
Var DiemLy : array [1..50] of real;
.
Hay
Var DiemToan, DiemVan, DiemLy: array [1..50] of real; 
Có thể gán giá trị trực tiếp cho các phần tử của mảng:
Diem[1]:=6; Diem[2]:=9;
Hoặc nhập dữ liệu từ bàn phím:
For i:=1 to 50 do readln( a [ i ] );
Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
Yc hs nêu cú pháp khai báo biến mảng? giải thích rõ ý nghĩa từng thành phần
Xem thật kĩ bài học, chú ý các câu lệnh khai báo, xủ lí đối với mảng
Chuẩn bị tiếp phần 3. Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của dãy số
Tên mảng : array [chỉ số đầu.. chỉ số cuối] of ; 
Chỉ số đầu, chỉ số cuối là 2 số nguyên thỏa: Chỉ số đầu chỉ số cuối.
Kiểu dữ liệu có thể là real hoặc integer.
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 32 tiết 63
BÀI 9. LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ ( t3)
I.Mục tiêu:
Biết được khái niệm mảng 1 chiều.
Biết cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng.
Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất của 1 dãy số.
Chuẩn bị:
Phòng máy, máy chiếu, giáo án, sgk:
Tiến hành:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của Gv
Hđ của Hs
Hoạt động 2: Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số:
Hoạt động của Gv
Hđ của Hs
Ghi bảng
*Lưu ý: Số tối đa của mảng, (kích thước của mảng) phải được khai báo bằng 1 số cụ thể. Số này có thể lớn hơn nhiều so với số phần tử nhập vào. 
Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số:
* Ví dụ 3: viết chương trình nhập vào N số nguyên từ bàn phím và in ra màn hình số nhỏ nhất và số lớn nhất. (N nhập từ bàn phím) 
Program MaxMin;
Uses crt;
Var i, n, max, min: interger;
A: array[1..100] of integer;
Begin
Clrscr;
Write(‘hay nhap do dai cua day so, N= ’); readln(n);
Write(‘ nhap cac phan tu cua day so : ’);
For i:=1 to N do
Begin
Write(‘ a[ ’, i , ‘] = ’); readln(a[i]) End;
Max:=a[1]; min:=a[1];
For i:=2 to N do
Begin
If Max<a[i] then max:=a[i];
If min>a[i] then min:=a[i];
End;
Writeln(‘ so lon nhat la max= ’, max);
Writeln(‘ so nho nhat la min= ’, min);
Readln
End.
*Lưu ý: Số tối đa của mảng, gọi là kích thước của mảng, phải được khai báo bằng 1 số cụ thể.
Củng cố- Dặn dò
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 32 tiết 64
BÀI 9. LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ ( t4)
(BÀI TẬP)
I.Mục tiêu:
Biết được khái niệm mảng 1 chiều
Biết cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng.
Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất của 1 dãy số.
Chuẩn bị:
Phòng máy, máy chiếu, giáo án, sgk.
Tiến hành:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoanTin8moi.doc