Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 7, Bài thực hành: Làm quen với Turbo Pascal (Tiếp theo) - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Lệ

Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 7, Bài thực hành: Làm quen với Turbo Pascal (Tiếp theo) - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Lệ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Bước đầu làm quen với chương trình pascal đơn giản.

2. Kỹ năng

- Nhận biết được màn hình soạn thảo, cách mở bảng chọn và chọn lệnh.

- Gõ được một chương trình pascal đơn giản.

- Biết cách dịch, sửa lỗi trong chương trình, chạy chương trình và xem kết quả.

3. Thái độ

- Nghiêm túc trong thực hành, có tinh thần học hỏi, sáng tạo, trao đổi nhóm nghiêm túc.

II. CHUẨN BỊ

1. Nội dung:

- Làm quen với khởi động và thoát khỏi turbo pascal. Nhận biết các thành phần trên màn hình turbo pascal.

- Soạn thảo, lưu, dịch và chạy chương trình đơn giản.

2. Đồ dùng:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh:Sách giáo khoa, vở, viết, thước kẻ. Xem bài mới trước khi lên lớp.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1042Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 7, Bài thực hành: Làm quen với Turbo Pascal (Tiếp theo) - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Lệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4	Tiết 7	Ngày soạn: 03
Bài thực hành : LÀM QUEN VỚI TURBO PASCAL (tt)
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Bước đầu làm quen với chương trình pascal đơn giản.
Kỹ năng
- Nhận biết được màn hình soạn thảo, cách mở bảng chọn và chọn lệnh.
- Gõ được một chương trình pascal đơn giản.
- Biết cách dịch, sửa lỗi trong chương trình, chạy chương trình và xem kết quả.
Thái độ
- Nghiêm túc trong thực hành, có tinh thần học hỏi, sáng tạo, trao đổi nhóm nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ
Nội dung:
- Làm quen với khởi động và thoát khỏi turbo pascal. Nhận biết các thành phần trên màn hình turbo pascal.
- Soạn thảo, lưu, dịch và chạy chương trình đơn giản.
Đồ dùng:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án.
- Học sinh:Sách giáo khoa, vở, viết, thước kẻ. Xem bài mới trước khi lên lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tổ chức lớp	(2’)
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh.
+ Lớp 8A1:	
+ Lớp 8A2:	
Phân nhóm thực hành.
Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi:
- CH1: Viết chương trình turbo pascal đơn giản in ra màn hình dong chữ “chao cac ban”, “toi la ten hoc sinh”.
* Trả lời:
- CH1: 
Program CT;
Uses crt;
Begin
	Writeln(‘chao cac ban’);
	Writeln (‘toi la hs’);
End.
Bài mới: 
* Giới thiệu bài: (1’)
- Để bổ sung thêm kiến thức chúng ta đã được tìm hiểu trong tiết trước, bước đầu làm quen với chương trình turbo pascal đơn giản, nhận diện được màn hình soạn thảo, cách mở, chọn lệnh, dịch và sửa, chạy được chương trình, hôm nay ta đi vào nội dung thực hành.
*Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
17’
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 3
1. Bài tập 3:
- Chỉnh sửa chương trình và nhận biết một số lỗi.
- Nhấn alt+F9 -> thoát khỏi chương trình.
- Khởi động turbo pascal.
- Thao tác như hướng dẫn mẫu.
- Dấu chấm phẩy (;) được dùng để phân cách các lệnh trong pascal.
- Từ khoá end kết thúc phần thân chương trình luôn có một dấu chấm (.) đi kèm.
- Thực hiện.
- Thảo luận nhóm ->đưa ra kết quả.
- Suy nghĩ , rút ra KQ.
- Thực hành.
- Lắng nghe.
15’
Hoạt động2: Tìm hiểu bài tập 4:
2. Bài tập 4:
- Soạn thảo, lưu, dịch và chạy chương trình đơn giản.
a) Gõ đoạn chương trình:
program CT;
Uses crt;
Begin
Clrscr;
Writeln(‘);
Writeln(‘’);
End.
b) Lưu chương trình;
c) Dịch chương trình;
d) Chạy chương trình;
- Hướng dẫn hs làm bài tập.
-Yêu cầu hs gõ đoạn chương trình đơn giản.
- Nhắc hs gõ đúng và chính xác, không để xót or thiếu một dấu gì, kể cả dấu (‘).
- Nhắc lại qui tắc đặt tên trong chương trình. Và một số lựa chọn khác liên quan đến nội dung.
- Hướng dẫn hs trong quá trình thực hành.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
5’
Hoạt động 3: Củng cố
- Hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức.
- Gõ và hướng dẫn một đoạn chương trình turbo pascal đơn giản.
- Lắng nghe.
4. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học bài. Xem trước nội dung bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
— — —»@@&??«— — —

Tài liệu đính kèm:

  • doc7th.doc