Giáo án Tin học 8 - Tiết 28, Bài 6: Câu lệnh điều kiện - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

Giáo án Tin học 8 - Tiết 28, Bài 6: Câu lệnh điều kiện - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình

 - Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện

 - Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: dạng thiếu và dạng đủ

 - Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh

 - Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal

 2. Kĩ năng:

 Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal

 3. Thái độ:

 - Ham thích môn học.

 - Tích cực học tập

II. PHƯƠNG PHÁP:

 Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.

III. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - SGK, tài liệu, giáo án.

 - Đồ dùng dạy học: máy vi tính

 2. Học sinh:

 - Đọc trước bài và học bài ở nhà.

 - SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 28, Bài 6: Câu lệnh điều kiện - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/11/2009
Ngày dạy: 23/11/2009
Tuần 14:	Tiết 28:
 Bài 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình
	- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện
	- Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: dạng thiếu và dạng đủ
	- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh
	- Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal
	2. Kĩ năng:
	Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal
	3. Thái độ:
	- Ham thích môn học.
	- Tích cực học tập
II. PHƯƠNG PHÁP:
	Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.
III. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- SGK, tài liệu, giáo án.
	- Đồ dùng dạy học: máy vi tính
	2. Học sinh:
	- Đọc trước bài và học bài ở nhà.
	- SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp. (1’)
	2. Bài mới:
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung
Hoạt động 1: Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. (12’)
Gv: Yêu cầu Hs đọc thông tin phần 1
Hs: Đọc bài.
Gv: Các lệnh trong chương trình được thực hiện theo thứ tự từ trên xuống dưới. Thực hiện các lệnh tuần tự từ đầu đến cuối là thứ tự thực hiện ngầm định (và là cấu trúc điều khiển) của mọi ngôn ngữ lập trình.
 Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thực hiện phần lớn các hoạt động một cách tuần tự theo thói quen hoặc kế hoạch đã được xác định từ trước. 
Gv: Hãy cho một ví dụ về hoạt động được thực hiện một cách tuần tự theo thói quen hoặc kế hoạch?
Hs: Trả lời.
Gv: Ví dụ:
 - Mỗi sáng em thức dậy, tập thể dục buổi sáng, làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng và đến trường,
 - Long thường đi đá bóng cùng các bạn vào sáng chủ nhật hàng tuần.
Gv: Tuy nhiên các hoạt động của con người thường bị tác động bởi sự thay đổi của các hoàn cảnh cụ thể. Nhiều hoạt động sẽ bị thay đổi, bị điều chỉnh cho phù hợp.
Gv: Cho ví dụ về hoạt động phụ thuộc điều kiện?
Hs: Trả lời.
Gv: Ví dụ: 
 - “Nếu” em bị ốm, em sẽ không tập thể dục buổi sáng
 - “Nếu” trời không mưa vào ngày chủ nhật, Long đi đá bóng; ngược lại Long sẽ ở nhà giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa
Gv: Hãy xác định điều kiện trong hai ví dụ trên?
Hs: Trả lời.
Gv: Xác định các hoạt động phụ thuộc điều kiện?
Hs: Trả lời.
Gv: Từ “nếu” trong các câu trên được dùng để chỉ một “điều kiện” và các hoạt động tiếp theo sau sẽ phụ thuộc vào điều kiện đó .
- Các điều kiện : em bị ốm, chủ nhật trời không mưa, chủ nhật trời mưa
- Các hoạt động phụ thuộc điều kiện : em sẽ không tập thể dục buổi sáng, Long đi đá bóng, Long sẽ ở nhà giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa.
Gv: Hãy cho ví dụ về hoạt động phụ thuộc điều kiện?
Hs: Trả lời.
Gv: Điều kiện thường là sự kiện được mô tả sau từ nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Điều kiện thường là sự kiện được mô tả sau từ “nếu”
Hoạt động 2: Tính đúng hoặc sai của các điều kiện (11’)
Gv: Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới dạng một phát biểu. Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả kiểm tra phát biểu đó đúng hay sai. Vậy kết quả kiểm tra có thể là gì?
Điều kiện
Kiểm tra
Kết quả
Hoạt động tiếp theo
Trời mưa?
Long nhìn ra ngoài trời và thấy trời mưa
Đúng
Long ở nhà
(không đi đá bóng
Em bị ốm?
Buổi sáng thức dậy, em thấy mình hoàn toàn khỏe mạnh
Sai
Em tập thể dục buổi sáng như thường lệ
Gv: Khi kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện như thế nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Khi đưa ra câu điều kiện , kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói diều kiện không thoả mãn.
Gv: Ngoài những điều kiện gắn với các sự kiện đời thường như trên, trong Tin học chúng ta có thể gặp nhiều dạng điều kiện khác. Hãy cho ví dụ?
Hs: Trả lời.
Gv: Chốt, cho Hs ghi bài.
Hoạt động 3: Điều kiện và phép so sánh (10’)
Gv: Yêu cầu Hs đọc thông tin phần 3.
Hs: Đọc bài.
Gv: Để so sánh hai giá trị số hoặc hai biểu thức có giá trị số, chúng ta sử dụng các phép so sánh nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Kết quả của các phép so sánh là gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. Chúng thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện. Phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thỏa mãn; ngược lại, điều kiện không được thỏa mãn.
 Ví dụ: Nếu a > b, phép so sánh đúng thì in giá trị của a ra màn hình; Ngược lại, in giá trị của b ra màn hình (có nghĩa là phép so sánh cho kết quả sai).
Gv: Trong ví dụ trên, điều kiện được biểu diễn bằng phép so sánh nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Chốt.
1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện:
 Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Điều kiện thường là sự kiện được mô tả sau từ “nếu”
2. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện:
 Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới dạng một phát biểu. Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả kiểm tra phát biểu đó đúng hay sai
 Khi đưa ra câu điều kiện , kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói diều kiện không thoả mãn.
Ví dụ: Nếu x>5, (thì hãy) in giá trị x ra màn hình.
3. Điều kiện và phép so sánh:
 Để so sánh hai giá trị số hoặc hai biểu thức có giá trị số, chúng ta sử dụng các kí hiệu như: , , >=, =. 
 Các phép so sánh có kết quả đúng hoặc sai. Phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thỏa mãn; ngược lại, điều kiện không được thỏa mãn.
3. Củng cố: (10’)
	- Chốt lại kiến thức trọng tâm.
	- Làm bài tập 1, 2, 3, 4 trong Sgk.	
4. Dặn dò: (1’)
	- Về nhà học bài, làm bài tập trong Sgk.
	- Coi tiếp phần 4, 5 của bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 6 tiet 28.doc